Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa giao các sở ngành nghiên cứu, đề xuất việc thu phí lưu hành phương tiện giao thông. Đây là giải pháp được Bộ Giao thông Vận tải trình Thủ tướng và gây dư luận trái chiều.
>Bộ Giao thông thu phí lưu hành để 'dân đi xe buýt'
UBND Hà Nội đã yêu cầu Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài chính và Công an thành phố nghiên cứu, đề xuất cụ thể về phương thức, giải pháp thu phí lưu hành phương tiện, thu phí vào giờ cao điểm.
Theo lãnh đạo thành phố, đây là một trong những biện pháp thực hiện kế hoạch hành động năm an toàn giao thông 2012 và triển khai đồng bộ giải pháp góp phần giảm ùn tắc, hạn chế phương tiện vào trung tâm thành phố.
Tắc đường gia tăng ngày cuối năm ở Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà.
Trước đó, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có tờ trình Thủ tướng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về việc bổ sung phí lưu hành phương tiện cá nhân và phí ôtô vào trung tâm thành phố giờ cao điểm vào danh mục phí, lệ phí.
Theo Bộ trưởng Thăng, thu phí lưu hành phương tiện và thu phí vào trung tâm thành phố là một trong những giải pháp chống ùn tắc, giảm thiểu tai nạn. Ngoài ra, đây còn là giải pháp "đảm bảo công bằng xã hội", vì người đi xe máy, ôtô phải cùng nhà nước xây dựng hạ tầng, người nghèo đi phương tiện công cộng thì không phải đóng góp. Với mức đóng xe máy là 500.000 đồng một năm thì mỗi tháng người dân phải nộp chưa đến 50.000 đồng là hợp lý.
Kết quả vote đến ngày 19/1.
Theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải, mức phí lưu hành dự kiến ôtô từ 9 chỗ chở xuống, loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống mức phí 20 triệu đồng/năm; loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3, mức phí 30 triệu đồng/năm; loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3, mức phí 50 triệu đồng/năm.
Đối với môtô (xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh) của các thành phố Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng từ 500.000 đến một triệu đồng mỗi năm
>Bộ Giao thông thu phí lưu hành để 'dân đi xe buýt'
UBND Hà Nội đã yêu cầu Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài chính và Công an thành phố nghiên cứu, đề xuất cụ thể về phương thức, giải pháp thu phí lưu hành phương tiện, thu phí vào giờ cao điểm.
Theo lãnh đạo thành phố, đây là một trong những biện pháp thực hiện kế hoạch hành động năm an toàn giao thông 2012 và triển khai đồng bộ giải pháp góp phần giảm ùn tắc, hạn chế phương tiện vào trung tâm thành phố.
Trước đó, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có tờ trình Thủ tướng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về việc bổ sung phí lưu hành phương tiện cá nhân và phí ôtô vào trung tâm thành phố giờ cao điểm vào danh mục phí, lệ phí.
Theo Bộ trưởng Thăng, thu phí lưu hành phương tiện và thu phí vào trung tâm thành phố là một trong những giải pháp chống ùn tắc, giảm thiểu tai nạn. Ngoài ra, đây còn là giải pháp "đảm bảo công bằng xã hội", vì người đi xe máy, ôtô phải cùng nhà nước xây dựng hạ tầng, người nghèo đi phương tiện công cộng thì không phải đóng góp. Với mức đóng xe máy là 500.000 đồng một năm thì mỗi tháng người dân phải nộp chưa đến 50.000 đồng là hợp lý.
Theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải, mức phí lưu hành dự kiến ôtô từ 9 chỗ chở xuống, loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống mức phí 20 triệu đồng/năm; loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3, mức phí 30 triệu đồng/năm; loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3, mức phí 50 triệu đồng/năm.
Đối với môtô (xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh) của các thành phố Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng từ 500.000 đến một triệu đồng mỗi năm