- Biển số
- OF-132673
- Ngày cấp bằng
- 29/2/12
- Số km
- 274
- Động cơ
- 575,212 Mã lực
TPO - Sở Tài nguyên- Môi trường Hà Nội công bố danh sách gần 100 các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn Hà Nội đang thế chấp bằng quyền sử dụng đất, thế chấp dự án và nhà ở hình thành trong tương lai. Trong danh sách này, có nhiều “ông lớn” trong BĐS, có những dự án đã và đang chuẩn bị bàn giao nhà.
Loạt “ông lớn” thế chấp dự án BĐS
Theo thống kê Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội tính đến ngày 23/8/2018 có 92 dự án do chủ đầu tư đang thế chấp tại ngân hàng và tổ chức tín dụng bằng quyền sử dụng đất, thế chấp dự án và nhà ở hình thành trong tương lai thuộc các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn TP Hà Nội. Danh sách các chủ đầu tư, các dự án thế chấp sẽ được đăng công khai trên cổng thông tin điện tử của Sở Tài nguyên-Môi trường.
"Ông lớn" Tân Hoàng Minh với loạt dự án đang thế chấp (Ảnh dự án chung cư cao cấp của Tân Hoàng Minh tại Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa).
Đáng chú ý trong danh sách vừa công khai này có nhiều “ông lớn” trong giới kinh doanh BĐS tại Hà Nội hiện nay như: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (gọi tắt tập đoàn Tân Hoàng Minh), thế chấp loạt Dự án gồm: khu nhà ở phía Đông hồ Nghĩa Đô (phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy).
Cụ thể, thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là Dự án xây dựng nhà ở chung cư cao 27 tầng; Thế chấp 139 căn hộ hình thành trong tương lai tại Dự án xây dựng chung cư CT1 Hoàng Cầu (Ô Chợ Dừa, Đống Đa); Dự án chung cư cao cấp số 2 Đặng Thai Mai (phường Quảng An, quận Tây Hồ), đến 24/5/2018, tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là 1 phần Dự án 481/498 căn hộ (rút bớt 17 căn hộ).
Công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco) đang thế chấp hàng loạt Dự án như: Thế chấp quyền sử dụng đất Khu đô thị mới hai bên đường Lê Trọng Tấn, phường Dương Nội (quận Hà Đông) và xã La Phù, huyện Hoài Đức; Thế chấp quyền sử dụng 45 thửa đất Khu đô thị hai bên đường Lê Trọng Tấn, phường Dương Nội (quận Hà Đông); Thế chấp một phần tài sản gắn liền với đất thửa 04,49, 33, 09,43, 21, 16, 07, 28, 37, 43, xã An Khánh (huyện Hoài Đức); Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai tại ô quy hoạch Cl 1/ODK2 (ô CTI, CT2, CT3 và NV1) phường Yên Sở (quận Hoàng Mai) với việc thế chấp 464 căn hộ…
Công ty CP Địa ốc MB thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai Lô 1 .A.IV thuộc quỹ đất xây dựng công trình công cộng hỗn hợp KĐTM Mỹ Đình 1 (phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm).
Liên doanh Công ty TNHH Mai Trang và Công ty CP xây dựng Sunshine Việt Nam thế chấp Dự án xây dựng tòa nhà Trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng và nhà ở tại số 16 Phạm Hùng
Liên doanh Công ty TNHH Mai Trang và Công ty CP xây dựng Sunshine Việt Nam thế chấp Dự án xây dựng tòa nhà Trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng và nhà ở tại số 16 Phạm Hùng (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm); Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Phú Thượng thế chấp Dự án nhà ở chung cư kết hợp DVTM tại Lô CT03A-CT, KĐT Nam Thăng Long (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) thế chấp bằng quyền sử dụng khu CT1 CT2 CT3 với diện tích 3.687,5 m2 đất và tài sản gắn liền với đất.
Công ty CP Đầu tư xây dựng và Thương mại Phú Điền thế chấp bằng quyền sử dụng 27 thửa đất (để xây dựng nhà ở thấp tầng) thuộc Dự án Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn II và III thuộc địa bàn quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm.
Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam thế chấp quyền sử dụng đất TT14 đến TT20, TT23, TT26, TT41, TT42, CC4, CC6 dự án KĐTM C2 phường Yên Sở và Trần Phú (quận Hoàng Mai); Công ty TNHH Đầu tư toàn cầu Tràng An, thế chấp 1 phần dự án đầu tư xây dựng nhà ở khu hỗn hợp nhà ở, dịch vụ TM, Văn phòng Trường học GP Complex, số 1 Phùng Chí Kiên (phường Nghĩa Đô, quận cầu Giấy)…
Nhà xã hội, nhà đang bàn giao cũng thế chấp, cầm cố
Không chỉ loạt “ông lớn” trong giới BĐS mà ngay cả các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp giá rẻ hay các dự án án đã và đang bàn giao cho khách hàng cũng được các chủ đầu tư thế chấp. Điển hình, Công ty CP đầu tư xây dựng NHS thế chấp bằng Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại ô Cl 1- ODK4 (phường Yên Sở, quận Hoàng Mai).
Công ty CP đầu tư xây dựng NHS thế chấp bằng Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại ô C11- ODK4 (phường Yên Sở, quận Hoàng Mai).
Công ty CP tập đoàn Hoành Sơn (là đại diện liên danh giữa Công ty TNHH MTV Bạch Đằng và Công ty CP tập đoàn Hoành Sơn) thế chấp Dự án xây dựng chung cư nhà ở xã hội cán bộ chiến sỹ Bộ Công An tại số 282 Nguyễn Huy Tưởng, (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân). Cụ thể, đến 11/7/2018 còn thế chấp 537 căn/612 căn và diện tích dịch vụ thương mại, nhà trẻ, bể bơi.
Liên danh Công ty CP Contrexim số 1 và Công ty CP Đầu tư phát triển Thái Hà thế chấp dự án xây dựng nhà ở tại phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm; Công ty Cổ phần Tập đoàn Tecco thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (gồm 700 căn hộ để ở, 09 căn dịch vụ và 01 căn nhà trẻ) thuộc Dự án tòa nhà hỗn hợp thương mại và nhà ở chung cư Tecco, tại khu đất đấu giá quyền sử dụng đất, xã Ngũ Hiệp và xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì).
Tương tự, Công ty cổ phần Công Đà 1.01 và Công ty Cổ phần Ecoland đã thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là Dự án Khu nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại Eco Lakeview, số 32 Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai (không bao gồm phần tài sản là 8.609m2 sàn và các lợi ích khác của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam). Theo dự kiến, dự án Eco Lakeview sẽ bàn giao nhà cho khách hàng trong tháng 10 tới đây.
Công ty TNHH MTV Eco Dream, thế chấp bằng Dự án đầu tư xây dựng nhà ở cao tầng kết hợp TMDV - Eco Dream ở ô đất TT6 KĐTM Tây Nam Kim Giang I, xã Tân Triều (huyện Thanh Trì)...
https://www.tienphong.vn/dia-oc/gan-100-du-an-bat-dong-san-o-ha-noi-cam-ngan-hang-1327468.tpo
Các cụ có thể tải về ở đây
http://tnmtnd.hanoi.gov.vn/images/pdf/nam2018/DANHSACHCHUDAUTU/thang8/2018_08_27425.pdf
Dự án thế chấp ngân hàng: Khách hàng sẽ là người rủi ro nhất
Đã từng có dự án bị ngân hàng “siết” nợ
Thông tin 74 căn hộ thuộc dự án Oriental Westlake 174 Lạc Long Quân đang bị thế chấp tại ngân hàng đã khiến nhiều cư dân đang sinh sống tại dự án này hoang mang, lo lắng, không biết liệu rằng căn hộ của họ có năm trong 74 căn hộ đang bị thế chấp hay không?
Tương tự, mới đây thông tin chủ đầu tư Ceninvest đem hàng trăm căn hộ thuộc dự án HiBrand Văn Phú 'cắm' ngân hàng đã khiến nhiều khách hàng không khỏi bất ngờ.
Thực tế tại thị trường Việt Nam, việc thế chấp dự án BĐS tại ngân hàng là hoạt động bình thường trong kinh doanh lĩnh vực địa ốc. Luật nhà ở cũng quy định, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án tại tổ chức tín dụng để vay vốn cho việc đầu tư dự án đó.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa chủ đầu tư có quyền đem căn hộ đã bị thế chấp ngân hàng bán cho khách, càng không có quyền đem căn hộ đã bán và bàn giao nhà cho khách hàng đi thế chấp khi tài sản đó đã thuộc quyền sở hữu của người mua nhà - là chủ sở hữu căn nhà đó.
Theo luật định, trong trường hợp chủ đầu tư đem “cầm cố” những căn hộ là tài sản đang hình thành trong tương lai ở ngân hàng, thì trước khi bán cho người dân, căn hộ đó phải được giải chấp.
Thực tế cho thấy, thị trường bất động sản Việt Nam chủ yếu bán nhà hình thành trong tương lai, vừa vay tiền của ngân hàng vừa huy động vốn từ người mua. Hình thức này có nhiều điểm tích cực nhưng cũng có điều tiêu cực như chủ đầu tư huy động vốn quá mức quy định, sử dụng vốn huy động sai mục đích, hay đem căn hộ thế chấp ngân hàng… dẫn đến không còn khả năng thanh toán.
Việc chủ đầu tư đem dự án bất động sản thế chấp ngân hàng và mất khả năng thanh toán dẫn tới việc ngân hàng siết nợ đã từng xảy ra và câu chuyện chủ đầu tư cầm cố dự án BĐS tại các tổ chức tín dụng đã từng một thời gây bão dư luận.
Điển hình là tại dự án PetroVietnam Landmark khi vào ngày 8/2/2017, Chi cục Thi hành án dân sự quận 2 đã ban hành quyết định phong tỏa tài sản của Công ty Cổ phần Bất động sản Xây lắp Dầu khí Việt Nam (Công ty PVCLand), chủ đầu tư dự án PetroVietnam Landmark khiến nhiều khách hàng mua căn hộ PetroVietnam Landmark đã nộp đủ tiền mua nhà vô cùng sửng sốt khi họ đã đã nộp đủ tiền mua nhà và chủ đầu tư cũng hứa hẹn sẽ bàn giao nhà vào quý I năm 2017.
Hoặc vào khoảng giữa năm 2016, vụ việc ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Sài Gòn đã phát văn bản yêu cầu Công ty Vật tư xuất nhập khẩu Tân Bình thực hiện bàn giao tài sản thế chấp là chung cư Harmona khiến nhiều cư dân đang sinh sống tại đây rất bất ngờ và hoang mang. Bởi, một số hộ dân đã về đây ở nhưng họ vẫn không hề hay biết gì về việc chủ đầu tư đã dùng tài sản chung này đem đi thế chấp.
Người chịu rủi ro luôn là khách hàng hàng
Rủi ro khi mua bán nhà đất xuất hiện muôn hình vạn trạng. Trong khi đó, hệ thống pháp luật vẫn trong quá trình từng bước hoàn thiện. Do đó, cách hạn chế rủi ro hiệu quả nhất vẫn là người mua nhà phải học cách tự bảo vệ mình trước khi cầu cứu cơ quan chức năng.
Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, quy định về bảo lãnh ngân hàng chỉ mới được luật đưa vào áp dụng một thời gian ngắn nhưng trên thực tế việc thực hiện chưa hợp lý. Ông Châu cho biết, trên thị trường đã xuất hiện một số doanh nghiệp bất động sản đưa dự án thế chấp ngân hàng 2 lần. Cụ thể, doanh nghiệp đem sổ đỏ của dự án đi thế chấp vay tiền lần thứ nhất và tiếp tục thế chấp những căn hộ đã bán cho khách hàng để vay tiền lần thứ hai, trong khi pháp luật chỉ cho phép dự án thế chấp một lần.
“Đây là hình thức làm ăn không đàng hoàng, lừa dối khách hàng, ảnh hưởng xấu đến thị trường. Hình thức thế chấp dự án này sẽ gây rủi ro rất lớn cho khách hàng, vì nếu dự án không thực hiện được, khách hàng sẽ mất trắng”, ông Châu nhận định.
Theo giới đầu tư địa ốc, bất động sản cũng như những ngành nghề tiêu dùng khác, doanh nghiệp phải có quy chế để làm sao đưa ra quy chuẩn và tự cứu mình dựa vào năng lực thực tế. Họ phải tự công bố chất lượng sản phẩm hình thành trong tương lai, đó là tham chiếu cho khách hàng.
Với cam kết đó, khách hàng nhìn vào giá trị sản phẩm thấy được cam kết của chủ đầu tư, giúp họ nhìn nhận được đâu là tiềm năng, đâu là rủi ro trong tương lai. Và chính khách hàng phải là người tự đánh giá được năng lực của chủ đầu tư dự án trước khi quyết định “xuống tiền” mua căn hộ.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia pháp lý cũng đưa ra lời khuyên đối với người mua nhà là cần quan tâm các vấn đề liên quan đến những dự án đã có bảo lãnh. Khách hàng phải xem lại việc mua những căn nhà hình thành trong tương lai nếu như chủ đầu tư không cung cấp giấy tờ bảo lãnh dự án.
Đặc biệt, chủ đầu tư phải thông báo đến khác hàng về việc đang thế chấp, ngân hàng đang bảo lãnh dự án. Để đề phòng rủi ro, khách hàng cần chủ động trực tiếp đến gặp chủ đầu tư để xem dự án đó đang được thế chấp cho ngân hàng nào, thời hạn trong bao lâu, ảnh hưởng tới quyền lợi ra sao và có thể giải chấp được không.
Loạt “ông lớn” thế chấp dự án BĐS
Theo thống kê Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội tính đến ngày 23/8/2018 có 92 dự án do chủ đầu tư đang thế chấp tại ngân hàng và tổ chức tín dụng bằng quyền sử dụng đất, thế chấp dự án và nhà ở hình thành trong tương lai thuộc các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn TP Hà Nội. Danh sách các chủ đầu tư, các dự án thế chấp sẽ được đăng công khai trên cổng thông tin điện tử của Sở Tài nguyên-Môi trường.
"Ông lớn" Tân Hoàng Minh với loạt dự án đang thế chấp (Ảnh dự án chung cư cao cấp của Tân Hoàng Minh tại Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa).
Đáng chú ý trong danh sách vừa công khai này có nhiều “ông lớn” trong giới kinh doanh BĐS tại Hà Nội hiện nay như: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (gọi tắt tập đoàn Tân Hoàng Minh), thế chấp loạt Dự án gồm: khu nhà ở phía Đông hồ Nghĩa Đô (phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy).
Cụ thể, thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là Dự án xây dựng nhà ở chung cư cao 27 tầng; Thế chấp 139 căn hộ hình thành trong tương lai tại Dự án xây dựng chung cư CT1 Hoàng Cầu (Ô Chợ Dừa, Đống Đa); Dự án chung cư cao cấp số 2 Đặng Thai Mai (phường Quảng An, quận Tây Hồ), đến 24/5/2018, tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là 1 phần Dự án 481/498 căn hộ (rút bớt 17 căn hộ).
Công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco) đang thế chấp hàng loạt Dự án như: Thế chấp quyền sử dụng đất Khu đô thị mới hai bên đường Lê Trọng Tấn, phường Dương Nội (quận Hà Đông) và xã La Phù, huyện Hoài Đức; Thế chấp quyền sử dụng 45 thửa đất Khu đô thị hai bên đường Lê Trọng Tấn, phường Dương Nội (quận Hà Đông); Thế chấp một phần tài sản gắn liền với đất thửa 04,49, 33, 09,43, 21, 16, 07, 28, 37, 43, xã An Khánh (huyện Hoài Đức); Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai tại ô quy hoạch Cl 1/ODK2 (ô CTI, CT2, CT3 và NV1) phường Yên Sở (quận Hoàng Mai) với việc thế chấp 464 căn hộ…
Công ty CP Địa ốc MB thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai Lô 1 .A.IV thuộc quỹ đất xây dựng công trình công cộng hỗn hợp KĐTM Mỹ Đình 1 (phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm).
Liên doanh Công ty TNHH Mai Trang và Công ty CP xây dựng Sunshine Việt Nam thế chấp Dự án xây dựng tòa nhà Trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng và nhà ở tại số 16 Phạm Hùng
Liên doanh Công ty TNHH Mai Trang và Công ty CP xây dựng Sunshine Việt Nam thế chấp Dự án xây dựng tòa nhà Trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng và nhà ở tại số 16 Phạm Hùng (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm); Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Phú Thượng thế chấp Dự án nhà ở chung cư kết hợp DVTM tại Lô CT03A-CT, KĐT Nam Thăng Long (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) thế chấp bằng quyền sử dụng khu CT1 CT2 CT3 với diện tích 3.687,5 m2 đất và tài sản gắn liền với đất.
Công ty CP Đầu tư xây dựng và Thương mại Phú Điền thế chấp bằng quyền sử dụng 27 thửa đất (để xây dựng nhà ở thấp tầng) thuộc Dự án Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn II và III thuộc địa bàn quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm.
Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam thế chấp quyền sử dụng đất TT14 đến TT20, TT23, TT26, TT41, TT42, CC4, CC6 dự án KĐTM C2 phường Yên Sở và Trần Phú (quận Hoàng Mai); Công ty TNHH Đầu tư toàn cầu Tràng An, thế chấp 1 phần dự án đầu tư xây dựng nhà ở khu hỗn hợp nhà ở, dịch vụ TM, Văn phòng Trường học GP Complex, số 1 Phùng Chí Kiên (phường Nghĩa Đô, quận cầu Giấy)…
Nhà xã hội, nhà đang bàn giao cũng thế chấp, cầm cố
Không chỉ loạt “ông lớn” trong giới BĐS mà ngay cả các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp giá rẻ hay các dự án án đã và đang bàn giao cho khách hàng cũng được các chủ đầu tư thế chấp. Điển hình, Công ty CP đầu tư xây dựng NHS thế chấp bằng Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại ô Cl 1- ODK4 (phường Yên Sở, quận Hoàng Mai).
Công ty CP đầu tư xây dựng NHS thế chấp bằng Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại ô C11- ODK4 (phường Yên Sở, quận Hoàng Mai).
Công ty CP tập đoàn Hoành Sơn (là đại diện liên danh giữa Công ty TNHH MTV Bạch Đằng và Công ty CP tập đoàn Hoành Sơn) thế chấp Dự án xây dựng chung cư nhà ở xã hội cán bộ chiến sỹ Bộ Công An tại số 282 Nguyễn Huy Tưởng, (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân). Cụ thể, đến 11/7/2018 còn thế chấp 537 căn/612 căn và diện tích dịch vụ thương mại, nhà trẻ, bể bơi.
Liên danh Công ty CP Contrexim số 1 và Công ty CP Đầu tư phát triển Thái Hà thế chấp dự án xây dựng nhà ở tại phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm; Công ty Cổ phần Tập đoàn Tecco thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (gồm 700 căn hộ để ở, 09 căn dịch vụ và 01 căn nhà trẻ) thuộc Dự án tòa nhà hỗn hợp thương mại và nhà ở chung cư Tecco, tại khu đất đấu giá quyền sử dụng đất, xã Ngũ Hiệp và xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì).
Tương tự, Công ty cổ phần Công Đà 1.01 và Công ty Cổ phần Ecoland đã thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là Dự án Khu nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại Eco Lakeview, số 32 Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai (không bao gồm phần tài sản là 8.609m2 sàn và các lợi ích khác của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam). Theo dự kiến, dự án Eco Lakeview sẽ bàn giao nhà cho khách hàng trong tháng 10 tới đây.
Công ty TNHH MTV Eco Dream, thế chấp bằng Dự án đầu tư xây dựng nhà ở cao tầng kết hợp TMDV - Eco Dream ở ô đất TT6 KĐTM Tây Nam Kim Giang I, xã Tân Triều (huyện Thanh Trì)...
https://www.tienphong.vn/dia-oc/gan-100-du-an-bat-dong-san-o-ha-noi-cam-ngan-hang-1327468.tpo
Các cụ có thể tải về ở đây
http://tnmtnd.hanoi.gov.vn/images/pdf/nam2018/DANHSACHCHUDAUTU/thang8/2018_08_27425.pdf
Dự án thế chấp ngân hàng: Khách hàng sẽ là người rủi ro nhất
Đã từng có dự án bị ngân hàng “siết” nợ
Thông tin 74 căn hộ thuộc dự án Oriental Westlake 174 Lạc Long Quân đang bị thế chấp tại ngân hàng đã khiến nhiều cư dân đang sinh sống tại dự án này hoang mang, lo lắng, không biết liệu rằng căn hộ của họ có năm trong 74 căn hộ đang bị thế chấp hay không?
Tương tự, mới đây thông tin chủ đầu tư Ceninvest đem hàng trăm căn hộ thuộc dự án HiBrand Văn Phú 'cắm' ngân hàng đã khiến nhiều khách hàng không khỏi bất ngờ.
Thực tế tại thị trường Việt Nam, việc thế chấp dự án BĐS tại ngân hàng là hoạt động bình thường trong kinh doanh lĩnh vực địa ốc. Luật nhà ở cũng quy định, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án tại tổ chức tín dụng để vay vốn cho việc đầu tư dự án đó.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa chủ đầu tư có quyền đem căn hộ đã bị thế chấp ngân hàng bán cho khách, càng không có quyền đem căn hộ đã bán và bàn giao nhà cho khách hàng đi thế chấp khi tài sản đó đã thuộc quyền sở hữu của người mua nhà - là chủ sở hữu căn nhà đó.
Theo luật định, trong trường hợp chủ đầu tư đem “cầm cố” những căn hộ là tài sản đang hình thành trong tương lai ở ngân hàng, thì trước khi bán cho người dân, căn hộ đó phải được giải chấp.
Thực tế cho thấy, thị trường bất động sản Việt Nam chủ yếu bán nhà hình thành trong tương lai, vừa vay tiền của ngân hàng vừa huy động vốn từ người mua. Hình thức này có nhiều điểm tích cực nhưng cũng có điều tiêu cực như chủ đầu tư huy động vốn quá mức quy định, sử dụng vốn huy động sai mục đích, hay đem căn hộ thế chấp ngân hàng… dẫn đến không còn khả năng thanh toán.
Việc chủ đầu tư đem dự án bất động sản thế chấp ngân hàng và mất khả năng thanh toán dẫn tới việc ngân hàng siết nợ đã từng xảy ra và câu chuyện chủ đầu tư cầm cố dự án BĐS tại các tổ chức tín dụng đã từng một thời gây bão dư luận.
Điển hình là tại dự án PetroVietnam Landmark khi vào ngày 8/2/2017, Chi cục Thi hành án dân sự quận 2 đã ban hành quyết định phong tỏa tài sản của Công ty Cổ phần Bất động sản Xây lắp Dầu khí Việt Nam (Công ty PVCLand), chủ đầu tư dự án PetroVietnam Landmark khiến nhiều khách hàng mua căn hộ PetroVietnam Landmark đã nộp đủ tiền mua nhà vô cùng sửng sốt khi họ đã đã nộp đủ tiền mua nhà và chủ đầu tư cũng hứa hẹn sẽ bàn giao nhà vào quý I năm 2017.
Hoặc vào khoảng giữa năm 2016, vụ việc ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Sài Gòn đã phát văn bản yêu cầu Công ty Vật tư xuất nhập khẩu Tân Bình thực hiện bàn giao tài sản thế chấp là chung cư Harmona khiến nhiều cư dân đang sinh sống tại đây rất bất ngờ và hoang mang. Bởi, một số hộ dân đã về đây ở nhưng họ vẫn không hề hay biết gì về việc chủ đầu tư đã dùng tài sản chung này đem đi thế chấp.
Người chịu rủi ro luôn là khách hàng hàng
Rủi ro khi mua bán nhà đất xuất hiện muôn hình vạn trạng. Trong khi đó, hệ thống pháp luật vẫn trong quá trình từng bước hoàn thiện. Do đó, cách hạn chế rủi ro hiệu quả nhất vẫn là người mua nhà phải học cách tự bảo vệ mình trước khi cầu cứu cơ quan chức năng.
Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, quy định về bảo lãnh ngân hàng chỉ mới được luật đưa vào áp dụng một thời gian ngắn nhưng trên thực tế việc thực hiện chưa hợp lý. Ông Châu cho biết, trên thị trường đã xuất hiện một số doanh nghiệp bất động sản đưa dự án thế chấp ngân hàng 2 lần. Cụ thể, doanh nghiệp đem sổ đỏ của dự án đi thế chấp vay tiền lần thứ nhất và tiếp tục thế chấp những căn hộ đã bán cho khách hàng để vay tiền lần thứ hai, trong khi pháp luật chỉ cho phép dự án thế chấp một lần.
“Đây là hình thức làm ăn không đàng hoàng, lừa dối khách hàng, ảnh hưởng xấu đến thị trường. Hình thức thế chấp dự án này sẽ gây rủi ro rất lớn cho khách hàng, vì nếu dự án không thực hiện được, khách hàng sẽ mất trắng”, ông Châu nhận định.
Theo giới đầu tư địa ốc, bất động sản cũng như những ngành nghề tiêu dùng khác, doanh nghiệp phải có quy chế để làm sao đưa ra quy chuẩn và tự cứu mình dựa vào năng lực thực tế. Họ phải tự công bố chất lượng sản phẩm hình thành trong tương lai, đó là tham chiếu cho khách hàng.
Với cam kết đó, khách hàng nhìn vào giá trị sản phẩm thấy được cam kết của chủ đầu tư, giúp họ nhìn nhận được đâu là tiềm năng, đâu là rủi ro trong tương lai. Và chính khách hàng phải là người tự đánh giá được năng lực của chủ đầu tư dự án trước khi quyết định “xuống tiền” mua căn hộ.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia pháp lý cũng đưa ra lời khuyên đối với người mua nhà là cần quan tâm các vấn đề liên quan đến những dự án đã có bảo lãnh. Khách hàng phải xem lại việc mua những căn nhà hình thành trong tương lai nếu như chủ đầu tư không cung cấp giấy tờ bảo lãnh dự án.
Đặc biệt, chủ đầu tư phải thông báo đến khác hàng về việc đang thế chấp, ngân hàng đang bảo lãnh dự án. Để đề phòng rủi ro, khách hàng cần chủ động trực tiếp đến gặp chủ đầu tư để xem dự án đó đang được thế chấp cho ngân hàng nào, thời hạn trong bao lâu, ảnh hưởng tới quyền lợi ra sao và có thể giải chấp được không.
Chỉnh sửa cuối: