- Biển số
- OF-41386
- Ngày cấp bằng
- 23/7/09
- Số km
- 578
- Động cơ
- 480,512 Mã lực
Các bác OF nào đang đỗ xe ngoài trời lưu ý cận thận hỏng xe nhé, sắp có mưa đá ở thủ đô rồi ạ...
Hà Nội có thể xảy ra mưa đá vào ngày thứ Sáu!
Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương đã đưa ra cảnh báo như vậy trong cuộc trao đổi ngắn với phóng viên Petrotimes xung quanh hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra liên tiếp trong những ngày qua.
Theo một số phương tiện dự báo thời tiết của nước ngoài, đặc biệt là chương trình dự báo được tích hợp trên các thiết bị công nghệ cao, những ngày này, đang diễn ra hiện tượng thời tiết cực đoan ở nhiều nơi, trong đó có Hà Nội.
Ví dụ như ở Hà Nội, ngày thứ 5 (4/4) nhiệt độ giao động từ 27-35 độ C. Sau đó một ngày thì nhiệt độ ban ngày nóng tới 40 độ C, trong khi ban đêm chỉ là 17 độ.
Nếu những dự báo này chính xác thì đây rõ ràng là hiện tượng thời tiết cực đoan. Hiện tượng thời tiết cực đoan này kết hợp với một số yếu tố có thể dẫn đến mưa đá, lốc xoáy. Nhiều người dân Thủ đô đang hết sức lo ngại, nhất là khi nhận được thông tin đồng bào phía Bắc phải hứng chịu nhiều trận mưa đá trong những ngày qua.
Nhiều người dân thậm chí còn "lo xa" bằng cách luôn luôn mang theo... mũ bảo hiểm. Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương Lê Thanh Hải cũng thừa nhận, trong thời điểm giao mùa, chuyện mưa đá, lốc xoáy hoàn toàn có thể xảy ra.
Petrotimes: Trung Bộ và Tây Nguyên xuất hiện hạn hán sớm và trên diện rộng còn ở miền Bắc thì liên tục mấy ngày gần đây xảy ra mưa đá. Xin ông lý giải chi tiết về những hiện tượng thời tiết nguy hiểm này?
Ông Lê Thanh Hải: Có thể chia ra làm 2 hiện tượng khác nhau: Hạn hán ở Trung Bộ và Tây Nguyên là hiện tượng thời tiết cực đoan. Hiện tượng thời tiết cực đoan là nhưng hiệt tượng hiếm xảy ra và không có chu kỳ. Và hiện tượng này do biến đổi về hoàn lưu khí quyển, biến đổi về khí hậu gây ra.
Còn các hiện tượng giông tố, lốc, mưa đá, vòi rồng, sét ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung thì lại là hiện tượng thời tiết nguy hiểm khó gặp và không có tính chu kỳ. Còn lại việc như ở Lào Cai thì đúng là chưa từng xảy ra trong lịch sử nên làm cho chúng ta rất bất ngờ.
Petrotimes: Vậy đây là hiện tượng bất thường, thưa ông?
Ông Lê Thanh Hải: Đây là hoạt động bình thường theo quy luật vào thời điểm giao mùa. Ở các vùng núi cao như Tây Bắc, Tây Nguyên, Trung Bộ, mặt đất khô nóng hơn các vùng khác. Khi có gió mùa Đông Bắc tràn xuống, sự xung đột đột ngột, mạnh giữa hai khối khí nóng và lạnh kích thích sự đối lưu phát triển, gây giông mạnh. Trong giông mạnh thường có lốc, vòi rồng, mưa đá. Hơi nước bốc lên cao, ngưng tụ lại thành hạt đá nhỏ. Những hạt đá này tiếp tục đông kết và dính với nhau tạo nên các hạt đá to hơn, gây ra hiện tượng mưa đá.
Petrotimes: Theo một số phương tiện cảnh báo, mức chênh lệch nhiệt độ ở Hà Nội trong 2 ngày 4 và 5/4 có thể rất lớn. Điều này có đồng nghĩa với việc Hà Nội xảy ra mưa đá không, thưa ông?
Ông Lê Thanh Hải: Hiện tượng giông lốc, mưa đá có thể xảy ra ở bất cứ vùng miền nào trên toàn lãnh thổ. Tại Hà Nội cũng có thể có mưa đá trong thời điểm giao mùa này nhưng xác suất xảy ra không lớn, mỗi năm chỉ 1-2 lần.
Vào đêm 30/3, Hà Nội cũng có thời tiết cực đoan do xung đột thời tiết nóng - lạnh như mưa lớn, giông mạnh và sấm sét, nhưng không xảy ra mưa đá. Dự báo, đến ngày 6/4, miền Bắc sẽ có một đợt không khí lạnh, khả năng xuất hiện mưa đá kèm theo giông lốc, gió giật mạnh, sấm sét là rất lớn.
Ông Lê Thanh Hải: Hiện chưa thể dự báo chính xác về các trận mưa đá mà chỉ có thể đưa ra cảnh báo ở khu vực rộng. Người dân có thể nhận biết dấu hiệu mưa đá khi thấy dông mạnh vào ban ngày, mây đen kịt trên bầu trời, hoặc ban đêm có sấm sét, gió đang thổi đều bỗng lặng đi, trời lạnh đột ngột.
Chúng tôi đưa ra khuyến cáo, nếu thấy cảnh báo mưa đá và những dấu hiệu như trên, đặc biệt là vào ban đêm, người dân đang ở những ngôi nhà ngói, lợp tấm pro ximăng nên tìm chỗ có mái che kiên cố như nhà mái bằng, nhà tầng để tránh. Nếu ở vùng hoang vắng, người dân có thể chui xuống gầm giường, phủ chăn lên trên.
Ông Lê Thanh Hải: Năm nay thời tiết có nhiều diễn biến khó lường. Ngay từ tháng 1/2013, bão và áp thấp nhiệt đới đã xuất hiện phía Nam Biển Đông. Vì vậy, trong mùa mưa, bão, lũ năm 2013, tình hình thời tiết, thủy văn trên phạm vi cả nước sẽ có diễn biến phức tạp. Cần chủ động đề phòng bão mạnh, lũ quét, sạt lở đất ở các khu vực, đặc biệt tại các khu vực miền núi thuộc Bắc Bộ và Tây Nguyên.
Ngoài tình trạng khô hạn ở các tỉnh phía nam Trung Bộ có khả năng đến cuối tháng 7 mới dần được cải thiện, bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông khoảng 11-13 cơn (cao hơn các năm). Trên phạm vi toàn quốc nền nhiệt độ tháng 3/2013 và giữa - cuối mùa mưa bão ở mức cao hơn trung bình các năm. Nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng xuất hiện sớm.
- Xin cảm ơn ông!
http://petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/ha-noi-co-the-xay-ra-mua-da-vao-ngay-thu-sau.html
Hà Nội có thể xảy ra mưa đá vào ngày thứ Sáu!
Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương đã đưa ra cảnh báo như vậy trong cuộc trao đổi ngắn với phóng viên Petrotimes xung quanh hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra liên tiếp trong những ngày qua.
Theo một số phương tiện dự báo thời tiết của nước ngoài, đặc biệt là chương trình dự báo được tích hợp trên các thiết bị công nghệ cao, những ngày này, đang diễn ra hiện tượng thời tiết cực đoan ở nhiều nơi, trong đó có Hà Nội.
Ví dụ như ở Hà Nội, ngày thứ 5 (4/4) nhiệt độ giao động từ 27-35 độ C. Sau đó một ngày thì nhiệt độ ban ngày nóng tới 40 độ C, trong khi ban đêm chỉ là 17 độ.
Nếu những dự báo này chính xác thì đây rõ ràng là hiện tượng thời tiết cực đoan. Hiện tượng thời tiết cực đoan này kết hợp với một số yếu tố có thể dẫn đến mưa đá, lốc xoáy. Nhiều người dân Thủ đô đang hết sức lo ngại, nhất là khi nhận được thông tin đồng bào phía Bắc phải hứng chịu nhiều trận mưa đá trong những ngày qua.
Nhiều người dân thậm chí còn "lo xa" bằng cách luôn luôn mang theo... mũ bảo hiểm. Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương Lê Thanh Hải cũng thừa nhận, trong thời điểm giao mùa, chuyện mưa đá, lốc xoáy hoàn toàn có thể xảy ra.
Petrotimes: Trung Bộ và Tây Nguyên xuất hiện hạn hán sớm và trên diện rộng còn ở miền Bắc thì liên tục mấy ngày gần đây xảy ra mưa đá. Xin ông lý giải chi tiết về những hiện tượng thời tiết nguy hiểm này?
Ông Lê Thanh Hải: Có thể chia ra làm 2 hiện tượng khác nhau: Hạn hán ở Trung Bộ và Tây Nguyên là hiện tượng thời tiết cực đoan. Hiện tượng thời tiết cực đoan là nhưng hiệt tượng hiếm xảy ra và không có chu kỳ. Và hiện tượng này do biến đổi về hoàn lưu khí quyển, biến đổi về khí hậu gây ra.
