- Biển số
- OF-12496
- Ngày cấp bằng
- 6/1/08
- Số km
- 1,466
- Động cơ
- 537,980 Mã lực
- Nơi ở
- Nhà em ạ
- Website
- blog.360.yahoo.com
Nhà tớ vừa nhận được 1 cái mail với nội dung rất lạ, có thể mọi người ở HN đã biết chuyện này,vì những tấm hình này đã nhận được giải thưởng, nhưng vẫn pót lên đây để mọi người cùng chia xẻ. Xem và cảm nhận niềm hạnh phúc của 2 mẹ con trong hoàn cảnh thật cơ cực ,cuộc sống sẽ không quá khắc khe và cay nghiệt với họ. Mong cháu bé không mắc phải căn bệnh của mẹ. Thương quá.
Đây là hoàn cảnh 2 mẹ con trần truồng, sống lang thang tại chân cầu Long Biên. Người mẹ cũng bị SIDA. Không biết cháu bé có bị không.
Hình ảnh tang thương và quái dị của 2 mẹ con đã lọt vào ống kính nhiếp ảnh gia nổi tiếng Justin Maxon.
Trích dẫn câu chuyện của Justin Maxon:
"Tôi trông thấy một người phụ nữ và đứa trẻ trên cầu Long Biên. Chị mặc độc chiếc quần soọc. Trong vòng hai tuần ở Hà Nội, tôi chưa bao giờ nhìn thấy điều gì giống thế. Đó là điều vô cùng lạ lẫm ở đất nước tôi. Tôi bắt đầu đi theo họ và khám phá mối liên hệ mẫu tử giữa họ. Từ đó, có một điều gì đó thẳm sâu trong tâm hồn cứ kéo tôi đi theo hai mẹ con. Tôi từng cảm thấy lạc lõng khi phải sống ở một đất nước mới với những trải nghiệm mới. Hai mẹ con chị có vẻ lẻ loi giống tôi. Có một điều kỳ lạ ở họ đã làm tôi thay đổi, đó là việc tìm thấy hạnh phúc từ nội tại. Ở Mỹ, bạn được cho là hạnh phúc khi bạn sở hữu một tài sản. Nhưng ở đây, hai mẹ con chị hoàn toàn tay trắng. Chị ấy thậm chí còn thích cuộc sống không nhà cửa hơn là bị nhốt trong một trung tâm xã hội. Chị ấy theo đạo Phật. Chị ấy bị đặt bên lề xã hội. Chị ấy cho tôi thấy tất cả chúng ta đều là con người với tất cả ý nghĩa nhân bản của từ này."
Chị Lý Thị Mùi - không phải Lê Thị Mỹ, 42 tuổi, bồng đứa con trai đang cười như nắc nẻ của mình đi lên từ một bến sông Hồng, sau khi hai mẹ con đã chơi đùa và tắm gội thỏa thích. Thằng bé con chị, Trần Văn Pha, năm nay 5 tuổi. Hơn ai hết chị hiểu rằng cuộc sống không nhà khó khăn đến thế nào đối với thằng bé. Chị thổ lộ rằng chị muốn chơi đùa với nó bất cứ khi nào có thể.
Từ 5 năm nay, hai mẹ con đã cùng sống cuộc sống nay đây mai đó. Cha của đứa bé đã từ bỏ họ. Anh ta nghiện heroin và đã chết 3 năm trước vì AIDS. Chị Mùi hiện cũng nhiễm HIV và thường bị mất ổn định về thần kinh. Dù hàng ngày phải đối diện với rất nhiều khó khăn, chẳng hạn như bị công an truy bắt, và có cực kì ít phương tiện/ tiền bạc để sống, hai mẹ con chị vẫn mang trong mình khát vọng sống lớn lao và lòng tin không lay chuyển vào tương lai tốt đẹp.
Justin Maxon - người chụp những bức ảnh này, kể lại câu chuyện: Vào một buổi chiều tôi gặp chị Mùi và đứa con trai của chị đi qua cầu Long Biên, Hà Nội. Tôi thấy hai mẹ con từ khá xa. Chị Mùi chỉ cầm một túi đồ, mặc độc một chiếc quần đùi, còn đứa con thì chạy chân trần bên cạnh mẹ. Cả ngày hôm đó tôi đi theo hai mẹ con ra tận chỗ họ tắm ở bãi sông Hồng, và chứng kiến tình cảm mẹ con họ với nhau.
Tối hôm đó, tôi đã trở thành một người khác. Tôi không có thêm tiền bạc hay của cải, nhưng tôi thấy mình đã cảm nhận cuộc sống sâu xa hơn khi bên cạnh hai mẹ con chị.
Tối hai mẹ con về ngủ ở dưới chân cầu Long Biên. Khi thằng bé đã ngủ, chị Mùi còn thức đến 12h để dọn dẹp đống báo mà hai mẹ con dùng làm mâm ăn tối.
Chị Mùi nói tắm rửa cho thằng Pha là cách chị giúp nó sống dễ chịu hơn. Cả ngày ngoài đường với mẹ, Pha thích và được mẹ cho tắm mỗi ngày
Đã đến giờ phải về rồi, Pha! - Không, con muốn tắm nữa!
Khi chị gọi con lên bờ, thằng Pha khóc vì không được nghịch nước nữa. Nó biết đâu sông Hồng giờ cũng đã ô nhiễm khá nặng.
Đây là hoàn cảnh 2 mẹ con trần truồng, sống lang thang tại chân cầu Long Biên. Người mẹ cũng bị SIDA. Không biết cháu bé có bị không.
Hình ảnh tang thương và quái dị của 2 mẹ con đã lọt vào ống kính nhiếp ảnh gia nổi tiếng Justin Maxon.
Trích dẫn câu chuyện của Justin Maxon:
"Tôi trông thấy một người phụ nữ và đứa trẻ trên cầu Long Biên. Chị mặc độc chiếc quần soọc. Trong vòng hai tuần ở Hà Nội, tôi chưa bao giờ nhìn thấy điều gì giống thế. Đó là điều vô cùng lạ lẫm ở đất nước tôi. Tôi bắt đầu đi theo họ và khám phá mối liên hệ mẫu tử giữa họ. Từ đó, có một điều gì đó thẳm sâu trong tâm hồn cứ kéo tôi đi theo hai mẹ con. Tôi từng cảm thấy lạc lõng khi phải sống ở một đất nước mới với những trải nghiệm mới. Hai mẹ con chị có vẻ lẻ loi giống tôi. Có một điều kỳ lạ ở họ đã làm tôi thay đổi, đó là việc tìm thấy hạnh phúc từ nội tại. Ở Mỹ, bạn được cho là hạnh phúc khi bạn sở hữu một tài sản. Nhưng ở đây, hai mẹ con chị hoàn toàn tay trắng. Chị ấy thậm chí còn thích cuộc sống không nhà cửa hơn là bị nhốt trong một trung tâm xã hội. Chị ấy theo đạo Phật. Chị ấy bị đặt bên lề xã hội. Chị ấy cho tôi thấy tất cả chúng ta đều là con người với tất cả ý nghĩa nhân bản của từ này."
Chị Lý Thị Mùi - không phải Lê Thị Mỹ, 42 tuổi, bồng đứa con trai đang cười như nắc nẻ của mình đi lên từ một bến sông Hồng, sau khi hai mẹ con đã chơi đùa và tắm gội thỏa thích. Thằng bé con chị, Trần Văn Pha, năm nay 5 tuổi. Hơn ai hết chị hiểu rằng cuộc sống không nhà khó khăn đến thế nào đối với thằng bé. Chị thổ lộ rằng chị muốn chơi đùa với nó bất cứ khi nào có thể.
Từ 5 năm nay, hai mẹ con đã cùng sống cuộc sống nay đây mai đó. Cha của đứa bé đã từ bỏ họ. Anh ta nghiện heroin và đã chết 3 năm trước vì AIDS. Chị Mùi hiện cũng nhiễm HIV và thường bị mất ổn định về thần kinh. Dù hàng ngày phải đối diện với rất nhiều khó khăn, chẳng hạn như bị công an truy bắt, và có cực kì ít phương tiện/ tiền bạc để sống, hai mẹ con chị vẫn mang trong mình khát vọng sống lớn lao và lòng tin không lay chuyển vào tương lai tốt đẹp.
Justin Maxon - người chụp những bức ảnh này, kể lại câu chuyện: Vào một buổi chiều tôi gặp chị Mùi và đứa con trai của chị đi qua cầu Long Biên, Hà Nội. Tôi thấy hai mẹ con từ khá xa. Chị Mùi chỉ cầm một túi đồ, mặc độc một chiếc quần đùi, còn đứa con thì chạy chân trần bên cạnh mẹ. Cả ngày hôm đó tôi đi theo hai mẹ con ra tận chỗ họ tắm ở bãi sông Hồng, và chứng kiến tình cảm mẹ con họ với nhau.
Tối hôm đó, tôi đã trở thành một người khác. Tôi không có thêm tiền bạc hay của cải, nhưng tôi thấy mình đã cảm nhận cuộc sống sâu xa hơn khi bên cạnh hai mẹ con chị.
Tối hai mẹ con về ngủ ở dưới chân cầu Long Biên. Khi thằng bé đã ngủ, chị Mùi còn thức đến 12h để dọn dẹp đống báo mà hai mẹ con dùng làm mâm ăn tối.
Chị Mùi nói tắm rửa cho thằng Pha là cách chị giúp nó sống dễ chịu hơn. Cả ngày ngoài đường với mẹ, Pha thích và được mẹ cho tắm mỗi ngày
Đã đến giờ phải về rồi, Pha! - Không, con muốn tắm nữa!
Khi chị gọi con lên bờ, thằng Pha khóc vì không được nghịch nước nữa. Nó biết đâu sông Hồng giờ cũng đã ô nhiễm khá nặng.
Chỉnh sửa cuối: