- Biển số
- OF-576719
- Ngày cấp bằng
- 30/6/18
- Số km
- 745
- Động cơ
- 647,078 Mã lực
Sáng nay em đọc được bài báo này, các cụ trong nghề cho e hỏi giá gỗ sưa bây giờ thế nào ạ, 146 tỉ bỏ không gần 3 năm phí thật, giờ mở contairner ra có khi mối mọt hỏng hết rồi ý
Dân trí Sau gần 3 năm bị đốn hạ, 4 lần bán đấu giá công khai, cây sưa "trăm tỷ" ở thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn nằm im bất động trong thùng container.
Sau gần 3 năm bị đốn hạ để bán đấu giá (27/1/2019), cây sưa "trăm tỷ" ở thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn nằm im bất động trong thùng container. Mặc dù chính quyền thôn Phụ Chính đã tổ chức đến 4 lần đấu giá lô gỗ sưa này nhưng chưa một lần thành công.
Theo quan sát của phóng viên, khu sân nhà văn hóa thôn Phụ Chính nơi đặt thùng container chứa lô gỗ sưa ở bên trong đang được tôn tạo, nâng nền để mở rộng, xây dựng lại nhà văn hóa mới. Việc đổ đất nền lên rất cao khiến cho thùng container bị lọt thỏm xuống dưới đất.
Nhấn để phóng to ảnh
Lô gỗ sưa được đựng trong thùng container đặt tại sân nhà văn hóa thôn Phụ Chính (Ảnh: Trọng Trinh).
Một người dân thôn Phụ Chính cho biết: "Nền sân nhà văn hóa sẽ được nâng lên rất cao, hiện giờ đơn vị thi công đang đổ đất san nền. Sau khi phần nền sân nhà văn hóa được đổ bê tông thì sẽ di chuyển thùng container gỗ sưa ra một địa điểm khác để san lấp, hoàn thiện sân nhà văn hóa".
Kể từ ngày chặt hạ cây sưa trong khuôn viên chùa Vĩnh Phúc, bán đấu giá lấy tiền để đầu tư công, xây dựng sửa chữa các công trình phúc lợi của thôn cho đến nay đã gần 3 năm. Người dân thôn Phụ Chính nhiều lần mừng hụt khi khối gỗ sưa được đưa ra bán đấu giá hết lần này đến lần khác nhưng kết quả vẫn chỉ là con số không tròn trĩnh.
Nhấn để phóng to ảnh
Khu sân nhà văn hóa thôn Phụ Chính đang được đầu tư nâng cấp, nền nâng cao, đất đổ xung quanh container đựng gỗ sưa (Ảnh: Trọng Trinh).
Nhấn để phóng to ảnh
Sau một thời gian dài nằm phơi mưa phơi nắng, thùng container đựng lô gỗ sưa "trăm tỷ" hoa cỏ quấn xung quanh, giờ nằm lọt thỏm dưới nền đất nhà văn hóa thôn Phụ Chính (Ảnh: Trọng Trinh).
"Chúng tôi những người dân trong thôn cũng nóng ruột lắm, nhưng biết làm sao được bây giờ. Nhiều lần lô gỗ sưa được mang ra bán đấu giá nhưng không có người mua. Không biết để lâu như vậy gỗ sưa có bị hư hỏng không?", một người dân thôn Phụ Chính than phiền.
Trước đó, tháng 1/2019, được sự chấp thuận của chính quyền sở tại, người dân thôn Phụ Chính đã tiến hành chặt hạ hai cây sưa đỏ 50 năm và 130 năm tuổi trong khuôn viên đình Phụ Chính. Theo nguyện vọng của người dân, số tiền thu được sau khi bán đấu giá lô gỗ sưa sẽ dùng để phục vụ nhiều công trình phúc lợi, trùng tu các di tích trên địa bàn.
Thời điểm mới chặt hạ, lô gỗ sưa được chia ra thành 5 nhóm, trong đó, mức thấp nhất là gốc nhỏ, rễ cây có giá sàn là 6,5 triệu đồng/1kg. Phần thân cây, cành cây sẽ được phân ra các loại với mức giá cao nhất là 32 triệu đồng/1kg. Tổng giá trị của cả 5 nhóm rơi vào khoảng 146 tỷ đồng, mức giá khởi điểm.
Tuy nhiên, đã qua 4 lần đấu giá, lô gỗ sưa vẫn chưa tìm được khách mua, dù sau mỗi lần đều giảm giá từ 146 tỷ đồng (lần 1, 2) xuống còn 138 tỷ đồng (lần 3, 4).
Nhấn để phóng to ảnh
Cận cảnh lô gỗ sưa nằm bên trong container (Ảnh: Nguyễn Trường).
Theo kế hoạch, chính quyền thôn Phụ chính đã chuẩn bị cho lần đấu giá thứ 5, vào khoảng 5/2021 và dự kiến giá sẽ còn giảm xuống. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 nên đợt đấu giá này đã phải hoãn lại cho đến tận bây giờ mà chưa biết khi nào sẽ tổ chức lại.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Đinh Văn Lai, trưởng thôn Phụ Chính tỏ ra chán nản khi nhắc đến lô gỗ sưa và không muốn cung cấp thông tin cho báo chí.
Hiện, hai cây sưa đỏ 130 tuổi và 50 tuổi ở thôn Phụ Chính được chia thành 31 khúc và cất giữ toàn bộ trong một container.
Theo quan sát, chiếc container được niêm phong, khóa 4 ổ khóa và hàn 2 thanh sắt chắn ngang 2 cửa, phía ngoài được vây bởi một rào thép B40 cao 2m.
Một người dân trong làng cho biết, bốn ổ khóa của chiếc container này được giao cho 4 người uy tín trong thôn giữ, nếu muốn mở cửa thì phải có sự thống nhất của họ. Ngoài ra, dân làng cũng nhờ công an xã cử người trông coi, cắt cử bảo vệ container chứa gỗ sưa 24/24h.
Thôn còn đầu tư tiền lắp đặt cả hệ thống camera giám sát nghiêm ngặt container gỗ sưa quý.
Nhấn để phóng to ảnh
Ngôi chùa trước đây có cây sưa "trăm tỷ" nằm trong khuôn viên, sau khi chặt hạ, ngôi chùa được đầu tư cải tạo khang trang (Ảnh: Trọng Trinh).
Nhấn để phóng to ảnh
Cổng chùa được xây mới, còn lô gỗ sưa vẫn nằm im bất động chưa biết đến bao giờ mới quy được ra tiền thật (Ảnh: Trọng Trinh).
Theo lãnh đạo xã Hòa Chính lô gỗ sưa hiện giờ thuộc quyền quản lý của chính quyền thôn Phụ Chính, địa phương chỉ giải quyết các thủ tục liên quan đến hành chính, còn việc đấu giá như thế nào là do thôn quyết định.
Dân trí Sau gần 3 năm bị đốn hạ, 4 lần bán đấu giá công khai, cây sưa "trăm tỷ" ở thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn nằm im bất động trong thùng container.
Sau gần 3 năm bị đốn hạ để bán đấu giá (27/1/2019), cây sưa "trăm tỷ" ở thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn nằm im bất động trong thùng container. Mặc dù chính quyền thôn Phụ Chính đã tổ chức đến 4 lần đấu giá lô gỗ sưa này nhưng chưa một lần thành công.
Theo quan sát của phóng viên, khu sân nhà văn hóa thôn Phụ Chính nơi đặt thùng container chứa lô gỗ sưa ở bên trong đang được tôn tạo, nâng nền để mở rộng, xây dựng lại nhà văn hóa mới. Việc đổ đất nền lên rất cao khiến cho thùng container bị lọt thỏm xuống dưới đất.
Nhấn để phóng to ảnh
Lô gỗ sưa được đựng trong thùng container đặt tại sân nhà văn hóa thôn Phụ Chính (Ảnh: Trọng Trinh).
Một người dân thôn Phụ Chính cho biết: "Nền sân nhà văn hóa sẽ được nâng lên rất cao, hiện giờ đơn vị thi công đang đổ đất san nền. Sau khi phần nền sân nhà văn hóa được đổ bê tông thì sẽ di chuyển thùng container gỗ sưa ra một địa điểm khác để san lấp, hoàn thiện sân nhà văn hóa".
Kể từ ngày chặt hạ cây sưa trong khuôn viên chùa Vĩnh Phúc, bán đấu giá lấy tiền để đầu tư công, xây dựng sửa chữa các công trình phúc lợi của thôn cho đến nay đã gần 3 năm. Người dân thôn Phụ Chính nhiều lần mừng hụt khi khối gỗ sưa được đưa ra bán đấu giá hết lần này đến lần khác nhưng kết quả vẫn chỉ là con số không tròn trĩnh.
Nhấn để phóng to ảnh
Khu sân nhà văn hóa thôn Phụ Chính đang được đầu tư nâng cấp, nền nâng cao, đất đổ xung quanh container đựng gỗ sưa (Ảnh: Trọng Trinh).
Nhấn để phóng to ảnh
Sau một thời gian dài nằm phơi mưa phơi nắng, thùng container đựng lô gỗ sưa "trăm tỷ" hoa cỏ quấn xung quanh, giờ nằm lọt thỏm dưới nền đất nhà văn hóa thôn Phụ Chính (Ảnh: Trọng Trinh).
"Chúng tôi những người dân trong thôn cũng nóng ruột lắm, nhưng biết làm sao được bây giờ. Nhiều lần lô gỗ sưa được mang ra bán đấu giá nhưng không có người mua. Không biết để lâu như vậy gỗ sưa có bị hư hỏng không?", một người dân thôn Phụ Chính than phiền.
Trước đó, tháng 1/2019, được sự chấp thuận của chính quyền sở tại, người dân thôn Phụ Chính đã tiến hành chặt hạ hai cây sưa đỏ 50 năm và 130 năm tuổi trong khuôn viên đình Phụ Chính. Theo nguyện vọng của người dân, số tiền thu được sau khi bán đấu giá lô gỗ sưa sẽ dùng để phục vụ nhiều công trình phúc lợi, trùng tu các di tích trên địa bàn.
Thời điểm mới chặt hạ, lô gỗ sưa được chia ra thành 5 nhóm, trong đó, mức thấp nhất là gốc nhỏ, rễ cây có giá sàn là 6,5 triệu đồng/1kg. Phần thân cây, cành cây sẽ được phân ra các loại với mức giá cao nhất là 32 triệu đồng/1kg. Tổng giá trị của cả 5 nhóm rơi vào khoảng 146 tỷ đồng, mức giá khởi điểm.
Tuy nhiên, đã qua 4 lần đấu giá, lô gỗ sưa vẫn chưa tìm được khách mua, dù sau mỗi lần đều giảm giá từ 146 tỷ đồng (lần 1, 2) xuống còn 138 tỷ đồng (lần 3, 4).
Nhấn để phóng to ảnh
Cận cảnh lô gỗ sưa nằm bên trong container (Ảnh: Nguyễn Trường).
Theo kế hoạch, chính quyền thôn Phụ chính đã chuẩn bị cho lần đấu giá thứ 5, vào khoảng 5/2021 và dự kiến giá sẽ còn giảm xuống. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 nên đợt đấu giá này đã phải hoãn lại cho đến tận bây giờ mà chưa biết khi nào sẽ tổ chức lại.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Đinh Văn Lai, trưởng thôn Phụ Chính tỏ ra chán nản khi nhắc đến lô gỗ sưa và không muốn cung cấp thông tin cho báo chí.
Hiện, hai cây sưa đỏ 130 tuổi và 50 tuổi ở thôn Phụ Chính được chia thành 31 khúc và cất giữ toàn bộ trong một container.
Theo quan sát, chiếc container được niêm phong, khóa 4 ổ khóa và hàn 2 thanh sắt chắn ngang 2 cửa, phía ngoài được vây bởi một rào thép B40 cao 2m.
Một người dân trong làng cho biết, bốn ổ khóa của chiếc container này được giao cho 4 người uy tín trong thôn giữ, nếu muốn mở cửa thì phải có sự thống nhất của họ. Ngoài ra, dân làng cũng nhờ công an xã cử người trông coi, cắt cử bảo vệ container chứa gỗ sưa 24/24h.
Thôn còn đầu tư tiền lắp đặt cả hệ thống camera giám sát nghiêm ngặt container gỗ sưa quý.
Nhấn để phóng to ảnh
Ngôi chùa trước đây có cây sưa "trăm tỷ" nằm trong khuôn viên, sau khi chặt hạ, ngôi chùa được đầu tư cải tạo khang trang (Ảnh: Trọng Trinh).
Nhấn để phóng to ảnh
Cổng chùa được xây mới, còn lô gỗ sưa vẫn nằm im bất động chưa biết đến bao giờ mới quy được ra tiền thật (Ảnh: Trọng Trinh).
Theo lãnh đạo xã Hòa Chính lô gỗ sưa hiện giờ thuộc quyền quản lý của chính quyền thôn Phụ Chính, địa phương chỉ giải quyết các thủ tục liên quan đến hành chính, còn việc đấu giá như thế nào là do thôn quyết định.