- Biển số
- OF-28663
- Ngày cấp bằng
- 8/2/09
- Số km
- 212
- Động cơ
- 485,956 Mã lực
Em copy từ Dân trí các cụ đọc nhé:
Theo tờ Business Week, trong 2 tuần tính đến cuối tuần trước, giá xăng bán lẻ trung bình tại Mỹ đã giảm 5 cent/gallon, còn 3,91 USD/gallon, tương đương khoảng 21.600 đồng/lít. Vào ngày 6/4, giá xăng trung bình ở Mỹ đã lên tới 3,96 USD/gallon, tương đương trên 21.800 đồng/lít.
Sự đi xuống của giá xăng tại Mỹ song hành với xu hướng chững lại của giá dầu thế giới. Tính đến chiều nay (24/4), giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 6 tại Mỹ ở mức xấp xỉ 103 USD/thùng, giá dầu Brent Biển Bắc tại London vào khoảng 119 USD/thùng. Hồi giữa tháng 3, giá dầu ngọt nhẹ đã lên tới 110 USD/thùng và giá dầu Brent lên gần 127 USD/thùng.
Theo Viện Lundberg, một tổ chức nghiên cứu chuyên thực hiện các cuộc điều tra về giá năng lượng tại Mỹ, kể từ tháng 12/2011 tới nay, đây là lần đầu tiên giá xăng bán lẻ trung bình tại Mỹ đi xuống. Thành phố Tulsa thuộc tiểu bang Oklahoma hiện là nơi có giá xăng rẻ thấp nhất trong số các thành phố được Lundberg khảo sát, với 3,52 USD/gallon, tương đương 19.400 đồng/lít xăng. Trong khi đó, Chicago là thành phố có giá xăng bán lẻ cao nhất, trung bình là 4,26 USD/gallon, tương đương gần 23.500 đồng/lít.
Giá xăng ở nhiều nước khác cũng đã và chuẩn bị giảm. Ấn Độ và Malaysia tuy không giảm giá xăng nhưng chính phủ đã tuyên bố sẽ không tăng giá. “Xăng là một mặt hàng thiết yếu đối với cuộc sống của người dân. Nếu Chính phủ tăng giá xăng, gánh nặng chi phí sinh hoạt đối với người dân sẽ gia tăng”, báo chí Malaysiadẫn tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Thương mại nước này, ông Datuk Seri Ismail Sabri Yaakob.
Do được trợ giá 1,09 Ringgit/lít, giá xăng Ron 95 ở Malaysia hiện chỉ ở mức 1,9 Ringgit (12.890 đồng)/lít, thấp hơn nhiều nước ở Đông Nam Á khác.
Theo báo Philippines Star của Philippines, hãng dầu lửa lớn nhất nước này là Petron vừa giảm giá bán lẻ xăng loại cao cấp 65 centavo (310 đồng)/lít và giảm giá xăng thưởng 50 centavo (239 đồng)/lít. Giá dầu diesel được hãng này giảm 40 centavo(191 đồng)/lít, còn giá dầu hỏa giảm 25 centavo (120 đồng)/lít.
Các hãng bán lẻ xăng dầu khác của Philippines như Pilipinas Shell Petroleum hay Seaoil Philippines cũng đều đã đồng loạt cắt giảm giá bán lẻ xăng dầu. Giá xăng Ron 95 ở Philippines hiện vào khoảng 59,35 Peso (28.900 đồng)/lít, còn giá dầu diesel vào khoảng 46,40 Peso (21.000 đồng)/lít.
Như vậy, chỉ trong vòng hơn 1 tuần qua, Philippines đã giảm giá xăng dầu 2 lần, trong đó đợt thứ nhất diễn ra vào hôm 15/4.
Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc (CNR) cho biết, trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm lại kéo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu suy giảm, Bắc Kinh có thể giảm giá bán lẻ xăng và dầu diesel vào tháng tới. Trong khi đó, theo tin từ Tân hoa xã, chưa cần Chính phủ tuyên bố giảm giá xăng dầu, nhiều công ty kinh doanh xăng dầu Trung Quốc đã hạ giá bán lẻ dầu diesel. Đây là lần đầu tiên kể từ đầu năm, các nhà bán lẻ xăng dầu Trung Quốc hạ giá sản phẩm.
Tại một số thành phố lớn như Thượng Hải và Bắc Kinh, giá dầu diesel đã giảm 0,2 Nhân dân tệ (tương đương 660 đồng)/lít. Thậm chí, ở Triết Giang, giá dầu diesel thậm chí đã giảm 0,5 Nhân dân tệ (1.650 đồng)/lít. Giá dầu diesel tại Trung Quốc hiện vào khoảng 7,46 Nhân dân tệ (24.700 đồng)/lít.
Theo nhận định của các chuyên gia thuộc công ty Barclays Capital, giá dầu thế giới giảm là do giới đầu tư dầu lửa quốc tế đang có nhiều lo ngại về viễn cảnh tăng trưởng kinh tế. Trong khi kinh tế Mỹ phục hồi chậm chạp và kinh tế châu Âu bị khủng hoảng nợ đẩy tới bờ vực suy thoái thêm lần nữa, kinh tế Trung Quốc lại giảm tốc đáng kể.
Ngân hàng Societe Generale của Pháp cho rằng, nước Mỹ sẽ chặn đà tăng của giá dầu bằng cách sử dụng kho dầu chiến lược trong trường hợp giá dầu tăng mạnh trở lại nếu căng thẳng với Iran gia tăng. Vào ngày 1/7 tới, Liên minh châu Âu (EU) sẽ bắt đầu thực thi lệnh cấm vận đối với Iran.
Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng, cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Iran có thể sẽ tạo một lực đỡ quan trọng cho giá dầu. “Thị trường dầu lửa đang chia đều thành hai phe, một bên cho là giá dầu sẽ tăng, một bên cho là giá sẽ giảm”, ông Jonathan Barratt, Giám đốc trang tin hàng hóa cơ bản Barratt’s Bulletin ở Sydney, nhận định trong cuộc trao đổi với Bloomberg.
Giá xăng đi xuống ở Mỹ đang ủng hộ tích cực cho Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chiến dịch tranh cử tổng thống. Gần đây, tỷ lệ ủng hộ ông Obama đã giảm mạnh do người dân Mỹ không hài lòng với tình trạng xăng dầu tăng giá. Giới quan sát cho rằng, khi giá xăng giảm, thì tỷ lệ ủng hộ ông Obama chắc chắn sẽ được cải thiện.
Ngược đời ở chỗ, Tại quốc gia hùng mạnh như Mỹ giá xăng cũng thấp hơn ở Việt Nam, còn các quốc gia ở Đông Nam Á theo bài báo kể tên thì cũng chẳng có nước nào cao như Việt Nam cả. Thế là sao nhỉ? hay tại thu nhập người dân Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực, cao hơn cả Mỹ ??? Có ai trả lời cho dân nghèo chúng tôi không?
Theo tờ Business Week, trong 2 tuần tính đến cuối tuần trước, giá xăng bán lẻ trung bình tại Mỹ đã giảm 5 cent/gallon, còn 3,91 USD/gallon, tương đương khoảng 21.600 đồng/lít. Vào ngày 6/4, giá xăng trung bình ở Mỹ đã lên tới 3,96 USD/gallon, tương đương trên 21.800 đồng/lít.
Sự đi xuống của giá xăng tại Mỹ song hành với xu hướng chững lại của giá dầu thế giới. Tính đến chiều nay (24/4), giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 6 tại Mỹ ở mức xấp xỉ 103 USD/thùng, giá dầu Brent Biển Bắc tại London vào khoảng 119 USD/thùng. Hồi giữa tháng 3, giá dầu ngọt nhẹ đã lên tới 110 USD/thùng và giá dầu Brent lên gần 127 USD/thùng.
Theo Viện Lundberg, một tổ chức nghiên cứu chuyên thực hiện các cuộc điều tra về giá năng lượng tại Mỹ, kể từ tháng 12/2011 tới nay, đây là lần đầu tiên giá xăng bán lẻ trung bình tại Mỹ đi xuống. Thành phố Tulsa thuộc tiểu bang Oklahoma hiện là nơi có giá xăng rẻ thấp nhất trong số các thành phố được Lundberg khảo sát, với 3,52 USD/gallon, tương đương 19.400 đồng/lít xăng. Trong khi đó, Chicago là thành phố có giá xăng bán lẻ cao nhất, trung bình là 4,26 USD/gallon, tương đương gần 23.500 đồng/lít.
Giá xăng ở nhiều nước khác cũng đã và chuẩn bị giảm. Ấn Độ và Malaysia tuy không giảm giá xăng nhưng chính phủ đã tuyên bố sẽ không tăng giá. “Xăng là một mặt hàng thiết yếu đối với cuộc sống của người dân. Nếu Chính phủ tăng giá xăng, gánh nặng chi phí sinh hoạt đối với người dân sẽ gia tăng”, báo chí Malaysiadẫn tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Thương mại nước này, ông Datuk Seri Ismail Sabri Yaakob.
Do được trợ giá 1,09 Ringgit/lít, giá xăng Ron 95 ở Malaysia hiện chỉ ở mức 1,9 Ringgit (12.890 đồng)/lít, thấp hơn nhiều nước ở Đông Nam Á khác.
Theo báo Philippines Star của Philippines, hãng dầu lửa lớn nhất nước này là Petron vừa giảm giá bán lẻ xăng loại cao cấp 65 centavo (310 đồng)/lít và giảm giá xăng thưởng 50 centavo (239 đồng)/lít. Giá dầu diesel được hãng này giảm 40 centavo(191 đồng)/lít, còn giá dầu hỏa giảm 25 centavo (120 đồng)/lít.
Các hãng bán lẻ xăng dầu khác của Philippines như Pilipinas Shell Petroleum hay Seaoil Philippines cũng đều đã đồng loạt cắt giảm giá bán lẻ xăng dầu. Giá xăng Ron 95 ở Philippines hiện vào khoảng 59,35 Peso (28.900 đồng)/lít, còn giá dầu diesel vào khoảng 46,40 Peso (21.000 đồng)/lít.
Như vậy, chỉ trong vòng hơn 1 tuần qua, Philippines đã giảm giá xăng dầu 2 lần, trong đó đợt thứ nhất diễn ra vào hôm 15/4.
Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc (CNR) cho biết, trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm lại kéo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu suy giảm, Bắc Kinh có thể giảm giá bán lẻ xăng và dầu diesel vào tháng tới. Trong khi đó, theo tin từ Tân hoa xã, chưa cần Chính phủ tuyên bố giảm giá xăng dầu, nhiều công ty kinh doanh xăng dầu Trung Quốc đã hạ giá bán lẻ dầu diesel. Đây là lần đầu tiên kể từ đầu năm, các nhà bán lẻ xăng dầu Trung Quốc hạ giá sản phẩm.
Tại một số thành phố lớn như Thượng Hải và Bắc Kinh, giá dầu diesel đã giảm 0,2 Nhân dân tệ (tương đương 660 đồng)/lít. Thậm chí, ở Triết Giang, giá dầu diesel thậm chí đã giảm 0,5 Nhân dân tệ (1.650 đồng)/lít. Giá dầu diesel tại Trung Quốc hiện vào khoảng 7,46 Nhân dân tệ (24.700 đồng)/lít.
Theo nhận định của các chuyên gia thuộc công ty Barclays Capital, giá dầu thế giới giảm là do giới đầu tư dầu lửa quốc tế đang có nhiều lo ngại về viễn cảnh tăng trưởng kinh tế. Trong khi kinh tế Mỹ phục hồi chậm chạp và kinh tế châu Âu bị khủng hoảng nợ đẩy tới bờ vực suy thoái thêm lần nữa, kinh tế Trung Quốc lại giảm tốc đáng kể.
Ngân hàng Societe Generale của Pháp cho rằng, nước Mỹ sẽ chặn đà tăng của giá dầu bằng cách sử dụng kho dầu chiến lược trong trường hợp giá dầu tăng mạnh trở lại nếu căng thẳng với Iran gia tăng. Vào ngày 1/7 tới, Liên minh châu Âu (EU) sẽ bắt đầu thực thi lệnh cấm vận đối với Iran.
Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng, cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Iran có thể sẽ tạo một lực đỡ quan trọng cho giá dầu. “Thị trường dầu lửa đang chia đều thành hai phe, một bên cho là giá dầu sẽ tăng, một bên cho là giá sẽ giảm”, ông Jonathan Barratt, Giám đốc trang tin hàng hóa cơ bản Barratt’s Bulletin ở Sydney, nhận định trong cuộc trao đổi với Bloomberg.
Giá xăng đi xuống ở Mỹ đang ủng hộ tích cực cho Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chiến dịch tranh cử tổng thống. Gần đây, tỷ lệ ủng hộ ông Obama đã giảm mạnh do người dân Mỹ không hài lòng với tình trạng xăng dầu tăng giá. Giới quan sát cho rằng, khi giá xăng giảm, thì tỷ lệ ủng hộ ông Obama chắc chắn sẽ được cải thiện.
Ngược đời ở chỗ, Tại quốc gia hùng mạnh như Mỹ giá xăng cũng thấp hơn ở Việt Nam, còn các quốc gia ở Đông Nam Á theo bài báo kể tên thì cũng chẳng có nước nào cao như Việt Nam cả. Thế là sao nhỉ? hay tại thu nhập người dân Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực, cao hơn cả Mỹ ??? Có ai trả lời cho dân nghèo chúng tôi không?