Hai máy bay suýt gặp nhau ở vùng xung đột
Hệ thống radar phát tín hiệu cảnh báo 2 máy bay gần vào vùng xung đột nhưng nhân viên kiểm soát không lưu tại vị trí điều hành lúng túng trong xử lý khiến tai nạn suýt xảy ra.
> Phát nhầm lệnh hạ cánh ở Tân Sơn Nhất
Khoảng 10h sáng ngày 14/4, tại ngã sáu trên không (gọi tắt là BITOD) cách mũi Cà Mau vào khoảng 170 Km về phía Tây Nam đã xảy ra một vụ uy hiếp an toàn bay. Hai máy bay ở cùng độ cao FL340 (độ cao khoảng 10 Km) đang thẳng hướng về ngã sáu BITOD, và có khả năng gặp nhau tại đây.
Chiếc thứ nhất là máy bay của Singapore Airlines số hiệu SIA176 - đang trên đường từ Singapore đi Nội Bài (Hà Nội). Còn chiếc bay hướng ngược lại thuộc Hãng hàng không Hải Nam (Trung Quốc) số hiệu CHH485 - đang trên đường từ đảo Hải Nam (Trung Quốc) đi Singapore.
Khi 2 chiếc máy bay ngược chiều vượt qua giới hạn, hệ thống radar của Trung tâm Kiểm soát không lưu Đường dài - Tiếp cận Hồ Chí Minh (ACC-HCM, Công ty quản lý bay miền Nam, thuộc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam) đã phát tín hiệu cảnh báo.
Trước tình huống này, kiểm soát viên không lưu trực tại vị trí điều hành chính (EC) lại lúng túng trong xử lý trong khi chỉ vài chục giây nữa là 2 máy bay vào vùng xung đột. Ngay lúc đó, kiểm soát viên không lưu tại vị trí hợp đã phát lệnh khẩn cho hai máy bay thay đổi hướng và độ cao để tránh nhau.
Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Văn Võ, Trưởng phòng Quản lý hoạt động bay, Cục Hàng không Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) cho biết: “Ngay khi nhận được thông tin từ phía báo chí chúng tôi đã cử người trực tiếp xuống ACC-HCM để kiểm tra, và xem lại băng ghi hình trường hợp kể trên”.
"Bằng việc kiểm tra thực tế trên màn hình chúng tôi xác định hai máy bay đang trong khu vực kiểm sát bằng radar, thông thoại, và đang cách nhau khoảng 30 dặm. Khoảng cách này vẫn đảm bảo đủ phân cách theo quy định, khi tiêu chuẩn phân cách tối thiểu uy hiếp an toàn bay là 10 dặm”, ông Võ giải thích.
Giải thích lý do hệ thống radar tại Trung tâm Kiểm soát không lưu phát tín hiệu cảnh báo, ông Võ nói: “Radar cảnh báo là do cài đặt của Trung tâm để cảnh báo cho kiểm soát viên khi hai máy bay có xu hướng xung đột nhau, giúp kiểm soát viên đưa ra phương án điều chỉnh thích hợp. Ở đây cài đặt cảnh báo khi khoảng cách vi phạm là 30 dặm, khi hai máy bay bay vào khu vực này hệ thống radar đã tự động cảnh báo. Khi hệ thống radar cảnh báo, kiểm soát viên đã thông báo để chiếc may bay số hiệu CHH485 đổi hướng tránh xung đột”.
“Thực tế chỉ có hệ thống rada ở mặt đất cảnh báo, còn hệ thống rada tự động cảnh báo nguy hiểm trên máy bay vẫn chưa hề có cảnh báo (hệ thống chỉ cảnh báo khi 2 máy bay cách nhau 10 dặm – PV), tức là vẫn an toàn”, ông này khẳng định lại.
Cũng theo ông Võ, kể cả khi kiểm soát viên không chỉ dẫn máy bay CHH485 đổi hướng, thì 2 máy bay này vẫn bay 2 hướng khác nhau, và trong khoảng báo 5 phút gặp nhau thì 2 máy bay cũng không gặp nhau.
Hệ thống radar phát tín hiệu cảnh báo 2 máy bay gần vào vùng xung đột nhưng nhân viên kiểm soát không lưu tại vị trí điều hành lúng túng trong xử lý khiến tai nạn suýt xảy ra.
> Phát nhầm lệnh hạ cánh ở Tân Sơn Nhất
Khoảng 10h sáng ngày 14/4, tại ngã sáu trên không (gọi tắt là BITOD) cách mũi Cà Mau vào khoảng 170 Km về phía Tây Nam đã xảy ra một vụ uy hiếp an toàn bay. Hai máy bay ở cùng độ cao FL340 (độ cao khoảng 10 Km) đang thẳng hướng về ngã sáu BITOD, và có khả năng gặp nhau tại đây.
Chiếc thứ nhất là máy bay của Singapore Airlines số hiệu SIA176 - đang trên đường từ Singapore đi Nội Bài (Hà Nội). Còn chiếc bay hướng ngược lại thuộc Hãng hàng không Hải Nam (Trung Quốc) số hiệu CHH485 - đang trên đường từ đảo Hải Nam (Trung Quốc) đi Singapore.
Khi 2 chiếc máy bay ngược chiều vượt qua giới hạn, hệ thống radar của Trung tâm Kiểm soát không lưu Đường dài - Tiếp cận Hồ Chí Minh (ACC-HCM, Công ty quản lý bay miền Nam, thuộc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam) đã phát tín hiệu cảnh báo.
Trước tình huống này, kiểm soát viên không lưu trực tại vị trí điều hành chính (EC) lại lúng túng trong xử lý trong khi chỉ vài chục giây nữa là 2 máy bay vào vùng xung đột. Ngay lúc đó, kiểm soát viên không lưu tại vị trí hợp đã phát lệnh khẩn cho hai máy bay thay đổi hướng và độ cao để tránh nhau.
Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Văn Võ, Trưởng phòng Quản lý hoạt động bay, Cục Hàng không Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) cho biết: “Ngay khi nhận được thông tin từ phía báo chí chúng tôi đã cử người trực tiếp xuống ACC-HCM để kiểm tra, và xem lại băng ghi hình trường hợp kể trên”.
"Bằng việc kiểm tra thực tế trên màn hình chúng tôi xác định hai máy bay đang trong khu vực kiểm sát bằng radar, thông thoại, và đang cách nhau khoảng 30 dặm. Khoảng cách này vẫn đảm bảo đủ phân cách theo quy định, khi tiêu chuẩn phân cách tối thiểu uy hiếp an toàn bay là 10 dặm”, ông Võ giải thích.
Giải thích lý do hệ thống radar tại Trung tâm Kiểm soát không lưu phát tín hiệu cảnh báo, ông Võ nói: “Radar cảnh báo là do cài đặt của Trung tâm để cảnh báo cho kiểm soát viên khi hai máy bay có xu hướng xung đột nhau, giúp kiểm soát viên đưa ra phương án điều chỉnh thích hợp. Ở đây cài đặt cảnh báo khi khoảng cách vi phạm là 30 dặm, khi hai máy bay bay vào khu vực này hệ thống radar đã tự động cảnh báo. Khi hệ thống radar cảnh báo, kiểm soát viên đã thông báo để chiếc may bay số hiệu CHH485 đổi hướng tránh xung đột”.
“Thực tế chỉ có hệ thống rada ở mặt đất cảnh báo, còn hệ thống rada tự động cảnh báo nguy hiểm trên máy bay vẫn chưa hề có cảnh báo (hệ thống chỉ cảnh báo khi 2 máy bay cách nhau 10 dặm – PV), tức là vẫn an toàn”, ông này khẳng định lại.
Cũng theo ông Võ, kể cả khi kiểm soát viên không chỉ dẫn máy bay CHH485 đổi hướng, thì 2 máy bay này vẫn bay 2 hướng khác nhau, và trong khoảng báo 5 phút gặp nhau thì 2 máy bay cũng không gặp nhau.
(Theo VTC News)