[Thảo luận] Giới hạn tốc độ khi ôm cua

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhân có bài hỏi về muốn ôm cua nhanh, em ngồi đặt con tính để tính toán tốc độ giới hạn của 1 xe 4b khi vào cua.

Các dữ kiện cho trước:
Bán kính cua = R (m)
Khối lượng xe = M (kg)
Chiều cao trọng tâm xe = H (m)
Độ rộng giữa 2 bánh xe = A (m, coi 2 trục bằng nhau)
Gia tốc trọng trường = g (m/s^2), coi như bằng 9.8 m/s^2

Sau khi tính toán, để xe không bị lật do lực ly tâm, vận tốc xe phải thỏa mãn bất PT sau:

V < sqrt (ARg/(2H))

Như vậy ta thấy rằng khả năng lật xe không phụ thuộc vào khối lượng xe mà phụ thuộc vào: tốc độ chạy xe, chiều cao trọng tâm, độ rộng bánh xe và bán kính cua.
Thử thay bằng số:
Giả sử bán kính cua = 90m
Độ rộng bánh xe = 1.6m, chiều cao trọng tâm xe = 0.7 m, khi đó tốc độ tối đa sẽ là V = 114 km/h
Nếu vẫn xe đó, nhưng bán kính cua chỉ còn 40m, vận tốc tối đa sẽ chỉ là = 76km/h.
Nếu bán kính cua là 40, nhưng xe gầm cao, giả sử chiều cao trọng tâm là 1m, tốc độ tối đa khi đó chỉ còn là V = 63km/h
..
Ở trên, em chỉ tính với điều kiện lý tưởng, có nghĩa là chỉ có lực ly tâm làm lật xe mà chưa tính tới các yếu tốc khác như: đường trơn trượt, đường nghiêng, vào cua không đều tay, va ổ gà khi vào cua, phanh khi vào cua v.v.. Như vậy trên thực tế, các cụ phải nên đi chậm hơn tốc độ tối đa ở trên khá nhiều thì mới an toàn.

Hy vọng bài toán này có ý nghĩa với các cụ khi ôm cua.
 

trungng

Xe buýt
Biển số
OF-1907
Ngày cấp bằng
12/10/06
Số km
542
Động cơ
571,657 Mã lực
Nơi ở
Gần bờ hồ
Em thấy mấy bác tài bên em chạy Fortuner đường từ Lào Cai về mà toàn ôm cua 70-80 km/h, đuôi xe cứ là văng kin kít dưới đường.
 

Cua Biển

Xe tải
Biển số
OF-163455
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
223
Động cơ
350,130 Mã lực
Nơi ở
89 Võ Thị Sáu
Nhân có bài hỏi về muốn ôm cua nhanh, em ngồi đặt con tính để tính toán tốc độ giới hạn của 1 xe 4b khi vào cua.

Các dữ kiện cho trước:
Bán kính cua = R (m)
Khối lượng xe = M (kg)
Chiều cao trọng tâm xe = H (m)
Độ rộng giữa 2 bánh xe = A (m, coi 2 trục bằng nhau)
Gia tốc trọng trường = g (m/s^2), coi như bằng 9.8 m/s^2

Sau khi tính toán, để xe không bị lật do lực ly tâm, vận tốc xe phải thỏa mãn bất PT sau:

V < sqrt (ARg/(2H))

Như vậy ta thấy rằng khả năng lật xe không phụ thuộc vào khối lượng xe mà phụ thuộc vào: tốc độ chạy xe, chiều cao trọng tâm, độ rộng bánh xe và bán kính cua.
Thử thay bằng số:
Giả sử bán kính cua = 90m
Độ rộng bánh xe = 1.6m, chiều cao trọng tâm xe = 0.7 m, khi đó tốc độ tối đa sẽ là V = 114 km/h
Nếu vẫn xe đó, nhưng bán kính cua chỉ còn 40m, vận tốc tối đa sẽ chỉ là = 76km/h.
Nếu bán kính cua là 40, nhưng xe gầm cao, giả sử chiều cao trọng tâm là 1m, tốc độ tối đa khi đó chỉ còn là V = 63km/h
..
Ở trên, em chỉ tính với điều kiện lý tưởng, có nghĩa là chỉ có lực ly tâm làm lật xe mà chưa tính tới các yếu tốc khác như: đường trơn trượt, đường nghiêng, vào cua không đều tay, va ổ gà khi vào cua, phanh khi vào cua v.v.. Như vậy trên thực tế, các cụ phải nên đi chậm hơn tốc độ tối đa ở trên khá nhiều thì mới an toàn.

Hy vọng bài toán này có ý nghĩa với các cụ khi ôm cua.
Còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trên xe nữa, đặc biệt là với các xe có hệ thống cân bằng điện tử và xe không có, ngoài ra còn phụ thuộc vào chất lượng đường, độ dốc hay phẳng của đường, tầm nhìn (trời tối tầm hoặc nơi tầm nhìn hạn chế sẽ rất bất lợi cho việc ôm cua), cách lấy góc mở để ôm cua, chất lượng lốp (độ mòn); thời tiết, hướng gió, tốc độ gió (đi gặp trời gió bão, lốc, gió mạnh, ngược chiều gió, xuôi chiều, ngang chiều...); áp suất khí quyển (vùng núi cao áp suất sẽ thấp hơn); cách tính như của cụ chỉ có ở trong phòng thí nghiệm chạy thử xe thôi cụ ạh!; cụ định ôm Cua em thì cẩn thận bị hai càng cắp đó nha :)) :)) :))!
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trên xe nữa, đặc biệt là với các xe có hệ thống cân bằng điện tử và xe không có, ngoài ra còn phụ thuộc vào chất lượng đường, độ dốc hay phẳng của đường, tầm nhìn (trời tối tầm hoặc nơi tầm nhìn hạn chế sẽ rất bất lợi cho việc ôm cua), cách lấy góc mở để ôm cua, chất lượng lốp (độ mòn); thời tiết, hướng gió, tốc độ gió (đi gặp trời gió bão, lốc, gió mạnh, ngược chiều gió, xuôi chiều, ngang chiều...); áp suất khí quyển (vùng núi cao áp suất sẽ thấp hơn); cách tính như của cụ chỉ có ở trong phòng thí nghiệm chạy thử xe thôi cụ ạh!; cụ định ôm Cua em thì cẩn thận bị hai càng cắp đó nha :)) :)) :))!
Thì em đã nói em dựng bài toán trên các điều kiện lý tưởng. Nếu cụ cho thêm được nhiều dữ kiện thì tốt lắm. Ít ra là các cụ có thể hình dung được khả năng lật xe phụ thuộc vào những yếu tố nào. Ví như mấy con xe bọ rùa rất dễ lật vì chiều ngang quá hẹp (A nhỏ), nhưng lại hơi bị cao (H lớn), còn những con sedan khả năng ôm cua là ngon hơn cả, mà ngon nhất phải là mấy con Formula1, vừa rộng lại vừa cực thấp !.
 

Kysidemtrang

Xe buýt
Biển số
OF-129428
Ngày cấp bằng
4/2/12
Số km
581
Động cơ
366,693 Mã lực
cụ ngày xưa chắc cũng học BK rồi. Lý 1 Lý 2 gì đấy tính mấy cái này tù đầu luôn. em chẳng còn nhớ gì nữa, chỉ biết là cua nhanh thì phải vòng rộng, cảm giác từ từ là chủ yếu. vốt cụ phát :D
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,313
Động cơ
898,631 Mã lực
Bác Anhtho tính trong điều kiện 4 cái bánh chúng bám trên mặt đường để chạy thẳng!
Khi chúng bị trượt ngang (hay trượt được) thì khả năng lật xe sẽ giảm đi. Mặt khác nếu xe bị nghiêng, nhấc 2 bánh phía trong cua lên thì độ bám đường của 2 bánh còn lại sẽ giảm đi rất nhiều mặc dù lực tì bánh lên mặt đường được tăng lên...
Các điều kiện để tính bánh xe bắt đầu trượt ngang rất khó, chúng phụ thuộc vào tốc độ, bán kính cung, khối lượng xe và quan trọng rất nhiều là cấu tạo lốp xe và mặt đường!
Khi vào cua, xe 2 cầu lợi thế hơn hẳn xe 1 cầu, dù chúng có thể không được trang bị VSC, nhất là những cái xe 2 cầu "mềm" tự điều chỉnh được lực kéo ở từng bánh xe như bây giờ!
 
Chỉnh sửa cuối:

Cua Biển

Xe tải
Biển số
OF-163455
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
223
Động cơ
350,130 Mã lực
Nơi ở
89 Võ Thị Sáu
Thì em đã nói em dựng bài toán trên các điều kiện lý tưởng. Nếu cụ cho thêm được nhiều dữ kiện thì tốt lắm. Ít ra là các cụ có thể hình dung được khả năng lật xe phụ thuộc vào những yếu tố nào. Ví như mấy con xe bọ rùa rất dễ lật vì chiều ngang quá hẹp (A nhỏ), nhưng lại hơi bị cao (H lớn), còn những con sedan khả năng ôm cua là ngon hơn cả, mà ngon nhất phải là mấy con Formula1, vừa rộng lại vừa cực thấp !.
Nguyên tắc cân bằng bền mà, trọng tâm càng thấp thì càng khó lật cụ ạh!; còn các dự liệu thực tế bên ngoài thì cháu đưa ra rồi đó, nhưng khi ngoài đường hay trong thí nghiệm thức tế ta đều không thể bỏ qua Lực ma sát (giữa lốp xe và đường), cụ nên nghiên cứu đưa thêm cái này vào cái công thức của cụ thì sẽ chuẩn hơn; chứ không cái công thức của cụ là đang áp dụng cho ô tô bay đấy ạh!
 
Chỉnh sửa cuối:

ducletrung

Xe container
Biển số
OF-165336
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
5,894
Động cơ
406,001 Mã lực
Những dòng sedan trọng tâm rơi vào 0,5m và độ rộng bánh xe 1,8m và độ nặng của xe là 2 tấn nếu vào vòng cua bán kính 90m thì chạy tốc độ cao nhất có thể sẽ là bao nhiêu?bác tính giúp em?
 
Chỉnh sửa cuối:

danca

Xe điện
Biển số
OF-134039
Ngày cấp bằng
11/3/12
Số km
3,060
Động cơ
401,333 Mã lực
Nơi ở
TP VINH -NGHỆ AN
Thì em đã nói em dựng bài toán trên các điều kiện lý tưởng. Nếu cụ cho thêm được nhiều dữ kiện thì tốt lắm. Ít ra là các cụ có thể hình dung được khả năng lật xe phụ thuộc vào những yếu tố nào. Ví như mấy con xe bọ rùa rất dễ lật vì chiều ngang quá hẹp (A nhỏ), nhưng lại hơi bị cao (H lớn), còn những con sedan khả năng ôm cua là ngon hơn cả, mà ngon nhất phải là mấy con Formula1, vừa rộng lại vừa cực thấp !.
cụ giải bài toán khi biết còn thiếu dữ kiện thì e nghĩ cụ rất dốt toán,thà cụ k nói ra thì k ai biết đằng này cụ lại nói ra...:-|!
 

ThanhTungTB

Xe điện
Biển số
OF-73474
Ngày cấp bằng
21/9/10
Số km
3,832
Động cơ
462,840 Mã lực
Tuổi
34
tất cả là lý thuyết .Thực tế mới là ....hiện thực .Ko thể áp dụng như nhau trong những tình huống ,hiện trường ,đoạn đường khác nhau
 

danca

Xe điện
Biển số
OF-134039
Ngày cấp bằng
11/3/12
Số km
3,060
Động cơ
401,333 Mã lực
Nơi ở
TP VINH -NGHỆ AN
tất cả là lý thuyết .Thực tế mới là ....hiện thực .Ko thể áp dụng như nhau trong những tình huống ,hiện trường ,đoạn đường khác nhau
nếu những vấn đề cụ anhthơ tính toán đươc coi là lý thuyết thì có lẽ các nhà toán học và vật lý ở trên thế giới k có việc j để làm nữa cụ ạ!
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
cụ giải bài toán khi biết còn thiếu dữ kiện thì e nghĩ cụ rất dốt toán,thà cụ k nói ra thì k ai biết đằng này cụ lại nói ra...:-|!
Cụ chắc giỏi toán !
Cụ dám chắc mọi mô hình trên thực tế đều đầy đủ dữ kiện ? Mọi thứ chỉ là gần đúng, càng gần thực tế càng tốt. Mô hình lực ly tâm tác dụng vào xe của em đơn giản, nhưng ít ra cũng đưa ra cái gì đó để so sánh chứ ko chỉ là phóng thế này nhanh quá. Ví dụ như 1 xe chiều rộng bánh = 1.6m, trọng tâm cao 0.7m, ôm cua R60 thì chắc chắn không thể di nhanh hơn 93.3km/h được, cho dù đó là xe Mec hay Audi..
 

Ob3xuT

Xe điện
Biển số
OF-139824
Ngày cấp bằng
25/4/12
Số km
2,455
Động cơ
390,436 Mã lực
Nơi ở
Phố nhỏ... Ngõ nhỏ... Nhà tôi ở đó...
Cụ viết thế này thì cái cụ mà lập thớt hỏi về tốc độ vào cua có khi cứ đóng hơn trăm cây chuối thì chết :P
 

TVPL

Xe container
Biển số
OF-118299
Ngày cấp bằng
26/10/11
Số km
6,838
Động cơ
43,395 Mã lực
Em thấy mấy bác tài bên em chạy Fortuner đường từ Lào Cai về mà toàn ôm cua 70-80 km/h, đuôi xe cứ là văng kin kít dưới đường.
Cụ viết thế này thì cái cụ mà lập thớt hỏi về tốc độ vào cua có khi cứ đóng hơn trăm cây chuối thì chết :P
Em bị phát rồi, Cô thuơng nên thoát ! Mới lái, đêm chạy đường HCM, sương mù nhẹ đổ dốc dính cua tay áo bên phải ngay chân dốc. Xe thì chả có VSC hay cân bằng quái gì, người em dính vào cửa lái. May vẫn tỉnh táo ghì được lái và chân đặt lên phanh nhưng không đạp, ra khỏi cua nhìn kim vẫn chỉ 110km/h @-)
Sau lần đó cạch luôn, chả bao giờ mát ga nữa :D.
Mà cũng lạ, xe em Altis chạy phố cúp cua 40km/h đã cảm giác văng mà lúc em ôm cua cực gắt thế kia lại không văng đuôi.
 

danca

Xe điện
Biển số
OF-134039
Ngày cấp bằng
11/3/12
Số km
3,060
Động cơ
401,333 Mã lực
Nơi ở
TP VINH -NGHỆ AN
Cụ chắc giỏi toán !
Cụ dám chắc mọi mô hình trên thực tế đều đầy đủ dữ kiện ? Mọi thứ chỉ là gần đúng, càng gần thực tế càng tốt. Mô hình lực ly tâm tác dụng vào xe của em đơn giản, nhưng ít ra cũng đưa ra cái gì đó để so sánh chứ ko chỉ là phóng thế này nhanh quá. Ví dụ như 1 xe chiều rộng bánh = 1.6m, trọng tâm cao 0.7m, ôm cua R60 thì chắc chắn không thể di nhanh hơn 93.3km/h được, cho dù đó là xe Mec hay Audi..
là vì e thấy cụ hay chém nên góp ý tí cho thêm xôm thôi mừ,việc cụ tính toán tốc độ, bán kính,chiều cao, chiều rộng ... chẳng có căn cứ j cả, phán vớ vẩn các thầy toán,lý họ cười chít!
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,313
Động cơ
898,631 Mã lực
Vụ ôm cua nặng nhất của em không phải là ở VN!
Đi xem triển lãm tin học Merbitz cách chỗ em ở hơn 300km. Về muộn lại đúng lúc trời hơi đổ mưa, em lại không đi theo đường cao tốc vì xa hơn rất nhiều nhưng đường tỉnh lộ (2 làn-một xuôi và một ngược) lại phải qua 1 cái thị trấn nhỏ mà em không thuộc lắm (mà hồi đó lại không có GPS). Thế là cứ hết tốc độ em vít ga (120km/h) vì muốn đến đó lúc trời chưa tối còn tìm được đưởng. Không biết gần đến quãng đường cong có biển hay không (họ cắm biển chỉ đường cẩn thận lắm), nhưng em không nhìn thấy vì trước đó em cũng giảm tốc độ qua mấy cái cua rồi. Nhưng lúc này khi thấy những cái mũi tên đỏ liền nhau (ký hiệu họ hay đặt trên các khúc cua)trước mặt thì đã quá muộn vì xe bắt đầu vào cua. Tốc độ xe em vẫn đang 120, không thể không phanh và mặc dù cái xe ấy cũng chẳng ABS nhưng do học lái bằng Uát cho nên dù phanh gấp em cũng không bao giờ 1 guốc gí hết, nhưng lúc đó cũng chẳng nhớ là đã phanh như thế nào nữa. Xe em quay tít, chẳng biết mấy vòng nữa, nhưng đến lúc nó quay chậm lại thấy đuôi xe đang lao vào cái cọc chỉ đường em vẫn đánh lái tránh và đến lúc cái đầu nó quay lại lao vào cái cọc khác em vẫn lái tránh... cho đến lúc cái đuôi xe chui tọi vào giữa 2 cọc bê tông thì nó dừng lại hẳn, mấy cái xe bị em vượt cũng chạy qua nháy đèn lia lịa. Em đi với 1 cụ già ở VN sang thăm con, cụ già ngồi ghế bên im thin thít. Tiếp theo thì chỉ là em đánh xe ra khỏi 2 cái cọc bê tông, chạy tiếp và đến cái thị trấn ấy thì trời đã sẩm tối, lần mò mất một lúc mới tìm được đường ra. May sao mà xe không xây sát chút xíu nào cả
 
Chỉnh sửa cuối:

viciv

Xe buýt
Biển số
OF-17606
Ngày cấp bằng
19/6/08
Số km
745
Động cơ
513,614 Mã lực
Nhân có bài hỏi về muốn ôm cua nhanh, em ngồi đặt con tính để tính toán tốc độ giới hạn của 1 xe 4b khi vào cua.

Các dữ kiện cho trước:
Bán kính cua = R (m)
Khối lượng xe = M (kg)
Chiều cao trọng tâm xe = H (m)
Độ rộng giữa 2 bánh xe = A (m, coi 2 trục bằng nhau)
Gia tốc trọng trường = g (m/s^2), coi như bằng 9.8 m/s^2

Sau khi tính toán, để xe không bị lật do lực ly tâm, vận tốc xe phải thỏa mãn bất PT sau:

V < sqrt (ARg/(2H))

Như vậy ta thấy rằng khả năng lật xe không phụ thuộc vào khối lượng xe mà phụ thuộc vào: tốc độ chạy xe, chiều cao trọng tâm, độ rộng bánh xe và bán kính cua.
Thử thay bằng số:
Giả sử bán kính cua = 90m
Độ rộng bánh xe = 1.6m, chiều cao trọng tâm xe = 0.7 m, khi đó tốc độ tối đa sẽ là V = 114 km/h
Nếu vẫn xe đó, nhưng bán kính cua chỉ còn 40m, vận tốc tối đa sẽ chỉ là = 76km/h.
Nếu bán kính cua là 40, nhưng xe gầm cao, giả sử chiều cao trọng tâm là 1m, tốc độ tối đa khi đó chỉ còn là V = 63km/h
..
Ở trên, em chỉ tính với điều kiện lý tưởng, có nghĩa là chỉ có lực ly tâm làm lật xe mà chưa tính tới các yếu tốc khác như: đường trơn trượt, đường nghiêng, vào cua không đều tay, va ổ gà khi vào cua, phanh khi vào cua v.v.. Như vậy trên thực tế, các cụ phải nên đi chậm hơn tốc độ tối đa ở trên khá nhiều thì mới an toàn.

Hy vọng bài toán này có ý nghĩa với các cụ khi ôm cua.

Hehe, cụ cũng kỳ công tính toán nhỉ. Nhưng kết luận chỉnh lại tí : tốc độ tối đa để bánh xe bên lái không bị nhấc lên khỏi mặt đường (chưa lật ngay được). Khi bánh xe bắt đầu nhấc lên và ko còn tiếp đất nữa thì lại là một bài toán phức tạp hơn. Em thì cho rằng cứ nên giảm tốc độ cho đến mức người trong xe không có cảm giác bị văng nữa, nghĩa là ngồi thẳng mà không cần gồng cứng người :D
 

minck

Xe container
Biển số
OF-103427
Ngày cấp bằng
19/6/11
Số km
8,170
Động cơ
478,989 Mã lực
Theo kinh nghiệm của riêng em: Khi chạy đường thẳng hay vào cua em đều theo biển báo.

-Chạy đường thẳng thì theo biển báo tốc độ rồi. Có biển hạn chế tối đa thì chạy theo biển. Có biển khu đông dân cư thì 50km/h, cho đến khi có biển hết hạn chế. Còn ko có thì cứ phang 80km/h (nếu ĐK mặt đường cho phép)

- Khi thấy biển báo 201a - 201b thì giảm ga để vào cua ( khoảng trên-dưới 60km/h)
- Khi thấy biển 202 thì buông ga và đệm tý phanh để khi vào cua thì tốc độ khoảng trên-dưới 45km/h

Chứ em thấy các cụ nói đều là lý thuyết trên bàn...Còn cái CUA thì nó ở trên đường ... Khi gặp nó có cụ LÀO xuống đo đạc xem nó Dư Lào để mà chạy tốc độ bao nhiêu không ??? =)).

Cứ chạy như em, bảo đảm vừa ích LƯỚC, vừa NỢI nhà...hệ ...hệ !!!
 
Chỉnh sửa cuối:

Hằng Lê

Xe tăng
Biển số
OF-47365
Ngày cấp bằng
25/9/09
Số km
1,493
Động cơ
475,485 Mã lực
Cụ chủ ơi, em làm cái công thức trên excel trên ipad, mấy giá trị bán kínhem thay khi chuẩn bị vào cua, nhấn cái nó ra kết quả là biết an toàn hay không cụ nhỉ. À mà có khi phải chạy qua đoạn cua đó để xem bán kính nó bao nhiêu mét xong quay xe lại để vào cua cho chuẩn :D
 

commander

Xe điện
Biển số
OF-56575
Ngày cấp bằng
5/2/10
Số km
2,408
Động cơ
469,454 Mã lực
Nơi ở
đâu còn lâu mới nói :-"
Cháu vuốt cụ anhtho phát oỳ cháu trình bày với cụ chuyện lày nhóe.

Chả là mấy lần đi qua 2 cái cầu vượt nhẹ ở tây sơn mới háng lạ, cháu cũng đang muốn tính coi với con vợ 2 nhà cháu Ếch XLS 2011, thì ở vận tốc nào, vợ 2 cháu thắng được lực hấp dẫn của đất mẹ yêu thương, để làm quả bốc đầu như ở trong ESPN sport ý cụ, cụ kiến thức hàn lâm, có thể chỉ điểm cháu phát được không ợ, cháu đảm bảo ngày mai vợ 2 cháu lên trang nhất các báo luôn ợ :D cháu thề \m/
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top