Hải trình nhật ký: Đi về phía Ban Mai

danglong

Xe tăng
Biển số
OF-2236
Ngày cấp bằng
2/11/06
Số km
1,587
Động cơ
582,060 Mã lực
Đang đọc dở thì phải đi rồi! Chuyện hay đấy đồng chí
 

xe bo cua co

Xe đạp
Biển số
OF-64022
Ngày cấp bằng
13/5/10
Số km
29
Động cơ
437,790 Mã lực
Em tranh thủ trời mưa nên đọc truyện của cụ,truyện hay quá cụ ah, cụ pót truyện khuya thía, về muộn như thế mà gấu nhà không ý kiến gì ạh ?
 

Tuyệt Diệt

Xe buýt
Biển số
OF-65202
Ngày cấp bằng
29/5/10
Số km
600
Động cơ
435,641 Mã lực
Đọc bài của bác xúc động quá, có lúc muốn trào nước mắt, nhất là đoạn thả hoa cho các linh hồn liệt sỹ, lần nữa cảm ơn bác đã cho mọi người những hình ảnh giá trị và lời bình chân thực xúc động.
 

Tuyệt Diệt

Xe buýt
Biển số
OF-65202
Ngày cấp bằng
29/5/10
Số km
600
Động cơ
435,641 Mã lực

Tuyệt Diệt

Xe buýt
Biển số
OF-65202
Ngày cấp bằng
29/5/10
Số km
600
Động cơ
435,641 Mã lực
Em đã trả lời ở trên rồi đới thôi bác, Quảng Ninh, biển Đông Bắc Tổ quốc mà ... Xác minh 1: Soi biển ô tô trên ảnh. Xác minh 2: Search bài bác Kiple xem bác ấy hay off ở đâu là biết ngay thôi :) Serlock Nhà nó phải thía ...
còn cả cục than to đùng trên avatar mấy lỵ tên cụ ấy là Kíp Lê nữa chứ cụ nhẩy=))
 

xe bo cua co

Xe đạp
Biển số
OF-64022
Ngày cấp bằng
13/5/10
Số km
29
Động cơ
437,790 Mã lực
cụ sleepdriver oiiiiiiiiiiiiiiii, to be continu........
 

kiple

Xe tăng
Biển số
OF-36039
Ngày cấp bằng
26/5/09
Số km
1,099
Động cơ
483,700 Mã lực
Cũng có chút suy nghĩ lấn cấn trước khi post lại truyện ngắn này lên diễn đàn vì chắc ít nhiều nó có thể tạo ra các phản hồi thiên về cảm tính. Nhưng dù sao cũng là một truyện ngắn đã post rộng rãi trên mạng (tìm là thấy). Những nhân vật, tình tiết trong chuyện ít nhiều có thể là hư cấu nhưng không vì thế mà về xuyên suốt nó làm giảm đi tính chân thực của thực tế mang tính thời sự. Có lẽ, hãy hiểu rằng tác giả đang thể hiện một mặt cuộc sống mà ít người trong số chúng ta, có điều kiện lên mạng, vốn thích bàn luận mọi chủ đề từ cái kim đến con voi có thể nghĩ đến là nó thực sự đang tồn tại. Những nhân vật trong chuyện rất có thể là những con người rất đỗi thầm lặng mà tôi đã gặp trong hải trình đến Trường Sa. Tôi tin, thực sự tin vào sự hiện diện của những con người ấy (thậm chí như tin rằng mình đã bắt tay với những con người ấy). Đọc, suy ngẫm có lẽ sẽ có ích hơn những lời bình quá khích (tốt cho tất cả các bên). "Cái đầu lạnh và trái tim nóng" - Ấy là nguyên tắc của tôi. Cám ơn các bác nhiều.

Thực sự nhà êm hơi ngạc nhiên khi thấy cụ có vẻ e ngại khi post truyện ngắn này, Sleep driver ạ! Xin được chân thành cảm ơn cụ một lần nữa vì tấm lòng của cụ với Trường Sa và cả với ae trên diễn đàn. Cứ như thiển ý của nhà êm, thì đây là một truyện ngắn rất đáng đọc. Đã lâu không được đọc một cái gì đại loại như vậy. Truyện như được viết để minh hoạ cho nguyên tắc “Cái đầu lạnh và trái tím nóng” của cụ vậy.
Văn Chinh đã thật hay, khi kể cho mọi người nghe câu chuyện về những người lính biển hôm nay. Tác giả, dường như không tham gia vào câu chuyện, anh đứng ngoài lắng nghe và kể cho mọi người bằng mội giọng văn dung dị, thâm chí rất mộc, rất đời thường. Những lo toan, trăn trở về cuộc đời không bị che đậy bằng những khẩu hiệu khô cứng. Nó hiển hiện, như là một trở ngại lớn mà không chỉ người lính, phải vượt qua. Người sĩ quan tên Chẩn, không úp mở, gượng ép, che đậy...lí do đích thực của việc không làm đơn tình nguyện chiến đấu. Khi báo cáo với thủ trưởng của mình cái lí do tưởng chừng khó vượt qua được, thì cũng chính là lúc anh đã giải quyết được bài toán tình huống ấy rồi. Sẵn sàng ra trận, sắn sàng đối mặt với hiểm nguy rồi. Nhẹ nhàng mà thuyết phục. Trong truyện của Văn Chinh ta thấy cái thực và ảo, cao siêu và đời thường, lí tưởng và suy nghĩ giản dị... cứ đan cài vào nhau như một thực thể vốn đang tồn tại. Một người chồng yêu thương vợ nồng nàn, một ông bố đầy trách nhiệm, một người lính quả cảm, thiện chiến, thông minh, tất cả hào quyện trong con người của Chẩn. Khi còn ở đất liền thì luôn nghĩ đến gia đình, những đã ra biển, khi đối mặt với hiểm nguy, thì người lính lại chỉ nghĩ về Tổ Quốc, nghĩ về nhiệm vụ thiêng liêng của mình. Thật đáng khâm phục! Đến ngay cả đến giới tăng lữ cũng còn có người nọ, kẻ kia, vậy mà, khi cần người lính vẫn lao ra biển, để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Đất nước. Khi ấy, những nhiễu sự trên bờ dường như không liên quan đến họ. Thế mà, ngay khi về đến đất liền, ngay sau khi “lập được công trạng lớn” người lính đã ngay lập tức đối diện với hiểm hoạ đang rình rập hai thằng con. Mà khó thay, hiểm hoạ ấy lại không thể dùng lòng quả cảm để dẹp trừ được. Ở đoạn cuối truyện, có vẻ như Chẩn đã đưa gia đình về ở gần đơn vị và gần chùa. chi tiết này làm người đọc liên tưởng đến câu chuyện “Mẹ hiền dạy con” trong sách của người xưa. Sau “mắt còn ngấn mắt khô” sẽ là úp đầy tiếng cười vui. Nhà êm dự thế!
Nhà êm chỉ nghĩ được có thế! và xin trích dẫn ra đây mấy câu thơ của Chế Lan Viên trong bài Sao chiến thắng như là lời cảm ơn với cụ Sleepdriver và tác giả Văn Chinh:
... Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...
 

Inox75

Xe tăng
Biển số
OF-6790
Ngày cấp bằng
6/7/07
Số km
1,560
Động cơ
557,080 Mã lực
Nơi ở
Trên quả đất này thôi
Quá tuyệt thưa cụ Sleepdriver, nhà cháu đọc bài viết của cụ xong thấy vừa rạo rực, vừa rưng rưng cảm động. Cảm ơn cụ đã tiếp thêm cho lớp trẻ chúng cháu TY tổ quốc.
 

sleepdriver

Xe buýt
Biển số
OF-23583
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
797
Động cơ
500,692 Mã lực
Tình hình là muốn mời lại các bác đôi chén mà khó quá, ấn mãi, ấn mãi vào sao Do Thái mà vẫn chả xi nhê gì cả. Cám ơn các bác vẫn qua lại thớt này.
Đặc biệt cám ơn thầy giáo đất mỏ, comment nào của thầy cũng chất lượng và sâu sắc quá. Hơn nữa, nó có phần đồng cảm với em. Chuyện em "lấn cấn" tý cũng là vì cái chung thôi ạ; phần em thì cái gì em thấy đúng, thấy hay cho cộng đồng là em làm thôi. Kính kính.
 

bl9heart

Đi bộ
Biển số
OF-50427
Ngày cấp bằng
8/11/09
Số km
8
Động cơ
456,180 Mã lực
Cảm ơn chia sẻ của bác.
Cảm ơn sự hi sinh lớn lao của quân dân biển đảo.

Đọc bài của bác mà em cứ rưng rưng.
 
Chỉnh sửa cuối:

CIB

Xe điện
Biển số
OF-35776
Ngày cấp bằng
22/5/09
Số km
2,808
Động cơ
499,500 Mã lực
Em giờ mới đọc topic này, xúc động đến lặng người ạ! người em nổi hết cả gai ốc, mắt rưng rưng khi xem những hình ảnh về Trường Sa, về các chiến sỹ Hải Quân Việt Nam, Thật là tự hào và khâm phục các anh, Tự hào về đất nước Việt Nam
Những bài như thế này em nghĩ cần cho vào Sách Giáo Khoa để con em chúng ta ai cũng được biết và ý thức được trách nhiệm về lãnh thổ thiêng liêng của của tổ quốc
Cảm ơn cụ Sleepdriver!
 

vinhcity

Xe máy
Biển số
OF-67853
Ngày cấp bằng
7/7/10
Số km
87
Động cơ
432,970 Mã lực
Bài viết có nội dung rất tốt, có tác dụng giáo dục mạnh mẽ đối với mỗi người đọc. Cảm nhận về cuộc sống của quân, dân ở đảo xa, của chiến sỹ trên DK, từ đó tự soi vào bản thân để hướng thiện và sống có ích hơn trong xã hội. Càng nhiều người viết về Trường Sa, Hoàng Sa, và càng nhiều người đọc cũng có nghĩa là tạo ra sự đồng thuận mạnh mẽ trong xã hội về bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
ra thăm đảo là ước muốn của em cũng như bao người. truyện của cụ sleepdriver rất ý nghĩa. em xin hỏi truyện này có dựa trên thực tế không cụ. Nếu có thật thì càng thêm ý nghĩa. cám ơn cụ, bài viết rất mang tính giáo dục tinh thần
 

MOITAPLAIOTO

Xe đạp
Biển số
OF-39049
Ngày cấp bằng
24/6/09
Số km
30
Động cơ
470,100 Mã lực
Những ghi chép về chuyến hải trình của tôi đã đi vào hồi kết. Dù còn nhiều chuyện, nhiều chi tiết, nhiều bức ảnh nhưng có lẽ không nên kéo dài hơn để câu chữ, cảm xúc trở nên sáo rỗng và nhàm chán. Điều quan trọng là tôi đã chuyển tải được phần nào – dù chỉ phần nào thôi - cái nhịp sống Trường Sa với thời gian gần như thực. Tình cảm mà diễn đàn dành cho Trường Sa – Hoàng Sa; cho biển đảo và cho những con người ngoài ấy là vô cùng đáng quý (bài viết, câu chữ, ảnh của tôi không gì hơn chỉ là một công cụ, một phép nối). Một vài thông tin cuối chia sẻ trước khi đóng lại ký sự này:

- Từ tháng 4 đến tháng 5/2010 có khoảng 10 chuyến tầu kết hợp quân, dân, chính, đảng, đoàn thể, tôn giáo ra thăm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa với các lộ trình khác nhau. Trong đó có tới cả trăm phóng viên các báo đài (anh em nên tìm đọc thêm sản phẩm trên các báo để ghép nối toàn cảnh về Trường Sa và biển đảo cho phong phú). Phần lớn các tầu công tác này là các tầu khách chuyên dụng của Hải quân Nhân dân nên cái sự vất vả, gian lao đã giảm đi nhiều lắm cho các đoàn dân sự (nhất là lại vào mùa “biển lặng” – là “lặng” với lính Hải quân thôi). Sinh hoạt trên tầu lại được đảm bảo đến mức tối đa (ăn uống không nói làm gì nhưng tắm giặt theo nhu cầu).

Trong khi đó, với các tầu vận tải nhỏ, thường phải mất cả tuần chiến sĩ ta mới ra được điểm đảo đầu tiên trong điều kiện khắc nghiệt về sinh hoạt (đặc biệt là về nước). Cả hải trình khép kín dài đến 2 tháng lênh đênh. Vào mùa biển động, trong suốt cả hải trình, quần áo chiến sĩ hiếm khi khô. Lớp muối trước chưa kịp khô trên da thì đã chồng lớp muối mới. Hàng, vật nuôi, người nằm lẫn lộn. Sóng đánh tràn boong, từ mạn này qua mạn khác. Sau mỗi đợt sóng,lại thấy cá biển dãy đành đạch trên boong. Khi tôi hỏi một sĩ quan Hải quân rằng: “Hải quân liệu có say sóng?” thì đã nhận được câu trả lời tỉnh bơ như sau: “Hải quân cũng là người, sóng cấp 5 chưa say thì cấp 8 – cấp 9 cũng say, nôn, ói như thường. Có điều Hải quân lỳ đòn, cứ kệ cho sóng nhồi; nôn, ói xong thì cứ đúng quy trình công tác của mình mà thực hiện giờ nào việc nấy, không có chuyện nằm bệt. Khác với người thường ở chỗ ấy mà thôi”.

- Mỗi chuyến tầu ra thăm đảo như đã nói trên có chi phí cực kỳ tốn kém (nghe giật mình luôn) – nhưng theo bản thân tôi, đó là một sự tốn kém cần thiết. Cần thiết không phải vì vài trăm bọc quà, vài trăm triệu đồng mà đất liền ủng hộ cho quân, dân biển đảo mà cần thiết hơn là cho chính những người ở đất liền như chúng tôi. Nói chuyện với nhiều bạn phóng viên báo, đài, tôi hơi lăn tăn về công thức thường gặp “ ... đã đến thăm hỏi, chia sẻ, động viên, tặng quà ... cho các chiến sĩ ở ...”. Theo tôi nghĩ nên dùng từ “tri ân” mới là chuẩn xác (nhưng nghe nó hơi Hán Việt và có phần “âm” quá). Quân dân ngoài ấy vẫn vui, đâu có cần “động viên”. Họ có cả biển, cả trời, có nhiều hơn tất cả những gì chúng ta đang có ... chính họ mới đang “chia sẻ” cho chúng ta những giá trị không thể đong đếm bằng vật chất. Nói cách khác, ra biển đảo để “soi mình” mà sống.

- Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa đã chia sẻ tại Đảo Đá Tây (đại ý): Khi còn làm việc, đã 4 lần tôi định ra Trường Sa nhưng rồi lại không đi được vào phút cuối. Tôi vẫn áy náy như còn một món nợ. Lần này, khi đã nghỉ, được ra Trường Sa là tôi đã thỏa mãn tâm nguyện bấy lâu. .... Có ra tận nơi, chứng kiến cuộc sống của quân, dân trên đảo mới thấy mình nhỏ bé.

- Chuẩn Đô đốc Nguyễn Cộng Hòa nói tại buổi tổng kết đoàn (đại ý): Ngày nay, đi Nhật, Mỹ, Úc ... đối với nhiều người là chuyện dễ dàng nhưng đi Trường Sa thì không phải lúc nào cũng đi được, ai ra được Trường Sa người ấy tích đức được nhiều hơn, công phúc dày hơn và đặc biệt là trưởng thành hơn.

- Trước khi lên đường, bản thân tôi (một kẻ vốn coi đi đây đó là một cái thú) cũng ít nhiều có ý nghĩ rằng được đi Trường Sa thật là oách. Một chuyến đi “hiếm” và ‘độc”; đến nơi không phải ai muốn cũng đi ngay được (vâng, vì thế nên nghĩ là “oách” đấy ạ). Nhưng qua từng ngày trên hải trình của mình, tôi thấy bản thân mình đã thật “tầm thường” vì lẽ đến với Trường Sa là hơn một chuyến đi (theo nghĩa “khám phá”). Đúng nghĩa, đây là “chuyến hành hương về với tình người, về với những giá trị thiêng liêng trong tâm thức”. Ngộ ra điều ấy, tôi nghĩ tôi cũng đã “trưởng thành” hơn 1 bậc. Trong vòng có nửa tháng mà một con người đã “trưởng thành” hơn như vậy, ngẫm thấy lời chuẩn Đô đốc Hòa thật sâu sắc.

- Một câu chuyện truyền miệng khác là trong một lần giao lưu với đoàn công tác ra thăm đảo, một sĩ quan cao cấp của Quân chủng Hải quân có hỏi anh em rằng hiện nay đất ở đâu đắt nhất (như một câu chuyện chơi chơi vậy thôi). Người thì nói Hàng Ngang, Hàng Đào (Hà Nội); người nói Hàm Nghi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi (Tp. HCM) .. etc ... Thế nhưng, thật bất ngờ, người sĩ quan Hải quân đã chỉ tay ngay xuống lớp sỏi và xương san hô dưới chân mình mà nói “Tôi thì nghĩ đất ở đây mới là đắt nhất”. Cả đen và bóng. Im lặng và thấm thía.

- Ghi chép của tôi ít nhiều đã làm một số anh em xúc động (tôi nghĩ vì chính tôi cũng quá xúc động). Thế nhưng, đừng nên nghĩ quá tiêu cực về cuộc sống hiện tại của mình (kiểu như “quá nhỏ bé, chưa làm gì nhiều cho xã hội” ... etc ...). Mỗi người đã có một sự lựa chọn (hay số phận đã lựa chọn ai đó) và hạnh phúc (hoặc cố gắng tìm hạnh phúc) trong sự lựa chọn ấy. Còn xúc động là còn tín hiệu tích cực (chưa bị chai lỳ). Cái Tâm, cái Tình ấy vốn rất đáng trân trọng rồi.

Tôi xin cám ơn mọi sự quan tâm, tình cảm của anh em trên diễn đàn (mem, Min, Mod) đã cùng tôi trên “Hải trình nhật ký: Đi về phía Ban Mai” trong những ngày qua.

Chúc anh em luôn khỏe, hạnh phúc và nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Chào cụ Sleepdriver! Chắc là em tuổi cũng xem xem như cụ. Xin được gởi một lời cảm ơn về bài viết này. Vì lâu lắm rồi em không được đọc một phóng sự nào hay và xúc động như thế. Em chỉ tiếc rằng mình không thể làm gì, giúp gì cho tổ quốc mà thôi.
Đọc hết đoạn kết của cụ, em thật ngưỡng mộ cụ. Em ước mong tất cả ai, là người Việt Nam đọc được bài phóng sự này!
 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,142
Động cơ
488,546 Mã lực
Em góp với cụ gật mấy tấm em chụp Hoàng Sa









 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,142
Động cơ
488,546 Mã lực

Bên tay phải ảnh có 1 tàu đang tiếp cận đảo
 

THANGHUYEN

Xe tăng
Biển số
OF-32263
Ngày cấp bằng
25/3/09
Số km
1,441
Động cơ
493,310 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Lô G6-7 Phạm Văn Đồng - Sơn Trà - ĐN
Website
otofc.com
Cám ơn vì bài viết của Bác !Quá hay quá thật về một đất nước việt nam (Trường Sa thân yêu ..|) Cám ơn bác nhiều .......
 

Pro car

Xe hơi
Biển số
OF-45266
Ngày cấp bằng
2/9/09
Số km
179
Động cơ
464,530 Mã lực
Nơi ở
Sydney, Australia
Website
www.facebook.com
Những nụ cười ấy, những đôi mắt ấy......xa xăm như chứa đầy nắng gió tổ quốc vẫn hàng ngày tỏa sáng cho những mỏ Rồng, Bạch Hổ rọi xuống mặt biển quê hương những luồng sáng yêu thương vô bờ. Cảm ơn các anh, những đứa con vinh hiển của đất mẹ Việt Nam. cảm ơn tác giả vì đã đem đến cho những người chưa bao giờ biết cảm giác tròng trành trên biển quá 48h một cảm xúc chân thực nhất, lắng đọng nhất về những con người huy hoàng ấy.......
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top