[Funland] Giáo viên giỏi đều ở trường công?

Venetta

Xe điện
Biển số
OF-393540
Ngày cấp bằng
23/11/15
Số km
4,501
Động cơ
363,412 Mã lực
http://vietbao.vn/Tuyen-sinh/Top-100-truong-THPT-co-diem-thi-DH-cao-nhat/30182014/348/

Chẳng tự nhiên lại được chọn làm trường điểm
Top 10 trường có tỷ lệ học sinh đỗ đại học cao nhất:
1. THPT Hà Nội-Amstecđam - Hà Nội
2. THPT Lê Hồng Phong - TPHCM
3. THPT Kim Liên - Hà Nội
4. THPT Lê Hồng Phong - Nam Định
5. THPT Quốc Học - Thừa Thiên Huế
6. THPT Chuyên Nguyễn Huệ - Hà Tây
7. THPT DL Lương Thế Vinh - Hà Nội
8. THPT Chu Văn An - Hà Nội
9. THPT Thăng Long - Hà Nội
10. THPT Việt Đức - Hà Nội

Đứa đầu nhà em thi đỗ vào Chu Văn An, thương nó đi học xa, cho vào Việt-Đức. Cũng hơi sai lầm 1 chút, vì thực ra Chu Văn An hơn hẳn (về các việc khác - vì tỷ lệ đỗ đại học thì chỉ ngang nhau)!
Bây giờ làm gì còn Hà Tây nữa mà vẫn còn chuyên của tỉnh Hà Tây hả cụ?
Họ vẫn ghi theo tỉnh cũ, trường Nguyễn Huệ ở Hà Đông vẫn nổi tiếng từ xưa, và mấy cái làng quanh Cự Đà nữa (tiếc là các dự án bất động sản đã tàn phá tan hoang mất rồi)!
Số liệu này của cụ coolpix8700 đã cũ rồi - nó là số liệu năm 2007 mà.

Các số liệu mới hơn cho thấy bức tranh hơi khác hơn.

Ví dụ số liệu năm 2010:
http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/200-truong-thpt-co-diem-thi-dai-hoc-cao-nhat-nuoc-2172599.html

Top 10 đã khác hơn nhiều


Còn đây là top các trường THPT có điểm thi đại học cao nhất nước năm 2014
http://kenhtuyensinh.vn/truong-tinh-le-tiep-tuc-o-top-dau-ket-qua-thi-dai-hoc

 

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
17,102
Động cơ
505,521 Mã lực
Mấy đứa trẻ nhà em từ tiểu học đến giờ trong lớp của chúng chỉ đến 45 thôi bác ạh!
Với em, tiểu học chỉ để đứa trẻ con bắt đầu làm quen với việc đi học, nên chẳng đứa nào em cho chúng nào trường điểm cả, mà cứ tiện gần nhà. Đứa út trường cách nhà chưa quá 1 cái ngã tư, học bán trú, chập tối có học thêm (của trường) thì các thầy - cô dắt chúng xếp hàng đến cái nhà đối diện bên kia đường. Cứ gần đến giờ em ra ban công, thấy chúng từ các lớp học ra đến vỉa hè mới mở cửa, sang đón!
Em cứ ngẫm nghĩ mãi, ko biết chúng nó bé tẹo có gì mà học thêm các bác nhẩy?
Chả qua là bố mẹ chúng học :P
Buồn thay cho chúng nó, hix!
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
Em cứ ngẫm nghĩ mãi, ko biết chúng nó bé tẹo có gì mà học thêm các bác nhẩy?
Chả qua là bố mẹ chúng học :P
Buồn thay cho chúng nó, hix!
bác nhầm câu thứ 2 đấy mà là cô bắt học mới đúng
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,504 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
bác nhầm câu thứ 2 đấy mà là cô bắt học mới đúng
Nhu cầu cả hai bên cụ ạ.
Bố mẹ đỡ phải trông con, cô cũng chỉ cho ôn bài và làm bài tập.
Nhà có điều kiện thì vẫn đưa con về nhà.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,613
Động cơ
904,872 Mã lực
Em cứ ngẫm nghĩ mãi, ko biết chúng nó bé tẹo có gì mà học thêm các bác nhẩy?
Chả qua là bố mẹ chúng học :P
Buồn thay cho chúng nó, hix!
Bác buồn nhưng tụi em vui!
Em cũng thường xuyên thấy trên nay các bác thương hại tụi trẻ con nhà chúng em phải học ở trường công!
Cái mà các bác hay viết trên này nhất là chúng nó không có tương lai!

http://heyevent.com/event/7n4xsctlut55ia/ngay-hoi-ngon-ngu-trung-vuongs-outlook
 

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
17,102
Động cơ
505,521 Mã lực
Bác buồn nhưng tụi em vui!
Em cũng thường xuyên thấy trên nay các bác thương hại tụi trẻ con nhà chúng em phải học ở trường công!
Cái mà các bác hay viết trên này nhất là chúng nó không có tương lai!

http://heyevent.com/event/7n4xsctlut55ia/ngay-hoi-ngon-ngu-trung-vuongs-outlook
Thế nên ko phải ngành GD cần thay đổi, mà cần thay đổi phụ huynh :D. Chứ giử gì ngành GD, khi mà ocn bé tẻo tèo teo đã đi học thêm. Ko hiểu học thêm cái gì sau 8h ở trường.
Mình đi làm 8h cũng đã oải, chỉ muốn chuồn, hixx.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,613
Động cơ
904,872 Mã lực
duymanh911 nói:
Em quan sát thấy, cứ cho cạnh tranh sòng phẳng thì 80% ông nhà nước chết đầu nước
Riêng về y tế và giáo dục là chưa đúng.
Để nâng cấp một trường từ thường lên chuẩn thì nhà nước bỏ hàng chục tỷ. Tư nhân mà bỏ thế thì học phí tính bao nhiêu cho đủ?
Các trường danh tiếng còn được chọn học sinh. Họ tuyển trước rồi mới đến các trường khác.
Dù gốc gác, bản chất là dân kỹ thuật, nhưng hiện tại đang kinh doanh nên bao giờ em cũng tính trên hiệu quả, nhất là hiệu quả của đồng tiền mình bỏ ra.
Rất nhiều người đang nói "không tiếc gì cho con mình!", chắc em không thể là ngoại lệ, nhưng như thế không phải là đồng nghĩa cứ chi thật nhiều tiền cho yên tâm với từ "không tiếc"!
Em viết điều này chắc sẽ bị ném đá, nhưng cũng là 1 dạng bật mí, chia sẻ. Thằng cu nhà em sinh thiếu tháng nên còn bé nó rất yếu. Cũng vì thế tụi em không dám gửi nó đi nhà trẻ. Đến mẫu giáo, cũng chọn 1 cơ sở tư, vì nghĩ sẽ tốt hơn. Nhưng vì nó yếu, muốn được chăm sóc kỹ hơn, tụi em đặt vấn đề với bà chủ. Bà ấy nói cứ đưa tiền thêm cho bà ấy, nhưng không được tiếp xúc trực tiếp với cô bảo mẫu. Tụi em làm theo, nhưng ngay tháng đầu tiên đã phát hiện nó chẳng được quan tâm hơn cái gì cả (điều này là do một phụ huynh khác nói lại), bèn bỏ cái cơ sở ấy và chọn 1 cơ sở nhà nước cạnh nhà. Cũng đặt vấn đề với bà hiệu trưởng, bà ấy giới thiệu cô giáo và mọi thứ như ý (và còn rẻ hơn rất nhiều so với cơ sở tư nhân kia). Tụi em rât cảm hơn bà hiệu trưởng và cô giáo ấy. Sau này khi nó không còn học ở đấy nữa, biết tin cô giáo bị bệnh, tụi em cũng đến thăm!
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,613
Động cơ
904,872 Mã lực
Thế nên ko phải ngành GD cần thay đổi, mà cần thay đổi phụ huynh :D. Chứ giử gì ngành GD, khi mà ocn bé tẻo tèo teo đã đi học thêm. Ko hiểu học thêm cái gì sau 8h ở trường.
Mình đi làm 8h cũng đã oải, chỉ muốn chuồn, hixx.
Chúng chẳng cần học cái gì cũng được bác àh!
Hết buổi sáng ăn trưa xong ngủ trưa, chiều dậy làm bài tập xong được hướng dẫn các trò chơi, học nhạc, học vẽ,... Tối đi làm về tụi em mới đón. Họ tổ chức cả trong các ngày lễ, nếu có các phụ huynh yêu cầu. Tất nhiên trong những ngày này là lớp ghép!
Các bác nghe kể các chuyện cổ tích về sự tra tấn, nhưng tụi nó lại rất thích đến lớp và ờ lớp (Trường Trưng Vương có nội quy về việc phải cho học sinh ra đúng giờ và giáo viên phải có trách nhiệm giục học sinh hết giờ phải ra, không để bố, mẹ chờ ngoài cổng)!
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,504 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Thế nên ko phải ngành GD cần thay đổi, mà cần thay đổi phụ huynh :D. Chứ giử gì ngành GD, khi mà ocn bé tẻo tèo teo đã đi học thêm. Ko hiểu học thêm cái gì sau 8h ở trường.
Mình đi làm 8h cũng đã oải, chỉ muốn chuồn, hixx.
Học thêm hay ko ở tiểu học chỉ có hai loại hoặc đội tuyển hoặc yếu cần bồi dưỡng thêm (Đây là mình nghiệm con nhà em trải qua).`
Trường tư chỉ được bậc tiểu học sau đó phải quay sang công lập. Nếu để quá đi đết hết THCS là rất dở.
Đến THPT thì trường tư đuối hẳn do ko có môi trường như công lập đâu.
 

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
17,102
Động cơ
505,521 Mã lực
Học thêm hay ko ở tiểu học chỉ có hai loại hoặc đội tuyển hoặc yếu cần bồi dưỡng thêm (Đây là mình nghiệm con nhà em trải qua).`
Trường tư chỉ được bậc tiểu học sau đó phải quay sang công lập. Nếu để quá đi đết hết THCS là rất dở.
Đến THPT thì trường tư đuối hẳn do ko có môi trường như công lập đâu.
Con ông bạn mình, học thêm từ lớp 1, con ông ấy học giỏi và ngoan, chữ đẹp, tuần 3 buổi đều như vắt chanh từ 4.30 - 5.30. Mà nhà ông ấy ko phải ko đón đc, vì ông ấy rỗi.
Nhiều khi ko hiểu nổi phụ huynh thực sự muốn gì đâu.
Nên cứ chửi bộ GD, thấy thương bộ GD, hix.
 

daug

Xe đạp
Biển số
OF-367073
Ngày cấp bằng
17/5/15
Số km
22
Động cơ
254,690 Mã lực
Số liệu này của cụ coolpix8700 đã cũ rồi - nó là số liệu năm 2007 mà.

Các số liệu mới hơn cho thấy bức tranh hơi khác hơn.

Ví dụ số liệu năm 2010:
http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/200-truong-thpt-co-diem-thi-dai-hoc-cao-nhat-nuoc-2172599.html

Top 10 đã khác hơn nhiều


Còn đây là top các trường THPT có điểm thi đại học cao nhất nước năm 2014
http://kenhtuyensinh.vn/truong-tinh-le-tiep-tuc-o-top-dau-ket-qua-thi-dai-hoc

Nhà cháu thấy Bắc Có Ams, Tổng hợp, Chu Văn An, Chuyên Ngữ còn Nam có Năng Khiếu nên được xếp số 1
Các trường chuyên các tỉnh tuy điểm thi đại học có cao nhưng về khoản ngoại ngữ, tự tin, ngoại khóa thì kém xa lắm cụ ạ, cụ cứ nhìn cái model united nations của các cháu học sinh Hà Nội sẽ thấy cháu nói không sai.
Thứ hai nữa là các học sinh trường này đi du học nhiều lắm nên việc thủ khoa trường Ngoại Thương/ Bách Khoa cũng chưa chắc hơn mấy bạn học NUS/ NTU/ Cornell/ Williams.... ạ
Ở Hà Nội nhà cháu còn thấy có 2 trường thực sự quốc tế xuất sắc mà ít thấy nhắc đến là trường UNIS ở ciputra với trường Đại sứ quán pháp trước ở Giảng Võ giờ không biết chuyển chưa.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,613
Động cơ
904,872 Mã lực
Nhu cầu cả hai bên cụ ạ.
Bố mẹ đỡ phải trông con, cô cũng chỉ cho ôn bài và làm bài tập...
Đứa đầu nhà em cũng học bên Đức, hết lớp 3 mới về.
Sáng sớm đưa đến, gần tối mới đón về. Họ có tổ chức nhận học sinh rất sớm, đến giờ mới đưa về lớp chính, chiều tối lại gom vào lớp muộn!
Còn hiện nay thì Trưng Vương dù là cấp II cũng tổ chức bán trú, nhưng con bé nhà em thì về nhà ăn cơm xong chiều mới quay lại trường!
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,504 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Con ông bạn mình, học thêm từ lớp 1, con ông ấy học giỏi và ngoan, chữ đẹp, tuần 3 buổi đều như vắt chanh từ 4.30 - 5.30. Mà nhà ông ấy ko phải ko đón đc, vì ông ấy rỗi.
Nhiều khi ko hiểu nổi phụ huynh thực sự muốn gì đâu.
Nên cứ chửi bộ GD, thấy thương bộ GD, hix.
Con nhà em thằng lớn có học đội tuyển, đứa thứ 2 chưa đến mức ấy nên ko học thêm gì cả. Hết chính khóa là về thẳng.
Có một số cháu bán trú là do yêu cầu của phụ huynh nên ban đại diện đứng ra thuê nhà, thuê người nấu ăn, thuê cô giáo dạy ( Nhiều khi chỉ là cô giáo trẻ chứ ko phải vô chủ nhiệm).
THCS thì tất cả học sinh phải về hết. Học thêm ở đâu thì tùy.
Chính cái giai đoạn THCS này nó bộc lộ nhược điểm của trường tư vì các cháu vẫn ở lại trường nên ít có quan hệ xã hội.
THPT là lúc bộc lộ rõ nhất khi một khóa trường công cỡ 500 học sinh chia làm 15 lớp trong khi trường tư loanh quanh khoảng 2-3 lớp.
 

G810

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-117955
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
7,714
Động cơ
440,270 Mã lực
Cụ hỏi vớ vẩn.

So sánh nó phải cùng hệ quy chiếu.
Hệ quy chiếu đang là nền quản lý & xã hội của ta, thì cái mô hình tư có tuổi gì mà đòi so.

Nếu sang hệ quy chiếu khác thì ngược lại. :))
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,504 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Cụ hỏi vớ vẩn.

So sánh nó phải cùng hệ quy chiếu.
Hệ quy chiếu đang là nền quản lý & xã hội của ta, thì cái mô hình tư có tuổi gì mà đòi so.

Nếu sang hệ quy chiếu khác thì ngược lại. :))
Cụ định hướng con cụ làm việc trong nước hay nước ngoài?
Nếu làm việc ở nước ngoài thì học tuốt trường tư đến năm lớp 9 đưa ra nước ngoài học tiếp rồi định cư luôn.
Nếu định làm trong nước thì trường công cho rẻ, phù hợp hoàn cảnh.
Nhân viên nhà cháu có cả thạc sỹ nướng học nước ngoài mà thua đứa học đại học mở trong nước nhé.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,613
Động cơ
904,872 Mã lực
Cụ định hướng con cụ làm việc trong nước hay nước ngoài?
Nếu làm việc ở nước ngoài thì học tuốt trường tư đến năm lớp 9 đưa ra nước ngoài học tiếp rồi định cư luôn.
...
CQ em cũ có 1 ông được BT ưu tiên cho phép "cải tạo" lại 1 viện NC Chiến lược ngành. Tuyển toàn thạc-tiến sỹ mới tốt nghiệp từ nước ngoài về. Thực ra phải công nhận những nhân viên mới rất nhiều nhiệt huyết. Khi đến chỗ tụi em phỏng vấn để chuẩn bị cho 1 DA nghiên cứu chiến lược mới, khi nghe nhận xét dù hơi phũ phàng, nhưng cũng làm cho họ hiểu nhiều điều: "tụi em tiếng Việt còn chưa thạo thì đừng nên vạch đường cho ai vội". Cái ông viện trưởng kia khi mới lên tuyên bố "sau 3 năm không làm được việc sẽ từ chức", nhưng gần chục năm chẳng làm được cái gì rồi về hưu, ngành cũng chẳng có 1 cái chiến lược nào ra hồn!
Đứa đầu nhà em làm thạc sỹ bằng tiếng Anh, tất nhiên là nó nói và nghe, phát âm, hơn em rất nhiều (vì trong 3 năm học chỉ có mỗi tiếng Anh để người xung quanh hiểu nó). Bây giờ về làm việc cho mẹ nó, cứ khi nào làm việc với chuyên gia, đi hội thảo,... em cho nó theo để học thêm và nó vẫn nhận xét "ngồi như vịt nghe sấm!". Nhưng khi đi các hội thảo ở nước ngoài thì nó cũng tham gia làm phiên dịch cho cả đoàn!

Nhiều người nghĩ các trường tư mang mô hình của tụi tây lông nên trẻ con mới "có tương lai", nhưng không hiểu là cách giáo dục của tụi tây lông rất phân biệt. Tất nhiên cho cả xã hội nói chung sẽ tốt hơn, chi phí cho giáo dục hợp lý, kinh tế hơn, VN mình nên bắt chước theo mô hình như vậy, nhưng với từng gia đình, khi con-cháu mình bị tước đi cơ hội (do kq đánh giá của người khác) liệu có sẵn sàng chấp nhận?
Các cụ nói "con vua thì lại làm vua,..." đó là mô hình của tụi châu Âu nói chung (Mỹ em không biết rõ lắm, nhưng chắc không khác nhiều). Với tụi chọn chính trị để sau này làm chính khách chúng sẽ được đào tạo từ nhỏ, cho nên bất kỳ nhà chính khách nào cũng là 1 nhà hùng biện, không như các vị chính trị trái ngạch, không có tờ giấy trong tay sẽ chẳng biết nói gì trước đám đông. Nhưng tất nhiên là con bà nông dân chẳng lọt được vào ấy cái trường này!
Ai quan tâm hãy thử tìm hiểu giáo dục phổ thông ở Anh!
Còn các trường thường thì chúng cũng chỉ dậy đại trà đến hết cấp II, sau đó là chúng cho phần lớn đi học nghề (sau này ra làm công nhân), lên cấp III chỉ những học sinh được đánh giá có thể học đại học. Tất nhiên là chúng vẫn cho khoảng 5% số đã bị chuyển sang học nghề lên học đại học!
Ai quan tâm thử tìm hiểu mô hình giáo dục phổ thông ở Anh!
 
Chỉnh sửa cuối:

CCCK

Xe điện
Biển số
OF-381608
Ngày cấp bằng
8/9/15
Số km
2,625
Động cơ
749,322 Mã lực
Nơi ở
Xóm Thọ Giai - tổng Yên Hồ

Venetta

Xe điện
Biển số
OF-393540
Ngày cấp bằng
23/11/15
Số km
4,501
Động cơ
363,412 Mã lực
Nhà cháu thấy Bắc Có Ams, Tổng hợp, Chu Văn An, Chuyên Ngữ còn Nam có Năng Khiếu nên được xếp số 1
Các trường chuyên các tỉnh tuy điểm thi đại học có cao nhưng về khoản ngoại ngữ, tự tin, ngoại khóa thì kém xa lắm cụ ạ, cụ cứ nhìn cái model united nations của các cháu học sinh Hà Nội sẽ thấy cháu nói không sai.
Thứ hai nữa là các học sinh trường này đi du học nhiều lắm nên việc thủ khoa trường Ngoại Thương/ Bách Khoa cũng chưa chắc hơn mấy bạn học NUS/ NTU/ Cornell/ Williams.... ạ
Ở Hà Nội nhà cháu còn thấy có 2 trường thực sự quốc tế xuất sắc mà ít thấy nhắc đến là trường UNIS ở ciputra với trường Đại sứ quán pháp trước ở Giảng Võ giờ không biết chuyển chưa.
Tất nhiên là ở các tỉnh thì không thể nào ngoại ngữ, tự tin được như ở Hà Nội, TPHCM.

Tuy nhiên, các cụ có nghĩ là khi vào đại học, thì khoảng cách đó được thu hẹp không?

Về vụ thủ khoa - cụ nói có lý. Tuy nhiên, nếu lấy kết quả thi THPT năm 2015 thì có thể bức tranh sẽ đầy đủ hơn. Vì học sinh phải thi THPT, trừ số ít (thi quốc tế) được miễn. Nên khi đó, sức học của các trường sẽ rõ ràng hơn nhiều.

Nhưng kết quả này thì còn phải chờ Bộ công bố.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,613
Động cơ
904,872 Mã lực
GPSBinhAnh nói:
Bác này nói đúng nè
Tài chính mạnh > vào trường công
Nói túm lại "nhà có điều kiện" (kinh tài lực) thì vào trường công. Vậy thôi, so sánh khác đều khập khễnh.
Chắc cũng chẳng đúng!
Ở các cấp dưới khác nhau chỉ là trường tư đóng 1 lần, trường công rải rác trong cả năm. Nhưng ở trường công thì phụ huynh hầu như không phải chi cho cơ sở vật chất của trường nên trong đại đa số các trường hợp tổng chi phí vẫn thấp hơn, nhất là so với mấy cái trường tư vừa thành lập, nhu cầu thu hồi vốn của chủ rất cao!
Ở cấp cuối nếu muốn đứa trẻ chắc chắn vào đại học, có học bổng ở nước ngoài,... thì cả công và tư đều như nhau khi phải học thêm, trong khi học phí chính thức ở trường công rẻ hơn rất nhiều!
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,504 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Chính xác thì các khoản chi phí khi học trường công trong cả năm không bằng 1 tháng học phí trường tư.
Các khoản cơ sở VC, lương giáo viên nhà nước chi hết.
Phụ huynh chỉ phải lo trang bị trong lớp thứ gì hỏng thì sửa, quét sơn 1 lân/năm. Tiền điện, tiền nước uống, tiền vệ sinh.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top