- Biển số
- OF-56120
- Ngày cấp bằng
- 29/1/10
- Số km
- 767
- Động cơ
- 455,590 Mã lực
Là một người sống nhiều năm ở Hà Nội, thật sự tôi không thể hiểu tại sao các cơ quan chức năng lại lúng túng với một vấn đề không quá khó như vậy.
Nếu là đường phố Hà Nội quá chật hẹp thì còn có thể đổ lỗi nào là do yếu tố lịch sử, quy hoạch, vấn đề dự báo.. nhưng thực tế đường phố Hà Nội so với các quốc gia khác trên thế giới không hề chật hẹp tý nào như mọi người thường phàn nàn.
Giải pháp hiện nay các cơ quan chức năng đưa ra chỉ có tính chất tình thế, kg có tính tổng thể lâu dài.
Theo tôi, việc cần làm đó là chúng ta kg nên chỉ quá tập trung vào vấn đề cơ sở hạ tầng mà đồng thời phải chú ý đến vấn đề QUY HOẠCH PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG.
Chúng ta nói rất nhiều đến vấn đề kẹt xe, vậy tại sao chúng ta không nghiên cứu vấn đề: Loại Trừ Phương Tiện Tham Gia Giao Thông.
Chúng ta đang bàn đến hiện đại hóa giao thông, văn minh... bằng đường sắt cao tốc. Như vậy chúng ta đã đề cập đến vấn đề Phương Tiện Tham Gia rồi đó.
Tôi xin được kiến nghị, thay vì việc mở rộng thêm đường, bịt bùng các nút giao thông thì chúng ta nên dành tiền để Đầu Tư Phương Tiện Công Cộng mà cụ thể ở đây là xe buýt. Khi đã có nhiều phương tiện công cộng thì chúng ta sẽ tiến hành cấm các phương tiện cá nhân mà cụ thể ở đây là xe máy. Tại sao lại như vậy:
- Xe máy là Phương tiện cá nhân chủ yếu tại các thành phố lớn. Tại Hà nội chúng ta có khoảng 5 triệu xe máy và 400 ngàn ô tô. Do đó nếu loại bỏ được 5 triệu xe máy này thì vấn đề giao thông Nội Thành Hà Nội được giải quyết.
- Một phép tính của học sinh bậc cơ sở như sau: bình quân cứ 50 người điều khiển xe máy thì có thể xếp lên 1 cái xe buýt. Làm ơn hãy hình dung rằng thay vì 100 cái xe máy lộn xộn chạy trên đường thì chúng ta chỉ thấy xuất hiện 2 cái xe buýt. Ôi, thông thoáng biết bao.
- Thêm một phép tính cũng của học sinh tiểu học: 50 cái xe máy cứ bình quân chạy một quãng đường 100km thì tiêu thụ hêt 50 xe X 3 lít/xe = 150 lít nhiên liệu(xăng). Làm ơn hãy so sánh với việc 1 cái xe buýt chỉ tiêu thụ khoảng 10 lít nhiên liệu Diesel. Vậy là chúng ta tiết kiệm được 150 lít-10 lít = 140 lít nhiên liệu( tính theo số tương đối thì giảm 14 lần). Ôi, chúng ta giải quyết vấn để ô nhiễm môi trường đô thị sao mà dễ dàng thế; đồng thời cũng góp phần rất lớn cho việc giải quyết bài toán năng lượng quốc gia.
Tất nhiên, câu hỏi tiếp theo sẽ là làm thế nào để thực thi?
Xin thưa, từ khi sinh ra đến giờ tôi thường nghe nói đến 2 chữ LỘ TRÌNH trong phần lớn các văn bản, các bài phát biểu của các vị. Vì vậy, xin kiến nghị như sau:
- Đầu tư xe buýt để phục vụ các tuyến phố trong trung tâm xung quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm, mật độ xe buýt đủ đáp ứng nhu cầu đi lại của cư dân. Tuyệt đối cấm xe máy đi vào. Việc này ngoài việc giảm tải áp lực số phương tiện tham gia giao thông thì cũng sẽ hình thành dần thói quen đị bộ cho dân cư, và văn hóa xếp hàng cho người Việt.
Sau đó dần dần và lần lượt, chúng ta sẽ áp dụng loại bỏ dần xe máy trên các tuyến phố chính.
Tất nhiên chúng ta sẽ phải dối mặt với những phản ứng nhất định, như việc chất lượng phục vụ xe buýt,... giá vé xe buýt. Để giải quyết vấn đề này, đề nghị các ngành chức năng chủ động tiến hành trực tiếp quản lý trong thời gian đầu, không tổ chức đấu thầu cho tư nhân vận hành. Về vấn đề giá vé, thì xin thưa rằng: bình quân mỗi cái xe máy chúng ta phải bỏ ra 20-30 triệu vnd/xe, Nếu tính theo bài toán kinh tế, thay vì phải bỏ tiền ra mua xe máy, chúng ta gửi tiết kiệm 30 triệu này và chúng ta sẽ có lãi suất khoảng 300 ngàn/tháng( theo lãi suất ngân hàng hiện tại), như vậy với giá vé xe buýt 200-300 ngàn/tháng là hoàn toàn chấp nhận được, đó là chưa tính đến việc người dân phải mua xăng để vận hành xe máy và số tiền người dân vẫn có trong tay là 1 sổ tiết kiếm 30 triệu vnd. Ngoài ra với khoảng 20-30 triệu/xe thì người dân Hà Nội sẽ có khoảng 5 triệu( xe máy) X 30 triệu vnd/xe =15 000 tỷ động tín dụng cho các ngân hàng, một con số không hề nhỏ.
Hãy vì một Hà Nội văn minh, xanh sạch đẹp chúng ta hãy chung tay xây dựng để Hà Nội là niềm tự hào của Việt Nam.
Hãy loại bỏ 5 triệu xe máy để thay vào bằng phương tiện văn minh.
Các bác ném đá mạnh vào nhé. Vì một xã hội Văn Minh.
Nếu là đường phố Hà Nội quá chật hẹp thì còn có thể đổ lỗi nào là do yếu tố lịch sử, quy hoạch, vấn đề dự báo.. nhưng thực tế đường phố Hà Nội so với các quốc gia khác trên thế giới không hề chật hẹp tý nào như mọi người thường phàn nàn.
Giải pháp hiện nay các cơ quan chức năng đưa ra chỉ có tính chất tình thế, kg có tính tổng thể lâu dài.
Theo tôi, việc cần làm đó là chúng ta kg nên chỉ quá tập trung vào vấn đề cơ sở hạ tầng mà đồng thời phải chú ý đến vấn đề QUY HOẠCH PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG.
Chúng ta nói rất nhiều đến vấn đề kẹt xe, vậy tại sao chúng ta không nghiên cứu vấn đề: Loại Trừ Phương Tiện Tham Gia Giao Thông.
Chúng ta đang bàn đến hiện đại hóa giao thông, văn minh... bằng đường sắt cao tốc. Như vậy chúng ta đã đề cập đến vấn đề Phương Tiện Tham Gia rồi đó.
Tôi xin được kiến nghị, thay vì việc mở rộng thêm đường, bịt bùng các nút giao thông thì chúng ta nên dành tiền để Đầu Tư Phương Tiện Công Cộng mà cụ thể ở đây là xe buýt. Khi đã có nhiều phương tiện công cộng thì chúng ta sẽ tiến hành cấm các phương tiện cá nhân mà cụ thể ở đây là xe máy. Tại sao lại như vậy:
- Xe máy là Phương tiện cá nhân chủ yếu tại các thành phố lớn. Tại Hà nội chúng ta có khoảng 5 triệu xe máy và 400 ngàn ô tô. Do đó nếu loại bỏ được 5 triệu xe máy này thì vấn đề giao thông Nội Thành Hà Nội được giải quyết.
- Một phép tính của học sinh bậc cơ sở như sau: bình quân cứ 50 người điều khiển xe máy thì có thể xếp lên 1 cái xe buýt. Làm ơn hãy hình dung rằng thay vì 100 cái xe máy lộn xộn chạy trên đường thì chúng ta chỉ thấy xuất hiện 2 cái xe buýt. Ôi, thông thoáng biết bao.
- Thêm một phép tính cũng của học sinh tiểu học: 50 cái xe máy cứ bình quân chạy một quãng đường 100km thì tiêu thụ hêt 50 xe X 3 lít/xe = 150 lít nhiên liệu(xăng). Làm ơn hãy so sánh với việc 1 cái xe buýt chỉ tiêu thụ khoảng 10 lít nhiên liệu Diesel. Vậy là chúng ta tiết kiệm được 150 lít-10 lít = 140 lít nhiên liệu( tính theo số tương đối thì giảm 14 lần). Ôi, chúng ta giải quyết vấn để ô nhiễm môi trường đô thị sao mà dễ dàng thế; đồng thời cũng góp phần rất lớn cho việc giải quyết bài toán năng lượng quốc gia.
Tất nhiên, câu hỏi tiếp theo sẽ là làm thế nào để thực thi?
Xin thưa, từ khi sinh ra đến giờ tôi thường nghe nói đến 2 chữ LỘ TRÌNH trong phần lớn các văn bản, các bài phát biểu của các vị. Vì vậy, xin kiến nghị như sau:
- Đầu tư xe buýt để phục vụ các tuyến phố trong trung tâm xung quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm, mật độ xe buýt đủ đáp ứng nhu cầu đi lại của cư dân. Tuyệt đối cấm xe máy đi vào. Việc này ngoài việc giảm tải áp lực số phương tiện tham gia giao thông thì cũng sẽ hình thành dần thói quen đị bộ cho dân cư, và văn hóa xếp hàng cho người Việt.
Sau đó dần dần và lần lượt, chúng ta sẽ áp dụng loại bỏ dần xe máy trên các tuyến phố chính.
Tất nhiên chúng ta sẽ phải dối mặt với những phản ứng nhất định, như việc chất lượng phục vụ xe buýt,... giá vé xe buýt. Để giải quyết vấn đề này, đề nghị các ngành chức năng chủ động tiến hành trực tiếp quản lý trong thời gian đầu, không tổ chức đấu thầu cho tư nhân vận hành. Về vấn đề giá vé, thì xin thưa rằng: bình quân mỗi cái xe máy chúng ta phải bỏ ra 20-30 triệu vnd/xe, Nếu tính theo bài toán kinh tế, thay vì phải bỏ tiền ra mua xe máy, chúng ta gửi tiết kiệm 30 triệu này và chúng ta sẽ có lãi suất khoảng 300 ngàn/tháng( theo lãi suất ngân hàng hiện tại), như vậy với giá vé xe buýt 200-300 ngàn/tháng là hoàn toàn chấp nhận được, đó là chưa tính đến việc người dân phải mua xăng để vận hành xe máy và số tiền người dân vẫn có trong tay là 1 sổ tiết kiếm 30 triệu vnd. Ngoài ra với khoảng 20-30 triệu/xe thì người dân Hà Nội sẽ có khoảng 5 triệu( xe máy) X 30 triệu vnd/xe =15 000 tỷ động tín dụng cho các ngân hàng, một con số không hề nhỏ.
Hãy vì một Hà Nội văn minh, xanh sạch đẹp chúng ta hãy chung tay xây dựng để Hà Nội là niềm tự hào của Việt Nam.
Hãy loại bỏ 5 triệu xe máy để thay vào bằng phương tiện văn minh.
Các bác ném đá mạnh vào nhé. Vì một xã hội Văn Minh.