Gửi các cụ Fan's Leica

culip

Xe máy
Biển số
OF-443
Ngày cấp bằng
21/6/06
Số km
74
Động cơ
580,430 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Tôi yêu Leica

Leica chỉ nổi tiếng ở dòng máy M ngắm trực tiếp, dòng máy R yếu thế hơn rất nhiều.

Xin cám ơn Số Hóa đã cho tôi được đăng đàn trên trang báo thú vị này, để chia sẻ cùng những người có lẽ vì quá yêu quý nhãn hiệu Leica mà tuyệt đối hóa nó, thậm chí, đưa ra cả những lời phê phán có phần nặng nề (nhắm vào tôi).

Tôi xin được chia sẻ.

Máy ảnh Leica M6. Ảnh: Wikimedia.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tiếp đó là cuộc chiến tranh Việt Nam, chiếc máy ảnh Leica trở thành nổi tiếng khi đồng hành cùng các phóng viên chiến trường bởi sự gọn nhẹ và tin cậy, thay cho những chiếc máy dùng phim lớn cồng kềnh, chậm chạp và bất tiện. Phóng viên Nick Ut, làm việc cho hãng tin AP của Mỹ cũng dùng một chiếc máy ảnh Leica M (hình như là M3) để chụp bức ảnh cô bé Kim Phúc bị thiêu cháy bởi bom Napalm và đoạt các giải thưởng lớn gồm Pulize, một giải thưởng báo chí danh giá của Mỹ và World Press Photo (Ảnh báo chí thế giới) vào năm 1972.

Leica được sử dụng trong những tình huống đặc biệt, như cho những phóng viên khi trèo lên đỉnh Everets. Tạp chí nổi tiếng National Geographic của Mỹ khoảng năm 2000 thậm chí còn có cả một phóng sự nói về việc một nhóm phóng viên của họ đã đi chụp ảnh trên đó như thế nào, với các máy ảnh và ống kính Leica gì như một cách khoe hàng.

Nhưng cụ thể Leica là thế nào?

Leica chỉ nổi tiếng ở dòng máy M ngắm trực tiếp, dòng máy R yếu thế hơn rất nhiều. Giá bán của thân máy/ống kính M hầu hết cũng đắt hơn thiết bị tương đương của dòng R.

Leica M là thế nào?

Gọn nhẹ, bền chắc, lên phim và bấm máy rất êm. Chất lượng ảnh (chụp phim) tuyệt hảo. Song không chụp được macro, không chụp được rất gần, muốn dùng góc thật rộng phải có kính ngắm phụ, không thể chụp xa vì nguyên lý ngắm trực tiếp không cho phép lắp ống kính tele.

Đương nhiên, Leica M không lấy nét tự động, đo sáng TTL, chụp theo nhiều chương trình cũng như lên phim, trả phim tự động…

Và thế là các phóng viên ảnh chuyển sang Nikon, Canon. Và nếu ai còn dùng Leica M, thì đó là chiếc máy ảnh phụ trợ hoặc trang trí hay đơn giản là hoài niệm.

Chuyển sang thời đại kỹ thuật số thì ai cũng rõ là chiếc vương miện đã rời xa Leica như thế nào. Tôi đã có dịp dùng chiếc Leica R9 lắp lưng số Leica Digital Modul R của một người bạn làm báo, chưa tính thân máy và ống kính, giá bán cái lưng này tại thời điểm ra đời (2003) là 4.500 euro. Nhưng ảnh thì đúng là cực dở!

Chất lượng ảnh của Leica kỹ thuật số thì sao?

Chúng ta, chưa ai có cơ hội review chiếc Leica M9 mà vì nó chúng ta có cuộc trao đổi này, nhưng có thể tham khảo bản review Leica M8 trên Dpreview để thấy nó thua một chiếc máy hạng trung bình của Canon là EOS 5D như thế nào. Trong những công việc đặc biệt cần đến chất lượng ảnh kỹ thuật số đỉnh cao như là ảnh quảng cáo, thời trang... thì Phase One (Đan Mạch), Hasselblade (Thụy Điển) mới là loại máy ảnh được chọn thưa các bạn!

Thế nào là đẹp?

Tôi đồng ý là vẻ đẹp phụ thuộc vào nhãn quan, vào thói quen, văn hóa và lịch sử. Có thể cho đó là vẻ đẹp Đức mà tôi có thể không nhìn thấy như các bạn. Nhưng vẻ đẹp có những hệ quả rất dễ nhận ra. Đó là việc người ta tìm đến nó và học theo nó. Có thể ít người mua Leica vì giá đắt. Nhưng nếu nó thật sự đẹp, đẹp đến mức các bạn đả kích tôi hết lời khi tôi nói nó xấu, thì tại sao Canon, Nikon không đua nhau nhái mẫu Leica như hàng chục hãng điện thoại, máy tính đang nhái theo iPhone hay Macbook Air của Apple hòng bán được nhiều hàng?

Có thể ít người mua Leica vì giá đắt. Ảnh: Wordpress.

Với bạn tomyvu - tomyvu@yahoo.com, hình như bạn chưa hiểu rõ lắm thế nào là nghệ sĩ nhiếp ảnh thì phải. Nếu bạn nghĩ là các "nghệ sĩ nhiếp ảnh lớn trên toàn cầu" thường dùng Leica để chụp ảnh thì bạn đã lầm. Các nghệ sĩ lớn ở nước ngoài đại đa số là người chơi nghiệp dư, không sống bằng nghề ảnh và không xài sang như người Việt Nam ta đâu bạn ạ. Máy ảnh của họ rất xoàng. Nếu bạn có dịp xem những tập sách ảnh nghệ thuật ở nước ngoài, cuộc thi ảnh của Hasselblade chẳng hạn, ở phần thông tin kỹ thuật sau ảnh, các nghệ sĩ đa số đều dùng những chiếc máy ảnh thường thường của Nikon, Canon, Minolta hay Olympus chứ ít khi là những chiếc máy "đỉnh" của chính các hãng đó, tại thời điểm đó. Đương nhiên Leica là của hiếm.

Tháng 12 năm ngoái, tại Việt Nam có cuộc triển lãm ảnh của 15 nhà nhiếp ảnh bậc thầy thế giới (M.FIAP), một số trong số này có sang Việt Nam và đi chụp ảnh với các Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam trong hai ngày tại Hạ Long, máy ảnh của họ thua xa máy ảnh nghệ sĩ nhà ta. Với người ngoại quốc, máy ảnh xịn là để kiếm tiền, không như ở ta, chỉ để decor là chính, như tôi chẳng hạn, bạn ạ.

Bạn Nam Hải - hairo62@yahoo.com nói rằng 60 năm nay Leica không thay đổi về kiểu dáng, liệu có phải vì thiết kế, tính năng của Leica đã trở thành một mẫu mực vĩnh viễn hay chưa? Gần một nửa thời gian đó, Leica đã không quan tâm đến tính năng lấy nét tự động mà Minolta đã thương mại hóa từ năm 1985. Nhưng bây giờ thì Leica đã phải thay đổi sự bảo thủ ấy rồi đấy, bằng chiếc Leica S2 và một hệ thống ống kính lấy nét tự động hoàn toàn mới mà chắc các bạn cũng đã đọc trên Số Hóa.

Thất bại thảm hại với chiếc lưng số mà tôi nói ở trên chắc đã làm cho Leica phải thay đổi, trong đó có việc hướng tới thị trường autofocus chứ không phải cứ ôm mãi cái hoài niệm 60 năm manualfocus lạc hậu và trì trệ ấy.

Cuối cùng, xin nhắc lại là tôi không phủ nhận Leica. Nếu có thật nhiều tiền cũng sẽ mua một cái M9 đeo cho oách cái chơi, bên mình nhiều người thần tượng Leica mà. Nhưng tuyệt đối hóa chiếc máy ảnh này, cũng như thương hiệu Leica thì không bao giờ. Bởi vì chiếc máy ảnh có tốt bao nhiêu, đẹp bao nhiêu cũng không biến chúng ta trở thành những nhà nhiếp ảnh giỏi được đâu, thưa các bạn.

Cám ơn Số Hóa đã cho bạn đọc những bài viết rất hay và mới, cũng như cho chúng ta cơ hội được trao đổi như thế này. Tranh luận là cần thiết, vấn đề là chúng ta cần phải đưa ra những luận điểm và thông tin xác đáng để chứng minh quan điểm của mình, thay vì nói theo kiểu chụp mũ, cả vú lấp miệng em.

Tôi nghĩ thế.

Trân trọng.

Mạnh Quỳnh
quynhmanh67@yahoo.com
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
16,342
Động cơ
1,389,672 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Bài này của cụ Culip ạ?
 

pipe

Xe tăng
Biển số
OF-27297
Ngày cấp bằng
12/1/09
Số km
1,244
Động cơ
497,640 Mã lực
D-Lux3 hay M3 được không các cụ? Em định làm 1 con chứ lúc nào cũng dslr lỉnh kỉnh và có vẻ phô quá. :^)
 

Tung_Beo

Xe máy
Biển số
OF-19571
Ngày cấp bằng
5/8/08
Số km
93
Động cơ
503,050 Mã lực
Lấy Bessa ra sửa thành M9 mà cũng viết bài phân tích này nọ về Leica thì chắc mọi người cũng biết trình độ hiểu biết về Leica của người viết thế nào rồi :6:
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
16,342
Động cơ
1,389,672 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com

Alopicaso

Xe hơi
Biển số
OF-331849
Ngày cấp bằng
19/8/14
Số km
152
Động cơ
282,670 Mã lực
Không biết còn cụ nào yêu thích Leica nữa không em muốn hỏi chút? Hix tự nhiên nhảy xuống hố sâu quá.
 

cucaihn

Xe buýt
Biển số
OF-65594
Ngày cấp bằng
6/6/10
Số km
899
Động cơ
442,744 Mã lực
em cũng không quá thần thánh hoá Leica nhưng phải công nhận là ảnh của nó đẹp rất khó tả ,trong và chi tiết cực tốt
dùng nó rồi khó mà dùng lại được các thương hiệu khác ( ý kiến em có thể khác các cụ :) )
 

pino86

Xe tải
Biển số
OF-371566
Ngày cấp bằng
25/6/15
Số km
340
Động cơ
254,165 Mã lực
Em không dùng máy ảnh Leica nhưng chỉ dùng máy Huawei có ống kính Leica thôi đã thấy ngon rồi :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top