Giải mã "xe điên"

huyblog

Xe tải
Biển số
OF-65954
Ngày cấp bằng
10/6/10
Số km
359
Động cơ
438,390 Mã lực
Nơi ở
OF Yên Bái
Website
huyblog.violet.vn
- Ngoài uống rượu bia và cố tình bỏ chạy, đôi khi vì không quen xe hoặc bực dọc với người khác mà tài xế có thể gây ra tai nạn liên hoàn.



Trong vài năm gần đây, trên các mặt báo và diễn đàn ngày càng xuất hiện nhiều tin về những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Không chỉ đơn giản là "va quệt", những vụ tai nạn còn liên quan đến nhiều người và nhiều phương tiện.

Dần dần, từ "xe điên" hình thành, mang tính khái niệm do xã hội đặt tên dù thực chất xe không "điên". Tai nạn không loại trừ ai và loại trừ phương tiện nào, từ xe số tự động, số sàn, từ chở khách, chở hàng; từ xe siêu trường hay xe kéo moóc... Bài viết này chỉ đề cập đến xe gia đình, từ 4 chỗ đến 7 chỗ, là loại có nhu cầu cá nhân cao và tăng nhanh.

Đâu là nguyên nhân?

Điều cần công nhận là tai nạn giao thông phần lớn do con người chứ không phải phương tiện. Sức khỏe không đảm bảo, thiếu bình tĩnh khi xử lý, thậm chí nổi nóng cũng gây nên tình trạng này.

Một cán bộ công an giao thông Hà Nội nêu ra ba đặc điểm của tài xế trong các vụ tai nạn mang tính liên hoàn. Đầu tiên là những người có tâm lý bỏ chạy, trốn trách nhiệm. Trường hợp thứ hai uống rượu, bia, chất kích thích. Cuối cùng là người hoảng loạn không tự chủ được hành vi. Họ mất kiểm soát từ va chạm đầu tiên để rồi biến thành liên hoàn, nghiêm trọng.

Mấy chục năm cầm lái từ xe kéo pháo, hai cầu, Z157 tải đạn nhưng khi lên chiếc Ford Mondeo đi mượn hồi tháng 3/2011, người đàn ông tên Mạnh đã đâm 14 xe đạp, 7 xe máy cùng chiều khiến 20 người nhập viện trên tuyến đường Xuân Thủy- Hồ Tùng Mậu - Phạm Hùng (Cầu Giấy, Hà Nội).

Mới nhất là ngày 7/10, bác sĩ Trần Anh Huy, 42 tuổi, lái chiếc Altis đâm hỏng Mercedes E200 và Camry chạy cùng chiều phía trước trên đường Lý Thái Tổ - Sư Vạn Hạnh (Quận 10, TP HCM). Sau đó, còn đâm vào nhóm xe máy đang chờ đèn đỏ. Hậu quả là 2 người tử vong, 12 người bị thương, 8 người đã xuất viện, 4 người đang phải điều trị tại bệnh viện 115.


Hiện trường vụ tai nạn hôm 7/10.

Hậu quả thật lớn và câu hỏi là tài xế đã làm gì? Những người đang sử dụng ôtô tự hỏi làm thế nào để mình không phải là người gây ra thảm cảnh đó. Cảnh sát giao thông làm việc khi tai nạn đã xảy ra. Tôi lại muốn tìm hiểu những yếu tố trước đó.

Các bạn, những người từng đi học, nhận bằng và đang hoặc chưa sở hữu xe hơi có thể nhận ra rằng hệ thống đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép của Việt Nam thiếu tính thực tiễn. Thực tế trên đường khác quá xa so với sa hình. Một bên là hàng chục chiếc xe máy vây quanh, chưa kể ôtô, xe bus, xe đạp, người đi bộ. Trong khi chúng ta đi thi thì sao? Một sa hình yên ả, với những "mẹo" biết trước. Bạn có thể chỉ mất một ngày thuê "xe chip" để đạt 90 hay 95 điểm, dù chưa đi thực tế phút nào.

Vì thế, ai may mắn học ở chỗ tốt, có xe thì lái ngay được ra đường. Số còn lại hoặc là toát mồ hôi khi ngồi vào vô-lăng hoặc rất liều. Nhìn xe khác như kẻ địch. Hệ thống tạo điều kiện để nhiều người cố gắng "lấy bằng" mà không cần "biết lái". Điều này ngược với quy trình sát hạch ngay trên thực địa ở nhiều nước.

Quy trình đào tạo cũng đang chậm hơn thực tế. Ta chỉ có loại hình dạy lái bằng xe số sàn trong lúc xe số tự động phổ biến với tốc độ nhanh. Phụ nữ bây giờ ai còn muốn mua xe số sàn. Trong khi đó, số tự động dễ khiến những sai lầm phải trả giá đắt. Dễ xảy ra nhất là nhầm chân ga với phanh.

Tiếp đến là thực trạng giao thông, thứ dồn nén người lái xe vào những khó chịu, căng thẳng. Tắc đường liên miên, đường sá lộn xộn không theo một quy luật nào. Tạt đầu một chiếc ôtô thật đơn giản với người đi xe máy. Nhưng họ đâu biết rằng phía sau có người đang bực dọc. Cũng như thế, một ôtô quay đầu không đúng chỗ làm hàng dài xe máy bực dọc đợi chờ.

Bạn có nhận ra chúng ta nói tục ngày càng nhiều khi đi trên đường?

Nguyên nhân cuối cùng là trong vài trường hợp, đạo đức người lái ôtô không tương xứng với phương tiện họ đang điều khiển. Nhiều vụ tai nạn tài xế thể hiện rõ sự dã tâm, chủ động chạy trốn và gây ra tai họa cho nhiều người nhưng lại kết thúc bằng án chưa thỏa đáng. Vì thế mà ngày càng nhiều người nhờn luật.

Giải pháp nào cho vấn đề "xe điên"?

Đào tạo và cấp bằng là giai đoạn đầu tiên, mang tính căn bản để một tài xế có "điên" trong tương lai hay không. Vì vậy cần phải thay đổi những gì đã cũ, lạc hậu, bổ sung cái mới nhằm tiếp cận gần hơn với thực tế.

Quy trình phải gắn với thực hành. Học viên "học mà chơi, chơi mà học". Bộ GTVT nên thiết kế những game với bối cảnh giao thông Việt Nam, mật độ Việt Nam, biển báo Việt Nam, tốc độ cho phép Việt Nam, đường sá Việt Nam và thời tiết Việt Nam. Nhờ thế người chơi mới học nhanh, không cứng nhắc vào mớ lý thuyết. Dễ nhớ, hứng thú, chơi và học được với nhiều người. Có tác dụng quảng bá và giáo dục với mọi tầng lớp từ nhi đồng tới người cao tuổi.

Còn về thực hành, học viên có thể được học bằng cabin điện tử có vô-lăng, cần số, hệ thống phanh ga côn như xe thật, hệ thống màn hình tạo được không gian thời gian và cảm giác địa hình đạt tiêu chuẩn quốc tế. Giáo trình đầy đủ, sát với thực tế và đi cùng những người thầy không chỉ giỏi về chuyên môn mà phải tâm huyết, có văn hóa và đạo đức nghề nghiệp.

Thời gian dành cho thực hành nhiều hơn và bắt các học viên tuân thủ như một lớp học thực thụ. Không đủ số buổi tham dự và chứng nhận của thầy giáo sẽ không được thi. Mở rộng sang cả hình thức xe số tự động. Quy trình sát hạch dành cho phần đi thực tế phải đóng vai trò cao hơn điểm số như hiện tại.

Học viên phải có nhận thức hoặc thực hành một số tình huống đặc biệt. Chẳng hạn khi đạp nhầm chanh phanh với ga sẽ phải làm gì. Xe nổ lốp nên làm thế nào. Gặp các tình huống khẩn cấp phải thao tác ra sao.

Khi đã có giấy phép người lái xe phải có thời gian thực tập ít nhất là một tháng với người hướng dẫn, trước khi chính thức tự mình điều khiển phương tiện tham gia giao thông hòa nhập với cộng đồng.

Vậy theo các bạn, đâu là nguyên dẫn đến vụ tai nạn liên hoàn hôm 7/10 vừa qua?

Theo Nguyễn Phúc Tâm - VnExpress
 

Bul Dog

Xe tải
Biển số
OF-115423
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
410
Động cơ
390,168 Mã lực
- Ngoài uống rượu bia và cố tình bỏ chạy, đôi khi vì không quen xe hoặc bực dọc với người khác mà tài xế có thể gây ra tai nạn liên hoàn.



Trong vài năm gần đây, trên các mặt báo và diễn đàn ngày càng xuất hiện nhiều tin về những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Không chỉ đơn giản là "va quệt", những vụ tai nạn còn liên quan đến nhiều người và nhiều phương tiện.

Dần dần, từ "xe điên" hình thành, mang tính khái niệm do xã hội đặt tên dù thực chất xe không "điên". Tai nạn không loại trừ ai và loại trừ phương tiện nào, từ xe số tự động, số sàn, từ chở khách, chở hàng; từ xe siêu trường hay xe kéo moóc... Bài viết này chỉ đề cập đến xe gia đình, từ 4 chỗ đến 7 chỗ, là loại có nhu cầu cá nhân cao và tăng nhanh.

Đâu là nguyên nhân?

Điều cần công nhận là tai nạn giao thông phần lớn do con người chứ không phải phương tiện. Sức khỏe không đảm bảo, thiếu bình tĩnh khi xử lý, thậm chí nổi nóng cũng gây nên tình trạng này.

Một cán bộ công an giao thông Hà Nội nêu ra ba đặc điểm của tài xế trong các vụ tai nạn mang tính liên hoàn. Đầu tiên là những người có tâm lý bỏ chạy, trốn trách nhiệm. Trường hợp thứ hai uống rượu, bia, chất kích thích. Cuối cùng là người hoảng loạn không tự chủ được hành vi. Họ mất kiểm soát từ va chạm đầu tiên để rồi biến thành liên hoàn, nghiêm trọng.

Mấy chục năm cầm lái từ xe kéo pháo, hai cầu, Z157 tải đạn nhưng khi lên chiếc Ford Mondeo đi mượn hồi tháng 3/2011, người đàn ông tên Mạnh đã đâm 14 xe đạp, 7 xe máy cùng chiều khiến 20 người nhập viện trên tuyến đường Xuân Thủy- Hồ Tùng Mậu - Phạm Hùng (Cầu Giấy, Hà Nội).

Mới nhất là ngày 7/10, bác sĩ Trần Anh Huy, 42 tuổi, lái chiếc Altis đâm hỏng Mercedes E200 và Camry chạy cùng chiều phía trước trên đường Lý Thái Tổ - Sư Vạn Hạnh (Quận 10, TP HCM). Sau đó, còn đâm vào nhóm xe máy đang chờ đèn đỏ. Hậu quả là 2 người tử vong, 12 người bị thương, 8 người đã xuất viện, 4 người đang phải điều trị tại bệnh viện 115.


Hiện trường vụ tai nạn hôm 7/10.

Hậu quả thật lớn và câu hỏi là tài xế đã làm gì? Những người đang sử dụng ôtô tự hỏi làm thế nào để mình không phải là người gây ra thảm cảnh đó. Cảnh sát giao thông làm việc khi tai nạn đã xảy ra. Tôi lại muốn tìm hiểu những yếu tố trước đó.

Các bạn, những người từng đi học, nhận bằng và đang hoặc chưa sở hữu xe hơi có thể nhận ra rằng hệ thống đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép của Việt Nam thiếu tính thực tiễn. Thực tế trên đường khác quá xa so với sa hình. Một bên là hàng chục chiếc xe máy vây quanh, chưa kể ôtô, xe bus, xe đạp, người đi bộ. Trong khi chúng ta đi thi thì sao? Một sa hình yên ả, với những "mẹo" biết trước. Bạn có thể chỉ mất một ngày thuê "xe chip" để đạt 90 hay 95 điểm, dù chưa đi thực tế phút nào.

Vì thế, ai may mắn học ở chỗ tốt, có xe thì lái ngay được ra đường. Số còn lại hoặc là toát mồ hôi khi ngồi vào vô-lăng hoặc rất liều. Nhìn xe khác như kẻ địch. Hệ thống tạo điều kiện để nhiều người cố gắng "lấy bằng" mà không cần "biết lái". Điều này ngược với quy trình sát hạch ngay trên thực địa ở nhiều nước.

Quy trình đào tạo cũng đang chậm hơn thực tế. Ta chỉ có loại hình dạy lái bằng xe số sàn trong lúc xe số tự động phổ biến với tốc độ nhanh. Phụ nữ bây giờ ai còn muốn mua xe số sàn. Trong khi đó, số tự động dễ khiến những sai lầm phải trả giá đắt. Dễ xảy ra nhất là nhầm chân ga với phanh.

Tiếp đến là thực trạng giao thông, thứ dồn nén người lái xe vào những khó chịu, căng thẳng. Tắc đường liên miên, đường sá lộn xộn không theo một quy luật nào. Tạt đầu một chiếc ôtô thật đơn giản với người đi xe máy. Nhưng họ đâu biết rằng phía sau có người đang bực dọc. Cũng như thế, một ôtô quay đầu không đúng chỗ làm hàng dài xe máy bực dọc đợi chờ.

Bạn có nhận ra chúng ta nói tục ngày càng nhiều khi đi trên đường?

Nguyên nhân cuối cùng là trong vài trường hợp, đạo đức người lái ôtô không tương xứng với phương tiện họ đang điều khiển. Nhiều vụ tai nạn tài xế thể hiện rõ sự dã tâm, chủ động chạy trốn và gây ra tai họa cho nhiều người nhưng lại kết thúc bằng án chưa thỏa đáng. Vì thế mà ngày càng nhiều người nhờn luật.

Giải pháp nào cho vấn đề "xe điên"?

Đào tạo và cấp bằng là giai đoạn đầu tiên, mang tính căn bản để một tài xế có "điên" trong tương lai hay không. Vì vậy cần phải thay đổi những gì đã cũ, lạc hậu, bổ sung cái mới nhằm tiếp cận gần hơn với thực tế.

Quy trình phải gắn với thực hành. Học viên "học mà chơi, chơi mà học". Bộ GTVT nên thiết kế những game với bối cảnh giao thông Việt Nam, mật độ Việt Nam, biển báo Việt Nam, tốc độ cho phép Việt Nam, đường sá Việt Nam và thời tiết Việt Nam. Nhờ thế người chơi mới học nhanh, không cứng nhắc vào mớ lý thuyết. Dễ nhớ, hứng thú, chơi và học được với nhiều người. Có tác dụng quảng bá và giáo dục với mọi tầng lớp từ nhi đồng tới người cao tuổi.

Còn về thực hành, học viên có thể được học bằng cabin điện tử có vô-lăng, cần số, hệ thống phanh ga côn như xe thật, hệ thống màn hình tạo được không gian thời gian và cảm giác địa hình đạt tiêu chuẩn quốc tế. Giáo trình đầy đủ, sát với thực tế và đi cùng những người thầy không chỉ giỏi về chuyên môn mà phải tâm huyết, có văn hóa và đạo đức nghề nghiệp.

Thời gian dành cho thực hành nhiều hơn và bắt các học viên tuân thủ như một lớp học thực thụ. Không đủ số buổi tham dự và chứng nhận của thầy giáo sẽ không được thi. Mở rộng sang cả hình thức xe số tự động. Quy trình sát hạch dành cho phần đi thực tế phải đóng vai trò cao hơn điểm số như hiện tại.

Học viên phải có nhận thức hoặc thực hành một số tình huống đặc biệt. Chẳng hạn khi đạp nhầm chanh phanh với ga sẽ phải làm gì. Xe nổ lốp nên làm thế nào. Gặp các tình huống khẩn cấp phải thao tác ra sao.

Khi đã có giấy phép người lái xe phải có thời gian thực tập ít nhất là một tháng với người hướng dẫn, trước khi chính thức tự mình điều khiển phương tiện tham gia giao thông hòa nhập với cộng đồng.

Vậy theo các bạn, đâu là nguyên dẫn đến vụ tai nạn liên hoàn hôm 7/10 vừa qua?

Theo Nguyễn Phúc Tâm - VnExpress
Quá chuẫn. Rất đúng ý em.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thì thấy vấn đề xe điên nó thế này:
- AT và MT đều có thể lên cơn hết, nhưng AT chiếm đa phần (có lẽ phải 90%). Cái này có lý do: xe AT không có côn, do vậy mất một khả năng ngắt máy khi lỡ đạp ga thay vì phanh. Xe AT sang số dễ quá, nhất là khi đổi từ số N sang số lùi. Với MT điều này phức tạp hơn, thậm chí có dòng xe MT ta phải kéo cái lẫy rồi mới đánh số nó mới vào. Đã có vài tai nạn lên báo mà em dự tới 90% là vào nhầm số.
- Đa phần người làm xe điên là những người mới lái, hoặc những người lái lâu nhưng ít lái, hoặc những người mới đổi từ MT sang AT. Tóm lại, cụ nào đi AT lâu lâu rồi, quen rồi thì thật sự rất khó làm nó 'bất kham'. Ngày trước, chính em đã có lần kéo nhầm số lùi thành tiến (vì cứ nghĩ tiến là phía trước, lùi là phía sau -- thế mới đuội chứ !), báo hại móp cả cản vì húc vào mít xe bus đang đỗ phía trước (đáng nhẽ em phải lùi ra). Mà tới thời điểm đó em đi MT đã khá thạo rồi, nhưng mới cầm lái chiếc AT được khoảng 1 ngày.

Vậy theo em, cụ nào thuê xe, mượn xe, có nghĩa là ít đi, thì nên chọn MT. Cụ, mợ nào mới chuyển từ MT sang AT thì nên luyện thêm tầm vài ngày tới một tuần cho quen rồi mới nên ra phố. Trong thời gian đầu (tầm 1 tháng) cũng phải luôn cảnh giác và tâm niệm rằng mình đang lái AT.

Suy cho cùng thì lái AT nhàn hơn nhiều, nhât là khoản đề pa lên dốc hoặc tắc đường, nhưng đó là với những người thạo rồi. Còn mới lái thì hãy dè chừng !
 
Chỉnh sửa cuối:

tainon

Xe điện
Biển số
OF-6949
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
3,507
Động cơ
576,110 Mã lực
Em nhầm ga với phanh mấy lần rồi nhưng may là em có thói quen vào ga và phanh đều rất từ từ nên đổi lại được tức thì, em ứ tin có bác nào mới đi AT mà không bị nhầm vài lần.
 

lanhuong1965

Xe điện
Biển số
OF-85214
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,011
Động cơ
446,860 Mã lực
Em nhầm ga với phanh mấy lần rồi nhưng may là em có thói quen vào ga và phanh đều rất từ từ nên đổi lại được tức thì, em ứ tin có bác nào mới đi AT mà không bị nhầm vài lần.
Lần đầu lái AT em cũng lầm 1 phát : Tới ngã 3,thay vì đạp thắng,em lại nhấp ga,nhưng vừa nhịp nhẹ là biết mình sai rồi,chuyển qua phanh ngay.Cảng trước ịn nhẹ nhàng đuôi 2b giống như hun yêu ấy mà.Hú hồn!!!Ráng cười cầu tài với 2b,nhưng mắt nó vưỡn...hình viên đạn!
Hì.
 

huyblog

Xe tải
Biển số
OF-65954
Ngày cấp bằng
10/6/10
Số km
359
Động cơ
438,390 Mã lực
Nơi ở
OF Yên Bái
Website
huyblog.violet.vn
Em thì thấy vấn đề xe điên nó thế này:
- AT và MT đều có thể lên cơn hết, nhưng AT chiếm đa phần (có lẽ phải 90%). Cái này có lý do: xe AT không có côn, do vậy mất một khả năng ngắt máy khi lỡ đạp ga thay vì phanh. Xe AT sang số dễ quá, nhất là khi đổi từ số N sang số lùi. Với MT điều này phức tạp hơn, thậm chí có dòng xe MT ta phải kéo cái lẫy rồi mới đánh số nó mới vào. Đã có vài tai nạn lên báo mà em dự tới 90% là vào nhầm số.
- Đa phần người làm xe điên là những người mới lái, hoặc những người lái lâu nhưng ít lái, hoặc những người mới đổi từ MT sang AT. Tóm lại, cụ nào đi AT lâu lâu rồi, quen rồi thì thật sự rất khó làm nó 'bất kham'. Ngày trước, chính em đã có lần kéo nhầm số lùi thành tiến (vì cứ nghĩ tiến là phía trước, lùi là phía sau -- thế mới đuội chứ !), báo hại móp cả cản vì húc vào mít xe bus đang đỗ phía trước (đáng nhẽ em phải lùi ra). Mà tới thời điểm đó em đi MT đã khá thạo rồi, nhưng mới cầm lái chiếc AT được khoảng 1 ngày.

Vậy theo em, cụ nào thuê xe, mượn xe, có nghĩa là ít đi, thì nên chọn MT. Cụ, mợ nào mới chuyển từ MT sang AT thì nên luyện thêm tầm vài ngày tới một tuần cho quen rồi mới nên ra phố. Trong thời gian đầu (tầm 1 tháng) cũng phải luôn cảnh giác và tâm niệm rằng mình đang lái AT.

Suy cho cùng thì lái AT nhàn hơn nhiều, nhât là khoản đề pa lên dốc hoặc tắc đường, nhưng đó là với những người thạo rồi. Còn mới lái thì hãy dè chừng !
Vâng! Cái AT là sự tiến bô của nhân loại, đúng không ạ!
Tuy nhiên, mới tập lái nên đi xe MT, hoặc AT ngay. Đã lái quen MT rồi thì hãy dè chừng khi đi AT.
Và cũng dè chừng mỗi khi ngồi sau tay lái, các cụ/mợ nhỉ! :)
 

huyblog

Xe tải
Biển số
OF-65954
Ngày cấp bằng
10/6/10
Số km
359
Động cơ
438,390 Mã lực
Nơi ở
OF Yên Bái
Website
huyblog.violet.vn
Xe “điên”…và nỗi đau người ở lại

Không gian tĩnh lặng, não nề của khu nhà xác Bình Hưng Hòa bỗng bị xé toang bởi tiếng khóc xé lòng của bà Tình. Người phụ nữ đã gần bước sang tuổi 60 như ngây dại, kiệt sức nhưng vẫn cố gắng trườn vào ôm mặt đứa con gái lần cuối.
>> Xe tải “đại náo” kinh hoàng trên phố, 3 người thương vong


“Mẹ đưa con về quê nhé!”


Bà Tình đau đớn lao vào ôm con gái lần cuối

Sau vụ tai nạn kinh hoàng, xe tải “đại náo” đường phố khiến chị Nguyễn Ngọc Hương (23 tuổi, ngụ Củ Chi) tử vong ngay tại chỗ thì chỉ vài giờ sau, nạn nhân thứ hai trong vụ tai nạn này là chị Tống Thị Huyền (25 tuổi, quê Nam Định) cũng ra đi vì thương tích quá nặng.

16h chiều 3/11, tại nhà xác Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân) cơ quan công an huyện Hóc Môn và lực lượng khám nghiệm tử thi đã hoàn thành công việc, bàn giao thi thể của các nạn nhân trong vụ tai nạn cho gia đình lo hậu sự. Lúc này, người thân của cả hai nạn nhân đau đớn chuẩn bị khâm liệm.

Không khí ảm đạm tang thương khiến những người có mặt cảm thấy não nề. Chiếc ghế đá đặt trước cửa khu vực nhà xác, bà Trịnh Thị Tình (59 tuổi, mẹ nạn nhân Tống Thị Huyền) như ngây dại. Bà vẫn không tin con gái của bà lại chết thảm sau một vụ tai nạn giao thông thảm khốc.


Tư trang của nạn nhân được gói ghém chuyển về quê

Người thân của chị Huyền chỉ biết tự hỏi “Sao cái xe nó lại chạy kiểu vậy, sao nó lại tông vào con cháu chúng tôi”. Vụ tai nạn giao thông cướp đi sinh mạng của chị Huyền và một cô gái trẻ khác xảy ra vào 11h15 ngày 3/11 tại gần ngã tư Hóc Môn, thị trấn Hóc Môn (huyện Hóc Môn). Khi chiếc xe tải mang BKS: 54N – 6483 lao vào làn đường ngược chiều dành cho xe hai bánh, ủi bay 3 xe máy và gần chục mét dải phân cách.

Thời điểm mọi người túa ra, chị Hương bị cán ngang đầu đã tử vong ngay tại chỗ. Riêng chị Huyền và một nạn nhân khác vẫn còn thoi thóp nên người dân đưa đi cấp cứu, sau đó chị Huyền tử vong tại bệnh viện vì thương tích quá nặng. Thi thể của chị được chuyển về nhà xác Bình Hưng Hòa bảo quản.

Vẻ mặt tái nhợt, thất thần bà Tình chỉ biết cất lời “Con ơi, sao con khổ thể, sao con bỏ mẹ mà đi hỡi con ơi”. Khi được đội khâm liệm cho vào nhìn mặt lần cuối, bà Tình đã nhào tới ôm lấy con mình. Nhiều người ngăn cản nhưng bà vẫn cố vuốt mặt, âu yếm đứa con gái. Tất cả những người chứng kiến đều không kìm được sự thương xót khi nghe bà Tình gào lên “Con gái ơi, mẹ sẽ đưa con về quê, về nhà mình con nhé!”.

Càng thương cảm hơn khi biết, bà Tình mới từ quê vào để chăm cháu ngoại, con của chị gái Huyền. Chưa kịp ổn định thì bà lại đau xót lên xe đưa xác Huyền về với quê cha đất tổ.


Một người thân của chị Nguyễn Ngọc Hương đứng lặng người bên chiếc xe di quan

Ở ngay sát bên, chị gái của nạn nhân Nguyễn Ngọc Hương cũng lặng người đứng nhìn qua cửa kính của chiếc xe tang lễ rồi lẩm bẩm một mình: “Chị đưa em về nhà, về với đình em nhé, mọi người đang rất mong em”.

Tạm biệt “mẹ cám”
Sinh ra trong một gia đình gồm 7 anh em và là con thứ 6 trong gia đình nên phần nào Huyền được cưng chiều hơn cả. Tuy nhiên, thương bố mẹ lam lũ vất vả, Huyền cố gắng thi đại học và đậu vào khoa Văn học – Ngôn ngữ trường ĐH KHXH &NV. Gần 5 năm rèn luyện trong môi trường đại học, Huyền đã tốt nghiệp vào năm 2010.

Ra trường, cô giá trẻ với lòng nhiệt huyết và vốn kiến thức có được đã hăng say lao vào cuộc sống xô bồ giữa đất Sài Thành. Với một sinh viên mới bước ra đời, Huyền gặp khá nhiều khó khăn nhưng chưa khi nào Huyền chùn bước. Làm đủ nghề, từ kinh doanh hàng mỹ phẩm đến buôn bán nhỏ và công việc gần đây nhất là làm thư kí trong một công ty bao bì tại Bình Dương.


Bạn học chung đại học với chị Huyền có mặt tại nhà xác chia sẻ với gia đình nạn nhân

Trưa 3/11, trên đường đi làm, Huyền đã bị chiếc xe “điên” lao thẳng vào, kéo đi hàng chục mét gây tử vong. Khá nhiều bạn bè cùng thời đại học khi nghe tin dữ đã lặn lội từ các nơi về chia sẻ với gia đình và tiếc thương cho “mẹ cám” (nhân vật mà Huyền từng đóng kịch khi còn là sinh viên) về nơi an nghỉ cuối cùng.

“Thật không thể tin nổi, mới chủ nhật tuần vừa rồi chúng em còn tổ chức về Hóc Môn thăm một người bạn. Sau đó còn rủ nhau lên chùa. Hôm ấy, Huyền còn mua tặng mẹ một cái áo choàng” – anh Lê Hoàng Giang (bạn học của Huyền) nhớ lại.

Tiếp xúc với những người bạn của Huyền, tất cả đều có nhận định, Huyền là một người năng nổ, hồn nhiên. Thời còn đi học thầy cô, bạn bè rất quý mến Huyền ở cái tính biết quan tâm đến người khác. Đặc biệt, hình ảnh của Huyền càng ăn sâu vào tâm trí bạn bè từ vai diễn “Mẹ cám”.



Hai chiếc xe chở thi thể của hai nạn nhân trong vụ xe tải “đại náo” đường phố về với gia đình

Đúng 18h14 chiếc xe chở thi thể của Huyền cùng 3 người thân đã lăn bánh rời khỏi nhà xác Bình Hưng Hòa. Vượt gần hàng ngàn km, Huyền sẽ được về nhà của mình. Không như những lần về thăm quê trước. Lần này, mọi người đón em đẫm trong nước mắt đau thương.

Trung Kiên
 

lanhuong1965

Xe điện
Biển số
OF-85214
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,011
Động cơ
446,860 Mã lực
Cái vụ này tôi nghi tài xế xe tải không tập trung nên khi tới ngã tư phản ứng không kịp,có thể rối quá không đạp phanh(Lái mới),vô thức bẻ lái ngược chiều vào làn 2b.Chứ tài già là cho xe ủi vào nhà dân luôn,chứ không phải như 1 bài báo viết : "...sợ ủi vào nhà lầu 3 tầng nên đánh lái ra làn 2b ngược chiều..."
M.ị.a nó,rồi $ bạc lại lấp đầy mọi nghi vấn.Cứ đổ vấy cho...xe mất phanh...thế là xong!!!
Xã hội...~X(X_X:((^:)^%-(!!!
 
Chỉnh sửa cuối:

phuongvm

Xe tải
Biển số
OF-15104
Ngày cấp bằng
25/4/08
Số km
316
Động cơ
515,329 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
itcom.vn
Thế quái nào mà các cụ nhầm ga với phanh được nhỉ!

Em thì lúc mới lái AT chỉ bị cái chân trái hơi thừa nên thi thoảng mò sang phanh làm xe phanh rúi rụi.
Em nhầm ga với phanh mấy lần rồi nhưng may là em có thói quen vào ga và phanh đều rất từ từ nên đổi lại được tức thì, em ứ tin có bác nào mới đi AT mà không bị nhầm vài lần.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thế quái nào mà các cụ nhầm ga với phanh được nhỉ!

Em thì lúc mới lái AT chỉ bị cái chân trái hơi thừa nên thi thoảng mò sang phanh làm xe phanh rúi rụi.
Ai cũng không nhầm như cụ thì đã chẳng bao giờ có các vụ "xe điên".
Chẳng ai nói mạnh được, nhầm nhọt vẫn cứ đôi khi xẩy ra: vô tình-nhầm, lơ đãng - nhầm, không quen xe-nhầm, lái non-nhầm, không bình tĩnh-nhầm, rượu lái - nhầm... nói chung là đủ dạng. AT còn có quả nhầm số tiến thành số lùi (hoặc ngược lại) nữa chứ ko chỉ nhầm chân ga với chân phanh.
 

likemoney

Xe đạp
Biển số
OF-137542
Ngày cấp bằng
7/4/12
Số km
16
Động cơ
368,260 Mã lực
bài viết hay. Mình thấy hiện nay dân ta đi xe AT nhiều hơn MT thế mà nhà nước mãi không chịu thay đổi, cả dạy lý thuyết và thực hành nên chú trọng nhiều về xe AT, các tình huống có thể dẫn đến tai nạn bằng xe AT.
 

airblade.2k11

Xe tải
Biển số
OF-136170
Ngày cấp bằng
28/3/12
Số km
329
Động cơ
372,390 Mã lực
Bác Nguyễn Phúc Tâm có nhiều bài viết hay trên vnexpress lắm ợh, các bác cứ lên đó đọc cũng học hỏi đc nhiều điều phết ;))
 

badboy_tkdt

Xe hơi
Biển số
OF-79285
Ngày cấp bằng
1/12/10
Số km
160
Động cơ
418,814 Mã lực
không có xe điên chỉ có tài xế điên gây ra thảm cảnh và nỗi đau cho người khác thôi............!
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
không có xe điên chỉ có tài xế điên gây ra thảm cảnh và nỗi đau cho người khác thôi............!
Ai cũng hiểu như cụ, tất nhiên làm gì có xe ô tô bị điên. Vấn đề là chẳng nhẽ lại nói: có vụ tài xế điên, đâm chết mấy mạng...? Anh ta có bị điên đâu. Nói xe điên là người ta đủ hiểu tài xế điều khiển xe đó như lào rồi, không cần phải tách bạch xe điên hay tài xế điên.
 
Chỉnh sửa cuối:

hn109

Xe hơi
Biển số
OF-133887
Ngày cấp bằng
9/3/12
Số km
156
Động cơ
370,710 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số
hay quá
 

vam

Xe buýt
Biển số
OF-82319
Ngày cấp bằng
9/1/11
Số km
654
Động cơ
419,920 Mã lực
Em thì thấy vấn đề xe điên nó thế này:
- AT và MT đều có thể lên cơn hết, nhưng AT chiếm đa phần (có lẽ phải 90%). Cái này có lý do: xe AT không có côn, do vậy mất một khả năng ngắt máy khi lỡ đạp ga thay vì phanh. Xe AT sang số dễ quá, nhất là khi đổi từ số N sang số lùi. Với MT điều này phức tạp hơn, thậm chí có dòng xe MT ta phải kéo cái lẫy rồi mới đánh số nó mới vào. Đã có vài tai nạn lên báo mà em dự tới 90% là vào nhầm số.
- Đa phần người làm xe điên là những người mới lái, hoặc những người lái lâu nhưng ít lái, hoặc những người mới đổi từ MT sang AT. Tóm lại, cụ nào đi AT lâu lâu rồi, quen rồi thì thật sự rất khó làm nó 'bất kham'. Ngày trước, chính em đã có lần kéo nhầm số lùi thành tiến (vì cứ nghĩ tiến là phía trước, lùi là phía sau -- thế mới đuội chứ !), báo hại móp cả cản vì húc vào mít xe bus đang đỗ phía trước (đáng nhẽ em phải lùi ra). Mà tới thời điểm đó em đi MT đã khá thạo rồi, nhưng mới cầm lái chiếc AT được khoảng 1 ngày.
em cực kì dị ứng với những xe thiết kế hộp số theo một đường thẳng như thế. Có lẽ những nhà sản xuất nước ngoài cũng ko ngờ được làm cho hộp số nó thuận tiện cho lái xe hơn lại mang đến nhiều phiền phức cho GT VN như vậy.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top