[Funland] Giày Tây/ Giày Thể Thao – Kiến Thức/ Tư Vấn/ Show Hàng !

MrFank

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-598332
Ngày cấp bằng
9/11/18
Số km
2,316
Động cơ
215,745 Mã lực
Nơi ở
99 Bạch Mai, Hà Nội
Chào cccm ! Bản thân em là người yêu cái đẹp, yêu thời trang và giày là 1 trong những món đồ em yêu thích nhất và nó vận vào em như là cơ duyên, cái nghiệp. Trải qua 1 số công việc, môi trường, cuối cùng e lại được quay về với đam mê, để được thỏa sức nhìn ngắm, nâng niu những đôi giày.
E thấy 4rum thiếu 1 bài tổng hợp kiến thức đầy đủ về các dòng giày, cũng không có box riêng nên e xin phép các Chã và BQT được post ở đây, mong là nơi hội tụ, giao lưu, chia sẻ của các cụ chung sở thích trong diễn đàn 🙂
Kiến thức trong bài viết của e dựa trên kinh nghiệm bản thân, tham khảo website trong nước, nước ngoài, có nhiều điều chưa đúng mong các cụ góp ý. Cccm copy nội dung vui lòng hỏi trước em ạ.
Topic mang tính chất chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, các cụ mua bán vui lòng inbox riêng nhau để tránh bị xử ạ.

ĐÔI NÉT VỀ GIÀY:
Giày là vật dụng bao bọc lấy bàn chân có tác dụng bảo vệ, mang lại cảm giác thoải mái và là 1 món đồ thời trang. Giày đã xuất hiện từ rất lâu, có lẽ từ khi con người biết dùng dụng cụ, biết chế tạo những thứ phục vụ cho nhu cầu hàng ngày, săn bắn, chiến đấu. Đôi giày lâu nhất con người phát hiện là cách đây 7000 8000 năm trước công nguyên, đôi giày làm từ miếng da bò khâu túm lại có niên đại cũng cách đây 5500 năm 😲.
Giày tồn tại và phát triển ở mọi châu lục, mọi nền văn minh , mọi quốc gia với hàng trăm biến thể, kiểu dáng, chất liệu và công dụng. Trải qua hàng ngàn năm phát triển từ cổ đại, cận đại và hiện đại như những đôi giày mà chúng ta đang đi:
Trong thế giới hiện đại ngày nay, giày được phân chia theo từng mục đích, hoạt động khác nhau, có thể kể đến:
👉 Giày tây: Dress shoes 👞 (Derby, oxford, monkstrap, loafer, slipper..), Casual shoes (Mocassin, boat, driving…), Boot 👢 (chukka, desert, chelsea, workd boots, combat boots…)
👉 Giày thể thao/Sneaker: Giày tập 👟 (running 🏃, training 🏋, walking 🚶‍♂️ , trượt ván 🏂, bóng rổ ⛹️‍♂️, tennis 🥎, bóng đá ⚽, đạp xe 🚴 …), Outdoor (trekking, climbing, trượt tuyết ⛷, motorcycle boots 🏍 …), Casual/Life style…
Có thể nói là rất rất nhiều dòng giày, kiểu giày, tùy theo hãng, theo địa phương lại có những biến tấu riêng. Em xin phép đi khái quát vì mỗi dòng, kiểu giày để kể chi tiết chắc lên vài chục page mất 😞

I- GIÀY TÂY:
A/ Định nghĩa – Cấu tạo:
1.Định nghĩa: Khái niệm giày tây, hay còn gọi là giày da mang tính chất bao hàm khá rộng, ám chỉ những đôi giày do người phương tây phát minh, thiết kế, chúng thường được làm từ da với kiểu cách, tính chất sang trọng và lịch sự. Giày tây cũng rất đa dạng, chúng thường được chia làm 3 nhóm chính:
- Dress Shoes: Là loại giày được dùng trong những môi trường hay công việc mang tính trang trọng, lịch sự.
- Casual shoes: Giày được giảm bớt tính trang trọng, thêm vào tính tiện dụng, dễ dùng và sự thoải mái.
- Boot: Giày cổ lửng, cổ cao, được ưa dùng vào mùa đông hay các hoạt động cần bảo hộ.
Thiết kế, hình dáng các dòng, chủng loại giày có thể thay đổi theo nhà sản xuất, địa phương nhưng vẫn tuân theo 1 số quy tắc nhất định.

2/Cấu tạo: Về cấu tạo 1 đôi giày tây chia làm 2 phần chính là: Thân giày (upper) và đế (sole). Từ đây lại chia nhỏ thành các bộ phận:
+ Thân giày:
• Vamp (thân trước): Tính từ đầu mũi chân đến hết lưỡi gà, là bộ phận có diện tích lớn nhất, với vai trò bảo vệ mu bàn chân và định hình dáng vẻ cho giày. Phần vamp có rất nhiều chất liệu nhưng phổ biến hơn cả là: Da trơn ở oxford, derby, loafer, chelsea và da lộn, nubuck ở desert, chukka. Vì phần toe cap không phổ biến ở giày tây nên em sẽ không tách riêng nó là 1 bộ phận, vai trò của toe cap ở giày tây chỉ yếu mang tính chất trang trí, trẻ hóa đôi giày.
Tongue (lưỡi gà): Nằm ở phần cao nhất của mu giày, dưới dây giày, với tác dụng định hình bàn chân lên giày, giảm sự cọ sát của dây giày lên chân, Tongue thường làm từ 1 2 lớp da chồng lên nhau.
Quarter (phần sau giày): Được tính từ phần cuối lưỡi gà đến hết đằng sau, bao bọc lấy phần còn lại của bàn chân, kết nối Vamp vào phần gót giày. Quarter thường làm từ loại da tương tự phần Vamp, ở dòng oxford thì Quarter thường khá đơn giản với 1 lớp da với đường khâu ở chính giữa gót chân, nhưng ở dòng ankle boot, derby hay có thêm 1 miếng da đắp da cố phần gót.
Lacing/Lace (khu vực dây giày): Phần Lacing của giày tây có đa dạng hơn Sneaker, ở giày oxford phần Lacing thiết kế đóng ở phần dưới còn ở derby, boot thì mở ra 2 cánh như sneaker. Chất liệu da ở phần này cũng thường cùng loại với Vamp nhưng thường hay được gia cố 1 2 lớp để tạo độ chắc chắn. Lace (dây giày) thường làm từ polyester và cotton, bản nhỏ, bôi sáp ở oxford hoặc bản to, dẹt ở các dòng derby. Riêng với dòng giày loafer thường chia làm 2 loại theo kiểu dây: Không dây và có dây, tuy nhiên dây chỉ mang tính tác dụng trang trí hoặc điều chỉnh độ rộng, chật chứ không nhất thiết phải cởi dây để xỏ giày.
Heel counter (miếng định hình gót): Là bộ phận quan trọng cho giày tây, nó tạo nên dáng vẻ lịch lãm, sang trọng cho ngày, giúp form giày luôn đứng thằng, thường làm từ nhựa cứng, sợi thủy tinh, thậm chí là thép mỏng.
Collar (cổ giày): Không giống như giày thể thao, Collar ở giày tây thường làm liền với phần Quarter nhất là dòng oxford, tuy nhiên ở dòng casual như derby hay ankle boot thường được độn thêm lớp mút bên trong hoặc trùm 1 viền da lên quanh cổ giày để gia cố.
Lining (lớp lót trong): Thường ở giày tây lớp lót trong thiết kế rất mỏng, tối giản, thậm chí chỉ là mặt trong của tấm da, 1 số giày cao cấp thì hay lót bằng canvas, da cật, da lộn, da cừu để tăng sự thoải mái.
• Một số bộ phận khác: Foxing (miếng gia cố), Logo, toe cap(bọc mũi), throat(họng giày)…thường không phổ biến, chỉ xuất hiện trong 1 số dòng giày hoặc do nhà sản xuất thiết kế.
+ Đế giày: Đế giày tây khác biệt khá nhiều so với sneaker về cấu tạo và chức năng từng bộ phận, đế giày tây không nặng về chức năng chống shock hay tạo lực đẩy như sneaker, mà tạo sự vững chãi, bám sàn và uyển chuyển khi bước đi:
Insole: Hay còn gọi là lót giày, lót của giày tây thường làm từ 1 miếng da hoặc cách tân như giày sneaker, làm từ eva, phủ lớp vải hoặc có khi cả đệm khí, Insole thường được dán cố định xuống đế, tránh xê dịch khi vận động.
• Midsole ( đế giày): Ở giày tây Midsole tùy tường dòng có có cấu tạo các lớp và chất liệu khác nhau. Ở dòng oxford, derby Midsole hay được làm từ nhiều lớp da thuộc ép lại với phần đế cũng từ nhiều miếng da ép hoặc gỗ. Ở dòng loafer đế hay được đúc từ cao su, đôi khi là eva với phần trên liền với gót. Ở dòng ankle boot, phần Midsole cũng hay làm từ cao su đúc, có chia tách giữa phần mũi và đế, phần Midsole và Outsole thường liền nhau, cùng 1 loại vật liệu.
Outsole (đế ngoài): Như em đã nói, giày tây thường có xu hướng làm đế liền 1 khối, ít tách biệt Midsoel và Outsole, tuy nhiên nhiều mẫu đế da vẫn có lớp Outsole bằng cao su để tăng cường ma sát, tạo độ dẻo dai cho đế. Lớp Outsole có vai trò quan trọng trong việc tạo sự ổn định, chắc chắn khi di chuyển, bảo vệ lớp Midsole phía trên.
Các bộ phận khác: Đế giày tây tùy từng dòng, từng mẫu hoặc thiết kế mà có thể có hoặc không các bộ phận như:
- Shank (thanh thép định hình): Giúp định hình và giữ ổn định cho phần hõm bàn chân, cũng giữ vai trò chịu lực và truyền động. Nó được cố định bằng keo khá chắc chắn, ít khi xảy ra vấn đề.
- Cork filling(lớp gỗ bần): Thường hay có trên dòng oxford, derby cao cấp, làm từ gỗ bần rất nhẹ, xốp, khi đi giày 1 thời gian lớp này sẽ lún theo hình dáng bàn chân, làm cho giày vừa vặn với bàn chân mỗi người.
- Stiched welt(nẹp viền): Là phần viền da chạy dọc xung quanh giày, giúp cố định phần Upper xuống Sole thông qua keo và chỉ khâu, thường Stiched welt có 2 dạng là liền với Upper hoặc là 1 miếng rời. Phần này thường khá chắc chắn, tuy nhiên đôi khi hay bị bung keo, hở keo, cách fix dùng các loại keo như đã nêu ở trên.

B. Dress shoes:
1/ Oxford:

Bộ phận buộc dây có kết cấu khép kín lại ở phần dưới, được may cố định vào phần vamp, đồng nghĩa với việc thân giày không giãn nở nhiều theo kích thước bàn chân. Được mệnh danh là giày quý ông, dáng vẻ của giày mang lại sự đĩnh đạc, thanh lịch đặc trưng, đây là mẫu giày phù hợp với những sự kiện, công việc mang tính chất trang trọng, lễ nghi, formal. Giày thường cố định về kích cỡ nên cần cẩn thận khi lựa chọn.
Giày oxford có thể chia nhỏ thêm ra thành các loại thông qua cách ghép nối các miếng da, đường chỉ (WholeCut, SeamLess, Balmoral..) hay qua các họa tiết trang trí ( CapToe, WingTip, UCap, Brogue…)

Một đôi oxford đặc trưng với phần buộc dây khép kín và mũi CapToe trang trí​

2/ Derby:
Derby có thể coi là 1 biến thể của giày oxford, khác biệt đặc trưng là bộ phận buộc dây thiết kế mở với 2 bên cánh dang rộng. Thiết kế này giúp thân giày có độ mở rộng tùy theo bàn chân người dùng, tạo sự thoải mái, đỡ cứng nhắc hơn. Derby phù hợp với đại đa số nhu cầu của môi trường công sở, cần 1 đôi giày đủ lịch lãm để mặc cùng quần âu, kaki, sơ mi.
Derby cũng chia nhỏ thành các bản riêng tùy thuộc vào cách hoàn thiện đường chỉ, ghép da (Blucher, Original…) hay các chi tiết trang trí tương tự oxford( CapToe, UCap, MocToe, Plain…)

Một đôi derby của Cole Haan với phần buộc dây mở 2 cánh cùng thiết kế wingtip với họa tiết brogue​

3/ Monkstrap: Giày thuộc nhóm không dây, thiết kế bởi các nhà tu hành và được những thợ giày người Anh đưa nó gần cuộc sống thường ngày. Với đặc trưng là có quai (có thể 1, 2 thậm chí là 3) vắt ngang thân giày và xỏ qua khóa gài, tuy nhiên về sau đa phần các hãng sẽ may thêm chun co giãn vào cái quai này giúp người dùng xỏ, tháo giày dễ dàng mà không cần tháo khóa. Giày Monkstrap không quá trang trọng nhưng cũng không quá xuồng xã, phù hợp với môi trường văn phòng, công sở. Để phân biệt sâu hơn các dòng Monkstrap có thể phân loại theo hình dáng quai và chi tiết trang trí. Về quai giày Monkstrap (Single Monkstrap, Double Monkstrap, Triple Monkstrap..) hay các họa tiết trang trí (CapToe, UCap, Brogue…)


Đôi Single Monkstrap của Florsheim với 1 quai​

C.Loafer: Giày loafer hay gọi dân giã như dân ta là giày lười, giày mọi, và đúng như thế đã là loafer là xỏ phát vào luôn, không dây nhợ, chốt khóa gì cả và giày luôn có đế với phần gót nhô cao chứ không phẳng. Giày loafer ra đời từ khá lâu, từ đầu thế kỉ 19 và thực sự nở rộ vào thập niên 30 với nhiều thiết kế và biến thể. Giày loafer giành cho những người yêu thích sự tiện lợi, không quá cầu kì về độ trang trọng, tuy vậy nó vẫn đủ lịch sự để đi hàng ngày ở chốn công sở hay phối cùng đồ âu cũng rất cá tính. Có nhiều dòng loafer khác nhau, chủ yếu khác nhau về thiết kế ở phần trang trí trên lưỡi gà:

1/Penny:
Đặc trưng với miếng da vắt ngang thân giày, có lỗ khoét hình thoi, ngày xưa có thể bỏ đồng xu lẻ vào đó, ngày nay nó mang tính trang trí là chính, lỗ khoét với nhiều hình dạng khác nhau. Giày có dáng vẻ cổ điển, tối giản, phù hợp với những ai thích sự đơn giản
,

1 đôi Florsheim với dáng penny đặc trưng, đơn giản, lịch lãm​

2/Tassel:
Hay còn gọi là giày chuông, giày tua rua, với đặc điểm là có nơ thắt hoặc không, treo 2 cái tua rua thường làm từ da. Giày hay được giới luật sư ưa dùng, nó thanh lịch, chỉn chu.

Tassel với 2 cái chuông nhỏ bằng da​

3/Horsebit:
Được thiết kế bởi Guccio Gucci, đặc trưng với 2 cái khuyên được nối với nhau bằng móc kim loại, làm ta liên tưởng đến bộ cương ngựa. Dòng này thường được các thương hiệu lớn chế tác, nhìn khá lịch lãm và độc đáo.

Horsebit lịch lãm với chiếc móc kim loại mạ vàng​

4/ Các dòng ít phổ biến hơn: Slipper, Butterfly..
Đây được coi là biến thể của các dòng trên, lược bớt hay thay đổi phần da trang trí ở trên vamp giày.

Slipper với sự lược bỏ các chi tiết trang trí​

D. Casual shoes:
Về hình dáng, cấu tạo dòng casual shoes khá giống với dress shoes, tuy nhiên nó được thiết kế để giảm đi độ trạng trọng và tăng cường tính thực dụng, thoải mái, sử dụng đa dạng hơn ở nhiều hoàn cảnh. Có 1 số dòng casual shoes như:
1/ Moccasin:
Dòng giày này được lấy cảm hứng từ giày của người bản địa ở Bắc Mỹ, với đặc trưng là đế phẳng, mũi giày hay hơi tròn và khâu túm đặc trưng. Dòng giày này tuy không bóng bẩy, lịch lãm như loafer nhưng lại dễ đi và thoải mái

Giày moc với dáng cổ điển, đế bằng​
2/ Boat:
Giày được thiết kế bởi thủy thủ Paul Sperry với đế cao su phẳng lì và vân gợn sóng giúp giày bám sàn cực tốt ngay cả khi trơn ướt, về sau nó được ưa chuộng rất nhiều vì tính ứng dụng cao, được nâng lên thành giày thời trang với nhiều cách điệu và chất liệu. Giày thường làm từ vải hoặc da, với tính chất casual nên nó rất dễ để sử dụng trong nhiều hoàn cảnh: Đi làm, đi chơi, đi du lịch…có thể dùng tất hoặc không. Sperry cũng là hãng hàng thành công và nổi tiếng nhất về dòng giày này.

Đôi boat 2 Eyes của hãng Sperry với thân da nubuck và đế cao su phẳng đặc trưng​
3/ Driving:
Nó có thể coi là nằm giữa giữa moccasin và boat với nhiều đặc điểm giống moccasin hơn nhưng cách điệu, gọn nhẹ hơn và phần đế làm từ những mấu cao su hình tròn, thân giày cũng hay đục lỗ tạo độ thông thoáng. Dòng này lúc đầu được thiết kế để lái xe, xong nó cũng được nhiều người dùng với mục đích thời trang vì sự nhẹ nhàng, tiện lợi của nó.


1 đôi Cole Haan driving rất nhẹ nhàng, thoải mái, đế vói cái mấu cao su tròn​

E. Boots:
Giày boots hay còn gọi là giày cao cổ, ghệt, ủng da, là lọai giày cao che được mắt cổ chân hoặc cao hơn, nó cũng có lịch sử hơn 5000 năm, thường làm từ chất liệu da. Boots lúc đầu thường được sử dụng bởi quân đội hay các môn cưỡi ngựa, trượt tuyết vì nó có tính bảo vệ đôi chân khỏi thời tiết lạnh giá và những tác động ngoại lực. Về sau boots dần được đưa vào cuộc sống hàng ngày và nâng tầm lên là 1 món đồ thời trang đắt đỏ.
Về cơ bản boots (nam) được chia thành các loại sau:
1/ Chukka:
Là loại giày có cổ cao qua mắt cá nhân với bộ phận buộc dây mở, có từ 2 đến 3 cặp lỗ xỏ dây. Tên gọi chukka bắt đầu từ trò chơi polo của giới quý tộc. Vì vậy giày cũng thiết kế rất sang trọng và chất lượng. Giày thường làm từ da thuộc, đặt biệt là da trơn, đế cũng hay được làm từ da. Dây giày thường làm nhỏ, mảnh như giày oxford hay derby, phần chỉ khâu thân giày vào đế thường được giấu kín hoặc hoàn thiện tính tế, hoa văn. Giày phù hợp với phong cách lịch lãm, tính ứng dụng cao, có thể coi là giày derby cao cổ.

1 đôi chukka của Johnston & Murphy với da sáp, dây giày nhỏ và đế da
2/ Desert:
Có hình dáng gần giống như chukka như desert mang thiết kế, dáng vẻ bụi bặm, phong trần hơn nhiều. Được những binh sĩ Anh tin dùng trong thế chiến thứ 2 bởi cổ giày cao, tránh đất cát lọt vào chân. Sau đó hãng Clarks đã thiết kế ra phiên bản của hãng với thân giày da lộn, đế cao su kếp rất chắc chắn, bám đường, thiết kế ấy vẫn giữ cho đến ngày nay. Đặc trưng của desert là dây giày to bản với 2 cặp xỏ dây, đường chỉ may giữa thân giày và đế thường nổi bật. Ngày nay giày được ưa dùng bởi những người có phong cách bụi bặm, phóng khoáng.

Desert có thể coi là đặc sản của Clarks, da lộn, đế kếp
3/ Chelsea:
Thêm 1 loại giày nữa có xuất xứ từ xứ sở sương mù Anh Quốc, dòng giày này ban đầu được đặt làm cho nữ hoàng Victoria, về sau nó nổi tiếng trên toàn thế giới nhờ ban nhạc The Beatles chọn làm phục trang biểu diễn. Giày thường cao hơn mắt cá chân, không có dây hay quai mà có 2 miếng vải co giãn ở 2 bên và thường có miếng da hay vải ở sau gót giúp thao tác xỏ giày dễ dàng. Nó thường làm từ da bò trơn, lộn hoặc sáp và đế bằng cao su, đôi khi là da. Giày phong cách quý tộc, sang trọng nên hợp với kiểu phục trang công sở, suit.

1 đôi Chelsea da bò trơn, đế cao su của Cole Haan với 2 miếng co giãn 2 bên
4/ Combat boots:
Nguyên bản nó là những đôi giày cao cổ phục vụ trong quân đội, mà nổi tiếng nhất phải kể đến quân đội Mỹ với hãng loạt hãng chuyên làm: 5.11, Tru-Spec, Danner… Thiết kế cho mục đích quân sự nên giày rất bền, chắc chắn, tối ưu cho chuyển động. Thân giày thường làm từ da nubuck (da mài tinh) hoặc da lộn phối cùng vải dù. Đế giày thường làm từ cao su đúc với các vân đế nổi, thích hợp với nhiều địa hình. Giày đặc biệt hầm hố, bụi bặm nên phù hợp với phong cách streetwear, mititary, biker…

1 đôi giày chiến thuật của 5.11
5/ Work boots:
Đúng như tên gọi, giày làm việc hay còn gọi là giày bảo hộ, người phương tây có thói quen đi giày rất nhiều, kể cả lúc làm vườn. Giày được phát triển vào thế kỉ 19 khi các công nhân trong các hầm lò cần đôi giày chắc chắn, bảo vệ tốt đôi chân, 1 trong những hãng thành công với work boots phải kế để Red Wing và Timberland. Giày thường làm từ da nubuck, da sáp rất dày với mũi giày cứng (có loại bọc thép), dây giày to, chắc chắn, các lỗ xỏ dây làm bằng khuy đồng, thép. Đế có thể làm bằng eva, cao su đúc với khả năng kháng dầu, hóa chất và có loại chống đinh. Giày ngày nay vượt ra khỏi mục đích ban đầu, được ưa chuộng bởi phong cách hầm hố, cá tính.

Work boots Pro của Timberland với da sáp đế eva/cao su
6/ Một số loại boots khác:
Những loại này ít phổ biến hơn, thường do các hãng thời trang thiết kế và mang dấy ấn riêng. Có thể kể đến:
• Zip boots: Khá giống Chelsea hoặc chukka nhưng có thêm khóa ở 1 hoặc 2 bên cổ giày giúp tháo, xỏ giày nhanh hơn.
• Jodhpurs boots: Đặc trưng với phần quai thay cho dây giày vắt ngang cổ giày, nhìn khá độc đáo và cá tính.
• Button boots: 1 kiểu khá hiếm gặp, nổi bật với hàng cúc thay cho dây giày, loại loại khá kén trang phục cũng như người dùng.
• Riding boots: Thường cao tới đầu gối, làm từ da trơn, thiết kế ôm lấy bắp chân, giành cho môn cưỡi ngựa.
• Motorcycle boots: Giày giành cho dân đi xe phân khối lớn, biker, thường dùng cho các dòng xe touring, chạy phốm có thể cao trên mắt cá chân hoặc gần đầu gối. Hay làm từ da trơn, da lộn, đế cao su, thiết kế hầm hố chắc chắn với phần quai gài đặc trưng.

Còn tiếp....................
 
Chỉnh sửa cuối:

MrFank

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-598332
Ngày cấp bằng
9/11/18
Số km
2,316
Động cơ
215,745 Mã lực
Nơi ở
99 Bạch Mai, Hà Nội
II – GIÀY THỂ THAO:
A/ Định nghĩa – Cấu tạo:
1.Định nghĩa:
Giày thể thao là cách gọi của người Việt Nam, chỉ những đôi giày gắn liền với các hoạt động vận động, thể thao, ngoài trời: Chạy bộ, tập luyện, tennis, trượt ván, bóng rổ, golf, đạp xe, leo núi, trekking, motorcycle boots… Giày thể thao thường cấu tạo với thân giày làm từ vật liệu tổng hợp, lưới thoáng và hay dùng đế eva, thiết kế tối ưu và phù hợp với môn thể thao đó.
Giày sneaker cũng là giày thể thao nhưng được định nghĩa thiên về xu hướng thời trang, thẩm mỹ và tính ứng dụng hàng ngày, vì vậy sneaker thường cấu tạo với thân giày (upper) làm từ vải canvas, da, vật liệu tổng hợp và hay sử dụng đế bằng cao su, eva.
2 khái niệm này đôi khi không phân định rạch ròi hoặc bị gọi chung tùy vào quốc gia, văn hóa, cộng đồng.
Giày thể thao rất đa dạng về chủng loại nên việc phân chia cơ bản dựa vào hình dáng của giày với 3 loại:
• Low-top: Loại phổ biến nhất với cổ giày ở dưới mắt cá chân, gọn nhẹ và dễ di chuyển.
• Mid-top: Cổ giày đến giữa hoặc vừa đủ che mắt cá chân, loại này cũng không thinh hành.
• High-top: Cổ giày che hoàn toàn lấy mắt cá chân với tác dụng bảo vệ mắt cá chân, tránh trật khớp hay giữ ấm.

2. Cấu tạo: 1 đôi giày thể thao cơ bản chia làm 2 phần là Upper (thân giày) và Sole(đế giày). Nếu như phần đế chỉ có cấu tạo từ 1 đến 3 bộ phận thì thân giày có đến cả chục bộ phận cấu thành, giữ các vai trò riêng biệt nhưng luôn gắn kết với nhau tạo nên 1 tổng thể vững chắc cho thân giày:
+ Thân giày (upper): Là bộ phận tạo nên giao diện cho đôi giày, ngoài yếu tố thẩm mỹ thì thân giày có vai trò bảo vệ mũi bàn chân, mu bàn chân và gót chân khỏi các va chạm vật lý trong quá trình vận động, nó chịu tác động lực kéo, xé rất nhiều.
• Toe cap (bọc mõm): Nằm ở vị trí đứng mũi chịu sào, bao bọc lấy các ngón chân, có khi kéo dài 2 bên thân đến hết phần lưỡi gà. Tác dụng phần này là bảo vệ các ngón chân khỏi các tác động như va, vấp, bị đâm khi chạy, vận động. Thường bộ phận này trên giày chạy, giày tập hay làm từ nhựa tổng hợp dày, dẻo phủ lên vải mesh lưới hoặc làm bằng da trơn, da lộn, cao su ở các đôi sneaker casual.
• Vamp(mu giày): Được tính từ đầu ngón chân đến lưỡi gà, vamp ôm trọn lấy phần mu bàn chân, giúp tạo lên form giày và bảo vệ bàn chân khi vận động. Chất liệu Vamp ở sneaker thường là vải mesh đa lớp, da thuộc có đục lỗ với mục đích thoát hơi ẩm, khí nóng nhanh nhất.
• Tongue (lưỡi gà): Nằm dưới dây giày và ôm lấy mu bàn chân, đây cũng là bộ phận chịu lực, giúp bảo vệ mu bàn chân khỏi các tác động vật lý không mong muốn, giúp giày cố định vào bàn chân khi di chuyển. Cấu tạo Tongue thường là đệm mút bên trong và bọc vải, da bên ngoài.
• Lacing/Lace (khu vực dây giày): Thường bộ phận này sẽ cấp tạo gồm 2 phần chính là: Phần dây và phần lỗ xỏ, tùy thiết kế, công năng mà các giày sẽ có số lỗ giày nhiều hay ít, cao thấp khác nhau và dây giày cũng theo đó mà to nhỏ, dài ngắn, ở 1 số mẫu giày thể thao phần dây giày liên kết với hệ thống cáp (như Nike FlyWire) để phân tác lực và cố định form giày khi vận động. Tác dụng chính của lacing là điều chỉnh độ rộng, chật khi đi giày, giúp giữ chắc chân vào giày.
• Quarter (thân sau): Ám chỉ bộ phận từ lưỡi gà đổ về hết gót chân. Đây là bộ phận có tác dụng bao bọc, bảo vệ 2 bên bàn chân, phần gót và liên kết các bộ phận và tạo nên form giày. Thường bộ phận này hay làm tư vải mesh đa lớp ở giày chạy, tập hay da trơn, PU ở các dòng casual, skateboard.
• Collar (cổ giày): Vai trò của nó là bảo vệ mắt cá chân (với giày cổ lửng) và tránh hằn, tác động của giày lên cổ chân. Thường cấu tạo bởi lớp đệm mút dày phía trong và bọc vải, da bên ngoài.
• Heel Counter(định hình gót): Tác dụng là định hình gót giày, giữ form và bảo vệ gót chân, thường làm từ nhiều lớp da, vải thô, nhựa bên trong và bọc vải, da gia cường bên ngoài.
• Lining (lớp lót trong): Bộ phận này tưởng chừng không quan trọng nhưng nó đóng vai trò rất lớn để giảm chấn, thoát nhiệt cũng như hơi ẩm cho giày. Thường đa phần sẽ làm bằng vải sợi polyester hoặc sợ pha.
+ Đế giày(sole): Bộ phận nếm mật, nằm gai, chịu những tác động vật lý rất lớn: Lực đè của thân người, lực ma sát với mặt đường, lực xé, gập, vai trò quan trọng trong nâng đỡ bàn chân, giữ trọng lực và tạo đà cho chuyển động. Sole lại chia thành 3 bộ phận chính:
• Insole (lót giày): Là bộ phận ngay dưới bàn chân chúng ta, có vai trò hấp thụ lực, hấp thụ độ ẩm hay khử mùi hôi(nếu có than hoạt tính, chất khử mùi). Tùy mẫu giày mà có thể tháo rời hoặc bị gắn cố định. Insole ở sneaker thường làm từ foam, mút và tráng lớp vải polyester phía trên, tuy nhiên cũng có nhiều mẫu làm từ da thuộc hoặc vật liệu tổng hợp, canvas.
• Midsole(đế giữa): Giày đi sướng hay không , êm hay cứng là do bộ phận này quyết định, vai trò của nó là hấp thụ sung lực và tạo độ đàn hồi, lực đẩy khi di chuyển. Bộ phận này ở sneaker thường làm từ foam, là vật liệu đàn hồi cao, nhẹ, định hình ổn định, ở các dòng skateboard hay tennis, casual thì có thể là cao su đúc với các ô rỗng bên trong hoặc có đệm khí (air). Midsole có thể liền hoặc chia thành 2 phần tùy theo thiết kế và mục đích của giày.
• Outsole (đế ngoài): Giúp giày bám sàn, bám địa hình hay tạo điểm tựa trong chuyển động. Thường được làm từ cao su hoặc nhựa tổng hợp với nhiều vân, gai khác nhau tùy mục đích của giày. Đây cũng là bộ phận quan trọng tạo nên chất lượng 1 đôi giày.

B/ Các dòng giày:

1.Running shoes:
Là loại giày thiết kế riêng, tối ưu cho việc chạy bộ nên đặc điểm nổi trội của dòng giày này là nhẹ, thoáng khí và sức đẩy tốt, hấp thụ xung lực cao. Thân giày thường làm từ vải polester hay dạng lưới. Đế giày làm từ eva cũng rất nhẹ nhưng dày, độ nảy cao. Cả thân và đế thường thiết kế khí động học, ít sức cản không khí. Giày thường trang bị bộ đệm giảm chấn và hỗ trợ cho gót chân. Giày chạy bộ có nhiều biến thể nhưng thường được chia làm 4 dòng chính là:
• Road shoes: Giày chạy phổ biến nhất hiện nay, giành cho môi trường đô thị hay đường bằng. Cấu tạo nhẹ, đế tương đối phẳng và các vân, gờ cũng không nhô cao. Phiên bản cao cấp hơn của road shoes là race shoes dùng trong thi đấu chuyên nghiệp với thiết kế tối ưu hơn dùng road.

Pegasus 41 của Nike với kiểu dáng khí động học
• Race shoes: Dòng chạy thi đấu của road shoes, thiết kế và chất liệu tối ưu hơn cho việc thi đấu, phần đế rất dày với sức bật tốt và chống shock cao. Dòng này thường khá đắt tiền.

Mẫu Vaporfly 3 của nhà Nike, thiết kế tối ưu với nhiều công nghệ
• Track & Field shoes: Giày đặc dụng cho các môn chạy vượt chướng ngại vật, chạy nước rút khi tập và thi đấu trong đường chạy sân vận động. Đặc trưng với hàng đinh ở dưới đế và thân giày thon gọn, khí động học.

1 đôi giày track & field của hãng Asics với các đinh gai đặc trưng
• Trail shoes: Đây là dòng giày chạy địa hình, đồi núi, đường mòn. Đặc trưng với đế cao su giày và các vân, gờ nhô cao giúp giày có độ bám địa hình tốt. Thân giày cứng cáp hơn, giữ an toàn cho đôi chân khi chạy ở những địa hình xấu.

Salomon rất mạnh về dòng giày trail địa hình
2/ Training shoes: Giày được thiết kế để hỗ trợ người sử dụng trong các hoạt động đa chiều của chân bao gồm: tăng tốc, giảm tốc, nhảy, thay đổi hướng một cách đột ngột. Phần thân giày tạo cảm giác thoải mái, cùng với đế giữa linh hoạt hỗ trợ cho các chuyển động đa chiều. Sự chênh lệch giữa gót và mũi giày được giảm thiểu, giúp tăng cảm giác tiếp xúc với mặt đất khi tăng và giảm tốc độ nhanh chóng. Điều này giúp tăng cường hiệu quả tập luyện và giảm thiểu nguy cơ chấn thương cho người sử dụng. Giày traning thường cứng cáp hơn, đế hay làm từ cao su với mặt đế khá phẳng, bám sàn. Giày training thường dùng chung cho 1 số bộ môn trong nhà như: Gym, tập nhảy, chay bộ…

Nike Metcon 3 dòng traning với đế cao su phẳng và nhiều vân bám
3/ Basketball: Giày chuyên dụng cho môn bóng rổ với những pha di chuyển nhanh, dậm nhảy và tiếp đất mạnh mẽ nên giày được thiết kế rất chắc chắn. Giày thường thiết kế che kín mắt cá chân giúp bảo vệ và hạn chế trật khớp. Thân giày chắc chắn nhưng lại thoáng khí, dây giày và phần sau cổ giày thiết kế hở giúp chân di chuyển thoải mái, dễ dàng. Đế giày thường làm từ cao su đúc rất dày giúp bám sàn, chịu mài mòn tốt, đế cũng có bộ đệm giúp tăng sức bật cũng như giảm chấn khi tiếp đất.

Nike LeBron Witness dòng bóng rổ, thiết kế chắc chắn, hỗ trợ dậm nhảy

4/ Skate board: Giày của môn trượt ván, gắn liền với văn hóa đường phố và được giới trẻ ưa dùng như 1 dạng sneaker thời trang, gắn liền với phong cách street wear. Giày thường làm từ vải canvas hoặc da lộn, mũi giày thường hơi dài hơn so với size 1 chút để giảm chấn thương ngón chân. Đế giày thường làm từ cao su đúc với bề mặt bằng phẳng cùng nhiều đường vân ngang, gợn sóng giúp giày bám chặt vào mặt ván.

Mẫu giày skateboard Old Skool của Vans, vải canvas và đế cao su​

5/ Casual - Life style: Như tên gọi, dòng giày này thiên về đời sống, thời trang hàng ngày hay được gọi là sneaker. Những mẫu giày này có thể là những mẫu giày skate board, basketball hay running có kiểu dáng đẹp, cá tính hoặc là dòng riêng với thiết kế, kiểu dáng thời trang hơn cùng với màu sắc, họa tiết trang trí cầu kì hơn. Những mẫu giày này thường theo xu hướng thời trang, hay theo trend cổ điển. Giày có thể làm từ vải canvas, sợi tổng hơp hoặc da với đế cao su hoặc foam, đế giày thường bằng phẳng, không có bộ đệm, chủ yếu để đi bộ và hoạt động trong môi trường đô thị.

Mẫu Air Jordan 1 Retro rất được ưa chuộng trong giới chơi sneaker

6/ Tennis/ Bóng chuyền/ Cầu lông/ Bóng đá/ Golf…: Là các dòng giày chuyên biệt cho từng môn thể thao, gần như môn thể thao nào cũng có loại giày riêng để phù hợp với cách di chuyển, lối đánh và tính chất của môn thể thao đó. Nhưng có điểm chung là chúng đều thiết kế chắc chắn với phần upper hay làm từ vật liệu tổng hợp, nhiều lớp.

1 đôi giày đánh golf của Adidas, mẫu Wide Tour 360, với các mẫu phù hợp sân cỏ

7/ Đạp xe: Giày chuyên dụng cho bộ môn đạp xe, bao gồm nhiều dòng xe: Touring, Mountain Bike, Road bike… Trong khi giày road bike thường form khá cứng, dáng thon, đế hay làm từ nhựa cứng và không thích hợp để đi bộ đường dài. Giày mountain bike thì mềm hơn chút, đế hay làm bằng cao su tăng sức bám, sức kéo.

Đôi giày đạp xe của hãng Pear Izumi với đế cứng, có gắn cá

8/ Climbing shoes: Dòng giày chuyên dụng cho hoạt động leo núi chuyên nghiệp. Thiết kế rất gọn, ôm theo hình dáng bàn chân. Làm từ những vật liệu có độ bền cao: Da nuck, da lộn và phần đế bằng cao su được mài tạo độ bám lên đá, đế không quá dày giúp tăng cảm giác tiếp xúc bề mặt đá khi leo trèo:

Giày climbing của hãng La Sportiva,đế cao su kiểu dáng ôm bàn chân​

9/ Trekking shoes: 1 trong những dòng giày thiết kế rất chắc chắn với thân giày hay làm từ da hoặc vật liệu tổng hợp, được gia cố chắc chắn, đặc biệt là phần mũi và gót giày. Giày hay có thiết kế cổ lửng giúp bảo vệ mắt cá và hạn chế trật khớp. Đế giày thường có lớp outsole bằng cao su với nhiều mấu, vân nổi giúp thích nghi với nhiều địa hình: Rừng, núi, đường mòn, suối… Giày thường có công nghệ chống nước hoặc nhanh khô:

Mẫu giày dã ngoại Targhee III của Keen từ da nubuck,đếeva/cao su​

10/ Adventure/ Enduro boots: Hơi khác so với dòng boot da dành cho những chiếc xe dạo phố, đường trường, dòng giày này giành cho những môn thể thao như: Xe địa hình, off-road nên thiết kế có phần thể thao hơn, chắc chắn hơn và thiên về tính năng bảo vệ hơn . Giày dòng này thường cao ngang bắp chân hoặc gần đầu gối với nhiều lớp đệm, giáp cứng, part chống mòn. Đế giày làm từ cao su hoặc nhựa cứng giúp giúp tăng cường độ cứng, ma sát và chống mài mòn. Dòng này thường thiết kế các quai gài dạng khóa tháo giúp cố định chắc chắn và thao tác cởi cũng dễ dàng hơn:
1 mẫu motocross của TCX làm từ vật liệu tổng hợp, nhựa cứng

Còn tiếp ạ.............
 
Chỉnh sửa cuối:

Yaris_2009

Xe tăng
Biển số
OF-80287
Ngày cấp bằng
15/12/10
Số km
1,925
Động cơ
592,838 Mã lực
Tuổi
40
Giày e hay đi toàn dạng này, đôi này đang tìm mua mà hơi khó.

IMG_20231129_205536.jpg


Hơn chục năm nay e toàn đi kiểu như này, gần đây e mới tìm đc đôi như này của auguris là oxford-t10

vn-11134208-7r98o-lscb6uiur0ec06.jpeg


Đang tính tối mai đi mua.
 
Chỉnh sửa cuối:

Lavande

Xe điện
Biển số
OF-96873
Ngày cấp bằng
24/5/11
Số km
2,718
Động cơ
534,466 Mã lực
E vào hóng kinh nghiệm, giờ chỉ toàn đi đôi driving của Geox thoái mái, lx cũng thích nữa.
 

PAS001

Xe tải
Biển số
OF-407262
Ngày cấp bằng
28/2/16
Số km
344
Động cơ
226,474 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em hóng CCCM ah....
 

MrFank

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-598332
Ngày cấp bằng
9/11/18
Số km
2,316
Động cơ
215,745 Mã lực
Nơi ở
99 Bạch Mai, Hà Nội

MrFank

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-598332
Ngày cấp bằng
9/11/18
Số km
2,316
Động cơ
215,745 Mã lực
Nơi ở
99 Bạch Mai, Hà Nội
E vào hóng kinh nghiệm, giờ chỉ toàn đi đôi driving của Geox thoái mái, lx cũng thích nữa.
Vâng các cụ nhà ta đi ô tê làm đôi driving hay boat là chân ái đó ạ, ko sợ trơn trượt khi đạp phanh, Geox này cũng nhiều người đi ạ
 

MrFank

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-598332
Ngày cấp bằng
9/11/18
Số km
2,316
Động cơ
215,745 Mã lực
Nơi ở
99 Bạch Mai, Hà Nội

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
5,733
Động cơ
523,691 Mã lực
II – GIÀY THỂ THAO:
A/ Định nghĩa – Cấu tạo:
1.Định nghĩa:
Giày thể thao là cách gọi của người Việt Nam, chỉ những đôi giày gắn liền với các hoạt động vận động, thể thao, ngoài trời: Chạy bộ, tập luyện, tennis, trượt ván, bóng rổ, golf, đạp xe, leo núi, trekking, motorcycle boots… Giày thể thao thường cấu tạo với thân giày làm từ vật liệu tổng hợp, lưới thoáng và hay dùng đế eva, thiết kế tối ưu và phù hợp với môn thể thao đó.
Giày sneaker cũng là giày thể thao nhưng được định nghĩa thiên về xu hướng thời trang, thẩm mỹ và tính ứng dụng hàng ngày, vì vậy sneaker thường cấu tạo với thân giày (upper) làm từ vải canvas, da, vật liệu tổng hợp và hay sử dụng đế bằng cao su, eva.
2 khái niệm này đôi khi không phân định rạch ròi hoặc bị gọi chung tùy vào quốc gia, văn hóa, cộng đồng.
Giày thể thao rất đa dạng về chủng loại nên việc phân chia cơ bản dựa vào hình dáng của giày với 3 loại:
• Low-top: Loại phổ biến nhất với cổ giày ở dưới mắt cá chân, gọn nhẹ và dễ di chuyển.
• Mid-top: Cổ giày đến giữa hoặc vừa đủ che mắt cá chân, loại này cũng không thinh hành.
• High-top: Cổ giày che hoàn toàn lấy mắt cá chân với tác dụng bảo vệ mắt cá chân, tránh trật khớp hay giữ ấm.

2. Cấu tạo: 1 đôi giày thể thao cơ bản chia làm 2 phần là Upper (thân giày) và Sole(đế giày). Nếu như phần đế chỉ có cấu tạo từ 1 đến 3 bộ phận thì thân giày có đến cả chục bộ phận cấu thành, giữ các vai trò riêng biệt nhưng luôn gắn kết với nhau tạo nên 1 tổng thể vững chắc cho thân giày:
+ Thân giày (upper): Là bộ phận tạo nên giao diện cho đôi giày, ngoài yếu tố thẩm mỹ thì thân giày có vai trò bảo vệ mũi bàn chân, mu bàn chân và gót chân khỏi các va chạm vật lý trong quá trình vận động, nó chịu tác động lực kéo, xé rất nhiều.
• Toe cap (bọc mõm): Nằm ở vị trí đứng mũi chịu sào, bao bọc lấy các ngón chân, có khi kéo dài 2 bên thân đến hết phần lưỡi gà. Tác dụng phần này là bảo vệ các ngón chân khỏi các tác động như va, vấp, bị đâm khi chạy, vận động. Thường bộ phận này trên giày chạy, giày tập hay làm từ nhựa tổng hợp dày, dẻo phủ lên vải mesh lưới hoặc làm bằng da trơn, da lộn, cao su ở các đôi sneaker casual.
• Vamp(mu giày): Được tính từ đầu ngón chân đến lưỡi gà, vamp ôm trọn lấy phần mu bàn chân, giúp tạo lên form giày và bảo vệ bàn chân khi vận động. Chất liệu Vamp ở sneaker thường là vải mesh đa lớp, da thuộc có đục lỗ với mục đích thoát hơi ẩm, khí nóng nhanh nhất.
• Tongue (lưỡi gà): Nằm dưới dây giày và ôm lấy mu bàn chân, đây cũng là bộ phận chịu lực, giúp bảo vệ mu bàn chân khỏi các tác động vật lý không mong muốn, giúp giày cố định vào bàn chân khi di chuyển. Cấu tạo Tongue thường là đệm mút bên trong và bọc vải, da bên ngoài.
• Lacing/Lace (khu vực dây giày): Thường bộ phận này sẽ cấp tạo gồm 2 phần chính là: Phần dây và phần lỗ xỏ, tùy thiết kế, công năng mà các giày sẽ có số lỗ giày nhiều hay ít, cao thấp khác nhau và dây giày cũng theo đó mà to nhỏ, dài ngắn, ở 1 số mẫu giày thể thao phần dây giày liên kết với hệ thống cáp (như Nike FlyWire) để phân tác lực và cố định form giày khi vận động. Tác dụng chính của lacing là điều chỉnh độ rộng, chật khi đi giày, giúp giữ chắc chân vào giày.
• Quarter (thân sau): Ám chỉ bộ phận từ lưỡi gà đổ về hết gót chân. Đây là bộ phận có tác dụng bao bọc, bảo vệ 2 bên bàn chân, phần gót và liên kết các bộ phận và tạo nên form giày. Thường bộ phận này hay làm tư vải mesh đa lớp ở giày chạy, tập hay da trơn, PU ở các dòng casual, skateboard.
• Collar (cổ giày): Vai trò của nó là bảo vệ mắt cá chân (với giày cổ lửng) và tránh hằn, tác động của giày lên cổ chân. Thường cấu tạo bởi lớp đệm mút dày phía trong và bọc vải, da bên ngoài.
• Heel Counter(định hình gót): Tác dụng là định hình gót giày, giữ form và bảo vệ gót chân, thường làm từ nhiều lớp da, vải thô, nhựa bên trong và bọc vải, da gia cường bên ngoài.
• Lining (lớp lót trong): Bộ phận này tưởng chừng không quan trọng nhưng nó đóng vai trò rất lớn để giảm chấn, thoát nhiệt cũng như hơi ẩm cho giày. Thường đa phần sẽ làm bằng vải sợi polyester hoặc sợ pha.
+ Đế giày(sole): Bộ phận nếm mật, nằm gai, chịu những tác động vật lý rất lớn: Lực đè của thân người, lực ma sát với mặt đường, lực xé, gập, vai trò quan trọng trong nâng đỡ bàn chân, giữ trọng lực và tạo đà cho chuyển động. Sole lại chia thành 3 bộ phận chính:
• Insole (lót giày): Là bộ phận ngay dưới bàn chân chúng ta, có vai trò hấp thụ lực, hấp thụ độ ẩm hay khử mùi hôi(nếu có than hoạt tính, chất khử mùi). Tùy mẫu giày mà có thể tháo rời hoặc bị gắn cố định. Insole ở sneaker thường làm từ foam, mút và tráng lớp vải polyester phía trên, tuy nhiên cũng có nhiều mẫu làm từ da thuộc hoặc vật liệu tổng hợp, canvas.
• Midsole(đế giữa): Giày đi sướng hay không , êm hay cứng là do bộ phận này quyết định, vai trò của nó là hấp thụ sung lực và tạo độ đàn hồi, lực đẩy khi di chuyển. Bộ phận này ở sneaker thường làm từ foam, là vật liệu đàn hồi cao, nhẹ, định hình ổn định, ở các dòng skateboard hay tennis, casual thì có thể là cao su đúc với các ô rỗng bên trong hoặc có đệm khí (air). Midsole có thể liền hoặc chia thành 2 phần tùy theo thiết kế và mục đích của giày.
• Outsole (đế ngoài): Giúp giày bám sàn, bám địa hình hay tạo điểm tựa trong chuyển động. Thường được làm từ cao su hoặc nhựa tổng hợp với nhiều vân, gai khác nhau tùy mục đích của giày. Đây cũng là bộ phận quan trọng tạo nên chất lượng 1 đôi giày.

B/ Các dòng giày:

1.Running shoes:
Là loại giày thiết kế riêng, tối ưu cho việc chạy bộ nên đặc điểm nổi trội của dòng giày này là nhẹ, thoáng khí và sức đẩy tốt, hấp thụ xung lực cao. Thân giày thường làm từ vải polester hay dạng lưới. Đế giày làm từ eva cũng rất nhẹ nhưng dày, độ nảy cao. Cả thân và đế thường thiết kế khí động học, ít sức cản không khí. Giày thường trang bị bộ đệm giảm chấn và hỗ trợ cho gót chân. Giày chạy bộ có nhiều biến thể nhưng thường được chia làm 4 dòng chính là:
• Road shoes: Giày chạy phổ biến nhất hiện nay, giành cho môi trường đô thị hay đường bằng. Cấu tạo nhẹ, đế tương đối phẳng và các vân, gờ cũng không nhô cao. Phiên bản cao cấp hơn của road shoes là race shoes dùng trong thi đấu chuyên nghiệp với thiết kế tối ưu hơn dùng road.

Pegasus 41 của Nike với kiểu dáng khí động học
• Race shoes: Dòng chạy thi đấu của road shoes, thiết kế và chất liệu tối ưu hơn cho việc thi đấu, phần đế rất dày với sức bật tốt và chống shock cao. Dòng này thường khá đắt tiền.

Mẫu Vaporfly 3 của nhà Nike, thiết kế tối ưu với nhiều công nghệ
• Track & Field shoes: Giày đặc dụng cho các môn chạy vượt chướng ngại vật, chạy nước rút khi tập và thi đấu trong đường chạy sân vận động. Đặc trưng với hàng đinh ở dưới đế và thân giày thon gọn, khí động học.

1 đôi giày track & field của hãng Asics với cácđinh gai đặc trưng
• Trail shoes: Đây là dòng giày chạy địa hình, đồi núi, đường mòn. Đặc trưng với đế cao su giày và các vân, gờ nhô cao giúp giày có độ bám địa hình tốt. Thân giày cứng cáp hơn, giữ an toàn cho đôi chân khi chạy ở những địa hình xấu.

Salomon rất mạnh về dòng giày trail địa hình
2/ Training shoes: Giày được thiết kế để hỗ trợ người sử dụng trong các hoạt động đa chiều của chân bao gồm: tăng tốc, giảm tốc, nhảy, thay đổi hướng một cách đột ngột. Phần thân giày tạo cảm giác thoải mái, cùng với đế giữa linh hoạt hỗ trợ cho các chuyển động đa chiều. Sự chênh lệch giữa gót và mũi giày được giảm thiểu, giúp tăng cảm giác tiếp xúc với mặt đất khi tăng và giảm tốc độ nhanh chóng. Điều này giúp tăng cường hiệu quả tập luyện và giảm thiểu nguy cơ chấn thương cho người sử dụng. Giày traning thường cứng cáp hơn, đế hay làm từ cao su với mặt đế khá phẳng, bám sàn. Giày training thường dùng chung cho 1 số bộ môn trong nhà như: Gym, tập nhảy, chay bộ…

Nike Metcon 3 dòng traning với đế cao su phẳng và nhiều vân bám
3/ Basketball: Giày chuyên dụng cho môn bóng rổ với những pha di chuyển nhanh, dậm nhảy và tiếp đất mạnh mẽ nên giày được thiết kế rất chắc chắn. Giày thường thiết kế che kín mắt cá chân giúp bảo vệ và hạn chế trật khớp. Thân giày chắc chắn nhưng lại thoáng khí, dây giày và phần sau cổ giày thiết kế hở giúp chân di chuyển thoải mái, dễ dàng. Đế giày thường làm từ cao su đúc rất dày giúp bám sàn, chịu mài mòn tốt, đế cũng có bộ đệm giúp tăng sức bật cũng như giảm chấn khi tiếp đất.

Nike LeBron Witness dòng bóng rổ, thiết kế chắc chắn, hỗ trợ dậm nhảy

4/ Skate borad: Giày của môn trượt ván, gắn liền với văn hóa đường phố và được giới trẻ ưa dùng như 1 dạng sneaker thời trang, gắn liền với phong cách street wear. Giày thường làm từ vải canvas hoặc da lộn, mũi giày thường hơi dài hơn so với size 1 chút để giảm chấn thương ngón chân. Đế giày thường làm từ cao su đúc với bề mặt bằng phẳng cùng nhiều đường vân ngang, gợn sóng giúp giày bám chặt vào mặt ván.

Mẫu giày skateboard Old Skool của Vans, vải canvas và đế cao su​

5/ Casual - Life style: Như tên gọi, dòng giày này thiên về đời sống, thời trang hàng ngày hay được gọi là sneaker. Những mẫu giày này có thể là những mẫu giày skate board, basketball hay running có kiểu dáng đẹp, cá tính hoặc là dòng riêng với thiết kế, kiểu dáng thời trang hơn cùng với màu sắc, họa tiết trang trí cầu kì hơn. Những mẫu giày này thường theo xu hướng thời trang, hay theo trend cổ điển. Giày có thể làm từ vải canvas, sợi tổng hơp hoặc da với đế cao su hoặc foam, đế giày thường bằng phẳng, không có bộ đệm, chủ yếu để đi bộ và hoạt động trong môi trường đô thị.

Mẫu Air Jordan 1 Retro rất được ưa chuộng trong giới chơi sneaker

6/ Tennis/ Bóng chuyền/ Cầu lông/ Bóng đá/ Golf…: Là các dòng giày chuyên biệt cho từng môn thể thao, gần như môn thể thao nào cũng có loại giày riêng để phù hợp với cách di chuyển, lối đánh và tính chất của môn thể thao đó. Nhưng có điểm chung là chúng đều thiết kế chắc chắn với phần upper hay làm từ vật liệu tổng hợp, nhiều lớp.

1 đôi giày đánh golf của Adidas, mẫu Wide Tour 360, với các mẫu phù hợp sân cỏ

7/ Đạp xe: Giày chuyên dụng cho bộ môn đạp xe, bao gồm nhiều dòng xe: Touring, Mountain Bike, Road bike… Trong khi giày road bike thường form khá cứng, dáng thon, đế hay làm từ nhựa cứng và không thích hợp để đi bộ đường dài. Giày mountain bike thì mềm hơn chút, đế hay làm bằng cao su tăng sức bám, sức kéo.

Đôi giày đạp xe của hãng Pear Izumi với đế cứng, có gắn cá

8/ Climbing shoes: Dòng giày chuyên dụng cho hoạt động leo núi chuyên nghiệp. Thiết kế rất gọn, ôm theo hình dáng bàn chân. Làm từ những vật liệu có độ bền cao: Da nuck, da lộn và phần đế bằng cao su được mài tạo độ bám lên đá, đế không quá dày giúp tăng cảm giác tiếp xúc bề mặt đá khi leo trèo:

Giày climbing của hãng La Sportiva,đế cao su kiểu dáng ôm bàn chân​

9/ Trekking shoes: 1 trong những dòng giày thiết kế rất chắc chắn với thân giày hay làm từ da hoặc vật liệu tổng hợp, được gia cố chắc chắn, đặc biệt là phần mũi và gót giày. Giày hay có thiết kế cổ lửng giúp bảo vệ mắt cá và hạn chế trật khớp. Đế giày thường có lớp outsole bằng cao su với nhiều mấu, vân nổi giúp thích nghi với nhiều địa hình: Rừng, núi, đường mòn, suối… Giày thường có công nghệ chống nước hoặc nhanh khô:

Mẫu giày dã ngoại Targhee III của Keen từ da nubuck,đếeva/cao su​

10/ Adventure/ Enduro boots: Hơi khác so với dòng boot da dành cho những chiếc xe dạo phố, đường trường, dòng giày này giành cho những môn thể thao như: Xe địa hình, off-road nên thiết kế có phần thể thao hơn, chắc chắn hơn và thiên về tính năng bảo vệ hơn . Giày dòng này thường cao ngang bắp chân hoặc gần đầu gối với nhiều lớp đệm, giáp cứng, part chống mòn. Đế giày làm từ cao su hoặc nhựa cứng giúp giúp tăng cường độ cứng, ma sát và chống mài mòn. Dòng này thường thiết kế các quai gài dạng khóa tháo giúp cố định chắc chắn và thao tác cởi cũng dễ dàng hơn:
1 mẫu motocross của TCX làm từ vật liệu tổng hợp, nhựa cứng

Còn tiếp ạ.............
Cụ chủ thớt có liên quan gì đến nhãn giày Roger & Fank ko?
 

Jôn sần

Xe lăn
Người OF
Biển số
OF-29999
Ngày cấp bằng
25/2/09
Số km
14,029
Động cơ
1,524,476 Mã lực
Em mua đôi Pedro này trong Sài Gòn mà chưa đi.
Giày Pedro em thấy đi bền ;))
593C6C2C-D00A-4271-A9C6-98FC5556EC6D.jpeg

B8CB5CF9-470B-4D06-B658-8F0420812DB5.jpeg
 

lambogi79

Xe điện
Biển số
OF-92844
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
4,247
Động cơ
-63,767 Mã lực
Nơi ở
Lữ đoàn xe cút kít
Cháu đánh dấu để học hỏi
Bản thân rất mê giày thể thao và snacker.
Nhưng nhìn những ông mặc quần vải diện giày thể thao, nhìn nó phèn vô cùng tận
 

MrFank

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-598332
Ngày cấp bằng
9/11/18
Số km
2,316
Động cơ
215,745 Mã lực
Nơi ở
99 Bạch Mai, Hà Nội

Diep1979

Xe container
Biển số
OF-809344
Ngày cấp bằng
24/3/22
Số km
5,568
Động cơ
180,812 Mã lực
Cháu đi các thể loại giầy, thay bao nhiêu thể loại tất mà chả bao giờ hết hôi chân

Từ ngày gặp ông Bitis bán Xhunter, loại có 6 điểm gồ lên cho thoáng lòng bàn chân là tự nhiên hết hôi chân.
Cháu chỉ trung thành với nó đến bây giờ

Hôm bitis báo nghừng sản xuất X hunter, cháu ra quất phát 10 đôi dùng dần
 

Jôn sần

Xe lăn
Người OF
Biển số
OF-29999
Ngày cấp bằng
25/2/09
Số km
14,029
Động cơ
1,524,476 Mã lực

MrFank

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-598332
Ngày cấp bằng
9/11/18
Số km
2,316
Động cơ
215,745 Mã lực
Nơi ở
99 Bạch Mai, Hà Nội
Thông tin thớt
Đang tải
Top