- Biển số
- OF-65954
- Ngày cấp bằng
- 10/6/10
- Số km
- 359
- Động cơ
- 438,390 Mã lực
- Nơi ở
- OF Yên Bái
- Website
- huyblog.violet.vn
Giải pháp chống kẹt xe: Hạn chế xe cá nhân?
Kẹt xe đã là chuyện triền miên của các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM, là khổ nạn của bao người khi hàng ngày phải ra đường đi làm, đi học, đi chữa bệnh… Giải pháp chống kẹt xe đã được bàn đi bàn lại nhiều nhưng thời gian trôi qua, vấn nạn kẹt xe càng trầm trọng hơn. Cho tới lúc này, đây vẫn là câu chuyện thời sự được nhiều người góp ý.
Loay hoay giữa vòng xoáy
Mấy ngày gần đây, sau ý kiến đề nghị thay đổi giờ làm việc, giờ học theo đề xuất của Bộ trưởng Bộ GTVT nhằm chống kẹt xe ở Hà Nội và TPHCM, dư luận có khá nhiều ý kiến đồng tình và phản ứng. Theo tôi, bài toán kẹt xe tương tự như bài toán cách đây mươi, mười lăm năm, TPHCM đã vất vả trong việc giải tỏa nhà ven kênh Nhiêu Lộc do một thời gian buông lỏng trong việc xây cất, lấn chiếm.
Bài toán kẹt xe bây giờ khó hơn, nan giải hơn, liên quan đến hàng chục triệu người, tốn kém công sức, tiền của, thời gian... Và các giải pháp đang triển khai thực ra là việc khắc phục hậu quả sau một thời gian dài buông lỏng trong quy hoạch giao thông...
Người dân TPHCM phải sống chung với cảnh kẹt xe đến bao giờ? Ảnh: K.B.
Các giải pháp như thay đổi giờ làm việc, giờ học... có thể ít nhiều phát huy hiệu quả nhưng giống như người loay hoay giữa vòng xoáy trong khi thác nước vẫn tiếp tục ồ ạt đổ xuống không dừng. Chặn dòng chảy, thiết nghĩ là giải pháp gốc cho vấn đề nan giải này. Cứ nhìn vào con số sẽ thấy. Tại Hà Nội, chỉ trong 5 năm, từ 2005 – 2010, lượng xe ô tô lên đến 300.000 chiếc, tốc độ tăng bình quân từ 14% - 16%/năm.
Tại TPHCM, mỗi ngày có 1.200 xe gắn máy và 100 ô tô đăng ký mới. Người ta tính ra rằng, tại TPHCM, cứ mỗi phút có thêm 1 xe gắn máy và 15 phút có thêm 1 xe ô tô đăng ký mới. Chỉ mỗi xe gắn máy chiếm 5m² và ô tô chiếm 20m² mặt đường thì chỉ một đêm thức dậy thành phố phải cần thêm 8.000m² mặt đường cho xe lưu thông. Đó là chưa kể, ngoài 5 triệu xe đang lưu hành còn có thêm 1 triệu xe gắn máy và 60.000 ô tô lưu hành vào thành phố mỗi ngày... Những con số choáng ngộp!
Trong lúc người dân và nhà nước đang loay hoay với bài toán kẹt xe thì mới đây người ta giật mình khi Honda VN công bố ăn mừng xuất xưởng chiếc xe máy thứ 10 triệu. Riêng năm 2010, hãng này đã bán ra 1,7 triệu xe và dự kiến năm 2011 sẽ bán được 2 triệu chiếc. Đó là chưa kể số lượng xe của Vespa, Suzuki... Nhiều loại xe gắn máy vẫn tiếp tục được các nhà sản xuất tung ra: sau xe SH nay đã có phiên bản SHi, sau Piaggio nhập khẩu nay đã có xe lắp ráp trong nước, sau Air Blade Thái là hàng loạt phiên bản mới lắp ráp trong nước...
Riêng ô tô, con số từ VAMA cho biết, 10 tháng của năm 2010, lượng xe bán ra lên đến 88.600 chiếc ô tô, bên cạnh những dòng siêu xe và xe nhập khẩu nguyên chiếc vẫn tiếp tục đổ vào VN bằng nhiều con đường khác nhau.
Theo tôi, điều chỉnh giờ học, giờ làm... để chống kẹt xe chỉ là giải pháp “ngọn”. Chặn dòng chảy xe gắn máy và ô tô cá nhân lắp ráp cũng như nhập khẩu sẽ là giải pháp gốc, hữu hiệu để giảm lượng xe mới tham gia giao thông trên mặt đường. Bên cạnh đó, nhà nước cần có quy định loại dần những xe cũ, quá niên hạn sử dụng đồng thời bù đắp bằng những phương tiện công cộng như xe buýt, xe điện ngầm... Nếu không chặn dòng chảy xe cá nhân lắp ráp và nhập khẩu mới, dù có tăng cường thêm xe buýt, xe điện cũng chỉ làm cho giao thông vốn đang bị kẹt nghiêm trọng lại càng nghiêm trọng thêm.
Quy trình ngược
Giải pháp Hạn chế xe cá nhân (xe máy hay ôtô) cho tôi cảm nhận như là ngành giao thông đang ùn tắc giao thông nên hạn chế xe cá nhân. Thiết nghĩ ùn tắc giao thông là một vấn đề lớn của thành phố, chuyện không thể đơn giản và dễ dàng như thế được mà sẽ có hàng loạt câu hỏi được đặt ra như là “Người dân dùng phương tiện gì để đi lại?” và rất nhiều vấn nạn được đặt ra cần phải giải quyết.
Xe cá nhân hay xe cộ nói chung lưu thông trên đường là lẽ đương nhiên; không phải là tội đồ mà là nạn nhân của nạn kẹt xe! Giải pháp của chúng ta là nhằm giải quyết nạn kẹt xe, chứ không phải là cưỡng chế xe cá nhân (xe máy, ôtô) hay xe cộ nói chung để giải phóng mặt… đường. Có thể nói chúng ta đang giải quyết vấn đề bằng quy trình ngược!
Phải nhìn nhận như lãnh đạo UBND TPHCM đã nêu ra trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ GTVT về hiện trạng công trình giao thông đô thị của TP với quỹ đất dành cho giao thông quá thấp (chỉ chiếm dưới 10% diện tích đất đô thị) cũng như theo sự đánh giá của các nhà chuyên môn thì mạng lưới giao thông TP phân bố không đều, đường ngắn và hẹp quá lỗi thời, quản lý đô thị chưa hợp lý… Đây chính là nguyên nhân làm ùn tắc giao thông cần phải giải quyết.
Ở đây cũng phải ghi nhận những nỗ lực của lãnh đạo TP, của Chính phủ trong việc giải quyết ùn tắc giao thông, giữ gìn an toàn giao thông đô thị với các dự án như mở các tuyến metro, cải thiện mạng lưới giao thông công cộng (xe buýt), mở đường, xây cầu, phân luồng, giãn dân, xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, dời các bệnh viện trường học ra ngoài trung tâm, triển khai dự án bãi đậu xe ngầm…
Tuy nhiên với nhiều lý do, điều này vẫn chưa theo kịp sự phát triển mọi mặt của TP. Vì thế nếu muốn nhanh chóng giải quyết ùn tắc giao thông, theo tôi TP phải tăng tốc các dự án. Giải pháp đó căn cơ hơn giải pháp hạn chế xe cá nhân!
Khó mấy cũng phải làm
Trước quyết tâm của Bộ trưởng Bộ GTVT về mong muốn sớm cải tạo bức tranh giao thông đô thị lộn xộn, người dân rất đồng tình. Bài toán hóc búa nhằm giảm tải ùn tắc giao thông không đơn giản và tất cả giải pháp của các nhà quản lý, quy hoạch đưa ra đều cần thiết. Thế nhưng, bóc tách và chọn giải pháp đột phá nào phù hợp, góp phần cải thiện ngay tình trạng ùn tắc, kẹt xe là việc phải ưu tiên làm và làm bằng được.
Chúng tôi đồng tình với giải pháp hạn chế sử dụng xe cá nhân lưu thông nhưng cảm thấy phía trước mờ mịt lối ra, nếu không muốn nói là bế tắc chuyện đi lại. Làm sao có thể đưa đón con đi học bằng xe buýt, làm sao có thể đến nơi làm việc không bị trễ giờ làm nếu chọn buýt… Cứ nghĩ như thế nên tôi và nhiều người đành tiếp tục chọn xe máy đồng hành với cuộc sống mưu sinh, sinh hoạt thường ngày.
Để người dân từ bỏ xe cá nhân, chọn phương tiện giao thông công cộng thì ngành GTVT TPHCM phải hành động khẩn, vào cuộc ngay lập tức. Đó là tập trung cải tạo hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển đô thị đông dân như đầu tư xây dựng hệ thống tàu điện ngầm, tuyến đường trên cao.
Trước mắt, TPHCM phải quan tâm cải thiện hình ảnh xe buýt, tạo điều kiện cho xe buýt vận hành phù hợp, thuận lợi, đáp ứng nhu cầu đi lại của các tầng lớp nhân dân. Thành phố phải sớm thay đổi loại xe buýt to cồng kềnh bằng xe buýt nhỏ, gắn máy lạnh, có thể đón khách ở những tuyến đường nhỏ, khu dân cư xa…
Song song đó, thành phố phải ưu tiên dành đất công cho quy hoạch bến bãi và xúc tiến ngay việc khoét vỉa hè rộng làm bến đỗ cho xe buýt đón trả khách an toàn, giảm bớt gây kẹt xe… Nếu 10 năm về trước, thành phố quyết tâm thực hiện quy hoạch đô thị và ưu tiên dành đất để phát triển giao thông công cộng thì bây giờ chúng ta đâu phải đau đầu vì hàng loạt cái khó, tốn kém chi phí đền bù giải tỏa.
Theo SGGP
Kẹt xe đã là chuyện triền miên của các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM, là khổ nạn của bao người khi hàng ngày phải ra đường đi làm, đi học, đi chữa bệnh… Giải pháp chống kẹt xe đã được bàn đi bàn lại nhiều nhưng thời gian trôi qua, vấn nạn kẹt xe càng trầm trọng hơn. Cho tới lúc này, đây vẫn là câu chuyện thời sự được nhiều người góp ý.
Loay hoay giữa vòng xoáy
Mấy ngày gần đây, sau ý kiến đề nghị thay đổi giờ làm việc, giờ học theo đề xuất của Bộ trưởng Bộ GTVT nhằm chống kẹt xe ở Hà Nội và TPHCM, dư luận có khá nhiều ý kiến đồng tình và phản ứng. Theo tôi, bài toán kẹt xe tương tự như bài toán cách đây mươi, mười lăm năm, TPHCM đã vất vả trong việc giải tỏa nhà ven kênh Nhiêu Lộc do một thời gian buông lỏng trong việc xây cất, lấn chiếm.
Bài toán kẹt xe bây giờ khó hơn, nan giải hơn, liên quan đến hàng chục triệu người, tốn kém công sức, tiền của, thời gian... Và các giải pháp đang triển khai thực ra là việc khắc phục hậu quả sau một thời gian dài buông lỏng trong quy hoạch giao thông...
Người dân TPHCM phải sống chung với cảnh kẹt xe đến bao giờ? Ảnh: K.B.
Các giải pháp như thay đổi giờ làm việc, giờ học... có thể ít nhiều phát huy hiệu quả nhưng giống như người loay hoay giữa vòng xoáy trong khi thác nước vẫn tiếp tục ồ ạt đổ xuống không dừng. Chặn dòng chảy, thiết nghĩ là giải pháp gốc cho vấn đề nan giải này. Cứ nhìn vào con số sẽ thấy. Tại Hà Nội, chỉ trong 5 năm, từ 2005 – 2010, lượng xe ô tô lên đến 300.000 chiếc, tốc độ tăng bình quân từ 14% - 16%/năm.
Tại TPHCM, mỗi ngày có 1.200 xe gắn máy và 100 ô tô đăng ký mới. Người ta tính ra rằng, tại TPHCM, cứ mỗi phút có thêm 1 xe gắn máy và 15 phút có thêm 1 xe ô tô đăng ký mới. Chỉ mỗi xe gắn máy chiếm 5m² và ô tô chiếm 20m² mặt đường thì chỉ một đêm thức dậy thành phố phải cần thêm 8.000m² mặt đường cho xe lưu thông. Đó là chưa kể, ngoài 5 triệu xe đang lưu hành còn có thêm 1 triệu xe gắn máy và 60.000 ô tô lưu hành vào thành phố mỗi ngày... Những con số choáng ngộp!
Trong lúc người dân và nhà nước đang loay hoay với bài toán kẹt xe thì mới đây người ta giật mình khi Honda VN công bố ăn mừng xuất xưởng chiếc xe máy thứ 10 triệu. Riêng năm 2010, hãng này đã bán ra 1,7 triệu xe và dự kiến năm 2011 sẽ bán được 2 triệu chiếc. Đó là chưa kể số lượng xe của Vespa, Suzuki... Nhiều loại xe gắn máy vẫn tiếp tục được các nhà sản xuất tung ra: sau xe SH nay đã có phiên bản SHi, sau Piaggio nhập khẩu nay đã có xe lắp ráp trong nước, sau Air Blade Thái là hàng loạt phiên bản mới lắp ráp trong nước...
Riêng ô tô, con số từ VAMA cho biết, 10 tháng của năm 2010, lượng xe bán ra lên đến 88.600 chiếc ô tô, bên cạnh những dòng siêu xe và xe nhập khẩu nguyên chiếc vẫn tiếp tục đổ vào VN bằng nhiều con đường khác nhau.
Theo tôi, điều chỉnh giờ học, giờ làm... để chống kẹt xe chỉ là giải pháp “ngọn”. Chặn dòng chảy xe gắn máy và ô tô cá nhân lắp ráp cũng như nhập khẩu sẽ là giải pháp gốc, hữu hiệu để giảm lượng xe mới tham gia giao thông trên mặt đường. Bên cạnh đó, nhà nước cần có quy định loại dần những xe cũ, quá niên hạn sử dụng đồng thời bù đắp bằng những phương tiện công cộng như xe buýt, xe điện ngầm... Nếu không chặn dòng chảy xe cá nhân lắp ráp và nhập khẩu mới, dù có tăng cường thêm xe buýt, xe điện cũng chỉ làm cho giao thông vốn đang bị kẹt nghiêm trọng lại càng nghiêm trọng thêm.
Quy trình ngược
Giải pháp Hạn chế xe cá nhân (xe máy hay ôtô) cho tôi cảm nhận như là ngành giao thông đang ùn tắc giao thông nên hạn chế xe cá nhân. Thiết nghĩ ùn tắc giao thông là một vấn đề lớn của thành phố, chuyện không thể đơn giản và dễ dàng như thế được mà sẽ có hàng loạt câu hỏi được đặt ra như là “Người dân dùng phương tiện gì để đi lại?” và rất nhiều vấn nạn được đặt ra cần phải giải quyết.
Xe cá nhân hay xe cộ nói chung lưu thông trên đường là lẽ đương nhiên; không phải là tội đồ mà là nạn nhân của nạn kẹt xe! Giải pháp của chúng ta là nhằm giải quyết nạn kẹt xe, chứ không phải là cưỡng chế xe cá nhân (xe máy, ôtô) hay xe cộ nói chung để giải phóng mặt… đường. Có thể nói chúng ta đang giải quyết vấn đề bằng quy trình ngược!
Phải nhìn nhận như lãnh đạo UBND TPHCM đã nêu ra trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ GTVT về hiện trạng công trình giao thông đô thị của TP với quỹ đất dành cho giao thông quá thấp (chỉ chiếm dưới 10% diện tích đất đô thị) cũng như theo sự đánh giá của các nhà chuyên môn thì mạng lưới giao thông TP phân bố không đều, đường ngắn và hẹp quá lỗi thời, quản lý đô thị chưa hợp lý… Đây chính là nguyên nhân làm ùn tắc giao thông cần phải giải quyết.
Ở đây cũng phải ghi nhận những nỗ lực của lãnh đạo TP, của Chính phủ trong việc giải quyết ùn tắc giao thông, giữ gìn an toàn giao thông đô thị với các dự án như mở các tuyến metro, cải thiện mạng lưới giao thông công cộng (xe buýt), mở đường, xây cầu, phân luồng, giãn dân, xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, dời các bệnh viện trường học ra ngoài trung tâm, triển khai dự án bãi đậu xe ngầm…
Tuy nhiên với nhiều lý do, điều này vẫn chưa theo kịp sự phát triển mọi mặt của TP. Vì thế nếu muốn nhanh chóng giải quyết ùn tắc giao thông, theo tôi TP phải tăng tốc các dự án. Giải pháp đó căn cơ hơn giải pháp hạn chế xe cá nhân!
Khó mấy cũng phải làm
Trước quyết tâm của Bộ trưởng Bộ GTVT về mong muốn sớm cải tạo bức tranh giao thông đô thị lộn xộn, người dân rất đồng tình. Bài toán hóc búa nhằm giảm tải ùn tắc giao thông không đơn giản và tất cả giải pháp của các nhà quản lý, quy hoạch đưa ra đều cần thiết. Thế nhưng, bóc tách và chọn giải pháp đột phá nào phù hợp, góp phần cải thiện ngay tình trạng ùn tắc, kẹt xe là việc phải ưu tiên làm và làm bằng được.
Chúng tôi đồng tình với giải pháp hạn chế sử dụng xe cá nhân lưu thông nhưng cảm thấy phía trước mờ mịt lối ra, nếu không muốn nói là bế tắc chuyện đi lại. Làm sao có thể đưa đón con đi học bằng xe buýt, làm sao có thể đến nơi làm việc không bị trễ giờ làm nếu chọn buýt… Cứ nghĩ như thế nên tôi và nhiều người đành tiếp tục chọn xe máy đồng hành với cuộc sống mưu sinh, sinh hoạt thường ngày.
Để người dân từ bỏ xe cá nhân, chọn phương tiện giao thông công cộng thì ngành GTVT TPHCM phải hành động khẩn, vào cuộc ngay lập tức. Đó là tập trung cải tạo hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển đô thị đông dân như đầu tư xây dựng hệ thống tàu điện ngầm, tuyến đường trên cao.
Trước mắt, TPHCM phải quan tâm cải thiện hình ảnh xe buýt, tạo điều kiện cho xe buýt vận hành phù hợp, thuận lợi, đáp ứng nhu cầu đi lại của các tầng lớp nhân dân. Thành phố phải sớm thay đổi loại xe buýt to cồng kềnh bằng xe buýt nhỏ, gắn máy lạnh, có thể đón khách ở những tuyến đường nhỏ, khu dân cư xa…
Song song đó, thành phố phải ưu tiên dành đất công cho quy hoạch bến bãi và xúc tiến ngay việc khoét vỉa hè rộng làm bến đỗ cho xe buýt đón trả khách an toàn, giảm bớt gây kẹt xe… Nếu 10 năm về trước, thành phố quyết tâm thực hiện quy hoạch đô thị và ưu tiên dành đất để phát triển giao thông công cộng thì bây giờ chúng ta đâu phải đau đầu vì hàng loạt cái khó, tốn kém chi phí đền bù giải tỏa.
Theo SGGP