- Biển số
- OF-1157
- Ngày cấp bằng
- 5/8/06
- Số km
- 2,230
- Động cơ
- 590,290 Mã lực
- Tuổi
- 114
Lâu lắm rồi hôm nay quyết định hầu chuyện các bác! Biết đâu giúp các bác kiếm được niềm vui mới trong cuộc sống vốn dĩ chỉ xoay quanh mấy món giải trí "kinh điển": đàn bà, golf, xì gà, xe sang …
Em nói chút về bản thân: Hơn hai năm kể từ ngày di cư toàn bộ gia đình từ Hà nội vào Phú Quốc với mục tiêu của gia đình là chuẩn bị cho chuyến hải trình bằng thuyền buồm vòng quanh thế giới, sau khi con em hoàn thành chương trình phổ thông.
Công việc 2 năm nay - mang tiếng là về hưu mà vợ chồng làm quần quật từ sang đến tối, trăm thứ hằm bà lằng.
Vợ lo hoàn thiện cái căn hộ cho thuê ở trung tâm Dương Đông (chung với thằng bạn sắm thêm con gà kiếm quả trứng-sau này đi thuyền hàng tháng còn có cái mà đớp), chồng thì dốc toàn tâm toàn lực để total refit – thay đổi kết cấu tăng độ an toàn, chỉnh sửa xem xét từng con vít trên chiếc thuyền mới mua. VC em mua chiếc này là cả một câu chuyện dài kỳ đầy cảm hứng cũng như rắc rối … Sau khi VC chạy thử 1 chuyến em quyết định tháo tung tất cả: thiết kế lại kết cấu, tăng độ an toàn, thay đổi nội thất toàn bộ cho phù hợp với cuộc sống lênh đênh của hai vợ chồng sau này của chiếc thuyền buồm vượt đại dương.
Mấy tháng nay việc đại tu thuyền không tiến triển nhiều, do nhiều lý do: từ thợ PQ quá chuối và thời tiết rơi vào tháng mùa mưa. Riêng về phần làm lại cái thuyền buồm này – có lẽ em kể chắc trăm trang có lẻ mất, nên xin dành vào dịp khác. Em quay trở lại với chủ đề chính:
Cuối tháng 9, ông anh alo: Sếp anh mới mua cái thuyền buồm Catamaran 38 feets, cần thủy thuỷ đoàn, chú tham gia với anh nhé?
Việc chạy 1 cái thuyền từ bển về VN thì có gì khó? Việc này chắc chẳng lạ gì nhưng vấn đề ở đây là thuyền buồm, mà ở VN kiếm người chạy thuyền buồm hơi ít, đảm bảo ít hơn nhóm chơi offroad – OF ngày đầu.
Ngày đầu chơi thuyền buồm vậy mà cũng gần 10 năm, từ khi vẫn còn tham gia các hội nhóm trên OF (kể ra tầm nhìn nghề chơi của mình cũng xa phết!)
Không quên dạy con gái tích cực tham gia hoạt động ngoài trời, cũng như cách "lộn nhào". Có chịu khó ra thiên nhiên mới ít ốm đau các bác ợ!
Em quyết định tham gia chuyến đi này vì lý do: ông anh chỗ huynh đệ chơi thuyền buồm thân tình, anh em cũng đã trải nghiệm qua vài chuyến dài ngày trên biển, tính tình thì cũng khá hiểu nhau nên khả năng nổi loạn trên thuyền chắc không xảy ra. Vả lại, đối với cá nhân em đây là chuyến đi đầu tiên có tính chất quốc tế, cái cơ bản là mình muốn xem thực tế nó khác gì với sách vở mình đọc: từ việc hoạt động của một bến du thuyền, thủ tục xuất nhập cảnh, ra vào bến của thuyền và người, và cũng rất tò mò muốn mua sắm một số thứ cho con thuyền của mình. Từ chuyến đi này giúp mình thêm kinh nghiệm về thủ tục để cho cuộc chơi lớn 2 năm nữa.
Vậy quyết định 27/9 bay Sài gòn rồi 28/9 bay Bangkok bắt tiếp xe đi Pattaya.
Lúc check in để bay BangKok ở TSN có chút sự cố nho nhỏ: ông anh già đã chích 4 mũi Covid, em chưa mũi nào nên chạy lăng quăng làm cái xét nghiệm nhanh. May mà thời gian cũng đủ khớp cho mọi việc. (Mà thực ra em cũng kệ - đến đâu thì đến - Qué sera sera! có những việc sốt ruột cũng kg giải quyết được gì!)
Đặt chân đến Bangkok bắt xe về Ocean Marina – Pattaya.
Dân mình coi trọng tính mạng nên không bằng Thái, chơi luôn xe "chở lợn"
Mặc dù chỉ là 1 bến du thuyền nhỏ - Ocean Marina – nhưng cảnh này đối với em cũng mang lại rất nhiều cảm xúc.
Hàng trăm thuyền, chi chít cột buồm trên nền trời, cái cảnh mà ở nhà có tiền cũng chỉ xem được qua tivi…
Sơ đồ bến du thuyền tại văn phòng Ocean marina
Trẻ em tự thu dọn khi chơi thuyền xong... giáo dục ngay từ nhỏ. Không có chuyện chơi xong vứt đấy!
Sau khi nhận phòng KS, việc đầu tiên là xuống ngay văn phòng bến thuyền, nhận thẻ từ mở cửa bến thuyền, xuống thuyền, khảo sát các vấn đề kỹ thuật. Nhân viên văn phòng bến du thuyền từ già đến trẻ thật dễ thương, nhiệt tình...
Xuống bến xem người đẹp Lagoon 380
Đây là chiếc thuyền buồm hai thân (catamaran) của hãng Lagoon chiều dài 38 feets ~ 11,6m. Là một trong những dòng thuyền buồm khá nổi tiếng do Pháp đóng. Chiếc này thực sự quá đủ để đáp ứng cho việc đi dài ngày trên biển.
Chất lượng thuyền qua khảo sát còn khá tốt, dây cột buồm (standing rigging), dây buồm (running rigging) còn khá tốt, cánh buồm còn chất lượng, chưa giãn. Các thiết bị điện tử: Hải đồ, sức gió, hướng gió, độ sâu, GPS hoạt động tốt…Sau 1 buổi khảo sát, hai anh em đã lên xong 1 danh sách các việc cần giải quyết bằng 1 tờ A4: Bảo trì 02 động cơ Yanmar 30hp, thay cánh quạt nước, lặn xuống đáy vệ sinh đường làm mát động cơ, thay ắc quy động cơ …
Về lâu dài, nếu chủ thuyền quyết định đi dài ngày đảm bảo cuộc sống tự cung tự cấp – self-sufficient - cần phải bổ sung thêm máy lọc nước ngọt, thêm dàn năng lượng mặt trời, thêm cánh quạt gió tạo điện…
Leo cột buồm kg cần chơi đá!
Hai máy Yanmar còn khá ổn, sạch sẽ tinh tươm
Hôm sau hai anh em lượn tham quan và liên hệ các dịch vụ xung quanh bến du thuyền. Xoay quanh cái bến là cuộc sống của hàng ngàn con người thực hiện đủ tất tần tật các dịch vụ: giặt là, ăn uống, bán trang thiết bị phục vụ cho thuyền: thiết bị điện tử, đồ lặn, dây, neo, tời, keo, ốc, vít…
Nhà nhà đóng sửa thuyền, nếu theo quy định của VN để 1 cơ sở đủ điều kiện đóng thuyền thì chắc bọn Thái đóng cửa hàng loạt
Con này thuộc kiểu cổ điển, vượt đại dương
Cẩu chuyên dụng từ bến thuyền lên xưởng. Huynh già xông vào chỉ đạo ké
Thuyền của 1 câu lạc bộ, hay 1 trường học gửi tại khu vực bến du thuyền - Cứ mơ ước thỏa mái đi huynh
Xung quanh là hàng chục văn phòng các thể loại: may buồm, cấp máy, sửa máy, phụ kiện ...
Dây buồm giá chát quá~ 400 bath = 280k VNĐ/m dài. 1 cái thuyền xài tầm 400-500m
Cửa hàng đồ phụ kiện inox316
Cười lên nào
Keo chuyên dùng cho tàu thuyền, chỉ nội việc đọc để hiểu đúng công dụng cũng rất thú vị. Em ghé qua shop bán keo 3 lần mới mua được duy nhất 1 chai keo đúng công dụng mình cần... rất phức tạp!
Cái bản lề bằng 2 ngón tay inox 316 ~ 1 triệu bạc. Thuyền em đang sửa cần 40 bộ, ơn trời chỉ cần mua thêm 4 bộ
Nhìn người mà chạnh lòng cho đất nước mình với hơn 3000km đường biển, rào cản lớn nhất là thủ tục quá củ chuối cho dân chơi thuyền buồm quốc tế cũng như quốc nội . Đến nỗi đọc các quyển sách về thuyền buồm nếu có đề cập đến VN thì luôn là điểm “đặc biệt”…
Em nói chút về bản thân: Hơn hai năm kể từ ngày di cư toàn bộ gia đình từ Hà nội vào Phú Quốc với mục tiêu của gia đình là chuẩn bị cho chuyến hải trình bằng thuyền buồm vòng quanh thế giới, sau khi con em hoàn thành chương trình phổ thông.
Công việc 2 năm nay - mang tiếng là về hưu mà vợ chồng làm quần quật từ sang đến tối, trăm thứ hằm bà lằng.
Vợ lo hoàn thiện cái căn hộ cho thuê ở trung tâm Dương Đông (chung với thằng bạn sắm thêm con gà kiếm quả trứng-sau này đi thuyền hàng tháng còn có cái mà đớp), chồng thì dốc toàn tâm toàn lực để total refit – thay đổi kết cấu tăng độ an toàn, chỉnh sửa xem xét từng con vít trên chiếc thuyền mới mua. VC em mua chiếc này là cả một câu chuyện dài kỳ đầy cảm hứng cũng như rắc rối … Sau khi VC chạy thử 1 chuyến em quyết định tháo tung tất cả: thiết kế lại kết cấu, tăng độ an toàn, thay đổi nội thất toàn bộ cho phù hợp với cuộc sống lênh đênh của hai vợ chồng sau này của chiếc thuyền buồm vượt đại dương.
Mấy tháng nay việc đại tu thuyền không tiến triển nhiều, do nhiều lý do: từ thợ PQ quá chuối và thời tiết rơi vào tháng mùa mưa. Riêng về phần làm lại cái thuyền buồm này – có lẽ em kể chắc trăm trang có lẻ mất, nên xin dành vào dịp khác. Em quay trở lại với chủ đề chính:
Cuối tháng 9, ông anh alo: Sếp anh mới mua cái thuyền buồm Catamaran 38 feets, cần thủy thuỷ đoàn, chú tham gia với anh nhé?
Việc chạy 1 cái thuyền từ bển về VN thì có gì khó? Việc này chắc chẳng lạ gì nhưng vấn đề ở đây là thuyền buồm, mà ở VN kiếm người chạy thuyền buồm hơi ít, đảm bảo ít hơn nhóm chơi offroad – OF ngày đầu.
Ngày đầu chơi thuyền buồm vậy mà cũng gần 10 năm, từ khi vẫn còn tham gia các hội nhóm trên OF (kể ra tầm nhìn nghề chơi của mình cũng xa phết!)
Không quên dạy con gái tích cực tham gia hoạt động ngoài trời, cũng như cách "lộn nhào". Có chịu khó ra thiên nhiên mới ít ốm đau các bác ợ!
Em quyết định tham gia chuyến đi này vì lý do: ông anh chỗ huynh đệ chơi thuyền buồm thân tình, anh em cũng đã trải nghiệm qua vài chuyến dài ngày trên biển, tính tình thì cũng khá hiểu nhau nên khả năng nổi loạn trên thuyền chắc không xảy ra. Vả lại, đối với cá nhân em đây là chuyến đi đầu tiên có tính chất quốc tế, cái cơ bản là mình muốn xem thực tế nó khác gì với sách vở mình đọc: từ việc hoạt động của một bến du thuyền, thủ tục xuất nhập cảnh, ra vào bến của thuyền và người, và cũng rất tò mò muốn mua sắm một số thứ cho con thuyền của mình. Từ chuyến đi này giúp mình thêm kinh nghiệm về thủ tục để cho cuộc chơi lớn 2 năm nữa.
Vậy quyết định 27/9 bay Sài gòn rồi 28/9 bay Bangkok bắt tiếp xe đi Pattaya.
Lúc check in để bay BangKok ở TSN có chút sự cố nho nhỏ: ông anh già đã chích 4 mũi Covid, em chưa mũi nào nên chạy lăng quăng làm cái xét nghiệm nhanh. May mà thời gian cũng đủ khớp cho mọi việc. (Mà thực ra em cũng kệ - đến đâu thì đến - Qué sera sera! có những việc sốt ruột cũng kg giải quyết được gì!)
Đặt chân đến Bangkok bắt xe về Ocean Marina – Pattaya.
Dân mình coi trọng tính mạng nên không bằng Thái, chơi luôn xe "chở lợn"
Mặc dù chỉ là 1 bến du thuyền nhỏ - Ocean Marina – nhưng cảnh này đối với em cũng mang lại rất nhiều cảm xúc.
Hàng trăm thuyền, chi chít cột buồm trên nền trời, cái cảnh mà ở nhà có tiền cũng chỉ xem được qua tivi…
Trẻ em tự thu dọn khi chơi thuyền xong... giáo dục ngay từ nhỏ. Không có chuyện chơi xong vứt đấy!
Sau khi nhận phòng KS, việc đầu tiên là xuống ngay văn phòng bến thuyền, nhận thẻ từ mở cửa bến thuyền, xuống thuyền, khảo sát các vấn đề kỹ thuật. Nhân viên văn phòng bến du thuyền từ già đến trẻ thật dễ thương, nhiệt tình...
Xuống bến xem người đẹp Lagoon 380
Đây là chiếc thuyền buồm hai thân (catamaran) của hãng Lagoon chiều dài 38 feets ~ 11,6m. Là một trong những dòng thuyền buồm khá nổi tiếng do Pháp đóng. Chiếc này thực sự quá đủ để đáp ứng cho việc đi dài ngày trên biển.
Chất lượng thuyền qua khảo sát còn khá tốt, dây cột buồm (standing rigging), dây buồm (running rigging) còn khá tốt, cánh buồm còn chất lượng, chưa giãn. Các thiết bị điện tử: Hải đồ, sức gió, hướng gió, độ sâu, GPS hoạt động tốt…Sau 1 buổi khảo sát, hai anh em đã lên xong 1 danh sách các việc cần giải quyết bằng 1 tờ A4: Bảo trì 02 động cơ Yanmar 30hp, thay cánh quạt nước, lặn xuống đáy vệ sinh đường làm mát động cơ, thay ắc quy động cơ …
Về lâu dài, nếu chủ thuyền quyết định đi dài ngày đảm bảo cuộc sống tự cung tự cấp – self-sufficient - cần phải bổ sung thêm máy lọc nước ngọt, thêm dàn năng lượng mặt trời, thêm cánh quạt gió tạo điện…
Leo cột buồm kg cần chơi đá!
Hai máy Yanmar còn khá ổn, sạch sẽ tinh tươm
Hôm sau hai anh em lượn tham quan và liên hệ các dịch vụ xung quanh bến du thuyền. Xoay quanh cái bến là cuộc sống của hàng ngàn con người thực hiện đủ tất tần tật các dịch vụ: giặt là, ăn uống, bán trang thiết bị phục vụ cho thuyền: thiết bị điện tử, đồ lặn, dây, neo, tời, keo, ốc, vít…
Nhà nhà đóng sửa thuyền, nếu theo quy định của VN để 1 cơ sở đủ điều kiện đóng thuyền thì chắc bọn Thái đóng cửa hàng loạt
Con này thuộc kiểu cổ điển, vượt đại dương
Cẩu chuyên dụng từ bến thuyền lên xưởng. Huynh già xông vào chỉ đạo ké
Thuyền của 1 câu lạc bộ, hay 1 trường học gửi tại khu vực bến du thuyền - Cứ mơ ước thỏa mái đi huynh
Xung quanh là hàng chục văn phòng các thể loại: may buồm, cấp máy, sửa máy, phụ kiện ...
Dây buồm giá chát quá~ 400 bath = 280k VNĐ/m dài. 1 cái thuyền xài tầm 400-500m
Cửa hàng đồ phụ kiện inox316
Cười lên nào
Keo chuyên dùng cho tàu thuyền, chỉ nội việc đọc để hiểu đúng công dụng cũng rất thú vị. Em ghé qua shop bán keo 3 lần mới mua được duy nhất 1 chai keo đúng công dụng mình cần... rất phức tạp!
Cái bản lề bằng 2 ngón tay inox 316 ~ 1 triệu bạc. Thuyền em đang sửa cần 40 bộ, ơn trời chỉ cần mua thêm 4 bộ
Nhìn người mà chạnh lòng cho đất nước mình với hơn 3000km đường biển, rào cản lớn nhất là thủ tục quá củ chuối cho dân chơi thuyền buồm quốc tế cũng như quốc nội . Đến nỗi đọc các quyển sách về thuyền buồm nếu có đề cập đến VN thì luôn là điểm “đặc biệt”…
Chỉnh sửa cuối: