- Biển số
- OF-573064
- Ngày cấp bằng
- 8/6/18
- Số km
- 3,497
- Động cơ
- 27,153 Mã lực
Có lẽ thành thói quen. Khi buổi sáng đến cái hơi lạnh ồ ạt của gió đông bắc tạt vào mặt, lạnh tới nỗi bạn phải từ ban công chạy vào nhà và khoác lên mình một cái áo rồi mới dám ra tiếp ngắm và thưởng ngoạn cái không khí trong lành của ngày đầu đông.
Và mỗi khi như vậy tôi lại nhớ tới hắn.
Tôi gặp hắn lần đầu tiên khi đã qua giữa kỳ 1 lớp 10. Khi hắn vào cả lớp ồ lên vì cái vẻ không quá đẹp trai, nhưng lãng tử phong trần. Mái tóc thì bổ đôi nhưng chân hắn dài, và đặc biệt hắn lúc nào cũng cười hềnh hệch với đôi mắt gần như nhắm tịt vào nhau nên gọi là D híp. Với hắn hình như không có những chuyện suy tư, trầm ngâm hay như lũ tụi tôi nghe nhạc Trịnh, mọi thứ với hắn đều rất nhanh. Trông hắn có vẻ giống với xì tai Lệnh Hồ Xung mà tôi hay mê mẩn trong truyện kiếm hiệp Kim Dung.
Bố hắn là công an, tôi cho rằng tính ngang tàng của nó từ đấy mà ra. Bố nó cực bôn sê vích và nóng tính. Trong quãng đường chơi với nó tôi đếm được 5 lần bố nó tát nó với cái lực mà với tôi chắc nhập viện ngay tức khắc. Lần nào tát xong bố nó cũng khóc và bỏ đi uống bia.
Hắn và bố ở với nhau trong căn tập thể của CA tỉnh. Vì đặc thù nên bố hắn đi suốt, chỗ đó trở thành nơi tụ tập của tôi và 2 đứa thân nữa. 4 đứa chơi với nhau tới tận bây giờ, thân như ae ruột. Có đôi lần tôi hỏi hắn là sao “bố” ko dẫn mẹ lên ở cùng. Hắn chỉ cười, vẫn điệu cười hềnh hệch vô âu vô lo..
Hắn rất thông minh, nhưng lười nên kết quả ko được tốt lắm. Để có thể tưởng tượng hắn thông minh thế nào thì vì một vụ cá cược chỉ trong vòng 2 ngày cày hắn đã ẵm con 10 duy nhất của môn hình học không gian, cao nhất trong lớp và thịt của tôi mất 3 hộp cafe.
Ngoài bọn nhóm tôi ra hắn còn chơi với mấy nhóm nữa, toàn dân anh chị ăn chơi. Cứ tối tới là tụi nó lại đi lên mấy quán cafe kiêm ca nhạc ngoài trời. Có mấy con ghẹ hay lắm, nhưng cũng chỉ tới đó thôi. Chi tiết hay vui như thế nào hắn chẳng bao giờ kể với tụi tôi mặc dù chúng tôi vô cùng tò mò.
Thế rồi tụi tôi lên đại học, toàn trường điểm, duy có hắn học cái trường gì đó tôi ko nghe tên bao giờ, mà thôi cũng chẳng quan tâm. Tôi có nhiều người yêu, hắn cũng vậy nhưng nhóm tôi một năm cũng gặp nhau mấy lần, vẫn vui như hội. Nhưng tuyệt nhiên hắn ko về hè bao giờ.
Bắt đầu từ khi đi làm thì càng ít gặp hơn nữa. Hai thằng kia về còn tôi và hắn bám trụ ở HN. Mỗi lần nhớ nhau tôi hay dẫn bạn gái (giờ là vợ) phi qua chỗ hắn. Lần nào cũng vậy tôi và vợ đều thấy nó ở với một em khác nhau, đến độ tôi với bạn gái còn chơi trò cá cược xem lần này thăm là em cũ hay em mới. Nó thì coi vợ tôi như người nhà, chả ngại ngần gì. Vợ tôi cũng rất quý hắn. Về công việc, chúng tôi ko biết nó làm gì luôn. Gặp bố hắn thì bố bảo tao chỉ cần nó bằng 1/10 chúng mày là tốt rồi, tôi cười. Dù sao danh xưng “con nhà người ta” của tôi với hắn đã từ ngày xưa rồi.
