uhm, đầu tiên thì hơi khó hiểu với cái gọi là giới thiệu nội thất của bác này, nhưng kiên nhẫn xem xong thì nhận ra là bác này hình như có một mục đích khác.
Không biết nghề nghiệp của bác này nhưng có thể nói bác này quay theo một kỹ thuật quay phim gọi là Long take (hay One-er), dùng một cú máy động duy nhất, một thủ pháp rất được yêu thích của các đạo diễn lớn vì khả năng biểu cảm, gây ấn tượng mạnh về thị giác và độ phức tạp khi thực hiện . Thời xưa vì độ dài của cuốn phim, một cú máy dài nhất chỉ được 4 phút nhưng hiện nay đã có thể làm một cú máy dài hơn nhiều với nhiều kỹ thuật hỗ trợ cũng như là tạo các cú máy liên tiếp giả, (VD như bộ phim Russian Ark, đạo diễn Aleksandr Sokurov ,bộ phim dài 99 phút với 1 cú máy duy nhất.).
Cú máy trong đoạn clip này thuộc loại dễ thực hiện vì:
1/ Máy chỉ di chuyển trên một mặt phẳng, theo một hướng duy nhất.
2/ Máy chỉ di chuyển theo một diễn viên duy nhất
3/ Ngoại cảnh không có sự thay đổi về thời gian
Bời thế đây có thể gọi là kiểu long take cơ bản nhất trong các cú long take thực sự. Trong các cú máy phức tạp hơn, máy quay cũng có thể thay đổi độ cao chứ không chỉ di chuyển trên 1 mặt phẳng. VD như cú máy mở đầu cho phim Boogie Night của đạo diễn Paul Thomas Anderson :
http://bit.ly/9QPG1P . Đạo diễn giới thiệu tất cả các nhận trong phim qua một cảnh quay, đây là một cú long take điển hình.
Ngoài ra để đạt hiệu quả thị giác cao hơn, các nhà làm phim còn làm các cú longtake giả.
VD như video vài Yellow của Coldplay , Christ Martin vừa đi vừa hát trên bãi biển trong khí bầu trời chuyển từ đêm sang ngày rất nhanh. Có lẽ họ dùng kỹ thuật màn xanh và tuỳ chỉnh ánh sáng.
http://bit.ly/9nCJQa .
Hoặc là video bài Across the Universe (Fiona Apple trình bày), đạo diễn Paul Thomas Anderson :
http://bit.ly/a6VTL4 .
Ngoài ra thì sự phức tạp của cảnh phim cũng là lý do để dùng longtake giả. VD như cảnh sau đây trong phim Children of Men, một trong những cảnh hay nhất của thập kỷ, thực ra là ghép bởi khoảng 4-5 cú máy :
http://bit.ly/byL1BW
(b)