Kinh nghiệm vận hành, sửa chữa bảo dưỡng và phụ tùng thay thế đối với GL 550/450, 320 CDI:
1. VẬN HÀNH
- Vận hành: Xe cự kỳ đầm chắc, cách âm cực tốt, nhích ga nhẹ là vượt 120km/h, từ 80km/h trở lên tự động hạ gầm 2cm, nâng gầm max 8cm. Tự giữ phanh giữa dốc mà không cần về N và không cần giữ chân phanh; khi xuống dốc gắt/đổ đèo có thể: i) Đi số sàn, hoặc ii) Số sàn kết hợp sử dụng hỗ trợ đổ đèo (DSR-Downhill Speed Regulation), hoặc iii) Chỉ sử dụng chế độ hỗ trợ đổ đèo DSR hoặc iv) Đi chế độ tự động D để xe xử lý thông qua chân phanh, chân ga.
- Tính năng hỗ trợ đổ đèo DSR: Khi tính năng DSR bật ON, có thể dùng cần gạt Cruise Control để tăng/giảm tốc độ đã set trước đó (thay đổi từ 5-16 km/h).
- Cân độ chụm và góc đặt bánh xe: Nếu xe đi bị rung vô lăng/rung xe, cảm giác rung giật ở vận tốc khoảng 85-90km/h trở lên thì các cụ nên đưa xe đi cân độ chụm và góc đặt bánh xe, cân bằng động cả 4 lốp bằng hệ thống máy Hunter, chi phí này cũng rẻ tầm 600-1tr tùy xe, cân xong xe chạy 100-120kmh im phắc, chạy vài 100m xe vẫn thẳng tắp mới đạt yêu cầu.
- Hệ thống điện tử (các xe khác cũng vậy): Khá nhạy cảm với thời tiết ở VN, nếu để 1 thời gian dài không đi thì các board mạch điện tử của ECU, sam trước/sau, board mạch điện tử trên cánh cửa... sẽ bị ố mốc (ảnh dưới), gây chạm chập, dẫn đến cảnh báo sai... khi không có nhu cầu đi lại thì tối thiểu mỗi tuần xe cũng nên được khởi động tại chỗ 1-2 lần tầm 5-10 phút/lần, bật điều hoà lạnh sâu. Board mạch của ECU trên mặt máy thường nổ mấy con tụ dầu, thay tụ là hết, chi phí cũng rẻ, trên dưới 1tr.
- Cầu chì ở hộp trước/hộp sau: Cầu chì không chính hãng có chân giắc cắm mỏng hơn, dễ gây lỏng/chập chờn ảnh hưởng đến vận hành của xe.
- Xe đề kéo dài, khó nổ, không nổ được, có thể: i) Do Ắc quy yếu, kiểm tra bằng cách đo điện áp khi đề, nếu điện áp giảm còn 8-9V và đã dùng trên 2 năm thì nên thay; ii) Hoặc do van một chiều trên bơm xăng hỏng (tích hợp trong bơm), không giữ được áp suất trên đường nhiên liệu.
- Dây curoa: Dấu hiệu dây kém là khi có tiếng kêu két két lúc khởi động buổi sáng, mặt tiếp xúc với puli có vết nứt răm, dây 550/450 dài 2,404m, 320 CDI dài 2,035m (nên ktra kỹ, thay khi đã kém vì nó rất quan trọng, hỏng giữa đường các gara ở xa HN/HCM thường không có, chờ đợi có khi cả ngày mới gửi đến được).
- Khoá remote: Có 1 chìa cơ khí cắm ở cuối, nếu remote trục trặc thì rút chìa cơ khí ra để mở khoá cửa (ảnh dưới).
- Mở lắp bình xằng khi khóa remote hỏng: Phía trong nắp bình xăng (bên trong xe) có 1 tấm che hộp cầu chì, mở nắp che có 1 cái dây dùng để mở nắp bình xăng trong trường hợp remote bị hỏng (ảnh dưới).
Như vậy, trong hành trình dài mà chẳng may remote bị trục trặc thì các cụ đã có thể mở cửa, đổ xăng và về đến nhà rồi. Các cụ đi dòng xe khác kiểm tra xem có tính năng này không?
- Dưới gương chiếu hậu trong xe có 3 nút phía trái tích hợp mở, dừng, đóng cửa gara mà không cần phải xuống xe khi về nhà, để sử dụng cần coding và 1 bộ thu nhận tín hiệu (tôi chưa thử, cụ nào dùng rồi xin chia sẻ thêm).
- Gương chiếu hậu 2 bên có thể cài để khi vào số lùi thì cụp xuống giúp nhìn thấy bánh sau hoặc bỏ, cài Auto đóng mở gương khi khóa xe hoặc bỏ.
- Cửa nóc, ở ta hay gọi là cửa sổ trời! nhưng theo tôi tên gọi của nó là cửa thoát hiểm (exit), nó giúp thoát ra khỏi xe trong các trường hợp khẩn cấp, còn chui đầu ra hóng mát thì không hợp và không an toàn. Các cụ hay đỗ xe ngoài trời, dưới tán cây thì lưu ý vì hoa, lá... có thể làm tắc đường thoát nước mưa, dẫn đến nước chảy vào trong xe khi gặp trời mưa, thỉnh thoảng nên thông đường thoát nước này.
- Tiêu hao nhiên liệu sau 1V km: Đi cao tốc, tốc độ trung bình 62km/h xe báo tiêu thụ 10,7L/100km cho quãng đường 191km (ảnh dưới); đường hỗn hợp (hơn 2/3 là cao tốc và trung tốc) tiêu thụ khoảng 11,3L/100km, còn đi trong phố không ùn tắc, chỉ dừng đèn đỏ, tốc độ trung bình khoảng 25km/h xe báo khoảng 14-14,5L/100km. Để đạt mức tiêu thụ nhiên liệu này xe đã được thay mới 8 bugi Merc, vệ sinh kim phun, thay 01 cảm biến ô xy OM (vệ sinh các cảm biến còn lại), thay cảm biến đo gió xịn hiệu BOSCH (made in Germany), thay lọc xăng, sau đó kiểm tra các chỉ số động cơ đạt yêu cầu, máy lại nổ thều thào, đứng cạnh nhiều khi không nghe thấy tiếng máy. Dưới đây là ảnh bugi cũ bị mòn, không đạt yêu cầu, có thể thấy đầu kim đã mòn gần hết.
2. CHĂM SÓC, BẢO DƯỠNG
- Dầu động cơ: Tôi dùng Castrol tổng hợp toàn phần 5W-30 (hoặc 10W-40), loại này chạy 10.000km. Chỉ số đầu 5W hay 10W là nhiệt độ thấp nhất mà động cơ có thể khởi động được, bằng cách lấy số đó trừ đi 35 thì ra nhiệt độ âm (-) mà động cơ có thể khởi động được vào mùa đông, VD 5-35 thì dầu 5W-30 động cơ khởi được ở nhiệt độ âm -30oC, 10-35 thì 10W-40 động cơ khởi động được ở âm -25oC, VN là nước nhiệt đới nên các cụ k cần quan tâm đến chỉ số này, chỉ cần quan tâm đến con số sau chữ W (winter-mùa đông), chỉ số này càng cao thì độ nhớt càng lớn và dầu càng đặc, với các xe cũ đã chạy trên 10 năm, các khe hở giữa các chi tiết cơ khí lớn thì nên dùng dầu có độ nhớt cao (tức dầu đặc hơn) như 30, 40... để bảo vệ động cơ tốt hơn. Khi dầu đặc, khả năng bám dính tốt hơn nên khi khởi động xe đỡ hao mòn hơn dầu loãng và khi chạy tạo ra 1 lớp màng dầu bám vào các chi tiết cũng sẽ dày hơn, điều này giúp bảo vệ động cơ tốt hơn. Khối lượng dầu 550/450 khi thay là 9L cả lọc, GL320 CDI là 8,5L cả lọc. Lưu ý: Thay dầu không đúng định kỳ (sau mỗi 10.000km), không đúng phẩm cấp, thay phải dầu kém chất lượng... có thể làm hư hỏng nghiêm trọng động cơ.
- Xe tôi có mấy cảnh báo: i) Báo Check Engine, do hỏng quạt bù gió sáng (để đốt hết nhiên liệu), thay quạt hết cảnh báo; ii) Cảnh báo ABS và ESP (hệ thống cân bằng điện tử), kèm theo dấu cảnh báo chấm than (!), kiểm tra do 1 cảm biến ABS bị mòn, thay cảm biến hết; iii) Cảnh báo hệ thống treo bóng hơi (The air suspension is malfunctioning), do van một chiều sau bơm hơi bị kém, thay cụm van hết cảnh báo.
- Thường xuyên kiểm tra mức dầu động cơ và mức nước làm mát trước mỗi chuyến hành trình dài, đảm bảo dầu động cơ/nước làm mát không hao so với lần kiểm tra trước (trong vạch min-max). Nếu dầu bị hao cần theo dõi thường xuyên, nếu hao liên tục thì xe có thể ăn dầu.
- Nước làm mát động cơ: Hệ thống làm mát tốt thì nước không bao giờ hao! Nguyên nhân hỏng hệ thống làm mát: Rò rỉ hệ thống đường ống nước làm mát, rò rỉ hệ thống điều hoà nóng, hỏng van hằng nhiệt (bị kẹt không mở), hỏng bơm tuần hoàn nước làm mát... Khi phát hiện nhiệt độ nước làm mát tăng cao hơn 90oC và tiếp tục tăng, phải dừng xe lại ngay vào vị trí an toàn, kiểm tra nguyên nhân, tốt nhất nên gọi cứu hộ đưa xe đến gara để kiểm tra, khắc phục. Tuyệt đối không được bổ sung nước lạnh vào khi động cơ đang nóng vì có thể làm cong vênh các chi tiết cơ khí dẫn đến hư hỏng động cơ, không cố gắng đi khi chưa xác định được nguyên nhân vì nó có thể làm động cơ hư hỏng nghiêm trọng. Nước làm mát của GL550 là 12L, 450 là 10L, 320 CDI là 8,5L.
- Ắc quy của cả 3 dòng này đều sử dụng loại 12V/95Ah, tốt nhất nên dùng hiệu AGM (Absorbent Glass Mat-cách điện sợi thuỷ tinh), có độ bền trên 5 năm, các loại khác độ bền khoảng 2 năm.
- Mỗi cụ nên tìm cho mình 1 gara uy tín, có trình độ cao để chăm sóc/sửa chữa cho chiếc xe của mình, vì xe Merc rất khó sửa chữa do có rất nhiều công nghệ (đây là lý do tại sao S thỉnh thoảng thấy bị vứt bỏ vỉa hè hay ngoài công viên), chọn 1 gara không đủ trình độ/không có uy tín sẽ chỉ làm cho chiếc xe thêm bị hư hỏng, sửa chữa liên miên không hết bệnh được, chưa sửa xong bệnh này lại phát bệnh khác... xe tôi sau khi sửa chữa khắc phục 1 số lỗi, đến nay gần 1 năm không có bất kỳ cảnh báo lỗi nào, xe vận hành khá ổn định.
3.PHỤ TÙNG
- Có một số phụ tùng nên dùng chính hãng (hoặc chuyên dùng cho Merc): Cảm biến đo gió BOSCH, ắc quy AGM, bộ linh kiện đại tu động cơ, các cảm biến đo lường, board mạch điện tử...; còn lại có thể dùng hàng OM kể cả cảm biến ôxy.
- Hàng OEM cũng có nhiều loại, hàng tốt như Frey..., hàng chất lượng bình dân BMTS..., tất nhiên giá cả cũng khác nhau, nhìn chung giờ phụ tùng OEM cho Merc cũng nhiều, thay thế cũng nhanh, trừ 1 số phải đặt hàng nước ngoài thì có thể từ 3-5 tuần. Chọn 1 gara uy tín để mua được phụ tùng chất lượng theo giá tiền và được bảo hành sau khi lắp đặt.
4. CHI PHÍ SỬA CHỮA
- Khi mua về tôi thay một số cao su gầm, bảo dưỡng thước lái, thay bugi mới, thay cảm biến đo gió, thay lọc xăng, thay dầu động cơ/hộp số/dầu cầu, thay 1 bên giảm sóc sau và 2 tăm bông, bảo dưỡng củ đề, bổ sung gas điều hòa, thay lọc gió, lọc điều hòa, thay chổi gạt mưa, sửa thay tụ dầu board mạch ECU, thay 1 tuy ô thủy lực cửa cốp và nối tắt cảm biến chống kẹt, khôi phục lại và sau đó dập chữ Check Engine... tổng 63tr.
- Trong hơn 1 năm vận hành: Thay ắc quy Varta bằng ắc quy AGM 6,5tr (do đề dài mới nổ, thỉnh thoảng đề không kéo được, đo điện áp khi đề còn 8VDC), thay cụm van sau bơm nâng hạ gầm 6,5tr, thay đôi bóng LED 1,7tr, bổ sung gas điều hòa, sửa khôi phục cụm điều khiển điều hòa hàng ghế 2 mất 500k, sơn tút tát lại 7 điểm quanh xe (có 2 điểm nứt phải hàn cốt thép, 2 điểm móp phải kéo) gần 4tr, thay đôi chổi gạt mưa cao su 1,7tr... tổng khoảng hơn 20tr.
Trên đây là kinh nghiệm vận hành, chăm sóc và SCBD của tôi sau hơn 1 năm cầm lái em GL550, phần lớn là kinh nghiệm do tôi tự tìm hiểu ở góc độ người dùng nên nếu có gì chưa chính xác mong các cụ bỏ qua và góp ý thêm, chớ quăng gạch đá nhé vì tôi không phải là chuyên gia/KS ô tô. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các cụ đang chạy GL và các cụ có cùng quan tâm.
Tôi sẽ tiếp tục post các thông tin về cảnh báo trên xe, nguyên nhân và hướng dẫn xử lý cũng như những bệnh mà GL hay gặp phải.
...
1. VẬN HÀNH
- Vận hành: Xe cự kỳ đầm chắc, cách âm cực tốt, nhích ga nhẹ là vượt 120km/h, từ 80km/h trở lên tự động hạ gầm 2cm, nâng gầm max 8cm. Tự giữ phanh giữa dốc mà không cần về N và không cần giữ chân phanh; khi xuống dốc gắt/đổ đèo có thể: i) Đi số sàn, hoặc ii) Số sàn kết hợp sử dụng hỗ trợ đổ đèo (DSR-Downhill Speed Regulation), hoặc iii) Chỉ sử dụng chế độ hỗ trợ đổ đèo DSR hoặc iv) Đi chế độ tự động D để xe xử lý thông qua chân phanh, chân ga.
- Tính năng hỗ trợ đổ đèo DSR: Khi tính năng DSR bật ON, có thể dùng cần gạt Cruise Control để tăng/giảm tốc độ đã set trước đó (thay đổi từ 5-16 km/h).
- Cân độ chụm và góc đặt bánh xe: Nếu xe đi bị rung vô lăng/rung xe, cảm giác rung giật ở vận tốc khoảng 85-90km/h trở lên thì các cụ nên đưa xe đi cân độ chụm và góc đặt bánh xe, cân bằng động cả 4 lốp bằng hệ thống máy Hunter, chi phí này cũng rẻ tầm 600-1tr tùy xe, cân xong xe chạy 100-120kmh im phắc, chạy vài 100m xe vẫn thẳng tắp mới đạt yêu cầu.
- Hệ thống điện tử (các xe khác cũng vậy): Khá nhạy cảm với thời tiết ở VN, nếu để 1 thời gian dài không đi thì các board mạch điện tử của ECU, sam trước/sau, board mạch điện tử trên cánh cửa... sẽ bị ố mốc (ảnh dưới), gây chạm chập, dẫn đến cảnh báo sai... khi không có nhu cầu đi lại thì tối thiểu mỗi tuần xe cũng nên được khởi động tại chỗ 1-2 lần tầm 5-10 phút/lần, bật điều hoà lạnh sâu. Board mạch của ECU trên mặt máy thường nổ mấy con tụ dầu, thay tụ là hết, chi phí cũng rẻ, trên dưới 1tr.
- Cầu chì ở hộp trước/hộp sau: Cầu chì không chính hãng có chân giắc cắm mỏng hơn, dễ gây lỏng/chập chờn ảnh hưởng đến vận hành của xe.
- Xe đề kéo dài, khó nổ, không nổ được, có thể: i) Do Ắc quy yếu, kiểm tra bằng cách đo điện áp khi đề, nếu điện áp giảm còn 8-9V và đã dùng trên 2 năm thì nên thay; ii) Hoặc do van một chiều trên bơm xăng hỏng (tích hợp trong bơm), không giữ được áp suất trên đường nhiên liệu.
- Dây curoa: Dấu hiệu dây kém là khi có tiếng kêu két két lúc khởi động buổi sáng, mặt tiếp xúc với puli có vết nứt răm, dây 550/450 dài 2,404m, 320 CDI dài 2,035m (nên ktra kỹ, thay khi đã kém vì nó rất quan trọng, hỏng giữa đường các gara ở xa HN/HCM thường không có, chờ đợi có khi cả ngày mới gửi đến được).
- Khoá remote: Có 1 chìa cơ khí cắm ở cuối, nếu remote trục trặc thì rút chìa cơ khí ra để mở khoá cửa (ảnh dưới).
- Mở lắp bình xằng khi khóa remote hỏng: Phía trong nắp bình xăng (bên trong xe) có 1 tấm che hộp cầu chì, mở nắp che có 1 cái dây dùng để mở nắp bình xăng trong trường hợp remote bị hỏng (ảnh dưới).
Như vậy, trong hành trình dài mà chẳng may remote bị trục trặc thì các cụ đã có thể mở cửa, đổ xăng và về đến nhà rồi. Các cụ đi dòng xe khác kiểm tra xem có tính năng này không?
- Dưới gương chiếu hậu trong xe có 3 nút phía trái tích hợp mở, dừng, đóng cửa gara mà không cần phải xuống xe khi về nhà, để sử dụng cần coding và 1 bộ thu nhận tín hiệu (tôi chưa thử, cụ nào dùng rồi xin chia sẻ thêm).
- Gương chiếu hậu 2 bên có thể cài để khi vào số lùi thì cụp xuống giúp nhìn thấy bánh sau hoặc bỏ, cài Auto đóng mở gương khi khóa xe hoặc bỏ.
- Cửa nóc, ở ta hay gọi là cửa sổ trời! nhưng theo tôi tên gọi của nó là cửa thoát hiểm (exit), nó giúp thoát ra khỏi xe trong các trường hợp khẩn cấp, còn chui đầu ra hóng mát thì không hợp và không an toàn. Các cụ hay đỗ xe ngoài trời, dưới tán cây thì lưu ý vì hoa, lá... có thể làm tắc đường thoát nước mưa, dẫn đến nước chảy vào trong xe khi gặp trời mưa, thỉnh thoảng nên thông đường thoát nước này.
- Tiêu hao nhiên liệu sau 1V km: Đi cao tốc, tốc độ trung bình 62km/h xe báo tiêu thụ 10,7L/100km cho quãng đường 191km (ảnh dưới); đường hỗn hợp (hơn 2/3 là cao tốc và trung tốc) tiêu thụ khoảng 11,3L/100km, còn đi trong phố không ùn tắc, chỉ dừng đèn đỏ, tốc độ trung bình khoảng 25km/h xe báo khoảng 14-14,5L/100km. Để đạt mức tiêu thụ nhiên liệu này xe đã được thay mới 8 bugi Merc, vệ sinh kim phun, thay 01 cảm biến ô xy OM (vệ sinh các cảm biến còn lại), thay cảm biến đo gió xịn hiệu BOSCH (made in Germany), thay lọc xăng, sau đó kiểm tra các chỉ số động cơ đạt yêu cầu, máy lại nổ thều thào, đứng cạnh nhiều khi không nghe thấy tiếng máy. Dưới đây là ảnh bugi cũ bị mòn, không đạt yêu cầu, có thể thấy đầu kim đã mòn gần hết.
2. CHĂM SÓC, BẢO DƯỠNG
- Dầu động cơ: Tôi dùng Castrol tổng hợp toàn phần 5W-30 (hoặc 10W-40), loại này chạy 10.000km. Chỉ số đầu 5W hay 10W là nhiệt độ thấp nhất mà động cơ có thể khởi động được, bằng cách lấy số đó trừ đi 35 thì ra nhiệt độ âm (-) mà động cơ có thể khởi động được vào mùa đông, VD 5-35 thì dầu 5W-30 động cơ khởi được ở nhiệt độ âm -30oC, 10-35 thì 10W-40 động cơ khởi động được ở âm -25oC, VN là nước nhiệt đới nên các cụ k cần quan tâm đến chỉ số này, chỉ cần quan tâm đến con số sau chữ W (winter-mùa đông), chỉ số này càng cao thì độ nhớt càng lớn và dầu càng đặc, với các xe cũ đã chạy trên 10 năm, các khe hở giữa các chi tiết cơ khí lớn thì nên dùng dầu có độ nhớt cao (tức dầu đặc hơn) như 30, 40... để bảo vệ động cơ tốt hơn. Khi dầu đặc, khả năng bám dính tốt hơn nên khi khởi động xe đỡ hao mòn hơn dầu loãng và khi chạy tạo ra 1 lớp màng dầu bám vào các chi tiết cũng sẽ dày hơn, điều này giúp bảo vệ động cơ tốt hơn. Khối lượng dầu 550/450 khi thay là 9L cả lọc, GL320 CDI là 8,5L cả lọc. Lưu ý: Thay dầu không đúng định kỳ (sau mỗi 10.000km), không đúng phẩm cấp, thay phải dầu kém chất lượng... có thể làm hư hỏng nghiêm trọng động cơ.
- Xe tôi có mấy cảnh báo: i) Báo Check Engine, do hỏng quạt bù gió sáng (để đốt hết nhiên liệu), thay quạt hết cảnh báo; ii) Cảnh báo ABS và ESP (hệ thống cân bằng điện tử), kèm theo dấu cảnh báo chấm than (!), kiểm tra do 1 cảm biến ABS bị mòn, thay cảm biến hết; iii) Cảnh báo hệ thống treo bóng hơi (The air suspension is malfunctioning), do van một chiều sau bơm hơi bị kém, thay cụm van hết cảnh báo.
- Thường xuyên kiểm tra mức dầu động cơ và mức nước làm mát trước mỗi chuyến hành trình dài, đảm bảo dầu động cơ/nước làm mát không hao so với lần kiểm tra trước (trong vạch min-max). Nếu dầu bị hao cần theo dõi thường xuyên, nếu hao liên tục thì xe có thể ăn dầu.
- Nước làm mát động cơ: Hệ thống làm mát tốt thì nước không bao giờ hao! Nguyên nhân hỏng hệ thống làm mát: Rò rỉ hệ thống đường ống nước làm mát, rò rỉ hệ thống điều hoà nóng, hỏng van hằng nhiệt (bị kẹt không mở), hỏng bơm tuần hoàn nước làm mát... Khi phát hiện nhiệt độ nước làm mát tăng cao hơn 90oC và tiếp tục tăng, phải dừng xe lại ngay vào vị trí an toàn, kiểm tra nguyên nhân, tốt nhất nên gọi cứu hộ đưa xe đến gara để kiểm tra, khắc phục. Tuyệt đối không được bổ sung nước lạnh vào khi động cơ đang nóng vì có thể làm cong vênh các chi tiết cơ khí dẫn đến hư hỏng động cơ, không cố gắng đi khi chưa xác định được nguyên nhân vì nó có thể làm động cơ hư hỏng nghiêm trọng. Nước làm mát của GL550 là 12L, 450 là 10L, 320 CDI là 8,5L.
- Ắc quy của cả 3 dòng này đều sử dụng loại 12V/95Ah, tốt nhất nên dùng hiệu AGM (Absorbent Glass Mat-cách điện sợi thuỷ tinh), có độ bền trên 5 năm, các loại khác độ bền khoảng 2 năm.
- Mỗi cụ nên tìm cho mình 1 gara uy tín, có trình độ cao để chăm sóc/sửa chữa cho chiếc xe của mình, vì xe Merc rất khó sửa chữa do có rất nhiều công nghệ (đây là lý do tại sao S thỉnh thoảng thấy bị vứt bỏ vỉa hè hay ngoài công viên), chọn 1 gara không đủ trình độ/không có uy tín sẽ chỉ làm cho chiếc xe thêm bị hư hỏng, sửa chữa liên miên không hết bệnh được, chưa sửa xong bệnh này lại phát bệnh khác... xe tôi sau khi sửa chữa khắc phục 1 số lỗi, đến nay gần 1 năm không có bất kỳ cảnh báo lỗi nào, xe vận hành khá ổn định.
3.PHỤ TÙNG
- Có một số phụ tùng nên dùng chính hãng (hoặc chuyên dùng cho Merc): Cảm biến đo gió BOSCH, ắc quy AGM, bộ linh kiện đại tu động cơ, các cảm biến đo lường, board mạch điện tử...; còn lại có thể dùng hàng OM kể cả cảm biến ôxy.
- Hàng OEM cũng có nhiều loại, hàng tốt như Frey..., hàng chất lượng bình dân BMTS..., tất nhiên giá cả cũng khác nhau, nhìn chung giờ phụ tùng OEM cho Merc cũng nhiều, thay thế cũng nhanh, trừ 1 số phải đặt hàng nước ngoài thì có thể từ 3-5 tuần. Chọn 1 gara uy tín để mua được phụ tùng chất lượng theo giá tiền và được bảo hành sau khi lắp đặt.
4. CHI PHÍ SỬA CHỮA
- Khi mua về tôi thay một số cao su gầm, bảo dưỡng thước lái, thay bugi mới, thay cảm biến đo gió, thay lọc xăng, thay dầu động cơ/hộp số/dầu cầu, thay 1 bên giảm sóc sau và 2 tăm bông, bảo dưỡng củ đề, bổ sung gas điều hòa, thay lọc gió, lọc điều hòa, thay chổi gạt mưa, sửa thay tụ dầu board mạch ECU, thay 1 tuy ô thủy lực cửa cốp và nối tắt cảm biến chống kẹt, khôi phục lại và sau đó dập chữ Check Engine... tổng 63tr.
- Trong hơn 1 năm vận hành: Thay ắc quy Varta bằng ắc quy AGM 6,5tr (do đề dài mới nổ, thỉnh thoảng đề không kéo được, đo điện áp khi đề còn 8VDC), thay cụm van sau bơm nâng hạ gầm 6,5tr, thay đôi bóng LED 1,7tr, bổ sung gas điều hòa, sửa khôi phục cụm điều khiển điều hòa hàng ghế 2 mất 500k, sơn tút tát lại 7 điểm quanh xe (có 2 điểm nứt phải hàn cốt thép, 2 điểm móp phải kéo) gần 4tr, thay đôi chổi gạt mưa cao su 1,7tr... tổng khoảng hơn 20tr.
Trên đây là kinh nghiệm vận hành, chăm sóc và SCBD của tôi sau hơn 1 năm cầm lái em GL550, phần lớn là kinh nghiệm do tôi tự tìm hiểu ở góc độ người dùng nên nếu có gì chưa chính xác mong các cụ bỏ qua và góp ý thêm, chớ quăng gạch đá nhé vì tôi không phải là chuyên gia/KS ô tô. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các cụ đang chạy GL và các cụ có cùng quan tâm.
Tôi sẽ tiếp tục post các thông tin về cảnh báo trên xe, nguyên nhân và hướng dẫn xử lý cũng như những bệnh mà GL hay gặp phải.
...
Chỉnh sửa cuối: