- Biển số
- OF-2200
- Ngày cấp bằng
- 30/10/06
- Số km
- 2,252
- Động cơ
- 589,090 Mã lực
- Nơi ở
- HONDA CHINA
- Website
- sondauto.blogspot.com
Tôi sinh ra, lớn lên ở Hà Nội và vẫn nói giọng Hà Nội cho tới tận bây giờ. Sau hai mươi bốn năm vào Sài Gòn lập nghiệp , tôi vẫn không quên mình là một người Hà Nội vì những ký ức về vẻ đẹp của nó trong tôi.
HÀ NỘI VÀ VẺ ĐẸP thanh lịch xưa
Từ thuở mang gươm đi mở nước/ Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long. Tôi không mang gươm , một phần do nhát , phần do khi tôi vào Nam năm 1977 , chiến tranh đã kết thúc. Nhưng tôi vẫn không nguôi thương nhớ Hà Nội bởi " phố nhỏ , nhà tôi ở đó " và bởi " nơi ấy có một người mà tôi yêu mến ".
Không người Hà Nội nào mà không nao lòng khi nghe những lời ca của Nguyễn Đình Thi:
Đây Hồ Gươm , Hồng Hà , Hồ Tây...
Đây Thăng Long , đây Đông Đô , đây Hà Nội
Hà Nội mến yêu.
Vẻ đẹp của Hà Nội thì tôi biết từ thuở bé. Dù nó chỉ man mác như mặt nước Hồ Tây , nhưng tôi có thể cảm nhận được một sự thanh bình của một thành phố đầy xe đạp , những vỉa hè vàng hoa sấu. Vẻ đẹp của Hà Nội thoang thoảng như mùi hoa sữa.
Những ai lớn lên ở Hà Nội mới thấm thía cái cảm giác sáng sớm nằm vùi trong chăn nghe tiếng guốc gỗ xen lẫn tiếng tàu điện leng keng.
Những âm thanh đó , vẻ đẹp đó đã đi vào thói quen , giấc mơ của nhiều người Hà Nội , trong đó có tôi.
Lớn một tí , tôi đọc Hà Nội ba mươi sáu phố phường. Lớn lên chút nữa , tôi xem phim Hà Nội trong mắt ai. Trưởng thành , tôi làm phim Chiếc chìa khóa vàng về Hà Nội.
Không chỉ thế , nét đẹp thanh bình của cảnh quyện với vẻ thanh lịch của người Hà Nội làm nhức nhối bao trái tim văn nghệ sĩ.
Người Hà Nội đã trở thành danh từ nổi tiếng qua phim ảnh , sân khấu , sách vở và cả trong lời truyền tụng của nhiều người.
Khi ai muốn giới thiệu hoàn hảo về mình , chỉ cần bảo " Tôi là người Hà Nội ".
Với lịch sử 1.000 năm văn hiến , Hà Nội trở thành cái nôi văn hóa của cả nước và người Hà Nội trở thành một biểu mẫu cho vẻ đẹp.
Vài dòng để nói rằng tôi có chút tư cách bàn với vẻ thanh lịch của Hà Nội và cũng có quyền đâu buồn khi thấy vẻ thanh lịch đó đang mất đi.
TÌNH YÊU CỦA TÔI nay khác nhiều quá
Điều tôi cảm nhận rất rõ là một số người ở Hà Nội hôm nay quá thực dụng. Hà Nội đã không chịu làm quen , không chịu chuẩn bị kỹ cho nền kinh tế thị trường. Khi nó ập đến , người ta loay hoay tìm cách cập nhập một cách lệch lạc.
Nạn con ông cháu cha, bớt xén công quỹ , nạn " gần chùa gọi bụt bằng anh" , Hà Nội của tôi nay vô địch.
Thôi , nói tới những vĩ mô ấy làm gì , chỉ nhìn những thanh lịch nhỏ , phải va chạm hằng ngày mà thôi.
Nếu bạn vào một quán ăn Thủ đô sẽ thấy người ta ăn to nói lớn , bình phẩm người khác cũng to. Khả năng co chân lên ghế hoặc ngậm tăm đi ra đường là chuyện được " duyệt "
Hai , ba năm tôi mới có dịp ra Hà Nội một lần. Vào những nơi công cộng , tôi thấy nhiều người ăn nói bỗ bã đến kinh hồn.
Những từ " biến đi " , " quên cho nhanh " hoặc " xéo khản cấp " được ban phát hào phóng.
Lạ hơn nữa , các danh từ " đẳng cấp " ấy sẵn sàng phát ra từ miệng các cô gái đẹp.
Tôi có một anh bạn rời Hà Nội đã chục năm , nhưng vẫn không sao quên đôi má hồng hồng , nụ cười và cả giọng nói " Dạ , em chào anh ạ ! " của các cô gái Hà Nội. Bằng chứng là anh cưới ngay một cô gái có 50% gốc Hà Nội. Thế nhưng , anh chàng vẫn quả quyết " Vợ tớ vẫn chưa bằng gái Hà Nội 100% ".
Đến khi quay lại Hà Nội công tác , anh cố tìm một chút thanh lịch ngày ấy. Ai ngờ , anh giật nảy mình khi phát hiện họ toàn nói tục.
Rất nhiều dân làm phim phái Nam , mỗi lần ra Bắc lạ kinh hoàng trước chất lượng ăn nói của người Hà Nội , nhất là ở chốn công cộng. Nghệ sĩ Thành Lộc kể " Bọn e vào quán phở , giấy lau miệng xanh , đỏ vứt đầy dưới đất. Bà chủ quán quát con : Nhanh lên , chúng mày để khách ngồi chờ toạc cả mồm ra thế kia à ! "
Có lần , một đoàn kịch trong Nam ra Nhà hát Lớn , Hà Nội diễn. Màn vừa hạ xuống , diễn viên còn đang hối hả chùi mặt , thay đồ thì điện phụt tắt.
Ông bảo vệ còn tuyên bố : " Hết giờ rồi. Có mang giám đốc ra dọa , ông cũng đếc sợ ".
Đoàn phim Sài Gòn ra Hà Nội quay. Đang quay say sưa , điện cũng tắt phụt , ông phụ trách máy phát điện lạnh lùng thông báo " Tới giờ cơm trưa ! ".
NHỮNG KIỂU VĂN HÓA không thể hiểu
Chất lượng ăn nói , chất lượng phục vụ và chất lượng đối xử của một số người Hà Nội hiện nay làm cho những người Hà Nội xưa khiếp đảm.
Ai cũng là chủ , ai cũng có thể " độp " vào mặt mình và ai cũng bất cần mọi thứ. Từ quán ngoài đường với ghế nhựa làm bàn , ngồi xổm , cho đến nhà hàng sang trọng cũng không có chuyện : khách hàng là thượng đế ".
Khách du lịch luôn có cảm giác bị xua đuổi khi đến Hà Nội.
Ăn một bát phở cũng bị chửi té tát. Ăn thêm tô nữa cũng bị dằn mặt : " Lần sau gọi luôn một lần nhé ! ". Gọi món ăn nhưng phục vụ lười lấy , sẽ nghe câu : " Không có ! ". Khách không biết làm sao cho vừa lòng chủ.
Phong cách phục vụ của người Hà Nội còn lưu danh khắp thế giới qua một câu chuyện trong cuốn sách Chiếc Lexus và cây ô-liu của Thomas L.Friedman.
Tác giả đến Hà Nội , vào khách sạn Metropole , yêu cầu anh phục vụ cho món quýt để tráng miệng. Lập tức , anh phục vụ lạnh như tiền : " Hết quýt " , trong khi lúc đó đang là mùa quýt.
Đến khi ông đổi sang dưa hấu , anh chàng lại bê quýt ra vì : " Hết dưa hấu , tôi tìm thấy quýt ". Đọc đến đấy , ai cũng phải cúi mặt vì sự " văn minh " của người Hà Nội.
Không chỉ thế , mắng , chửi , quát trở thành thói quen của người bán đến độ : " không mắng thấy ngưa mồm sao ấy ! "
Có người bảo , đó cũng là một nét văn hóa của Hà Nội mà những nơi xô bồ kiểu thị trường không có được.
Thế nhưng , liệu có vui khi chỉ vì miếng ăn mà bị đối xử như... đi xin?
Tiếng Hà Nội từng được xem là sang , là âm chuẩn , của người Việt. Tiếng nói nhẹ nhàng như mặt hồ Tây lúc vào thu , níu chân người , như rót mật vào tai là kết tinh của đất Thăng Long 1.000 năm văn hiến.
Nhưng nay , khi văn hóa Hà Nội bị cập nhập một cách xô bồ , thứ tiếng thanh tao ấy chỉ còn là hoài niệm của người Hà Nội xưa. Nó cũng như di tích lịch sử đang bị biến mất dần. Thay vào đó , " văn hóa quát , chửi " lên ngôi.
Cách đây mấy hôm.... ( còn nữa )
Lê Hoàng
Báo Tiếp thị & Gia đình số 41
( e post bài này lên vì e đọc xong thấy có cùng 1 tâm trạng như thế sau mỗi lần về Hà Nội , bác nào thấy cùng tâm trạng thì vodka cho e 1 phát nhé , để e còn có sức post lên tiếp )
HÀ NỘI VÀ VẺ ĐẸP thanh lịch xưa
Từ thuở mang gươm đi mở nước/ Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long. Tôi không mang gươm , một phần do nhát , phần do khi tôi vào Nam năm 1977 , chiến tranh đã kết thúc. Nhưng tôi vẫn không nguôi thương nhớ Hà Nội bởi " phố nhỏ , nhà tôi ở đó " và bởi " nơi ấy có một người mà tôi yêu mến ".
Không người Hà Nội nào mà không nao lòng khi nghe những lời ca của Nguyễn Đình Thi:
Đây Hồ Gươm , Hồng Hà , Hồ Tây...
Đây Thăng Long , đây Đông Đô , đây Hà Nội
Hà Nội mến yêu.
Vẻ đẹp của Hà Nội thì tôi biết từ thuở bé. Dù nó chỉ man mác như mặt nước Hồ Tây , nhưng tôi có thể cảm nhận được một sự thanh bình của một thành phố đầy xe đạp , những vỉa hè vàng hoa sấu. Vẻ đẹp của Hà Nội thoang thoảng như mùi hoa sữa.
Những ai lớn lên ở Hà Nội mới thấm thía cái cảm giác sáng sớm nằm vùi trong chăn nghe tiếng guốc gỗ xen lẫn tiếng tàu điện leng keng.
Những âm thanh đó , vẻ đẹp đó đã đi vào thói quen , giấc mơ của nhiều người Hà Nội , trong đó có tôi.
Lớn một tí , tôi đọc Hà Nội ba mươi sáu phố phường. Lớn lên chút nữa , tôi xem phim Hà Nội trong mắt ai. Trưởng thành , tôi làm phim Chiếc chìa khóa vàng về Hà Nội.
Không chỉ thế , nét đẹp thanh bình của cảnh quyện với vẻ thanh lịch của người Hà Nội làm nhức nhối bao trái tim văn nghệ sĩ.
Người Hà Nội đã trở thành danh từ nổi tiếng qua phim ảnh , sân khấu , sách vở và cả trong lời truyền tụng của nhiều người.
Khi ai muốn giới thiệu hoàn hảo về mình , chỉ cần bảo " Tôi là người Hà Nội ".
Với lịch sử 1.000 năm văn hiến , Hà Nội trở thành cái nôi văn hóa của cả nước và người Hà Nội trở thành một biểu mẫu cho vẻ đẹp.
Vài dòng để nói rằng tôi có chút tư cách bàn với vẻ thanh lịch của Hà Nội và cũng có quyền đâu buồn khi thấy vẻ thanh lịch đó đang mất đi.
TÌNH YÊU CỦA TÔI nay khác nhiều quá
Điều tôi cảm nhận rất rõ là một số người ở Hà Nội hôm nay quá thực dụng. Hà Nội đã không chịu làm quen , không chịu chuẩn bị kỹ cho nền kinh tế thị trường. Khi nó ập đến , người ta loay hoay tìm cách cập nhập một cách lệch lạc.
Nạn con ông cháu cha, bớt xén công quỹ , nạn " gần chùa gọi bụt bằng anh" , Hà Nội của tôi nay vô địch.
Thôi , nói tới những vĩ mô ấy làm gì , chỉ nhìn những thanh lịch nhỏ , phải va chạm hằng ngày mà thôi.
Nếu bạn vào một quán ăn Thủ đô sẽ thấy người ta ăn to nói lớn , bình phẩm người khác cũng to. Khả năng co chân lên ghế hoặc ngậm tăm đi ra đường là chuyện được " duyệt "
Hai , ba năm tôi mới có dịp ra Hà Nội một lần. Vào những nơi công cộng , tôi thấy nhiều người ăn nói bỗ bã đến kinh hồn.
Những từ " biến đi " , " quên cho nhanh " hoặc " xéo khản cấp " được ban phát hào phóng.
Lạ hơn nữa , các danh từ " đẳng cấp " ấy sẵn sàng phát ra từ miệng các cô gái đẹp.
Tôi có một anh bạn rời Hà Nội đã chục năm , nhưng vẫn không sao quên đôi má hồng hồng , nụ cười và cả giọng nói " Dạ , em chào anh ạ ! " của các cô gái Hà Nội. Bằng chứng là anh cưới ngay một cô gái có 50% gốc Hà Nội. Thế nhưng , anh chàng vẫn quả quyết " Vợ tớ vẫn chưa bằng gái Hà Nội 100% ".
Đến khi quay lại Hà Nội công tác , anh cố tìm một chút thanh lịch ngày ấy. Ai ngờ , anh giật nảy mình khi phát hiện họ toàn nói tục.
Rất nhiều dân làm phim phái Nam , mỗi lần ra Bắc lạ kinh hoàng trước chất lượng ăn nói của người Hà Nội , nhất là ở chốn công cộng. Nghệ sĩ Thành Lộc kể " Bọn e vào quán phở , giấy lau miệng xanh , đỏ vứt đầy dưới đất. Bà chủ quán quát con : Nhanh lên , chúng mày để khách ngồi chờ toạc cả mồm ra thế kia à ! "
Có lần , một đoàn kịch trong Nam ra Nhà hát Lớn , Hà Nội diễn. Màn vừa hạ xuống , diễn viên còn đang hối hả chùi mặt , thay đồ thì điện phụt tắt.
Ông bảo vệ còn tuyên bố : " Hết giờ rồi. Có mang giám đốc ra dọa , ông cũng đếc sợ ".
Đoàn phim Sài Gòn ra Hà Nội quay. Đang quay say sưa , điện cũng tắt phụt , ông phụ trách máy phát điện lạnh lùng thông báo " Tới giờ cơm trưa ! ".
NHỮNG KIỂU VĂN HÓA không thể hiểu
Chất lượng ăn nói , chất lượng phục vụ và chất lượng đối xử của một số người Hà Nội hiện nay làm cho những người Hà Nội xưa khiếp đảm.
Ai cũng là chủ , ai cũng có thể " độp " vào mặt mình và ai cũng bất cần mọi thứ. Từ quán ngoài đường với ghế nhựa làm bàn , ngồi xổm , cho đến nhà hàng sang trọng cũng không có chuyện : khách hàng là thượng đế ".
Khách du lịch luôn có cảm giác bị xua đuổi khi đến Hà Nội.
Ăn một bát phở cũng bị chửi té tát. Ăn thêm tô nữa cũng bị dằn mặt : " Lần sau gọi luôn một lần nhé ! ". Gọi món ăn nhưng phục vụ lười lấy , sẽ nghe câu : " Không có ! ". Khách không biết làm sao cho vừa lòng chủ.
Phong cách phục vụ của người Hà Nội còn lưu danh khắp thế giới qua một câu chuyện trong cuốn sách Chiếc Lexus và cây ô-liu của Thomas L.Friedman.
Tác giả đến Hà Nội , vào khách sạn Metropole , yêu cầu anh phục vụ cho món quýt để tráng miệng. Lập tức , anh phục vụ lạnh như tiền : " Hết quýt " , trong khi lúc đó đang là mùa quýt.
Đến khi ông đổi sang dưa hấu , anh chàng lại bê quýt ra vì : " Hết dưa hấu , tôi tìm thấy quýt ". Đọc đến đấy , ai cũng phải cúi mặt vì sự " văn minh " của người Hà Nội.
Không chỉ thế , mắng , chửi , quát trở thành thói quen của người bán đến độ : " không mắng thấy ngưa mồm sao ấy ! "
Có người bảo , đó cũng là một nét văn hóa của Hà Nội mà những nơi xô bồ kiểu thị trường không có được.
Thế nhưng , liệu có vui khi chỉ vì miếng ăn mà bị đối xử như... đi xin?
Tiếng Hà Nội từng được xem là sang , là âm chuẩn , của người Việt. Tiếng nói nhẹ nhàng như mặt hồ Tây lúc vào thu , níu chân người , như rót mật vào tai là kết tinh của đất Thăng Long 1.000 năm văn hiến.
Nhưng nay , khi văn hóa Hà Nội bị cập nhập một cách xô bồ , thứ tiếng thanh tao ấy chỉ còn là hoài niệm của người Hà Nội xưa. Nó cũng như di tích lịch sử đang bị biến mất dần. Thay vào đó , " văn hóa quát , chửi " lên ngôi.
Cách đây mấy hôm.... ( còn nữa )
Lê Hoàng
Báo Tiếp thị & Gia đình số 41
( e post bài này lên vì e đọc xong thấy có cùng 1 tâm trạng như thế sau mỗi lần về Hà Nội , bác nào thấy cùng tâm trạng thì vodka cho e 1 phát nhé , để e còn có sức post lên tiếp )