Còn các hiện tượng giông tố, lốc, mưa đá, vòi rồng, sét ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung thì lại là hiện tượng thời tiết nguy hiểm khó gặp và không có tính chu kỳ. Còn lại việc như ở Lào Cai thì đúng là chưa từng xảy ra trong lịch sử nên làm cho chúng ta rất bất ngờ.
Petrotimes: Vậy đây là hiện tượng bất thường, thưa ông?
Ông Lê Thanh Hải: Đây là hoạt động bình thường theo quy luật vào thời điểm giao mùa. Ở các vùng núi cao như Tây Bắc, Tây Nguyên, Trung Bộ, mặt đất khô nóng hơn các vùng khác. Khi có gió mùa Đông Bắc tràn xuống, sự xung đột đột ngột, mạnh giữa hai khối khí nóng và lạnh kích thích sự đối lưu phát triển, gây giông mạnh. Trong giông mạnh thường có lốc, vòi rồng, mưa đá. Hơi nước bốc lên cao, ngưng tụ lại thành hạt đá nhỏ. Những hạt đá này tiếp tục đông kết và dính với nhau tạo nên các hạt đá to hơn, gây ra hiện tượng mưa đá.
Petrotimes: Theo một số phương tiện cảnh báo, mức chênh lệch nhiệt độ ở Hà Nội trong 2 ngày 4 và 5/4 có thể rất lớn. Điều này có đồng nghĩa với việc Hà Nội xảy ra mưa đá không, thưa ông?
Ông Lê Thanh Hải: Hiện tượng giông lốc, mưa đá có thể xảy ra ở bất cứ vùng miền nào trên toàn lãnh thổ. Tại Hà Nội cũng có thể có mưa đá trong thời điểm giao mùa này nhưng xác suất xảy ra không lớn, mỗi năm chỉ 1-2 lần.
Vào đêm 30/3, Hà Nội cũng có thời tiết cực đoan do xung đột thời tiết nóng - lạnh như mưa lớn, giông mạnh và sấm sét, nhưng không xảy ra mưa đá. Dự báo, đến ngày 6/4, miền Bắc sẽ có một đợt không khí lạnh, khả năng xuất hiện mưa đá kèm theo giông lốc, gió giật mạnh, sấm sét là rất lớn.
Mưa đá xảy ra liên tiếp tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
Petrotimes: Vậy chúng ta phải làm gì để phòng tránh tác hại do mưa đá, thưa ông?Ông Lê Thanh Hải: Hiện chưa thể dự báo chính xác về các trận mưa đá mà chỉ có thể đưa ra cảnh báo ở khu vực rộng. Người dân có thể nhận biết dấu hiệu mưa đá khi thấy dông mạnh vào ban ngày, mây đen kịt trên bầu trời, hoặc ban đêm có sấm sét, gió đang thổi đều bỗng lặng đi, trời lạnh đột ngột.
Chúng tôi đưa ra khuyến cáo, nếu thấy cảnh báo mưa đá và những dấu hiệu như trên, đặc biệt là vào ban đêm, người dân đang ở những ngôi nhà ngói, lợp tấm pro ximăng nên tìm chỗ có mái che kiên cố như nhà mái bằng, nhà tầng để tránh. Nếu ở vùng hoang vắng, người dân có thể chui xuống gầm giường, phủ chăn lên trên.
Mưa đá đã làm hỏng nhiều ngôi nhà tại Lào Cai.
Petrotimes: Mới những tháng đầu năm mà thời tiết đã có nhiều diễn biến phức tạp, ông nhận định như thế nào về tình hình thời tiết năm 2013?Ông Lê Thanh Hải: Năm nay thời tiết có nhiều diễn biến khó lường. Ngay từ tháng 1/2013, bão và áp thấp nhiệt đới đã xuất hiện phía Nam Biển Đông. Vì vậy, trong mùa mưa, bão, lũ năm 2013, tình hình thời tiết, thủy văn trên phạm vi cả nước sẽ có diễn biến phức tạp. Cần chủ động đề phòng bão mạnh, lũ quét, sạt lở đất ở các khu vực, đặc biệt tại các khu vực miền núi thuộc Bắc Bộ và Tây Nguyên.
Ngoài tình trạng khô hạn ở các tỉnh phía nam Trung Bộ có khả năng đến cuối tháng 7 mới dần được cải thiện, bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông khoảng 11-13 cơn (cao hơn các năm). Trên phạm vi toàn quốc nền nhiệt độ tháng 3/2013 và giữa - cuối mùa mưa bão ở mức cao hơn trung bình các năm. Nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng xuất hiện sớm.
- Xin cảm ơn ông!
http://petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/ha-noi-co-the-xay-ra-mua-da-vao-ngay-thu-sau.html