- Biển số
- OF-95789
- Ngày cấp bằng
- 18/5/11
- Số km
- 2,070
- Động cơ
- 415,000 Mã lực
Em thấy trong SG làm gắt gao thật, chắc cũng phải lấy lại được ít nhất là ở 1 quận. HN từ cuối tuần đến giờ thấy cũng rộn ràng, anh Chung cũng chỉ đạo mùng 10 này deadline ra quân, ti vi báo đài cũng nói nhiều, nhưng ko hiểu sao em cứ thấy khó mà đòi được.
CT vừa chỉ đạo như này:
p/s: em biết bài dưới là nói về SG, ý em là sớm muộn sẽ có bài tương tự cho phố cổ HN
CT vừa chỉ đạo như này:
Thì sau đấy đã có bài đỡ đòn né hạ kiểu này:Tham nhũng vỉa hè và tối hậu thư của Chủ tịch Hà Nội
Thứ Hai, 06/03/2017 07:33:00 GMT+7
Từng làm Giám đốc Công an TP, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung biết rõ quán bia vỉa hè nào có công an đứng đằng sau, bãi giữ xe nào có bóng dáng của chủ tịch phường, quận...
Nếu câu nói “không lấy lại được vỉa hè cho dân thì sẽ cởi áo về nhà” của Phó chủ tịch UBND quận 1, TP.HCM được xem là lời tuyên chiến với tình trạng mất trật tự mỹ quan đô thị thì chuyện “trong 180 quán bia vỉa hè ở Hà Nội, 150 quán có công an đứng đằng sau" mà Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung công khai mới đây, cho thấy có một loại hành vi tham nhũng ở các TP lớn.
Đó là tham nhũng vỉa hè - loại tham nhũng chưa được ghi vào từ điển các nhà lập pháp nhưng ai cũng biết và mong nó bị loại khỏi đời sống xã hội.
Cán bộ quận Đống Đa giành lại vỉa hè cho người dân. Ảnh: Phạm Hải
Chuyện cấm hàng rong, lập lại trật tự vỉa hè dường như nhiệm kỳ Chủ tịch Hà Nội nào cũng làm. Không phải nói miệng mà có chỉ thị, có chiến dịch hẳn hoi.
Thế nhưng, sau mấy ngày “trống giong cờ mở”, sau những lời quyết tâm quyết chí, chữ ký của những bản cam kết vừa ráo mực thì vỉa hè Hà Nội đâu lại vào đấy.
Không ai như Chủ tịch Nguyễn Đức Chung
Người Hà Nội ai mà chả biết lý do thật sự của kiểu “đánh trống bỏ dùi” của chính quyền TP trong các chiến dịch lập lại trật tự vỉa hè. Thế nhưng không ai nói công khai, chắc nịch như Chủ tịch Nguyễn Đức Chung.
Từng làm Giám đốc Công an TP, ông biết rõ quán bia vỉa hè nào có công an bảo kê, bãi giữ xe nào có bóng dáng của chủ tịch phường, chủ tịch quận, thậm chí là có cán bộ của sở nọ sở kia.
Cho nên, câu nói của Chủ tịch Hà Nội “các bí thư, chủ tịch quận ngồi đây có ai dám cam đoan với tôi các điểm trông giữ xe dưới phường không có người nhà, không có bãi đỗ xe của bí thư, chủ tịch không?”, có lẽ chỉ là để cấp dưới nghe mà chột dạ, mà tự thay đổi, chứ ai lại dại gì khai ra những bãi xe vỉa hè đẻ ra tiền ấy cơ chứ.
Vì vậy, để lòng lề đường thông thoáng, để giao thông đô thị không ách tắc, trước mắt không phải là làm bãi đỗ xe ngầm mà là phải lấy lại vỉa hè. Nhưng Hà Nội không ồn ào, mà chọn cách làm bền vững. Đó là nêu cao tinh thần tự giác chấp hành của dân.
Nhưng trước khi dân chấp hành thì cán bộ phải tự giác, phải nêu gương bằng việc “quán triệt người nhà không lấn chiếm vỉa hè để buôn bán, làm bãi giữ xe trái phép”. Bởi nếu cứ như cái tỉ lệ đến 87% quán bia vỉa hè có công an bảo kê, bãi xe nào cũng có người nhà của bí thư, chủ tịch quận, phường thì với 939 điểm trông giữ phương tiện, mà chỉ 186 điểm có phép, thì chiến dịch lấy lại vỉa hè của Hà Nội, xem ra khó lòng đạt được kết quả.
Cậy quyền lấy lề đường kinh doanh là tham nhũng
Cán bộ nhà nước mà lại bằng cách này cách khác để kinh doanh lòng lề đường thu lợi cho riêng mình thì bảo sao dân có thể tôn trọng pháp luật.
Vỉa hè bị chiếm để kinh doanh về đêm. Ảnh: Trần Thường
Không ồn ào trăm tỉ, nghìn tỉ như các đại án ngân hàng, các dự án nhà máy đắp chiếu, nhưng một khi vỉa hè, bãi đỗ xe trái phép được các quan chức nhà nước bảo kê thì vỉa hè cũng là những cỗ máy đẻ ra tiền, âm thầm từng ngày chảy vào két sắt của các vị.
Lâu ngày cũng sẽ thành kho, thành núi. Lòng lề đường là tài sản quốc gia. Dùng quyền lực để kiếm tiền bất minh từ nguồn tài sản này để bỏ túi riêng là tham nhũng. Không phải tham nhũng vặt, mà là tham nhũng rất to.
Chủ tịch TP Hà Nội đã ra tối hậu thư cho cấp dưới nếu không tự giác thực hiện sẽ chỉ đích danh người bảo kê. Thậm chí sẽ cách chức, cho ra khỏi ngành nếu không dẹp được các điểm trông giữ xe lấn chiếm lòng lề đường.
Làm được việc ấy, không chỉ giữ được trật tự công cộng, trả lại vỉa hè cho người đi bộ, xây dựng đô thị văn minh, mà còn là dẹp nạn “tham nhũng vỉa hè”, vốn đã tồn tại như một thứ ung nhọt gây nhức nhối ở các đô thị lớn.
Theo Huệ Anh (VietNamNet)
Phải nói ra rất nhiều gian nan các cụ ạ“Tôi rất thích không khí vui vẻ của Bùi Viện, do vậy thật tiếc khi chúng tôi không còn được thoải mái ngồi ăn uống trên vỉa hè”, Vojtech Zounek, du khách người Na Uy, chia sẻ.
Du khách tiếc nuối nếu vỉa hè phố Tây ở Sài Gòn bị dẹp “Tôi rất thích không khí vui vẻ của Bùi Viện, do vậy thật tiếc khi chúng tôi không còn được thoải mái ngồi ăn uống, trò chuyện trên vỉa hè”, anh Vojtech nói.
10h đêm cuối tuần đầu tiên của tháng 3, phố Tây ba lô Bùi Viện vẫn đông đúc du khách đến vui chơi, ăn uống. Nhiều hàng quán bày biện bàn ghế ra đến lề đường để có chỗ cho khách ngồi, trong khi đó, những hàng xe máy đỗ chiếm hết vỉa hè.
Trong lúc hàng trăm du khách say sưa uống bia, trò chuyện thì lực lượng chức năng phường Phạm Ngũ Lão (quận 1, TP.HCM) xuất hiện. Hàng quán bỗng trở nên xôn xao, nhiều người nhanh tay thu dẹp bàn ghế, một số khác phải đợi nhắc mới dẹp bàn ghế gọn vào trong, chừa lại một lối nhỏ trên vỉa hè.
Vỉa hè Bùi Viện nhộn nhịp tối cuối tuần. Ảnh: Thanh Tùng.
Nhiều du khách đang vui vẻ bị lực lượng chức năng mời lùi vào trong, gương mặt họ hiện rõ nét hụt hẫng. Bốn khách Tây vừa vào quán nhậu, uống chưa hết chai bia đã đứng dậy bỏ đi, mặc cho nữ chủ quán 55 tuổi nài nỉ, xếp sẵn bàn ghế phía trong nhà mời họ vào.
Quán vỉa hè, nét đặc trưng của phố Tây
Anh Vojtech Zounek (33 tuổi, người Na Uy) cho rằng việc chính quyền thành phố đang nỗ lực cải thiện vỉa hè dành cho người đi bộ đó là điều tốt khi xe máy để tràn lan, chiếm cả lối đi bộ. Tuy nhiên, nếu tất cả vỉa hè đều bị cấm buôn bán thì thật đáng tiếc.
“Tôi rất thích không khí vui vẻ của Bùi Viện, do vậy thật tiếc khi chúng tôi không còn được thoải mái ngồi ăn uống, trò chuyện trên vỉa hè nữa”, anh Vojtech nói.
Anh Vojtech Zounek tiếc vì sẽ không còn thoải mái ngồi vỉa hè phố Tây. Ảnh: Lê Trai.
Một du khách người Pháp tên Jean Garcia chia sẻ ở đất nước của anh, những quán cà phê được phép để khách ngồi trên vỉa hè; tuy nhiên, ở đó trật tự hơn nhiều so với Bùi Viện.
“Khi quán hết chỗ ngồi, chúng tôi sẽ đi tìm nơi khác. Nhưng ở Bùi Viện thì không, khách tới thêm thì lại có thêm bàn ghế. Tôi nghĩ điều này thú vị hơn ở Pháp”, anh Jean so sánh.
Người bạn của Jean, chị Nguyễn Thị Xuân (25 tuổi, quận 8), cho biết mỗi tuần, chị cùng bạn bè ra vỉa hè Bùi Viện 3-4 lần. Theo chị, quán vỉa hè là nét đặc trưng của khu phố Tây.
Nhiều quán nhậu thu dọn bàn ghế khi lực lượng chức năng có mặt. Ảnh: Thanh Tùng.
“Ra Bùi Viện mà ngồi trong nhà thì chẳng khác các nơi, chúng tôi đến phố Tây vì bị thu hút bởi điều này. Nếu dọn vỉa hè không khéo, có thể sẽ khiến nét đặc trưng này mất đi”, chị Xuân lo ngại.
Với nhiều du khách, khu phố Tây giàu sức sống vì khung cảnh luôn náo nhiệt. Họ cho rằng việc “dẹp sạch” vỉa hè là giải pháp tốt cho người đi bộ, nhưng đối với khu phố Tây thì cần có giải pháp phù hợp hơn, vừa đảm bảo trật tự vừa giữ được "văn hóa vỉa hè" nơi đây.
Từ Bùi Viện "nhìn sang" Khao San ở Bangkok
Anh Martin Raska (33 tuổi, Cộng hòa Séc) cho biết anh rất thích cảm giác vừa ngồi nhâm nhi thức uống, tán gẫu với bạn bè, vừa thưởng thức không khí nhộn nhịp của phố phường, đây là trải nghiệm không phải thành phố nào cũng có.
Du khách đề xuất cấm ôtô, xe máy vào Bùi Viện. Ảnh: Thanh Tùng.
Anh Martin Raska mong muốn Bùi Viện sẽ là phố đi bộ tương tự như phố Khao San ở Bangkok (Thái Lan). Việc làm này vừa giúp cải thiện hình ảnh du lịch, vừa là mô hình dễ quản lý, tốt cho cả du khách lẫn người kinh doanh.
Đồng quan điểm trên, anh Nguyễn Minh Hùng (26 tuổi, quận 6) cho rằng tình trạng “dòng xe hòa lẫn dòng người” như ở Bùi Viện hiện nay rất dễ xảy ra tai nạn và làm mất mỹ quan khu phố.
Theo anh Hùng, chính quyền cần cấm ôtô, xe máy đi vào phố Tây buổi tối hoặc đưa phố Tây thành đường một chiều, như vậy tình trạng lộn xộn như hiện nay sẽ giảm đi.
Nhiều người đề xuất vẽ đường sơn phân cách lên vỉa hè để định rõ phạm vi được phép buôn bán. Ảnh: Thanh Tùng.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Sang (37 tuổi) cho rằng hình ảnh người dân và lực lượng đô thị tranh cãi, giằng co với dân trên phố Tây Bùi Viện là một hình ảnh xấu và làm phiền đến du khách.
“Tại sao cứ phải tranh cãi xem cái bàn, cái ghế này có nằm ngoài khuôn khổ cho phép hay không? Tôi đề xuất nên kẻ một đường sơn phân cách lên vỉa hè để định rõ phạm vi được phép buôn bán. Như vậy ai đúng ai sai sẽ rõ ràng”, chị Sang "mách nước".
Trao đổi với Zing.vn, bà Nguyễn Thị Thu Hường, Phó chủ tịch UBND quận 1, cho biết quận đang phối hợp với một công ty tư vấn vẽ thiết kế cụ thể phố đi bộ ở “khu phố Tây” để trình TP phê duyệt.
Trước đó TP đã đồng ý chủ trương về việc xây dựng thí điểm phố đi bộ trên các tuyến đường Bùi Viện, Đề Thám, Phạm Ngũ Lão (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1).
Về công tác lập lại trật tự đô thị, quận đã chỉ đạo phường Phạm Ngũ Lão tiếp tục vận động người dân, chủ cửa hàng chấp hành quy định, không lấn chiếm vỉa hè để tạo không gian rộng rãi cho du khách đi bộ. Trường hợp người dân vi phạm nhiều lần sẽ xử lý nghiêm theo quy định.
Theo Nhóm phóng viên (Tri Thức Trực Tuyến)
p/s: em biết bài dưới là nói về SG, ý em là sớm muộn sẽ có bài tương tự cho phố cổ HN