[CCCĐ] Hành hương miền Trung

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Ấy nói là hành hương cho nó oai, chứ thực ra em: "Dân tộc Kinh; Tôn giáo Không" nhưng lại khùng khùng thích mấy thứ về tôn giáo, văn hóa.... nên hè này cũng phải quyết tâm đi khám phá những vùng đất mới một chút.

Chính vì không có điều kiện đi chuyên nghiệp như các cụ, nên em có một hội gọi là "Hội phượt nửa mùa". Thành phần tuổi tác thì đủ cả từ U70, U60, U50, U40... duy chỉ có em trẻ nhất hội là U20 :)) . Hộ khẩu thường trú của các members này cũng khá đa dạng: Saigon có, Nha trang có, Bình định có, Đà Nẵng có, Huế có..... chỉ có mỗi mình em là ở Hanoi.

Cung lần này bọn em tập trung ở Huế và bắt đầu xuất phát như lộ trình trong ảnh


Screenshot 2022-08-09 095358.png
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Mỗi mình em ở Hanoi nên em phải bay vào Huế. Chuyến bay Hanoi - Hue khá êm ả. Sau hơn 1h, lúc này khoảng 8h30' sáng em có mặt ở Huế. Ông anh U60 đã lái xe ra đợi sẵn. Việc đầu tiên là đi ăn sáng uống Cafe.

Ở Huế thì đương nhiên món bún bò là nổi tiếng cmnr. Quán bún bò ở đây thì nhiều lắm. Ngoài phục vụ dân địa phương ra còn phục vụ khách du lịch. Ông anh người gốc Huế này đưa em sang bờ bắc sông Hương, khu thành nội ăn sáng. Và có 2 option là quán "Mụ Rơi" hay "Bà Rớt" :))

20220809_093716.jpg




20220801_091126.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Em làm 1 tô bún chả cua và 3 chỉ như thế này. Nước dùng ở quán này ngoài vị cay xé đặc sắc của miền trung thì khá ngọt và chả cua thì ngon trên cả tuyệt vời

IMG_20220801_094235.jpg



20220801_091132.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Em đến Huế đã rất nhiều lần, chắc cũng không đếm và không nhớ nổi số lần nữa. Nhưng mỗi lần đến lại là một khám phá mới rất lạ. Việc này nó cũng giống như các cụ gặp người yêu vậy, luôn mới mẻ sau mỗi lần gặp phải không các cụ? :))

Lần này em được ông anh dẫn đi uống cafe ở một không gian rất đẹp và có liên quan một tý đến ngề nghiệp của bọn em từ thời xa xưa :)

20220801_100802.jpg


Ngồi ở đây uống cafe nhìn con đường phượng bay ngắm sang thành Đại nội mơ màng về quá khú của dân tộc, nào cung vua phủ chúa, nào là hoàng hậu, quý phi cùng các phi tần vô cùng xinh đẹp....

20220801_100827.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Ấy em nói chỗ này có liên quan đến nghề nghiệp của bọn em vì chính nó là Thái y viện xưa kia. Thông thường sau khi các thái y đi chẩn bệnh về. Về đây họ sẽ bào chế các loại thuốc sau đó đưa cho bệnh nhân uống. Nhưng ngày nay nó đã biến thành quán cafe, khách sạn...

Vụ này em phải nói rõ chứ không phải bọn em ngồi ở Bình An đường uống cafe đâu các cụ nhé :))


20220801_101009.jpg



20220801_101018.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Sau khi "Bún no, cafe say" bọn em chạy lên viếng mộ cụ Phạm Quỳnh

Nói về cụ PQ thì nhiều sử gia còn tranh cãi, những sử gia như DXL.... lên án cụ về việc cộng tác với Pháp. Nhưng nếu nhìn vào góc độ nhà văn hóa, muốn gìn giữ tiếng Việt với tư tưởng khai phóng cho người Việt thì cụ là người có công lớn trong việc truyền giữu văn hóa dân tộc.

Sinh thời cụ chủ trương dung hòa hai nền văn hóa Đông và Tây, bỏ mọi cái dở, chỉ chọn lấy cái tốt bổ ích; đề xướng dùng tiếng Việt để diễn đạt mọi khái niệm, tư tưởng, học thuyết chứ không dùng tiếng Hán như những người theo cựu học hoặc tiếng Pháp như những người theo tân học. Cụ phê phán giới trí thức Việt Nam xưa sùng bái chữ Hán, nay sùng bái tiếng Pháp, đều là nô lệ tinh thần cho nước ngoài. Đây là chủ trương mới mẻ vào thời đó khi những trí thức Hán học chỉ dùng tiếng Hán để viết văn còn trí thức Tây học chỉ dùng tiếng Pháp, còn trong nhà trường Pháp ngữ là ngôn ngữ học thuật chính thống.

Cụ theo thuyết quân chủ lập hiến và đòi người Pháp phải khôi phục quyền hành của triều đình Huế trên cả toàn quốc (Bắc, Trung, Nam kỳ) cụ cũng đòi hỏi người Pháp phải thành lập hiến pháp, quy định rõ những quyền căn bản của nhân dân Việt Nam....

Cái chết của cụ vào năm 1945 còn nhiều ẩn khuất. Ngày nay mộ cụ nằm trong một con ngõ nhỏ đối diện chùa Báo Quốc


20220801_102856.jpg



20220801_102606.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Bức tượng của cụ được cháu ngoại cụ thiết kế, đặt sau lăng mộ cụ


20220801_102552.jpg


"Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn" Đọc đến câu này em có nhớ lần cụ nói với người Pháp "Dân tộc chúng tôi là dân tộc có văn hóa, có chữ viết...không phải là tờ giấy trắng giống như các dân tộc ở châu Phi, châu Mỹ mà các thích viết gì lên thì viết"

20220801_102603.jpg



20220801_102624.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Hôm nay em đến đây đứng cúi đầu trước một nhà văn hóa lớn của dân tộc


20220801_102701.jpg



20220801_102751.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Viếng mộ cụ Phạm Quỳnh xong, anh em ở Đà Nẵng, Saigon cũng lục tục kéo đến. Bọn em rủ nhau đi ăn trưa. Ở Huế có quán cơm khá nổi tiếng đó là "Cơm Âm Phủ". Giải thích cho cái tên và quán này, ông anh người Huế có nói: Khi Pháp sang, bờ bắc sông Hương này là các trại lính Pháp, chủ nhà hàng này lúc bấy giờ cuối ngày đi thua mua thức ăn của người Pháp còn thừa lại, nấu cho dân phu VN ăn. Hồi đó khu này còn tối tăm, đèn đóm lập lòe.... nên nhìn như Âm phủ và quán cơm Âm phủ này ra đời từ đó. Như vậy nó cũng có lịch ssử cả trăm năm nay rồi..


20220801_152651.jpg


Bố khỉ đang định vào ăn thì ông anh lại kể câu chuyện đó làm mấy anh em thấy kinh kinh. lại chạy ra quán cơm Xuân Nhạn ăn trưa.
Quán này nếu đi từ bờ nam sang bờ bắc sông Hương, các bác thấy có bãi xe rộng ngay đầu cầu Phú Xuân. Đi thẳng vào bãi xe đó sẽ nhìn thấy quán

20220801_122149.jpg


Vào quán không cần gọi gì hết chỉ cần nói số người ăn là họ sẽ tự đưa món ra. Khá rẻ chỉ cỡ >50K/ người. Thực đơn cũng đủ món: Sường rán, cá chím sốt, mực hấp... và đặc biệt có món thịt heo ba chỉ luộc chấm mắm tôm chua của Huế.


20220801_123453.jpg


Ngoài ra ăn ở đây các cụ có thể có thêm một lựa chọn khá thú vị nữa là đến quán gà Ông Mễ. Nó chẳng phải đặc sắc vì món ăn gì đâu. Mà là ông chủ quán là nguyên chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế về hưu mở quán gà


IMG_20220809_125432.jpg
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
16,538
Động cơ
647,871 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi

Khang_1005

Xe hơi
Biển số
OF-600580
Ngày cấp bằng
23/11/18
Số km
100
Động cơ
127,019 Mã lực
Tuổi
41
chúc cụ có chuyến đi vui vẻ, em hóng theo dõi chuyến hành trình của cụ
 

minhmo

Xe cút kít
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
19,247
Động cơ
3,565,951 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
Quán này em ăn nhiều lần, nhưng xuất xứ của cái tên Âm Phủ đến giờ mới được nghe. Ngày trước, đội bóng của Thừa Thiên - Huế còn đá ở Võ lích, hôm nào có trận đấu ở SVĐ Tự do, ngồi quán này uống bia, nghe tiếng hò hét cổ vũ từ sân vọng ra cũng thú vị ra phết.
Ở Đông Hà cũng có quán cơm tên là Âm Phủ, nó khác quán ở Huế là không gian quán khá u tịch, lúc nào cũng thấy mùi hương (nhang) thơm nức. :D
Điểm chung là đồ ăn cả hai quán đều khá ngon.

1660086839241.png


Viếng mộ cụ Phạm Quỳnh xong, anh em ở Đà Nẵng, Saigon cũng lục tục kéo đến. Bọn em rủ nhau đi ăn trưa. Ở Huế có quán cơm khá nổi tiếng đó là "Cơm Âm Phủ". Giải thích cho cái tên và quán này, ông anh người Huế có nói: Khi Pháp sang, bờ bắc sông Hương này là các trại lính Pháp, chủ nhà hàng này lúc bấy giờ cuối ngày đi thua mua thức ăn của người Pháp còn thừa lại, nấu cho dân phu VN ăn. Hồi đó khu này còn tối tăm, đèn đóm lập lòe.... nên nhìn như Âm phủ và quán cơm Âm phủ này ra đời từ đó. Như vậy nó cũng có lịch sử cả trăm năm nay rồi..
 

thằng nhà quê

Xe điện
Biển số
OF-383948
Ngày cấp bằng
23/9/15
Số km
4,068
Động cơ
272,063 Mã lực
Sau khi "Bún no, cafe say" bọn em chạy lên viếng mộ cụ Phạm Quỳnh

Nói về cụ PQ thì nhiều sử gia còn tranh cãi, những sử gia như DXL.... lên án cụ về việc cộng tác với Pháp. Nhưng nếu nhìn vào góc độ nhà văn hóa, muốn gìn giữ tiếng Việt với tư tưởng khai phóng cho người Việt thì cụ là người có công lớn trong việc truyền giữu văn hóa dân tộc.

Sinh thời cụ chủ trương dung hòa hai nền văn hóa Đông và Tây, bỏ mọi cái dở, chỉ chọn lấy cái tốt bổ ích; đề xướng dùng tiếng Việt để diễn đạt mọi khái niệm, tư tưởng, học thuyết chứ không dùng tiếng Hán như những người theo cựu học hoặc tiếng Pháp như những người theo tân học. Cụ phê phán giới trí thức Việt Nam xưa sùng bái chữ Hán, nay sùng bái tiếng Pháp, đều là nô lệ tinh thần cho nước ngoài. Đây là chủ trương mới mẻ vào thời đó khi những trí thức Hán học chỉ dùng tiếng Hán để viết văn còn trí thức Tây học chỉ dùng tiếng Pháp, còn trong nhà trường Pháp ngữ là ngôn ngữ học thuật chính thống.

Cụ theo thuyết quân chủ lập hiến và đòi người Pháp phải khôi phục quyền hành của triều đình Huế trên cả toàn quốc (Bắc, Trung, Nam kỳ) cụ cũng đòi hỏi người Pháp phải thành lập hiến pháp, quy định rõ những quyền căn bản của nhân dân Việt Nam....

Cái chết của cụ vào năm 1945 còn nhiều ẩn khuất. Ngày nay mộ cụ nằm trong một con ngõ nhỏ đối diện chùa Báo Quốc


20220801_102856.jpg



20220801_102606.jpg
ông cụ đề cao chữ Việt/tiếng Việt
nhưng khi mất, bọn hậu sanh lập mộ cho cụ lại "chơi" chữ Hán trên bia mộ
thặc là, . . .
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Tuần sau anh cũng vào Quảng Trị và Huế, chú note địa chỉ mấy quán ngon ngon chút hè
Ok anh

Quán này em ăn nhiều lần, nhưng xuất xứ của cái tên Âm Phủ đến giờ mới được nghe. Ngày trước, đội bóng của Thừa Thiên - Huế còn đá ở Võ lích, hôm nào có trận đấu ở SVĐ Tự do, ngồi quán này uống bia, nghe tiếng hò hét cổ vũ từ sân vọng ra cũng thú vị ra phết.
Ở Đông Hà cũng có quán cơm tên là Âm Phủ, nó khác quán ở Huế là không gian quán khá u tịch, lúc nào cũng thấy mùi hương (nhang) thơm nức. :D
Điểm chung là đồ ăn cả hai quán đều khá ngon.

View attachment 7305417
Vâng ngày xưa thời đó làm gì có nhiều quán xá bán buổi tối như bây giờ. Nếu ăn Cao Lâu thì chỉ có ở khu phố người Tàu, Nhà hàng phải ăn phố Tây. Còn đây là phố lao động nên đèn đóm ko có mà chỉ bán tối. Do cuối ngày mới thu được thức ăn thừa của tụi Tây để bán. Nên nhà hàng này chỉ có ngọn đèn leo lắt lập lòe... người phu vào ra ăn gầy gò như những bóng ma nên mới gọi là quán Âm Phủ cụ ạ.

Ở Đông Hà cũng có quán Âm phủ, em cũng ăn đó rồi. Nhưng tại sao quán đó có cái tên như thế thì em lại không rõ
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Mùa này là mùa khô ở Huế và khá nắng gắt, nên 4h chiều bọn em mới xuất phát đi chơi tiếp. Điểm đến đầu tiên là khu di tích Chín hầm.

Khu chín hầm này cách trung tâm TP Huế cũng phải trên 10km, do có lái xe người Huế lái đi nên em cũng chẳng biết đường đi nó như thế nào. Nhưng cụ nào muốn đến thì search google map nó chỉ đến tận nơi

Thời Pháp thuộc, người Pháp dùng những hầm này là nơi chứa súng đạn. Nhưng khi chế độ của cụ Ngô Đình Diệm được thiết lập, họ lấy đây làm nơi giam giữ những tù nhân chống đối với gia đình họ Ngô. Không riêng gì những người CS, sư sãi, sinh viên.... cứ chống đối là cho vào đây hết

20220801_155355.jpg





IMG_20220809_172424.jpg



IMG_20220809_172418.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top