Thế rồi hắn gọi điện mời cưới. Vẫn là em mới tinh mà gia đình tôi và lũ bạn chưa gặp bao giờ. Hỏi thì nó nháy mắt “bác sĩ bảo cưới thôi”.
Bọn tôi tin sái cổ cho đến khi mãi tận 1y sau vẫn chưa thấy có gì. Vẫn mắt híp hềnh hệch vô âu vô lo khi bị chúng tôi trêu là.....
Thế rồi hắn cũng có con thật. Đó là lần đầu tiên trong đời hắn vay tiền tôi xong cũng trả ngay vì đứa bé sinh sớm nên yếu, phải ở trong lồng kính mất 3 tuần.
Rồi hắn bắt đầu hỏi tôi về làm ăn, về kiếm tiền.. tôi chỉ thậm chí bảo hắn về cty tôi làm (lúc đó tôi làm gđ một function) nhưng hắn chỉ cười. Rồi hắn quyết định dắt díu gia đình về quê vì bố được một mảnh đất. Tiền xây nhà mỗi thằng chúng tôi góp một tí. Vẫn cười hềnh hệch nhưng lần này hắn bảo thẳng bao giờ có mới trả nha.
Về quê thì tốt rồi. Nhiều bạn bè nên chúng tôi cập nhật thông tin nhau dễ hơn. Lúc thì thấy hắn lang thang đi theo mấy ông làm bãi, lúc thì thấy hắn rao đi bỏ mối đặc sản vùng, etc... nhưng rồi sau 6 tháng hắn cũng trung thành với nghề sửa điện thoại.
Nghề này hoá ra lại hay, lớp chúng tôi hầu như mua điện thoại của hắn, sửa máy cũng qua hắn. Đứa nào cũng như đứa nào, xông vào của hàng là D híp lại cười hềnh hệch: hôm nay lại chăn được một con gà béo, hay “xin chào gà béo” nào... hehe
Hắn kiếm cũng đc, bắt đầu trả dần nợ. Mua sắm được nhiều thêm vật dụng trong gia đình. Duy chỉ có điều từ khi hắn lên thì hầu như không thấy bóng dáng vợ hắn đâu cả. Hỏi hắn thì hắn cười bảo vợ làm dưới Hn, chưa xin được việc trên này nên chưa lên.
Nói thế thôi tụi tôi cũng gặp được vợ hắn vài lần, con bé khá lạnh lùng và cư xử hơi giống “robot” nên tụi tôi cũng ít nói chuyện.
Chẳng có gì đáng quan tâm khi mà thời gian thấm thoát thì cũng đã 5y như vậy. Hắn và con gái vẫn ở với nhau. Bé Na rất tinh anh, bắt đầu vào lớp 1. Hai bố con quấn quýt bên nhau ko rời. Tính cách bé Na thì y như bố vậy, lúc nào cũng tươi roi rói và hềnh hệch cười nhảy vào lòng tụi tôi mỗi khi có dịp đến thăm. Như con chim chích nhảy một hai trong bài thơ Lượm. Duy chỉ có đôi mắt không tương xứng với tính cách, lúc nào cũng mở to và đượm buồn.
Mẹ Na thì vẫn vậy. Vài tháng lên một lần, mỗi lần vài ngày rùi lại xuống. Thi thoảng bọn tôi sốt ruột hỏi hắn thì hắn chỉ cười, bảo hai vc đang cố gắng kiếm cơm để còn trả cho tụi mày.
Rồi chán quá khi vc tôi có việc về quê chút, còn thừa time nên qua rủ hắn đi chơi. Vẫn nhanh nhẹn chỉ một cái huýt sáo trong vòng nốt nhạc con gái hắn đã chuẩn bị ngay được một túi quần áo với đầy đủ vật dụng và ngồi lên xe trong khi tôi vẫn chưa rít xong điếu thuốc. Nhìn mà ngưỡng mộ chả bù cho con tôi vẫn phải từng ly từng tí một.
Tôi ham chụp ảnh nên lúc đi trước, lúc lùi sau để chụp. Con gái tôi và bé Na để hắn chăm sóc. Nhìn cảnh hắn dắt bé Na còn bế tiểu thư nhà tôi mà tôi nao lòng. Tự dưng nhìn lại bức ảnh mà thấy buồn buồn.
Hôm sau nữa chúng tôi trả nó về nhà. Hắn ko cho chúng tôi đi mà bắt ở nhà nhậu. Hôm đấy hắn rất vui. Hắn bảo nếu để tuần sau đi thì đẹp hơn vì hôm ấy gió mùa sẽ về, sẽ không nắng như mấy hôm vừa rồi nữa. Đi chơi sẽ vui hơn. Hơn nữa, tuần sau cũng là sinh nhật bé Na tròn 6t đã vào lớp 1 nên muốn tổ chức to hơn một chút. Con bé quay nằm gọn lòng bố nũng nịu với đôi mắt to tròn và cái mồm liến thoắng. Vẫn duy chỉ đôi mắt chẳng ăn nhập chút nào.
Cuối tuần sau. Tôi rảnh nên mang đống ảnh bỏ vào máy tính chỉnh lại. Nhìn ngắm hàng trăm bức trong đó có bức nó đi xuống thung lũng hoa, đường dốc và trơn nên một tay ẵm bé nhà tôi, một tay nắm tay bé Na mà bồi hồi.
Đúng lúc ấy tiếng điện thoại reo vang. Thằng bạn thân nhóm chúng tôi ko nấc lên không thành tiếng. Tôi nghe đâu đó chỉ kịp nghe “D híp bị tai nạn, đang hôn mê..”
Lần đầu tiên trong cuộc đời tôi ko kịp chào vợ con ngay lập tức xuống hầm lấy xe và phi về, tốc độ có lúc lên tới 150km/h.
Trong lúc tôi trên xe thì thằng H báo tôi là tổ chức sn tại nhà. Sau anh em mang mồi đến và đụng rượu từ chiều. D híp uống ít nhưng bộ váy nó mua cho bé Na bị trao nhầm hơi rộng nên nó phi đi đổi. Lúc về vì tránh xe ngược chiều hay sao mà nó va vào thành cầu, bất tỉnh. Khi ngã xuống điều khó hiểu là tay nó vẫn cầm cái túi bên trong đựng chiếc váy hồng Elsa của bé.
Gần 3h sáng tôi tới nơi. D híp vẫn chưa tỉnh, trong bệnh viện đã đầy đủ gia đình của Dũng híp, ông anh trai D híp liên tục quệt nước mắt trầm ngâm trong khi bé Na ngủ thiếp trong lòng ông nội.
Chúng tôi chờ tới 3h chiều vẫn không thấy vợ D híp đâu cả. Mãi tới gần 7h tối mới thấy mặt.
Hôm ấy gió đông về. Tôi không kịp mang quần áo nên hơi lạnh, vẫn co ro trong cái quần ngố, anh trai D híp về lấy áo khoác cho tôi.
D híp tỉnh. Bác sĩ bảo thế và lần lượt bố mẹ và vợ D híp vào. Sau đó tới lượt chúng tôi.
Nhìn D híp nằm im với nhằng nhịt dây dẫn, tuy nhiên nhìn thấy chúng tôi thì mắt nó như thường lệ híp lại như muốn cười. Tôi đau lòng ko nói ra được tiếng nào vì cổ họng nghẹn lại.
Bé Na nằm cạnh bố, không khóc, tay nắm chặt tay D híp nhưng ko còn cười hay liến thoắng nữa. Đôi mắt nó lúc này lần đầu tiên tôi thấy nó đúng với hoàn cảnh.
D híp mất hôm sau đó mặc dù có lúc khoẻ lên nói chuyện đc. Ông anh trai hắn kể với chúng tôi là hắn còn đùa là quyết ko thể chết vào hôm sinh nhật bé Na được.
Bé Na rất hiểu chuyện, không quấy phá nghịch ngợm như mọi khi mà rất ngoan ngoãn theo chỉ đạo của người lớn. Cũng không khóc, không đòi bố.
Bé Na sống cùng anh trai D híp tại nhà D híp trong hai tuần. Tôi thi thoảng gọi điện hỏi thăm thì ông ấy bảo lo con bé bị trầm cảm, bé Na không nói không cười, chỉ trà lời ngắn gọn thôi. Thỉnh thoảng bé Na cũng hay trốn trong tủ quần áo của D híp, lúc đầu anh không biết vội đi tìm, lần sau thì cứ mở cửa tủ là thấy.
Rồi thì vợ D híp đòi đón bé Na về HN. Bé Na không chịu và lần này thì gào khóc. Ông anh trai D híp đề nghị nuôi bé Na. Thật bất ngờ khi cái giá chỉ là 300tr.
Rồi bé Na cũng mất khi chưa được 100 ngày của bố. Tôi nghe tin mà choáng váng. Bé không bị sao cả chỉ bị sốt. Mọi người đưa vào viện nhưng dùng mọi cách mà không hạ. Bé cứ thế ra đi thản nhiên như ngủ một giấc thật dài, không đau đớn gì.
Tôi và vợ lên viếng cháu. Nhìn di ảnh hai bố con trên bàn thờ, cả hai đều tươi vui cười toét miệng. Duy có đôi mắt là khác biệt.
Bà xã tôi tự nhiên quay sang tôi dè dặt. Nói ra hơi ngại nhưng e thấy bé Na giống mẹ hơn giống bố. Ah là em nói về hình thức thôi....
Tôi đem chuyện này nói với anh trai D híp. Ông anh trầm ngâm. D híp nó biết nó bị vô sinh từ lâu rồi, thế nên nhà anh cũng không trách gì em dâu cả..
Có những tình yêu mạnh tới nỗi nó chẳng cần dòng máu nào làm sức mạnh để kết nối, để phát triển. Nó yêu thương hoà quện vào nhau tới mức chỉ sống được khi bên nhau, mà một khi bên kia không tồn tại thì bên này cũng chẳng còn lý do nữa..
Và mỗi khi như vậy tôi lại nhớ tới hắn.
Tôi gặp hắn lần đầu tiên khi đã qua giữa kỳ 1 lớp 10. Khi hắn vào cả lớp ồ lên vì cái vẻ không quá đẹp trai, nhưng lãng tử phong trần. Mái tóc thì bổ đôi nhưng chân hắn dài, và đặc biệt hắn lúc nào cũng cười hềnh hệch với đôi mắt gần như nhắm tịt vào nhau nên gọi là D híp. Với hắn hình như không có những chuyện suy tư, trầm ngâm hay như lũ tụi tôi nghe nhạc Trịnh, mọi thứ với hắn đều rất nhanh. Trông hắn có vẻ giống với xì tai Lệnh Hồ Xung mà tôi hay mê mẩn trong truyện kiếm hiệp Kim Dung.
Bố hắn là công an, tôi cho rằng tính ngang tàng của nó từ đấy mà ra. Bố nó cực bôn sê vích và nóng tính. Trong quãng đường chơi với nó tôi đếm được 5 lần bố nó tát nó với cái lực mà với tôi chắc nhập viện ngay tức khắc. Lần nào tát xong bố nó cũng khóc và bỏ đi uống bia.
Hắn và bố ở với nhau trong căn tập thể của CA tỉnh. Vì đặc thù nên bố hắn đi suốt, chỗ đó trở thành nơi tụ tập của tôi và 2 đứa thân nữa. 4 đứa chơi với nhau tới tận bây giờ, thân như ae ruột. Có đôi lần tôi hỏi hắn là sao “bố” ko dẫn mẹ lên ở cùng. Hắn chỉ cười, vẫn điệu cười hềnh hệch vô âu vô lo..
Hắn rất thông minh, nhưng lười nên kết quả ko được tốt lắm. Để có thể tưởng tượng hắn thông minh thế nào thì vì một vụ cá cược chỉ trong vòng 2 ngày cày hắn đã ẵm con 10 duy nhất của môn hình học không gian, cao nhất trong lớp và thịt của tôi mất 3 hộp cafe.
Ngoài bọn nhóm tôi ra hắn còn chơi với mấy nhóm nữa, toàn dân anh chị ăn chơi. Cứ tối tới là tụi nó lại đi lên mấy quán cafe kiêm ca nhạc ngoài trời. Có mấy con ghẹ hay lắm, nhưng cũng chỉ tới đó thôi. Chi tiết hay vui như thế nào hắn chẳng bao giờ kể với tụi tôi mặc dù chúng tôi vô cùng tò mò.
Thế rồi tụi tôi lên đại học, toàn trường điểm, duy có hắn học cái trường gì đó tôi ko nghe tên bao giờ, mà thôi cũng chẳng quan tâm. Tôi có nhiều người yêu, hắn cũng vậy nhưng nhóm tôi một năm cũng gặp nhau mấy lần, vẫn vui như hội. Nhưng tuyệt nhiên hắn ko về hè bao giờ.
Bắt đầu từ khi đi làm thì càng ít gặp hơn nữa. Hai thằng kia về còn tôi và hắn bám trụ ở HN. Mỗi lần nhớ nhau tôi hay dẫn bạn gái (giờ là vợ) phi qua chỗ hắn. Lần nào cũng vậy tôi và vợ đều thấy nó ở với một em khác nhau, đến độ tôi với bạn gái còn chơi trò cá cược xem lần này thăm là em cũ hay em mới. Nó thì coi vợ tôi như người nhà, chả ngại ngần gì. Vợ tôi cũng rất quý hắn. Về công việc, chúng tôi ko biết nó làm gì luôn. Gặp bố hắn thì bố bảo tao chỉ cần nó bằng 1/10 chúng mày là tốt rồi, tôi cười. Dù sao danh xưng “con nhà người ta” của tôi với hắn đã từ ngày xưa rồi.
Thế rồi hắn gọi điện mời cưới. Vẫn là em mới tinh mà gia đình tôi và lũ bạn chưa gặp bao giờ. Hỏi thì nó nháy mắt “bác sĩ bảo cưới thôi”.
Bọn tôi tin sái cổ cho đến khi mãi tận 1y sau vẫn chưa thấy có gì. Vẫn mắt híp hềnh hệch vô âu vô lo khi bị chúng tôi trêu là.....
Thế rồi hắn cũng có con thật. Đó là lần đầu tiên trong đời hắn vay tiền tôi xong cũng trả ngay vì đứa bé sinh sớm nên yếu, phải ở trong lồng kính mất 3 tuần.
Rồi hắn bắt đầu hỏi tôi về làm ăn, về kiếm tiền.. tôi chỉ thậm chí bảo hắn về cty tôi làm (lúc đó tôi làm gđ một function) nhưng hắn chỉ cười. Rồi hắn quyết định dắt díu gia đình về quê vì bố được một mảnh đất. Tiền xây nhà mỗi thằng chúng tôi góp một tí. Vẫn cười hềnh hệch nhưng lần này hắn bảo thẳng bao giờ có mới trả nha.
Về quê thì tốt rồi. Nhiều bạn bè nên chúng tôi cập nhật thông tin nhau dễ hơn. Lúc thì thấy hắn lang thang đi theo mấy ông làm bãi, lúc thì thấy hắn rao đi bỏ mối đặc sản vùng, etc... nhưng rồi sau 6 tháng hắn cũng trung thành với nghề sửa điện thoại.
Nghề này hoá ra lại hay, lớp chúng tôi hầu như mua điện thoại của hắn, sửa máy cũng qua hắn. Đứa nào cũng như đứa nào, xông vào của hàng là D híp lại cười hềnh hệch: hôm nay lại chăn được một con gà béo, hay “xin chào gà béo” nào... hehe
Hắn kiếm cũng đc, bắt đầu trả dần nợ. Mua sắm được nhiều thêm vật dụng trong gia đình. Duy chỉ có điều từ khi hắn lên thì hầu như không thấy bóng dáng vợ hắn đâu cả. Hỏi hắn thì hắn cười bảo vợ làm dưới Hn, chưa xin được việc trên này nên chưa lên.
