Cách soạn giáo án: "tiến bộ" ở đây được so sánh với cái gì?
chắc giống như bệnh viện tư vinmec tự ca ngợi cách mổ bệnh nhân cũng "tiến bộ" hơn các thầy giáo của họ với bác sỹ mới ra trường?
Còn phản đối và đấu tranh với bệnh thành tích thì chắc đúng với tỷ lệ học sinh giỏi ở các lớp giữa cấp, nhưng tỷ lệ học sinh vào được các trường tốt khi lên cấp (đỗ đại học với cấp 3) thì họ chẳng thể làm gì hơn là nhờ chất lượng giảng dậy của họ!
Khi nào kiểu học "vừa học vừa chơi" của vin sờ cun đào tạo ra nhiều học sinh như đứa cháu em vừa giành học bổng toàn phần của Sinh (trường của Sinh tổ chức thi và chọn. Học bổng toàn phần+tiền về thăm nhà 1 năm 2 lần) thì em sẽ khuyến khích con cháu trả từng ấy tiền vào học!
Về trường tư em cũng biết một chút vì cái trường Albert Einstein thuê khu văn phòng của tụi em (đến bây giờ trong Googlemaps vẫn hiện tên cái trường ấy ở khu văn phòng). Họ cũng quảng cáo rất tốt, giai đoạn đầu có vẻ cũng khá tốt, nhưng giai đoạn cuối thì đúng như cái bác gì trên kia "ca ngợi": lớp học chỉ còn khoảng 18-20 học sinh, vì học song đỗ đại học rất ít và hình như họ giải tán rồi (em chỉ biết chắc chắn khi họ trả địa điểm)!
Em không nói về Vin đâu cụ ạ! Em biết ở trường công hay trường tư cũng có giáo viên giỏi và tốt, giáo viên chưa tốt. Nhưng em vẫn thấy giáo dục ở bậc tiểu học rất nặng về thành tích và đối phó lắm. Đặc biệt trường công đấy.
Trước đây em có đọc sách và có học về tâm lý lứa tuổi. Em thiết nghĩ Giáo dục của chúng ta có sai lầm không khi ở cấp 1 và cấp 2 trẻ em là tuổi cần được chăm sóc nuôi dưỡng và dậy dỗ nhiều hơn là tuổi bắt các con học ngày học đêm canh tranh khốc liệt, gây áp lực cho các con và cả bố mẹ.
Lứa tuổi này chúng ta cần phải tạo cho các con học mà cảm giác thoải mái như chơi thì các con mới có khả năng bộc lộ sáng tạo, cá tính, hình thành nhân cách, thể chất, sức khoẻ, phát triển tài năng thiên hướng bẩm sinh. Khi lên trung học phổ thông và đại học mới là lúc cần tập trung cao vào chuyên môn, mới cần bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học và đầu tư rèn luyện mài giũa những nhân cách những tài năng đó. ( Nếu có).
Em thấy các trường tư họ đã và đang làm được điều này tuy mới nhen nhóm làm được một chút và chưa phải là hoàn chỉnh . Nếu các cụ để ý thì thấy rằng con em chúng ta học giỏi không chưa đủ. Cần phải cho các con tự thể hiện bản lĩnh trước đám đông, trước công chúng, phải biết ít nhất 01 ngoại ngữ quốc tế. Phải biết cơ bản và thường xuyên tham gia tổ chức các hoạt động tạo sân chơi lành mạnh định kỳ: Như tổ chức thi thể dục nhịp điệu, âm nhạc, hội hoạ, thể dục thể thao, ca múa nhạc v..vv.
Tất cả sự đào tạo hài hoà toàn diện đó sẽ giúp con em chúng ta phát triển toàn diện vươn được ra tầm thế giới từ chuyên môn, đến thực tiễn, và bản lĩnh thuyết trình, phân tích, hùng biện, trả lời ứng xử trước công chúng. Điều này nếu không được hình thành từ bé chúng ta sẽ thấy rất rõ chúng ta sẽ yếu kém như thế nào?:
- Trên thế giới, Một tiến sĩ phải là người nghiên cứu ít nhất được một công trình khoa học viết được công trình nghiên cứu bằng tiếng anh và ứng dụng trong thực tiến. Đó mới được gọi là Tiến sĩ thực sự. Còn ở VN ta thì sao? Tại sao chúng ta nhiều tiến sĩ giáo sư mà chúng ta rất ít có phát minh khoa học, ứng dụng trong sản xuất v..v..
Làm sao để chuyển tải những nghiến cứu, phát minh khoa học về văn hoá, lịch sử, nghệ thuật của Việt Nam bước ra thế giới nếu giới tri thức trẻ không có trình độ ngoại ngữ?
- Chúng ta thường nghe các nhà lãnh đạo trên thế giới vừa giỏi về chuyên môn lại vừa hùng biện hàng giờ trong các diễn đàn về kinh tế, thời sự, trả lời thắc mắc trước dân chúng không cần cầm giấy mà vẫn hết sức thuyết phục người nghe. Trong khi đó lãnh đạo của chúng ta thì cũng có người giỏi nhưng đa số vẫn cầm giấy đọc mà cầm giấy đọc đôi khi vẫn còn nghe lúng túng và không thể nào thuyết phục quần chúng được. Niềm tin về năng lực lãnh đạo của người dân sẽ sụt giảm như thế nào ?
- Chúng ta thấy gì qua Các kỳ thi hoa hậu quốc tế ?
Thiếu nữ Việt Nam so với thế giới không phải không có người đẹp, nhưng đa số là mất tự tin và lúng túng, mất phong độ do không được đào tạo bài bản từ nhỏ. Tiếng Anh không biết gần đến ngày thi mới luyện, sức khoẻ và thể chất thì không đủ để thi thố so với thế giới. Sử hiểu bết xã hội của hoa hậu Việt Nam rất hạn chế. Nếu chỉ cần nghe phần ứng xử của Hoa Hậu Việt Nam là có thể biết các chuyên gia đã soạn sẵn câu trả lời. Còn các hoa hậu chỉ là có học thuộc bài và không thuộc bài thôi. Với trí tuệ và bản lĩnh như vậy làm sao đủ để thể hiện vẻ đẹp và nhan sắc Việt Nam ra đấu trường quốc tế ?
Giáo dục toàn diện và thực chất sẽ mang lại kết quả là trí tuệ văn minh cho xã hội. Còn giáo dục mang tính đối phó và hình thức sẽ ngày càng bào mòn tri thức trẻ của đất nước Viêt Nam ta.
Em mong muốn giáo dục Việt Nam phải thực sự thay đổi không phải chỉ ở bộ sách giáo khoa, mà ở thay đổi nhận thức về bản chất giáo dục. Từ trách nhiệm người làm công tác đào tạo , quản lý phải góp ý và có trách nhiệm về trường học lớp học không để tình trạng học sinh quá tải quá đông. Đến ý thức ,trách nhiệm dạy dỗ trồng người của các thầy cô phải có tâm, có đạo dức trong nghề giáo. Đến cả việc tự giác gương mẫu không tạo nên tiêu cực từ phía cha mẹ học sinh. Có như vậy Giá dục mới thực sự có chất lượng.