- Biển số
- OF-427740
- Ngày cấp bằng
- 6/6/16
- Số km
- 2,421
- Động cơ
- 253,602 Mã lực
- Tuổi
- 42
- Nơi ở
- 0964.86.38.38
- Website
- www.facebook.com
Trong rất nhiều điều thay đổi sau 10 năm sát nhập, cuộc sống ở các huyện thuộc Hà Tây cũ em thấy thay đổi nhiều, tuy nhiên, còn đâu đó, rất nhiều mảnh ghép, mà có lẽ, phải nhiều năm nữa với có thể giải quyết được.
https://vnexpress.net/interactive/2018/ha-noi-nam-2008-nhung-cuoc-om-dat-voi-vang-3765299
Ngày mở rộng Hà Nội, số phận hàng trăm nghìn nông dân Hà Tây và Vĩnh Phúc cũ rẽ ngoặt: đất ruộng bị thu hồi chóng vánh và thành “đất dự án”.
ó là những ngày mùa hè năm 2008.
Mùa hè ấy, ở Yên Nghĩa, chàng trai Thiện phải cắn răng bán đi hết cơ nghiệp của mình, đi tha hương ở tuổi 19. Đàn trâu 38 con là gia tài mà cậu gây dựng từ năm mười sáu.
Đó là một năm trọng đại: các dự án bắt đầu đổ về vùng đất thuộc Hà Tây cũ này. Cánh đồng ven đô sau một đêm biến thành các dự án xây chung cư, khu công nghiệp, trường đại học… Chín sào ruộng, sinh kế của cả nhà Thiện nằm trong diện quy hoạch. Quê hương không còn đồng ruộng nữa. Thiện phải đi.
Bản đồ Hà Nội với các ranh giới địa chính cũ.
Mùa hè năm ấy, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, trong những tháng ngày cuối cùng còn quyết định số phận của huyện Mê Linh, ký hàng chục dự án đầu tư chuyển cả nghìn héc-ta đất nông nghiệp thành biệt thự, nhà vườn, khu đô thị... Mùa hè ấy, xe hơi bóng lộn lượn khắp những cánh đồng Mê Linh trong cơn sốt tìm đất như tìm vàng.
Mùa hè năm ấy, Hà Nội mở rộng. Cuộc sống của hàng chục nghìn nông dân Hà Tây và Mê Linh ngoặt sang một trang mới. Cho đến cuối năm 2008, trên địa bàn của “Hà Nội sau mở rộng” có 1.005 dự án tiến hành thu hồi đất. Một nghìn không trăm lẻ năm dự án, với gần 200.000 nông hộ bị ảnh hưởng.
Nhưng mùa hè năm ấy không chỉ tạo ra sự hoang mang trong đời những nông dân bị thu hồi đất. Nó còn hàm chứa rất nhiều trông ngóng đổi thay.
Ở Thanh Trì, một chàng nông dân khác đã gửi gắm hết hy vọng cuộc đời vào “dự án” vừa được vẽ ra trước ngày sáp nhập. Đoán chắc rằng ruộng đồng quê mình sẽ thành khu công nghiệp, Triệu bỏ nghề nông, theo học nghề cơ khí.
Trong tưởng tượng của Triệu, anh sẽ là một trong hàng ngàn công nhân, sáng mặc đồng phục vào xưởng, chiều tan làm, cuối tháng nhận lương. Không lo bố mẹ già phải vùi mặt vào đất quanh năm kiếm non tạ thóc, tối mất ngủ lo ốc bươu vàng, đi đặt bẫy đánh chuột đồng như bao năm nay.
Mười năm trôi qua như một cái chớp mắt.
Triệu giờ sống qua ngày nhờ một cái “xưởng cơ khí” rộng 10 mét vuông trước cửa nhà. Khu công nghiệp chưa bao giờ, và có lẽ sẽ không bao giờ được xây trên mảnh đất Hà Tây cũ này. Ở Mê Linh, trên các dự án mang tên mĩ miều giờ chỉ tìm thấy những đàn bò và đàn vịt. Còn Thiện vẫn chăn trâu trên chính những mảnh ruộng từng bị thu hồi ở Yên Nghĩa.
Trong bài viết này, là câu chuyện của ba vùng đất khác nhau tại Hà Nội sau mở rộng. Số phận của chúng, cũng như hàng chục nghìn nông dân, trở thành nhân chứng cho những dự án được ký trước ngày sáp nhập thủ đô. Rất nhiều trong số đó sau này được phát hiện là những chữ ký vội vàng, những dự án thiếu thốn các mặt, thậm chí được mô tả là những cuộc “ôm đất”.
https://vnexpress.net/interactive/2018/ha-noi-nam-2008-nhung-cuoc-om-dat-voi-vang-3765299
Ngày mở rộng Hà Nội, số phận hàng trăm nghìn nông dân Hà Tây và Vĩnh Phúc cũ rẽ ngoặt: đất ruộng bị thu hồi chóng vánh và thành “đất dự án”.
Mùa hè ấy, ở Yên Nghĩa, chàng trai Thiện phải cắn răng bán đi hết cơ nghiệp của mình, đi tha hương ở tuổi 19. Đàn trâu 38 con là gia tài mà cậu gây dựng từ năm mười sáu.
Đó là một năm trọng đại: các dự án bắt đầu đổ về vùng đất thuộc Hà Tây cũ này. Cánh đồng ven đô sau một đêm biến thành các dự án xây chung cư, khu công nghiệp, trường đại học… Chín sào ruộng, sinh kế của cả nhà Thiện nằm trong diện quy hoạch. Quê hương không còn đồng ruộng nữa. Thiện phải đi.
Bản đồ Hà Nội với các ranh giới địa chính cũ.
Mùa hè năm ấy, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, trong những tháng ngày cuối cùng còn quyết định số phận của huyện Mê Linh, ký hàng chục dự án đầu tư chuyển cả nghìn héc-ta đất nông nghiệp thành biệt thự, nhà vườn, khu đô thị... Mùa hè ấy, xe hơi bóng lộn lượn khắp những cánh đồng Mê Linh trong cơn sốt tìm đất như tìm vàng.
Mùa hè năm ấy, Hà Nội mở rộng. Cuộc sống của hàng chục nghìn nông dân Hà Tây và Mê Linh ngoặt sang một trang mới. Cho đến cuối năm 2008, trên địa bàn của “Hà Nội sau mở rộng” có 1.005 dự án tiến hành thu hồi đất. Một nghìn không trăm lẻ năm dự án, với gần 200.000 nông hộ bị ảnh hưởng.
Nhưng mùa hè năm ấy không chỉ tạo ra sự hoang mang trong đời những nông dân bị thu hồi đất. Nó còn hàm chứa rất nhiều trông ngóng đổi thay.
Ở Thanh Trì, một chàng nông dân khác đã gửi gắm hết hy vọng cuộc đời vào “dự án” vừa được vẽ ra trước ngày sáp nhập. Đoán chắc rằng ruộng đồng quê mình sẽ thành khu công nghiệp, Triệu bỏ nghề nông, theo học nghề cơ khí.
Trong tưởng tượng của Triệu, anh sẽ là một trong hàng ngàn công nhân, sáng mặc đồng phục vào xưởng, chiều tan làm, cuối tháng nhận lương. Không lo bố mẹ già phải vùi mặt vào đất quanh năm kiếm non tạ thóc, tối mất ngủ lo ốc bươu vàng, đi đặt bẫy đánh chuột đồng như bao năm nay.
Mười năm trôi qua như một cái chớp mắt.
Triệu giờ sống qua ngày nhờ một cái “xưởng cơ khí” rộng 10 mét vuông trước cửa nhà. Khu công nghiệp chưa bao giờ, và có lẽ sẽ không bao giờ được xây trên mảnh đất Hà Tây cũ này. Ở Mê Linh, trên các dự án mang tên mĩ miều giờ chỉ tìm thấy những đàn bò và đàn vịt. Còn Thiện vẫn chăn trâu trên chính những mảnh ruộng từng bị thu hồi ở Yên Nghĩa.
Trong bài viết này, là câu chuyện của ba vùng đất khác nhau tại Hà Nội sau mở rộng. Số phận của chúng, cũng như hàng chục nghìn nông dân, trở thành nhân chứng cho những dự án được ký trước ngày sáp nhập thủ đô. Rất nhiều trong số đó sau này được phát hiện là những chữ ký vội vàng, những dự án thiếu thốn các mặt, thậm chí được mô tả là những cuộc “ôm đất”.