- Biển số
- OF-801481
- Ngày cấp bằng
- 26/12/21
- Số km
- 113
- Động cơ
- 14,545 Mã lực
- Tuổi
- 41
Giúp em chọn một chiếc xe!
Nhân cái câu chuyện của một ông anh vui sướng khi mua được cái xe đạp hôm nay, tôi muốn viết bài này, muốn để mọi người hiểu sâu thêm về một vấn đề quá cũ: "lựa chọn một cái xe đạp như nào cho đúng, để tỷ lệ người mua xe đạp xong sẽ đam mê xe đạp được tăng lên." Đây là quan điểm và nhận thức cá nhân tôi, còn thiếu sót cần bổ sung mong anh em góp đá xây thêm chứ đừng ném vỡ đầu.
Câu hỏi dường như quá phổ biến trên các diễn đàn đạp xe: "Em có nhu cầu đạp thể dục, cuối tuần đi đạp xa xa bằng xe đạp. Hay em định đi làm bằng xe đạp rồi cuối tuần đi đạp xa xa chút là câu hỏi chiếm đến 80% của những người định đam mê xe đạp"
Ngày trước tôi cũng hay comment tư vấn những câu hỏi như này. Lâu dần tôi không nói gì nữa, vì người hỏi đôi khi còn chẳng muốn tìm hiểu về chiếc xe phù hợp, họ đơn giản chỉ là đang háo hức, muốn nhanh chóng mua được một chiếc xe nên lên hỏi cho nhanh.
Nếu nhu cầu đạp thể dục như các bạn đã hỏi thì câu tư vấn của mình ngàn đời vấn đúng: "xe đạp nào cũng phù hợp với nhu cầu của bạn, chỉ cần mua đúng size, đúng dáng mình thích và đừng bị lừa mua phải xe giả xe kém chất lượng là ok".
Vậy bạn cần mua xe gì? Xe gì cũng được thì nói làm gì.
Đúng vậy, nếu bạn chỉ không quan tâm thì cứ mua xe gì mà bạn thấy đẹp. Leo lên đạp thử và bảo người khác quay video cho ngắm, đẹp là mua, mua để trải nghiệm rồi sẽ biết cần gì. Lấy vợ lấy chồng chuyện trăm năm còn làm phút mốt thì ba cái chuyện lần đầu như xe cộ thì cứ làm tới đi.
Đầu tiên bạn hình dung cái xe đạp nó đơn giản lắm. Nguyên lý chuyển động chỉ là lực đạp từ chân chuyển qua bàn đạp, truyền qua xích, đến líp rồi làm quay bánh xe sau (group truyền động). Chuyển động rồi thì bon (quay được nhiều) hay không là ở hai cái May-ơ (hub) hay gọi nôm na là hai trục bánh xe. Bánh trước đóng vai trò dẫn lái, tay lái (ghi đông) điều khiển bánh trước thông qua càng xe (phuộc, giảm xóc). Bạn đạp bao nhiêu, xích nó kéo đến líp sau và quay bánh xe, thế là bạn lướt. Bộ truyền động (group) nó hỗ trợ tỉ số truyền giúp cái chân bạn bớt cương lên khi nặng và xẹp xuống khi nhẹ. Tất cả các ổ trục chuyển động đều quan trọng, đều cần trơn tru để lực ma sát ít nhất, giúp xe đạp nhẹ, đi xa và nhanh hơn. Xe tốt (tốt không có nghĩa là đắt) thì lực ma sát, công hao phí ít giúp đi xa và nhanh hơn khi cùng một lượng sức bỏ ra.
Xe đạp có bao nhiêu trục chuyển động ảnh hưởng đến vận tốc xe: Rất nhiều, trục giữa, hai trục bánh xe, trục líp, trục pê đan, trục cổ xe và hơn 100 trục xích .
Nguyên lý như nhau, nhưng trong quá trình hình thành phát triển Xe đạp cũng tiến hoá như các sinh vật tự nhiên hay các dòng sản phẩm khác. Từ vật liệu ban đầu chỉ là ống thép các bon, rồi thép hợp kim, nhôm hợp kim, sợi cabon, titan. Từ kiểu dáng Cổ điển ban đầu đã ra đời rất nhiều kiểu xe và dòng xe. Trong mỗi dòng xe lại có thêm rất nhiều phân khúc và chủng loại. Mình chỉ phân biệt ở mức sơ cấp cho người mới dễ hình dung như sau:
Cách 1:
1. Xe thể thao. Xe nào cũng là xe thể thao nếu đưa vào thể thao nhưng nôm na là nó dùng để thể thao
2. Xe đường phố: xe mini, xe cổ v.v có thể liệt kê vào nhóm này theo nghĩa là đi dạo, đi chợ phạm vi gần gần.
Cách 2:
1. Xe địa hình MTB (Mountains Bike): tên gọi đã nói lên tất cả, xe thiết kế để lên rừng, xuống núi, đổ đồi, off road v.v. Chính vì dòng xe này có dáng hầm hố nên có đến 70% xe đang lưu hành tại Việt Nam là MTB. Hiện nay MTB đã cải tiến theo thói quen người tiêu dùng là đi đường bằng vận tốc lớn khiến nó trở thành chiếc xe đạp thể thao đa dụng như kiểu xe SUV của ô tô. Xe MTB thường dùng group (bộ truyền động) và phụ tùng có mã bắt đầu là chữ M kèm dãy số đời, chủng loại phụ tùng.
2. Xe road: là dòng xe chạy nhanh nhất, có lốp bé, nan hoa thưa, thiêt kế và sản xuất tối ưu hoá trọng lượng giúp đi nhanh. Xe road có dòng tay cong và dòng tay thằng. Dân ta cứ hay gọi dòng xe đua tay ngang là xe tuoring thật sự hơi sai. Có thể nó là dòng xe dạo phố nhưng nó cũng không kém cạnh khi sải tốc độ. Xe Road thường có mã Group và phụ tùng là chữ R
3. Xe Tuoring: Trả lại tên Việt Nam cho em đúng nghĩa thì nó là dòng xe Lữ Hành, xe đạp đi du lịch. Cái tên lại nói lên tất cả, xe này thiết kế để thồ đồ đi đường xa dài ngày nên nó cần có khung chắc chắn để chở đồ và không đi nhanh như road nhưng cũng không chậm như MTB. Nó không phải là nằm giữa hai loại vì nó có ưu điểm là tải đồ nặng mà xe vẫn đi nhẹ do thiết kế trọng tâm xe. Xe touring thường dùng Group và phụ tùng có mã là T. Do mã T ít và đắt nên đa số dân ta lại dùng mã M như MTB.
Xong! Xong vì nó dài chứ còn nhiều vấn đề lắm, sau khi đạp đủ để yêu xe đạp thì bạn lại sẽ thấy cần nhiều hơn một cái xe.
Nếu bạn thật sự quan tâm tới việc lựa chọn một chiếc xe phù hợp với mình, cân đối hài hoà được giữa nhu cầu và túi tiền, nên chú ý gì khi mua xe để khỏi đạp mìn thì để lại lời nhắn và câu hỏi kèm:
-ảnh chụp toàn thân của cá nhân hoặc cùng nhóm bạn
- thông tin chiều cao cân nặng
- ngân sách dự kiến
Mình sẽ tư vấn và tổng hợp viết tiếp những phần tiếp theo.
Hy vọng trong thời gian tới chuyên mục này sẽ giúp đỡ được nhiều các bạn mới chơi.
(Còn tiếp)
Xưởng chăm sóc và sửa chữa xe đạp HMA Cycle 393 Giải Phóng, Hà Nội
- Điện thoại / Zalo: 0975678775
- Facebook cá nhân: https://www.facebook.com/hoangtkv
- Facebook cửa hàng: https://www.facebook.com//BoskeyVN/
Nhân cái câu chuyện của một ông anh vui sướng khi mua được cái xe đạp hôm nay, tôi muốn viết bài này, muốn để mọi người hiểu sâu thêm về một vấn đề quá cũ: "lựa chọn một cái xe đạp như nào cho đúng, để tỷ lệ người mua xe đạp xong sẽ đam mê xe đạp được tăng lên." Đây là quan điểm và nhận thức cá nhân tôi, còn thiếu sót cần bổ sung mong anh em góp đá xây thêm chứ đừng ném vỡ đầu.
Câu hỏi dường như quá phổ biến trên các diễn đàn đạp xe: "Em có nhu cầu đạp thể dục, cuối tuần đi đạp xa xa bằng xe đạp. Hay em định đi làm bằng xe đạp rồi cuối tuần đi đạp xa xa chút là câu hỏi chiếm đến 80% của những người định đam mê xe đạp"
Ngày trước tôi cũng hay comment tư vấn những câu hỏi như này. Lâu dần tôi không nói gì nữa, vì người hỏi đôi khi còn chẳng muốn tìm hiểu về chiếc xe phù hợp, họ đơn giản chỉ là đang háo hức, muốn nhanh chóng mua được một chiếc xe nên lên hỏi cho nhanh.
Nếu nhu cầu đạp thể dục như các bạn đã hỏi thì câu tư vấn của mình ngàn đời vấn đúng: "xe đạp nào cũng phù hợp với nhu cầu của bạn, chỉ cần mua đúng size, đúng dáng mình thích và đừng bị lừa mua phải xe giả xe kém chất lượng là ok".
Vậy bạn cần mua xe gì? Xe gì cũng được thì nói làm gì.
Đúng vậy, nếu bạn chỉ không quan tâm thì cứ mua xe gì mà bạn thấy đẹp. Leo lên đạp thử và bảo người khác quay video cho ngắm, đẹp là mua, mua để trải nghiệm rồi sẽ biết cần gì. Lấy vợ lấy chồng chuyện trăm năm còn làm phút mốt thì ba cái chuyện lần đầu như xe cộ thì cứ làm tới đi.
Đầu tiên bạn hình dung cái xe đạp nó đơn giản lắm. Nguyên lý chuyển động chỉ là lực đạp từ chân chuyển qua bàn đạp, truyền qua xích, đến líp rồi làm quay bánh xe sau (group truyền động). Chuyển động rồi thì bon (quay được nhiều) hay không là ở hai cái May-ơ (hub) hay gọi nôm na là hai trục bánh xe. Bánh trước đóng vai trò dẫn lái, tay lái (ghi đông) điều khiển bánh trước thông qua càng xe (phuộc, giảm xóc). Bạn đạp bao nhiêu, xích nó kéo đến líp sau và quay bánh xe, thế là bạn lướt. Bộ truyền động (group) nó hỗ trợ tỉ số truyền giúp cái chân bạn bớt cương lên khi nặng và xẹp xuống khi nhẹ. Tất cả các ổ trục chuyển động đều quan trọng, đều cần trơn tru để lực ma sát ít nhất, giúp xe đạp nhẹ, đi xa và nhanh hơn. Xe tốt (tốt không có nghĩa là đắt) thì lực ma sát, công hao phí ít giúp đi xa và nhanh hơn khi cùng một lượng sức bỏ ra.
Xe đạp có bao nhiêu trục chuyển động ảnh hưởng đến vận tốc xe: Rất nhiều, trục giữa, hai trục bánh xe, trục líp, trục pê đan, trục cổ xe và hơn 100 trục xích .
Nguyên lý như nhau, nhưng trong quá trình hình thành phát triển Xe đạp cũng tiến hoá như các sinh vật tự nhiên hay các dòng sản phẩm khác. Từ vật liệu ban đầu chỉ là ống thép các bon, rồi thép hợp kim, nhôm hợp kim, sợi cabon, titan. Từ kiểu dáng Cổ điển ban đầu đã ra đời rất nhiều kiểu xe và dòng xe. Trong mỗi dòng xe lại có thêm rất nhiều phân khúc và chủng loại. Mình chỉ phân biệt ở mức sơ cấp cho người mới dễ hình dung như sau:
Cách 1:
1. Xe thể thao. Xe nào cũng là xe thể thao nếu đưa vào thể thao nhưng nôm na là nó dùng để thể thao
2. Xe đường phố: xe mini, xe cổ v.v có thể liệt kê vào nhóm này theo nghĩa là đi dạo, đi chợ phạm vi gần gần.
Cách 2:
1. Xe địa hình MTB (Mountains Bike): tên gọi đã nói lên tất cả, xe thiết kế để lên rừng, xuống núi, đổ đồi, off road v.v. Chính vì dòng xe này có dáng hầm hố nên có đến 70% xe đang lưu hành tại Việt Nam là MTB. Hiện nay MTB đã cải tiến theo thói quen người tiêu dùng là đi đường bằng vận tốc lớn khiến nó trở thành chiếc xe đạp thể thao đa dụng như kiểu xe SUV của ô tô. Xe MTB thường dùng group (bộ truyền động) và phụ tùng có mã bắt đầu là chữ M kèm dãy số đời, chủng loại phụ tùng.
2. Xe road: là dòng xe chạy nhanh nhất, có lốp bé, nan hoa thưa, thiêt kế và sản xuất tối ưu hoá trọng lượng giúp đi nhanh. Xe road có dòng tay cong và dòng tay thằng. Dân ta cứ hay gọi dòng xe đua tay ngang là xe tuoring thật sự hơi sai. Có thể nó là dòng xe dạo phố nhưng nó cũng không kém cạnh khi sải tốc độ. Xe Road thường có mã Group và phụ tùng là chữ R
3. Xe Tuoring: Trả lại tên Việt Nam cho em đúng nghĩa thì nó là dòng xe Lữ Hành, xe đạp đi du lịch. Cái tên lại nói lên tất cả, xe này thiết kế để thồ đồ đi đường xa dài ngày nên nó cần có khung chắc chắn để chở đồ và không đi nhanh như road nhưng cũng không chậm như MTB. Nó không phải là nằm giữa hai loại vì nó có ưu điểm là tải đồ nặng mà xe vẫn đi nhẹ do thiết kế trọng tâm xe. Xe touring thường dùng Group và phụ tùng có mã là T. Do mã T ít và đắt nên đa số dân ta lại dùng mã M như MTB.
Xong! Xong vì nó dài chứ còn nhiều vấn đề lắm, sau khi đạp đủ để yêu xe đạp thì bạn lại sẽ thấy cần nhiều hơn một cái xe.
Nếu bạn thật sự quan tâm tới việc lựa chọn một chiếc xe phù hợp với mình, cân đối hài hoà được giữa nhu cầu và túi tiền, nên chú ý gì khi mua xe để khỏi đạp mìn thì để lại lời nhắn và câu hỏi kèm:
-ảnh chụp toàn thân của cá nhân hoặc cùng nhóm bạn
- thông tin chiều cao cân nặng
- ngân sách dự kiến
Mình sẽ tư vấn và tổng hợp viết tiếp những phần tiếp theo.
Hy vọng trong thời gian tới chuyên mục này sẽ giúp đỡ được nhiều các bạn mới chơi.
(Còn tiếp)
Xưởng chăm sóc và sửa chữa xe đạp HMA Cycle 393 Giải Phóng, Hà Nội
- Điện thoại / Zalo: 0975678775
- Facebook cá nhân: https://www.facebook.com/hoangtkv
- Facebook cửa hàng: https://www.facebook.com//BoskeyVN/
Chỉnh sửa cuối: