- Biển số
- OF-22422
- Ngày cấp bằng
- 14/10/08
- Số km
- 13,962
- Động cơ
- 619,608 Mã lực
- Nơi ở
- www.bodetam.vn
- Website
- www.bodetam.vn
Nghe báo cáo từ bộ Y tế là năm nay có hơn 6.200 vụ đánh nhau trong dịp tết và phần lớn là đã sử dụng bia rượu ( chắc còn nhiều vụ ở nhiều vùng quê chưa thể thống kê hết ).
Biết bao vụ tai nạn giao thông chết người và hàng bao nhiêu gia đình đang gánh hậu quả ghê gớm dai dẳng mãi khi có người nhà bị tai nạn do sử dụng rượu bia gây ra hàng năm, chưa kể các bệnh tật do bia rượu gây ra như gan thận dạ dày, ung thư... Ngày nào đi xe ra đường dù rất cẩn thận nhưng cũng lo lắng gặp phải mấy tay người có tý men phóng xe bạt mạng lao vào mình...
Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông và 11% số người tử vong do tai nạn đều liên quan đến rượu, bia. Đặc biệt, TNGT thường xảy ra trong khoảng thời gian từ 18 - 24 giờ. Kết quả khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiến hành trên hơn 18.000 nạn nhân nhập viện do TNGT tại Việt Nam cho thấy, 36% số người lái xe máy có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép, 66,8% số lái xe ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện. Ngoài ra, lạm dụng rượu, bia là nguyên nhân của 70% số vụ bạo lực gia đình, trong đó có bạo lực tình dục.
Dưới góc độ sức khỏe, lạm dụng rượu bia cũng là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi. Theo những nghiên cứu y học, việc lạm dụng rượu bia sẽ ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của cả nam và nữ, người uống nhiều rượu có nguy cơ bị vô sinh, sinh non, thai nhi dị tật cao gấp nhiều lần so với người bình thường.
Bia rượu thì đang được sản xuất khắp nơi, nhà nhà nấu rượu, ngâm rượu, kinh doanh rượu và gần như hoàn toàn không kiểm soát được chất lượng nên giá rượu bia bán quá rẻ nên có thể mua uống vô tội vạ dù các cơ quan quản lý nói có đủ luật và chế tài nhưng vẫn bó tay.
Lại nhớ ngày xưa, từ thời Pháp thuộc, rồi thời bao cấp cứ nấu rượu buôn rượu ko có giấy phép là bị phạt rất nặng, thậm chí đi tù, dân rất hạn chế bia rượu và thường chỉ uống bia rượu do các doanh nghiệp sản xuất nên ít hệ luỵ xã hội.
Tại sao chúng ra không học hỏi và có chế tài cấm, đồng thời phạt thật nặng tội sản xuất rượu lậu, bán rượu ko giấy phép như ngày xưa để bớt đi nhưng hậu quả vô cùng lớn do bia rượu gây ra???
Phải chăng nhà nước không quản được hay đang làm ngơ, không lẽ cán bộ ta giờ kém hơn cả thời Pháp thuộc và thời bao cấp về trình độ quản lý, bất lực chăng???
Đầu năm chả có việc ngồi rảnh rang cùng các cụ chém gió
Biết bao vụ tai nạn giao thông chết người và hàng bao nhiêu gia đình đang gánh hậu quả ghê gớm dai dẳng mãi khi có người nhà bị tai nạn do sử dụng rượu bia gây ra hàng năm, chưa kể các bệnh tật do bia rượu gây ra như gan thận dạ dày, ung thư... Ngày nào đi xe ra đường dù rất cẩn thận nhưng cũng lo lắng gặp phải mấy tay người có tý men phóng xe bạt mạng lao vào mình...
Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông và 11% số người tử vong do tai nạn đều liên quan đến rượu, bia. Đặc biệt, TNGT thường xảy ra trong khoảng thời gian từ 18 - 24 giờ. Kết quả khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiến hành trên hơn 18.000 nạn nhân nhập viện do TNGT tại Việt Nam cho thấy, 36% số người lái xe máy có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép, 66,8% số lái xe ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện. Ngoài ra, lạm dụng rượu, bia là nguyên nhân của 70% số vụ bạo lực gia đình, trong đó có bạo lực tình dục.
Dưới góc độ sức khỏe, lạm dụng rượu bia cũng là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi. Theo những nghiên cứu y học, việc lạm dụng rượu bia sẽ ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của cả nam và nữ, người uống nhiều rượu có nguy cơ bị vô sinh, sinh non, thai nhi dị tật cao gấp nhiều lần so với người bình thường.
Bia rượu thì đang được sản xuất khắp nơi, nhà nhà nấu rượu, ngâm rượu, kinh doanh rượu và gần như hoàn toàn không kiểm soát được chất lượng nên giá rượu bia bán quá rẻ nên có thể mua uống vô tội vạ dù các cơ quan quản lý nói có đủ luật và chế tài nhưng vẫn bó tay.
Lại nhớ ngày xưa, từ thời Pháp thuộc, rồi thời bao cấp cứ nấu rượu buôn rượu ko có giấy phép là bị phạt rất nặng, thậm chí đi tù, dân rất hạn chế bia rượu và thường chỉ uống bia rượu do các doanh nghiệp sản xuất nên ít hệ luỵ xã hội.
Tại sao chúng ra không học hỏi và có chế tài cấm, đồng thời phạt thật nặng tội sản xuất rượu lậu, bán rượu ko giấy phép như ngày xưa để bớt đi nhưng hậu quả vô cùng lớn do bia rượu gây ra???
Phải chăng nhà nước không quản được hay đang làm ngơ, không lẽ cán bộ ta giờ kém hơn cả thời Pháp thuộc và thời bao cấp về trình độ quản lý, bất lực chăng???
Đầu năm chả có việc ngồi rảnh rang cùng các cụ chém gió
Chỉnh sửa cuối: