- Biển số
- OF-138737
- Ngày cấp bằng
- 16/4/12
- Số km
- 2,227
- Động cơ
- 383,379 Mã lực
Gắn “sao” cho xe khách
Mức kinh phí 20 tỉ đồng được đề xuất trong Đề án Đổi mới quản lý vận tải đường bộ, được xem là mang tính tổng thể và dài hơi, nhằm giải quyết những bức xúc trong ngành vận tải hành khách bằng đường bộ.
Bàn về chất lượng vận tải hành khách và vấn đề tai nạn giao thông, ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Tổng cục trưởng Đường bộ Việt Nam cho biết, vận tải Việt Nam hiện đang “bung” ra như ngành nông nghiệp thời kỳ khoán ruộng đất, mảnh ruộng được chia nhiều thửa, phát triển mạnh mẽ theo chiều rộng mạnh ai nấy làm nhưng lại thiếu sự quản lý, giám sát, đã và đang để lại những hậu quả xấu cho xã hội. Ông cho rằng việc gắn “sao”, phân hạng cho xe khách là giải pháp.
Việc phân hạng, gắn "sao" cho xe khách được xem là giải pháp giải quyết vấn đề chất lượng và an toàn giao thông
Theo ông Quyền, đổi mới quản lý vận tải đường bộ là một nội dung mang tính tổng thể và dài hơi, song ngay trong năm 2013 và 2014 sẽ xác định những nội dung yếu kém, bức xúc nhất để tập trung giải quyết thật hiệu quả: Tập trung quản lý trách nhiệm chủ xe, chủ doanh nghiệp, trách nhiệm lái xe; tập trung quản lý taxi, bến xe, trạm dừng nghỉ... thúc đẩy quá trình tái cơ cấu lại lực lượng vận tải, hướng tới cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả, hội nhập quốc tế. Với việc quản lý vận tải hành khách, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ tập trung nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí đánh giá và phân hạng chất lượng dịch vụ đối với từng loại hình kinh doanh, gồm: Chất lượng phương tiện; lái xe và nhân viên phục vụ; hành trình; tổ chức, quản lý của đơn vị; quyền lợi của hành khách.
“Chúng ta không nên thực hiện cào bằng sự kiểm tra, giám sát giữa các đơn vị vận tải bởi làm như thế sẽ không thể quản lý được ai. Những doanh nghiệp xếp loại tốt (4-5 sao) nên khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nhân rộng đồng thời quản lý chặt đối với các đơn vị làm chưa tốt (1-2 sao)” - ông Quyền cho hay.
...
cái chỗ đo đỏ ấy, rất mơ hồ:
- Chất lượng sản phẩm, dịch vụ,hàng hóa do người dùng quyết định. Cơ quan quản lý nhà nước nên đối xử công bằng với mọi doanh nghiệp tham gia thị trường. Tại sao phải lo chuyện cào bằng kiểm tra, giám sát...?
- Thế nào là khuyến khích (cho chạy tẹt ga hay ưu đãi về thuế đường thuế chợ...?), rồi lại thế nào là quản lý chặt??
Tuy Đề án này ít so với các đề án GT khác (20 Tỷ) nhưng cũng không vì thế mà lấy mấy lý lẽ giản dị và mơ hồ như bác gì đó nói để làm sở cứ.
Mức kinh phí 20 tỉ đồng được đề xuất trong Đề án Đổi mới quản lý vận tải đường bộ, được xem là mang tính tổng thể và dài hơi, nhằm giải quyết những bức xúc trong ngành vận tải hành khách bằng đường bộ.
Bàn về chất lượng vận tải hành khách và vấn đề tai nạn giao thông, ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Tổng cục trưởng Đường bộ Việt Nam cho biết, vận tải Việt Nam hiện đang “bung” ra như ngành nông nghiệp thời kỳ khoán ruộng đất, mảnh ruộng được chia nhiều thửa, phát triển mạnh mẽ theo chiều rộng mạnh ai nấy làm nhưng lại thiếu sự quản lý, giám sát, đã và đang để lại những hậu quả xấu cho xã hội. Ông cho rằng việc gắn “sao”, phân hạng cho xe khách là giải pháp.
Việc phân hạng, gắn "sao" cho xe khách được xem là giải pháp giải quyết vấn đề chất lượng và an toàn giao thông
Theo ông Quyền, đổi mới quản lý vận tải đường bộ là một nội dung mang tính tổng thể và dài hơi, song ngay trong năm 2013 và 2014 sẽ xác định những nội dung yếu kém, bức xúc nhất để tập trung giải quyết thật hiệu quả: Tập trung quản lý trách nhiệm chủ xe, chủ doanh nghiệp, trách nhiệm lái xe; tập trung quản lý taxi, bến xe, trạm dừng nghỉ... thúc đẩy quá trình tái cơ cấu lại lực lượng vận tải, hướng tới cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả, hội nhập quốc tế. Với việc quản lý vận tải hành khách, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ tập trung nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí đánh giá và phân hạng chất lượng dịch vụ đối với từng loại hình kinh doanh, gồm: Chất lượng phương tiện; lái xe và nhân viên phục vụ; hành trình; tổ chức, quản lý của đơn vị; quyền lợi của hành khách.
“Chúng ta không nên thực hiện cào bằng sự kiểm tra, giám sát giữa các đơn vị vận tải bởi làm như thế sẽ không thể quản lý được ai. Những doanh nghiệp xếp loại tốt (4-5 sao) nên khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nhân rộng đồng thời quản lý chặt đối với các đơn vị làm chưa tốt (1-2 sao)” - ông Quyền cho hay.
...
cái chỗ đo đỏ ấy, rất mơ hồ:
- Chất lượng sản phẩm, dịch vụ,hàng hóa do người dùng quyết định. Cơ quan quản lý nhà nước nên đối xử công bằng với mọi doanh nghiệp tham gia thị trường. Tại sao phải lo chuyện cào bằng kiểm tra, giám sát...?
- Thế nào là khuyến khích (cho chạy tẹt ga hay ưu đãi về thuế đường thuế chợ...?), rồi lại thế nào là quản lý chặt??
Tuy Đề án này ít so với các đề án GT khác (20 Tỷ) nhưng cũng không vì thế mà lấy mấy lý lẽ giản dị và mơ hồ như bác gì đó nói để làm sở cứ.
Chỉnh sửa cuối: