Theo dữ liệu của Ngân hàng thế giới - Worldbank, GDP của Việt Nam năm 2020 = 271.2 tỷ USD và năm 2019 = 262 tỷ USD.
Theo dữ liệu của Tổ chức tiền tệ thế giới IMF, GDP của Việt Nam năm dựa trên cơ sở đánh giá lại là: 2020 = 340 tỷ USD và năm 2019 = 329 tỷ USD. (Mức sau đánh giá lại này cao hơn khoảng 25% so với dữ liệu của WB).
Nguồn WB: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD?end=2020&locations=VN&start=2007
Nguồn IMF: https://www.imf.org/en/Publications/WEO/weo-database/2021/April/weo-report?c=536,548,566,578,582,&s=NGDPD,PPPGDP,&sy=2016&ey=2022&ssm=0&scsm=1&scc=0&ssd=1&ssc=0&sic=0&sort=country&ds=.&br=1
Tuy nhiên, việc tính toán GDP là khá phức tạp. Phức tạp từ việc lấy số liệu chuẩn cũng như phương pháp tính toán khiến cho con số GDP nhiều khi không chính xác.
Người ta lại thường hay lấy chỉ số GDP ra để so sánh giữa các quốc gia với nhau. Do đó, để ước tính tương đối chính xác cũng phần nào đó đánh giá khách quan tiềm lực đất nước.
Em nhận thấy thu thập thông tin GDP "khá mù mờ" trong khi có 1 chỉ số tài chính khác được kiểm toán chính xác, không chỉ ở VN mà còn ở các nước khác.
Đó chính là Tổng thu ngân sách nhà nước (và cả tổng chi ngân sách nhà nước).
Sau khi tình cờ tìm thấy dữ liệu Tổng thu ngân sách nhà nước (total government revenue) của một số nước thì em xây dựng 1 số bảng dữ liệu:
Bảng 1: Mối tương quan giữa GDP công bố năm 2017 và Tổng thu ngân sách (REV) năm 2017.
Dữ liệu tham khảo của 10 nước như trong bảng.
Sau khi có dữ liệu về GDP và REV, em đưa thêm giá trị tỷ lệ tương quan giữa GDP/REV. Sau đó lấy giá trị trung bình GDP/REV của cả 10 nước (theo bảng: a = 5.53).
Từ giá trị trung bình a=5.53 nhân ngược lại với REV cùng năm để ước tính ra con số GDP "thực tế" của các quốc gia đó.
Ví dụ: GDP "thực tế" của Thái Lan = 69 x 5.53 = 381.57 tỷ USD. Mức GDP "thực tế" này thấp hơn GDP công bố (456 tỷ) trong cùng năm là vì GDP công bố có sự tính toán để "thổi phồng".
Phương pháp này tuy không có cơ sở khoa học nhưng ở góc độ thống kê thì có thể chấp nhận được. Tức là tỷ lệ huy động vào ngân sách tương ướng với GDP của các nước. Khó có chuyện GDP cao mà nộp ngân sách ít hoặc ngược lại.
Phương pháp so sánh ở đây là giữa các nước có quy mô dân số, kinh tế đủ lớn. Loại bỏ số liệu các nước nhỏ như Brunei, Singapo hay những nước giàu tài nguyên thiên nhiên như Ả Rập Xê út, Nga...
Kêt luận từ bảng 1: GDP của các nước Thái Lan, Philippin, Malaysia, Indonesia và Đài Loan đang bị "thổi phồng" so với GDP "Thực tế".
GDP của Trung Quốc là gần sát với GDP "thực tế" nhất
Trong khi GDP của Nam Phi và Việt Nam là bị "co lại" so với GDP "thực tế" nhất.
GDP của Việt Nam năm 2017 có thể ở mức 304 tỷ USD dựa trên mức tổng thu ngân sách chính phủ.
Bảng 2: Mối tương quan GDP và REV năm 2019, là năm chưa có dịch
Bằng phương pháp tương tự ở trên, ta xác định GDP "thực tế" của Việt Nam ở mức 371.85 tỷ USD vào năm 2019. Mức này cao hơn cả tính toán đánh giá lại của IMF (329 tỷ $)
Theo dữ liệu của Tổ chức tiền tệ thế giới IMF, GDP của Việt Nam năm dựa trên cơ sở đánh giá lại là: 2020 = 340 tỷ USD và năm 2019 = 329 tỷ USD. (Mức sau đánh giá lại này cao hơn khoảng 25% so với dữ liệu của WB).
Nguồn WB: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD?end=2020&locations=VN&start=2007
Nguồn IMF: https://www.imf.org/en/Publications/WEO/weo-database/2021/April/weo-report?c=536,548,566,578,582,&s=NGDPD,PPPGDP,&sy=2016&ey=2022&ssm=0&scsm=1&scc=0&ssd=1&ssc=0&sic=0&sort=country&ds=.&br=1
Tuy nhiên, việc tính toán GDP là khá phức tạp. Phức tạp từ việc lấy số liệu chuẩn cũng như phương pháp tính toán khiến cho con số GDP nhiều khi không chính xác.
Người ta lại thường hay lấy chỉ số GDP ra để so sánh giữa các quốc gia với nhau. Do đó, để ước tính tương đối chính xác cũng phần nào đó đánh giá khách quan tiềm lực đất nước.
Em nhận thấy thu thập thông tin GDP "khá mù mờ" trong khi có 1 chỉ số tài chính khác được kiểm toán chính xác, không chỉ ở VN mà còn ở các nước khác.
Đó chính là Tổng thu ngân sách nhà nước (và cả tổng chi ngân sách nhà nước).
Sau khi tình cờ tìm thấy dữ liệu Tổng thu ngân sách nhà nước (total government revenue) của một số nước thì em xây dựng 1 số bảng dữ liệu:
Bảng 1: Mối tương quan giữa GDP công bố năm 2017 và Tổng thu ngân sách (REV) năm 2017.
Dữ liệu tham khảo của 10 nước như trong bảng.
Sau khi có dữ liệu về GDP và REV, em đưa thêm giá trị tỷ lệ tương quan giữa GDP/REV. Sau đó lấy giá trị trung bình GDP/REV của cả 10 nước (theo bảng: a = 5.53).
Từ giá trị trung bình a=5.53 nhân ngược lại với REV cùng năm để ước tính ra con số GDP "thực tế" của các quốc gia đó.
Ví dụ: GDP "thực tế" của Thái Lan = 69 x 5.53 = 381.57 tỷ USD. Mức GDP "thực tế" này thấp hơn GDP công bố (456 tỷ) trong cùng năm là vì GDP công bố có sự tính toán để "thổi phồng".
Phương pháp này tuy không có cơ sở khoa học nhưng ở góc độ thống kê thì có thể chấp nhận được. Tức là tỷ lệ huy động vào ngân sách tương ướng với GDP của các nước. Khó có chuyện GDP cao mà nộp ngân sách ít hoặc ngược lại.
Phương pháp so sánh ở đây là giữa các nước có quy mô dân số, kinh tế đủ lớn. Loại bỏ số liệu các nước nhỏ như Brunei, Singapo hay những nước giàu tài nguyên thiên nhiên như Ả Rập Xê út, Nga...
Kêt luận từ bảng 1: GDP của các nước Thái Lan, Philippin, Malaysia, Indonesia và Đài Loan đang bị "thổi phồng" so với GDP "Thực tế".
GDP của Trung Quốc là gần sát với GDP "thực tế" nhất
Trong khi GDP của Nam Phi và Việt Nam là bị "co lại" so với GDP "thực tế" nhất.
GDP của Việt Nam năm 2017 có thể ở mức 304 tỷ USD dựa trên mức tổng thu ngân sách chính phủ.
Bảng 2: Mối tương quan GDP và REV năm 2019, là năm chưa có dịch
Bằng phương pháp tương tự ở trên, ta xác định GDP "thực tế" của Việt Nam ở mức 371.85 tỷ USD vào năm 2019. Mức này cao hơn cả tính toán đánh giá lại của IMF (329 tỷ $)