[Funland] Hai cô gái “lọ lem” Việt Nam, trở thành hai công chúa của Bokassa – Hoàng đế Trung Phi

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Thói ham vàng và kim cương của Bokassa.
Trong thời gian 3 năm làm “hoàng đế”, Bokassa có máu mê sưu tập vàng bạc, kim cương, đá quý. Trong số những đồ châu báu mà ông thu thập được, có 2 viên kim cương thô rất lớn nhưng chưa bao giờ ông đồng ý cho mài giũa.
Để mua chuộc các chính khách, trong đó có cả Tổng thống Pháp Valéry Giscard d’Estaing (làm tổng thống từ 1974 tới 1981), ông đã dùng kim cương làm phương tiện hối lộ.
Sau này, Bokassa tố cáo Tổng thông d’Estaing đã đứng đằng sau cuộc đảo chánh lật đổ ông và cuỗm mất “Hoàng hậu” Cathérine người da trắng rất đẹp của ông.
Để thể hiện quyền lực của mình, Bokassa đặt tên cho nhiều công trình ở thủ đô Bengui bằng tên mình. Ví dụ, Cung thể thao Jean Bedel Bokassa, Đại lộ Jean Bedel Bokassa, Đại học Tổng hợp Jean Bedel Bokassa… Bên cạnh đó, Bokassa còn cho xây dựng nhiều dinh thự dùng cho tổng thống như Villa Kolongo, Villa Berengo, đồng thời làm chủ nhiều nhà hàng ăn uống, xưởng dệt, trại nuôi gia súc. Hai hãng hàng không dân sự và một hãng độc quyền buôn bán ngà voi cũng là của ông.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Theo báo Le Figaro, Bokassa tự phong cho mình là “Đệ nhất nông dân” và “Đệ nhất thương gia” của Vương quốc Trung Phi. Những người từng có thời gian thân cận với Bokassa kể lại rằng, ông ta tự cho mình có quyền làm hoàng đế suốt đời, kiêm nhiệm Bộ trưởng Tư pháp, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Nội vụ và nhiều bộ khác.
Nhà văn S.Th. thời gian đó là giám đốc cơ quan đối ngoại thuộc Bộ Nội vụ VNCH, có dịp sang Trung Phi và nhiều nước khác, kể rằng Bộ Quốc Phòng của Tổng thống Bokassa là mấy căn nhà tôn bé tí, còn nhỏ hơn một trại gia binh loại nhỏ của VNCH.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Tại Pháp, Bokassa có nhiều bất động sản, như lâu đài Villemorant ở Saint Louls Chavanon, lâu đài Handicourt de La Cottenclère ở ngoại ô Paris, lâu đài Mezy sur Seine, lâu đài Nice và Nhà hàng khách sạn Le Montagne ở Romorantin. Và dĩ nhiên, là một người cường tráng, ông cũng có nhiều “động sản” khác gồm các bà vợ bé (tiếng của Bokassa dùng để gọi họ).
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Ví dụ vũ nữ Martine N’Douta, kẻ vẫn thường ganh tị với các bà vợ bé người Gabon, người Tunisie, người Pháp, người Đức, Bỉ, Lybie, Cameroon, Thụy Điển, Zaire, Trung Quốc…
Nhiều người trong số họ được các nhà lãnh đạo sở tại “tặng” cho Bokassa khi ông ta công du các quốc gia này, chẳng hạn bà vợ bé người Tàu là “quà tặng” của Tưởng Giới Thạch, lúc ấy là tổng thống Đài Loan. Tại Gabon, trong phái đoàn ra sân bay đón tiếp “Hoàng đế Bokassa”, ông đặc biệt chú ý đến một cô gái tên là Joelle. Bỏ qua mọi nghi thức ngoại giao, Bokassa dặn Joelle “đừng đi đâu hết” rồi tiến đến trước mặt Tổng thống Omar Bongo và nói: “Hồi nãy tôi đến với tư cách quốc khách, còn bây giờ tôi gặp anh với tư cách riêng để xin cưới một công dân của anh làm vợ”. Dù muốn dù không, Tổng thống Omar Bongo cũng phải đồng ý.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Thằng ku này nhìn hao hao giống Porba nhỉ :D

View attachment 7189312
Jean-Barthélémy Bokassa Dévéavode với hình ảnh bà ngoại (Nguyễn Thị Huệ) và ông ngoại Bokassa
Jean-Barthélémy Bokassa Dévéavode hoạt động trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật, viết văn và quảng giao với giới nghệ thuật
Jean-Barthélémy Bokassa Dévéavode nói được tiếng Việt, Pháp, nhưng không nói được thổ ngữ Trung Phi, nơi ông sinh ra. Ông không có ý định quay về Trung Phi. Với ông quê hương là Pháp và Việt Nam
Trung Phi 2008_6_7 (1).jpg
Trung Phi 2008_6_7 (2).jpg

7-6-2008 – Jean-Barthélémy Bokassa Dévéavode với bạn gái
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Khi công du một quốc gia khác, Bokassa gặp cô vũ nữ tóc vàng Gabriela Brimba trong một vũ trường. Ngỏ lời cầu hôn nhưng bị cô từ chối, Bokassa bèn “nói nhỏ” với tổng thống nước này. Vậy là chỉ hơn một tháng sau, Gabriela Brimba được đưa tới Bangui rồi được Bokassa đổi tên thành Martine N’Douta hay ghen tị như đã nói bên trên. Sau khi chế độ của Bokassa ở Vương quốc Trung Phi sụp đổ, Brimba trở về cố quốc, bỏ lại đứa con gái tên là Anne de Berengo cho Bokassa nuôi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Lâm Bích Xuân
Trung Phi 1972 (13).jpg

Năm 1968, Tổng thống Bokassa sang thăm Đài Loan. Khi đó ông ta 56 tuổi, khi tới Cao Hùng, gặp một thiếu nữ 18 tuổi rất xinh đẹp là Lâm Bích Xuân – một nhân viên thu ngân của một trung tâm thương mại lớn. Do biết tiếng Pháp nên cô gái này được trưng dụng làm nhân viên phục vụ khách sạn Viên Sơn. Trong thời gian ở khách sạn này, Bokassa đã mấy lần trò chuyện với Lâm Bích Xuân và thấy thích cô gái trẻ đẹp này.
Trước khi rời Đài Loan về nước, Bokassa bày tỏ với một quan chức Đài Loan ông ta muốn cầu hôn Lâm Bích Xuân. Quan chức này thấy đây là chuyện lớn nên báo cáo lên Bộ trưởng Ngoại giao Thẩm Kiếm Hồng. Ông Thẩm biết rõ tiếng xấu của Bokassa nên không muốn đưa cô gái đồng hương vào miệng hổ đói. Ông cho người đến nói rõ cho cô gái biết Bokassa là người như thế nào, có ý “dìm hàng” và nói cô có toàn quyền quyết định và sẽ tôn trọng ý kiến cá nhân cô, không ép buộc.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Lâm Bích Xuân là con nhà bình dân, gia đình nghèo khó; cha mẹ mất sớm, nhà có 4 anh chị em, sống nhờ vào tiền lương của người anh là sĩ quan quân đội, 2 đứa em hãy chưa đến tuổi trưởng thành. Nhưng Lâm Bích Xuân sau khi cân nhắc tính toán đã quyết định đồng ý lấy Bokassa bởi 3 lý do: Thứ nhất, biết Bokassa là kẻ tàn ác, nên sợ nếu từ chối thì hậu họa khôn lường; thứ hai, Bokassa khi đó là Tổng thống một quốc gia châu Phi, quyền lực rất lớn, đó là điều cô không thể tìm thấy ở bất kỳ người đàn ông Đài Loan nào; thứ ba, Bokassa khỏe mạnh lại tướng mạo uy nghi lẫm liệt, cô ta rất thích.
Điều đáng nói là, khi đặt vấn đề kết hôn với Lâm tiểu thư, Bokassa không có yêu cầu nào khác ngoài “phải là gái còn trinh”. Điều này khiến quan chức ngoại giao Đài Loan rất khó xử. Không thể trực tiếp hỏi cô gái, họ đành phải hỏi thông qua người anh trai. Khi đó xã hội Đài Loan còn rất bảo thủ nên Lâm Bích Xuân đã phù hợp với yêu cầu của Bokassa khiến ông ta rất mừng.

Trung Phi 1972 (14).jpg

Bức thư Bokassa gửi cho Lâm Bích Xuân mời cô sang Trung Phi. Ảnh: sohu
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Bokassa tỏ ra rất yêu quý người vợ mới, cử chuyên cơ sang Đài Loan đón nàng về Trung Phi, xây dựng một biệt thự sang trọng dành riêng cho người đẹp ở. Lâm Bích Xuân trở thành người vợ thứ 16, được chu cấp đầy đủ với rất nhiều người hầu hạ. Bokassa đặc biệt sủng ái người vợ mới. Từ khi có Lâm Bích Xuân, ông ta quên hết 15 bà vợ trước. Chỉ mấy tháng sau khi cưới, Lâm đã có thai và sinh liền cho ông ta 2 người con.
Bước sang năm thứ hai, một mình sống nơi đất khách, Lâm Bích Xuân rất buồn chán, nhớ nhà. Hay chuyện, Bokassa lập tức cho đón vợ chồng người anh trai sang rồi bỏ tiền cho họ mở một quán ăn kiểu Tàu. Biết đây là nhà hàng do người nhà vợ tổng thống mở nên các quan chức Trung Phi đều tìm đến ủng hộ, công việc làm ăn rất phát đạt.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Nhưng, những ngày đẹp đẽ đó không kéo dài. Là người có cả bày đàn thê thiếp như thế nên Bokassa hiển nhiên là kẻ thích mới nới cũ. Năm 1970, chỉ 2 năm sau khi kết hôn, khi sang thăm Rumania, Bokassa đã đem lòng si mê một nữ vận động viên thể dục dụng cụ. Đã có vợ da đen, da vàng, con lai, chỉ còn thiếu vợ người da trắng nên ông ta nhanh chóng tìm cách cưới bằng được người vợ thứ 17 này.
Từ đó, Lâm Bích Xuân bị thất sủng, cả năm chẳng thấy mặt Bokassa. Bokassa có quy định rất nghiêm ngặt trong chuyện ra vào dinh thự tổng thống của ông ta. Lâm Bích Xuân bị cấm ra khỏi cửa, kể cả đi mua sắm, chẳng khác nào tù giam lỏng. Đến lúc này, cô ta cảm thấy hối hận khi đã nhận lời lấy Bokassa thì đã muộn. Không còn cách nào khác, cô ta gọi điện cho trưởng đại diện ngoại giao của Đài Loan ở Trung Phi cầu cứu, hy vọng được quay về quê hương bản quán.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Các nhà ngoại giao Đài Loan vẫn nhớ đến cô gái thân phận như “Vương Chiêu Quân cồng Hồ” khi xưa. Họ cũng gắng chường mặt đến tìm Bokassa thương lượng, lấy cớ Lâm Bích Xuân phải điều trị căn bệnh ngoài da do không hợp thung thổ châu Phi, xin ông ta cho cô trở về Đài Loan chữa bệnh.
Bokassa nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng nên đồng ý, nhưng biết Lâm một khi đã về thì khó quay trở lại nên bắt cô để hai người con ở lại, chỉ được về một mình. Người anh trai sau hơn 2 năm ở đây, biết rõ tính tình hung bạo của ông em rể, lo sợ em gái ra đi sẽ liên lụy đến bản thân nên cũng vội vã thu xếp, đóng cửa nhà hàng, chuồn về Đài Loan.
Bokassa đã tỏ ra “chơi đẹp” với Lâm Bích Xuân. Ông tiễn vợ ra sân bay, đưa cho vợ một vali chật ních tiền chứa 40 ngàn USD, dặn dò vợ chữa khỏi bệnh rồi trở lại; thậm chí khi tạm biệt nàng, ông ta còn rơi lệ.
Ở tuổi 21, Lâm Bích Xuân quay đầu lên máy bay về Đài Loan như thoát khỏi cơn ác mộng. Mấy năm sau, vào năm 1976, Bokassa bãi bỏ thể chế cộng hòa, tự xưng hoàng đế.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Thông qua quan chức ngoại giao Đài Loan, ông ta thông báo cho Lâm Bích Xuân biết cô đã trở thành hoàng phi, mong cô sớm quay trở lại để được hưởng đãi ngộ dành cho hoàng tộc. Nhưng lúc này trái tim của Lâm Bích Xuân đã nguội lạnh, cô chẳng thiết tha gì, chỉ đề nghị Bokassa hãy gửi hai người con qua Đài Loan sống cùng mình.
Năm 1979, Bokassa bị người Pháp lật đổ phải chạy trốn ra nước ngoài tỵ nạn. Do tài sản ở nước ngoài rất nhiều (ông ta có tới 25 biệt thự ở nước ngoài) nên vẫn sống rất sung túc. Ông ta đề nghị Lâm Bích Xuân hãy rời Đài Loan tới Paris đoàn tụ hưởng cuộc sống giàu sang cùng mình, nhưng cô không chấp nhận.
Trong thời gian này, Lâm Bích Xuân đã tìm cách đưa được hai con gái sang Đài Loan. Nhưng hai con không biết tiếng Trung, Lâm Bích Xuân lại không rành Pháp ngữ nên họ sống tách biệt nhau. Cho đến trước khi chết vì bệnh vào năm 1996, Bokassa nhiều lần muốn đòàn tụ với Lâm Bích Xuân và các con, nhưng lúc này cô đã quy y Phật pháp, tu hành tại gia, không màng đến việc đời nữa.
Hai người con gái của Lâm Bích Xuân và Bokassa, một người có màu da đen, người kia vẻ ngoài rất giống người Trung Quốc, chỉ màu da hơi sẫm, nom rất xinh đẹp. Nhưng người ta không biết đến cuộc sống của họ ở Đài Loan sau này như thế nào?
Trung Phi 2019_5_22 (1).jpg

22-5-2019 – Marie-France Bokassa, một trong hai cô con gái của Bokassa với Lâm Bích Xuân. Chụp ở Paris, không phải ở Đài Loan. Ảnh: Eric Fougere
Trung Phi 2019_5_22 (2).jpg
Trung Phi 2019_5_22 (3).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Trong suốt thời gian lãnh đạo đất nước từ 1966 đến 1979, Bokassa đã xây dựng một loạt cung điện sang trọng dành cho mình cũng như người thân. Tính ra, ông ta có tổng cộng 19 bà vợ chính thức và 77 đứa con. Người được ông ta sủng ái nhất là hoàng hậu Catherine.
Theo báo chí phương Tây, để không nhầm con mình với những đứa trẻ khác sống tại cung điện, Bokassa cấp cho mỗi đứa con ngay sau khi chào đời một chiếc huy hiệu bằng vàng có hình tượng của ông ta.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Tàn ác như thời Trung cổ
Đất nước Trung Phi dưới thời của Bokassa tồn tại những quy định hà khắc và khủng bố như dưới thời Trung cổ. Mọi công dân dù có bất cứ vi phạm nhỏ nào đều bị trừng phạt nghiêm khắc. Nếu 2 lần vi phạm sẽ bị cắt tai, còn đến lần thứ 3 sẽ bị chặt tay. Cơ quan mật vụ chỉ là công cụ chuyên săn lùng những kẻ chống đối Bokassa, còn vị bạo chúa thường xuyên tham gia trực tiếp vào những vụ hành hạ và giết hại họ.
Có điều, chính sách cai trị đẫm máu của Bokassa không khiến cho phương Tây mảy may chú ý. Cụ thể là người Pháp chỉ cần hài lòng với sự trung thành của Bokassa, còn những phương pháp để ông ta duy trì quyền lực của mình thì họ không mấy quan tâm.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Nhưng tình hình kinh tế của Trung Phi đã trở nên kiệt quệ với thói xa hoa hết cỡ của Bokassa. Chi phí của lễ đăng quang, trong đó chính Pháp cũng phải chi trả một phần lớn, càng khiến cho mọi việc trở nên trầm trọng hơn. Đến năm 1979, Paris quyết định không thể nhắm mắt làm ngơ trước mọi chuyện đang diễn ra, việc tiếp tục ủng hộ Bokassa sẽ làm tổn hại đến uy tín chính trị của nước Pháp. Và “giọt nước tràn ly”, sự nhẫn nại của Paris đã đến giới hạn bởi vụ Bokassa thanh trừng tàn bạo các học sinh phổ thông.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Đây có thể coi là một trong những tội ác đẫm máu nhất mà Bokassa từng thực hiện trong giai đoạn cầm quyền của mình. Với mong muốn bổ sung cho ngân sách vốn đã kiệt quệ do chi tiêu quá mức, Bokassa đã đưa ra một chiếu chỉ, theo đó tất cả học sinh đang theo học tại ngôi trường phổ thông duy nhất ở thủ đô cần phải mặc đồng phục tới trường. Trong khi cha mẹ còn phải rất khó khăn mới có thể mua được sách giáo khoa cho con, yêu cầu phải mua đồng phục là chuyện quá sức với phần lớn các gia đình.
Kết quả là các học sinh đồng loạt biểu tình phản đối. Những đứa trẻ sau đó đã bị thanh trừng tàn khốc: khoảng 200 học sinh bị tra tấn và sau đó đánh đập đến chết. Bokassa đích thân tham gia vào những vụ hành quyết này.
Trung Phi 1977 (1).jpg

1977 – một vụ xử tử kẻ cắp ở Bangui, thủ đô Trung Phi
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top