Nói thế thôi tụi tôi cũng gặp được vợ hắn vài lần, con bé khá lạnh lùng và cư xử hơi giống “robot” nên tụi tôi cũng ít nói chuyện.
Chẳng có gì đáng quan tâm khi mà thời gian thấm thoát thì cũng đã 5y như vậy. Hắn và con gái vẫn ở với nhau. Bé Na rất tinh anh, bắt đầu vào lớp 1. Hai bố con quấn quýt bên nhau ko rời. Tính cách bé Na thì y như bố vậy, lúc nào cũng tươi roi rói và hềnh hệch cười nhảy vào lòng tụi tôi mỗi khi có dịp đến thăm. Như con chim chích nhảy một hai trong bài thơ Lượm. Duy chỉ có đôi mắt không tương xứng với tính cách, lúc nào cũng mở to và đượm buồn.
Mẹ Na thì vẫn vậy. Vài tháng lên một lần, mỗi lần vài ngày rùi lại xuống. Thi thoảng bọn tôi sốt ruột hỏi hắn thì hắn chỉ cười, bảo hai vc đang cố gắng kiếm cơm để còn trả cho tụi mày.
Rồi chán quá khi vc tôi có việc về quê chút, còn thừa time nên qua rủ hắn đi chơi. Vẫn nhanh nhẹn chỉ một cái huýt sáo trong vòng nốt nhạc con gái hắn đã chuẩn bị ngay được một túi quần áo với đầy đủ vật dụng và ngồi lên xe trong khi tôi vẫn chưa rít xong điếu thuốc. Nhìn mà ngưỡng mộ chả bù cho con tôi vẫn phải từng ly từng tí một.
Tôi ham chụp ảnh nên lúc đi trước, lúc lùi sau để chụp. Con gái tôi và bé Na để hắn chăm sóc. Nhìn cảnh hắn dắt bé Na còn bế tiểu thư nhà tôi mà tôi nao lòng. Tự dưng nhìn lại bức ảnh mà thấy buồn buồn.
Hôm sau nữa chúng tôi trả nó về nhà. Hắn ko cho chúng tôi đi mà bắt ở nhà nhậu. Hôm đấy hắn rất vui. Hắn bảo nếu để tuần sau đi thì đẹp hơn vì hôm ấy gió mùa sẽ về, sẽ không nắng như mấy hôm vừa rồi nữa. Đi chơi sẽ vui hơn. Hơn nữa, tuần sau cũng là sinh nhật bé Na tròn 6t đã vào lớp 1 nên muốn tổ chức to hơn một chút. Con bé quay nằm gọn lòng bố nũng nịu với đôi mắt to tròn và cái mồm liến thoắng. Vẫn duy chỉ đôi mắt chẳng ăn nhập chút nào.
Cuối tuần sau. Tôi rảnh nên mang đống ảnh bỏ vào máy tính chỉnh lại. Nhìn ngắm hàng trăm bức trong đó có bức nó đi xuống thung lũng hoa, đường dốc và trơn nên một tay ẵm bé nhà tôi, một tay nắm tay bé Na mà bồi hồi.
Đúng lúc ấy tiếng điện thoại reo vang. Thằng bạn thân nhóm chúng tôi ko nấc lên không thành tiếng. Tôi nghe đâu đó chỉ kịp nghe “D híp bị tai nạn, đang hôn mê..”
Lần đầu tiên trong cuộc đời tôi ko kịp chào vợ con ngay lập tức xuống hầm lấy xe và phi về, tốc độ có lúc lên tới 150km/h.
Trong lúc tôi trên xe thì thằng H báo tôi là tổ chức sn tại nhà. Sau anh em mang mồi đến và đụng rượu từ chiều. D híp uống ít nhưng bộ váy nó mua cho bé Na bị trao nhầm hơi rộng nên nó phi đi đổi. Lúc về vì tránh xe ngược chiều hay sao mà nó va vào thành cầu, bất tỉnh. Khi ngã xuống điều khó hiểu là tay nó vẫn cầm cái túi bên trong đựng chiếc váy hồng Elsa của bé.
Gần 3h sáng tôi tới nơi. D híp vẫn chưa tỉnh, trong bệnh viện đã đầy đủ gia đình của Dũng híp, ông anh trai D híp liên tục quệt nước mắt trầm ngâm trong khi bé Na ngủ thiếp trong lòng ông nội.
Chúng tôi chờ tới 3h chiều vẫn không thấy vợ D híp đâu cả. Mãi tới gần 7h tối mới thấy mặt.
Hôm ấy gió đông về. Tôi không kịp mang quần áo nên hơi lạnh, vẫn co ro trong cái quần ngố, anh trai D híp về lấy áo khoác cho tôi.
D híp tỉnh. Bác sĩ bảo thế và lần lượt bố mẹ và vợ D híp vào. Sau đó tới lượt chúng tôi.
Nhìn D híp nằm im với nhằng nhịt dây dẫn, tuy nhiên nhìn thấy chúng tôi thì mắt nó như thường lệ híp lại như muốn cười. Tôi đau lòng ko nói ra được tiếng nào vì cổ họng nghẹn lại.
Bé Na nằm cạnh bố, không khóc, tay nắm chặt tay D híp nhưng ko còn cười hay liến thoắng nữa. Đôi mắt nó lúc này lần đầu tiên tôi thấy nó đúng với hoàn cảnh.
D híp mất hôm sau đó mặc dù có lúc khoẻ lên nói chuyện đc. Ông anh trai hắn kể với chúng tôi là hắn còn đùa là quyết ko thể chết vào hôm sinh nhật bé Na được.
Bé Na rất hiểu chuyện, không quấy phá nghịch ngợm như mọi khi mà rất ngoan ngoãn theo chỉ đạo của người lớn. Cũng không khóc, không đòi bố.
Bé Na sống cùng anh trai D híp tại nhà D híp trong hai tuần. Tôi thi thoảng gọi điện hỏi thăm thì ông ấy bảo lo con bé bị trầm cảm, bé Na không nói không cười, chỉ trà lời ngắn gọn thôi. Thỉnh thoảng bé Na cũng hay trốn trong tủ quần áo của D híp, lúc đầu anh không biết vội đi tìm, lần sau thì cứ mở cửa tủ là thấy.
Rồi thì vợ D híp đòi đón bé Na về HN. Bé Na không chịu và lần này thì gào khóc. Ông anh trai D híp đề nghị nuôi bé Na. Thật bất ngờ khi cái giá chỉ là 300tr.
Rồi bé Na cũng mất khi chưa được 100 ngày của bố. Tôi nghe tin mà choáng váng. Bé không bị sao cả chỉ bị sốt. Mọi người đưa vào viện nhưng dùng mọi cách mà không hạ. Bé cứ thế ra đi thản nhiên như ngủ một giấc thật dài, không đau đớn gì.
Tôi và vợ lên viếng cháu. Nhìn di ảnh hai bố con trên bàn thờ, cả hai đều tươi vui cười toét miệng. Duy có đôi mắt là khác biệt.
Bà xã tôi tự nhiên quay sang tôi dè dặt. Nói ra hơi ngại nhưng e thấy bé Na giống mẹ hơn giống bố. Ah là em nói về hình thức thôi....
Tôi đem chuyện này nói với anh trai D híp. Ông anh trầm ngâm. D híp nó biết nó bị vô sinh từ lâu rồi, thế nên nhà anh cũng không trách gì em dâu cả..
Có những tình yêu mạnh tới nỗi nó chẳng cần dòng máu nào làm sức mạnh để kết nối, để phát triển. Nó yêu thương hoà quện vào nhau tới mức chỉ sống được khi bên nhau, mà một khi bên kia không tồn tại thì bên này cũng chẳng còn lý do nữa..
Chỉnh sửa cuối: