- Biển số
- OF-171717
- Ngày cấp bằng
- 27/9/12
- Số km
- 55,439
- Động cơ
- 1,609,946 Mã lực
- Tuổi
- 46
Quán cafe OF cũng như quán Giải trí - Thư giãn OF đã có nhiều topic nói về: những trò chơi, những kỷ niệm vui buồn ... của lứa tuổi 7x, 8x.
Nay em mở topic này để cùng cccm chia sẻ và bàn luận về những bộ phim Việt đã gắn bó, đã từng hấp dẫn, tạo sự mong mỏi, ngóng trông mỗi buổi tối của các cụ, mợ Ofer ngày ấy.
1. CHUYỆN NHÀ MỘC
Thấy đời sống của mình quá khổ cực, ông Mộc bằng mọi giá muốn cho con mình -Mai- thi vào đại học, với hi vọng con gái mình nhờ vào mảnh bằng đó mà sau này khá hơn. Đồng thời, ông không thích Cường (Xuân Bắc) ve vãn con gái mình. Trong khi đó mẹ Mai thì nghĩ con gái không cần học thêm nữa mà chỉ muốn Mai sớm lấy chồng.
Oái ăm là lúc Mai thi đỗ đại học, và chẳng bấy lâu … gửi tấm thiệp cưới về nhà cho bố mẹ. Từ đó bao nhiêu chuyện dở khóc dở cười xảy ra.
2. CẦU THANG NHÀ A26.
Được xếp vào hàng kinh điển của điện ảnh Việt Nam. Phim còn có sự góp mặt của cố nghệ sỹ Trịnh Thịnh. Đây là một bộ phim đáng xem, dành vào những dịp quây quần cùng gia đình.
3. MẸ CON ĐẬU ĐŨA.
Nếu để nói về một phim Việt Nam nào có những cảnh cảm động và sâu sắc nhất về tình cha con thì có lẽ không thể bỏ qua "Mẹ Con Đậu Đũa". Bộ phim là câu chuyện về cuộc sống của hai cha con Đậu Đũa tuy khó khăn, vất vả nhưng tràn ngập tình yêu thương.
Mẹ của Đậu Đũa mất từ khi em vẫn còn nhỏ, cha em một tay nuôi lớn em trong cảnh thiếu thốn.
4. CỦA ĐỂ DÀNH.
Phim "Của Để Dành" đã sản xuất được hơn một thập kỷ. Tuy nhiên, vấn đề mà nó đề cập đến thì chưa bao giờ cũ. Những đứa con tất bật với cuộc sống riêng, không có thời gian chăm sóc cha mẹ. Giao phó tất cả “chữ hiếu” cho người giúp việc là câu chuyện vẫn luôn hiện hữu ở thì hiện tại.
Của Để Dành xoay quanh cuộc sống trong ngôi nhà cổ ở Hà Nội, nơi bà Vi và ba người con đã trưởng thành đang sống.
5. DÒNG SÔNG PHẲNG LẶNG.
Bộ phim dựa theo tác phẩm cùng tên của nhà văn Tô Nhuận Vỹ.
Phim nói về cuộc nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, được các nhà làm phim tái hiện một cách sinh động. Bối cảnh phim chủ yếu là cảnh ven đô và ngoại thành Huế, xoay quanh nhân vật trung tâm là các chiến sĩ biệt động thành như Cúc, Phi Hùng, Hồng, Hạnh (mẹ của Cúc)…
Tuy là một bộ phim về đề tài thời chiến, nhưng nó không bị khô khan, không sa vào mô tả quá về chiến trường, mà trái lại rất tình cảm và nhân văn. Người xem sẽ bị cuốn hút vào những câu chuyện tình cảm đẹp và đầy chất thơ.
6. CHIẾN DỊCH TRÁI TIM BÊN PHẢI.
Biên kịch của "Chiến Dịch Trái Tim Bên Phải" là nhà văn Hoàng Anh Tú – một cây bút gắn bó với các tạp chí dành cho thanh thiếu niên. Chính vì thế mà những câu chuyện trong phim rất thật, rất teen, khác hẳn với những tác phẩm làm về tuổi học trò đầy gượng ép. Không chỉ dành được sự yêu mến của những cô cậu học trò tuổi mới lớn mà các thầy cô giáo cũng đều rất mê bộ phim này.
Đây là một bộ phim rất đáng xem, mọi tình tiết đều nhẹ nhàng. Phim là một tổng thể những tình huống hài hước, quái quái của tuổi học trò, được chuyển vào phim sống động, chân thực khiến bộ phim như một miếng bánh kem ngọt ngào cho các bạn teen.
7. PHÍA TRƯỚC LÀ BẦU TRỜI.
Đây là bộ phim tâm lý xã hội của đạo diễn Đỗ Thanh Hải. Bộ phim đã nhận được nhiều sự đồng cảm ngày từ khi khởi chiếu. Những thước phim quay chậm về thời sinh viên nhiều khó khăn nhưng cũng lắm hoài bão của những cô cậu tỉnh lẻ lên Thủ đô học tập, sinh sống.
Những hình ảnh của một xóm trọ nhỏ luôn đầy ắp tiếng cười với những trò tắm mưa, xin nước, xin đồ ăn… đến bây giờ vẫn còn khắc sâu trong mỗi người. Sự hồn nhiên, trong trắng của thời sinh viên rộn vang không âu lo được khắc họa một cách thành công qua từng vai diễn. Rồi những câu chuyện tình yêu thời sinh viên vui có, buồn có; những mâu thuẫn nảy sinh trong chính cuộc sống hằng ngày với nhiều mối quan hệ phức tạp trong xã hội cũng được nói tới. Những bộ hồ sơ xin việc cùng thời gian đợi chờ ở những nơi môi giới đã lấy đi của nhiều cô cậu sinh viên nét vô tư ngày đầu.
Bộ phim còn khéo léo lồng ghép những “cảnh báo” cho thế hệ sinh viên: chuyện sống thử, bon chen… và đã rất thành công. Mỗi nhân vật trong phim lại khiến khán giả nhớ tới với những hình ảnh thực trong cuộc sống.
8. HOA CỎ MAY.
Bộ phim “Hoa Cỏ May” của đạo diễn Lưu Trọng Ninh được ra mắt công chúng vào năm 2001. Phim kể lại câu chuyện của một nhóm bạn trẻ lớn lên trong thời bao cấp.
“Hoa Cỏ May” gồm 2 phần: “Thời niên thiếu” gồm 4 tập và “Những ngày bình yên” gồm 8 tập. Phim không chỉ để lại cho người xem ấn tượng về nội dung đậm tính nhân văn mà còn đem đến cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc. Là sự hắt hủi của cô bé con lai của những người xung quanh; là nét hồn nhiên, dung dị của những cô cậu thân thiết với nhau từ thuở bé…
Ngoài những gương mặt diễn viên thân thuộc thời đó. Bộ phim còn có sự góp mặt của nữ hoàng giải trí Hồ Ngọc Hà.
“Gió heo may, tìm theo những bông cỏ may. Mùa thu đã qua cùng gió. Tìm trong ký ức ngọt ngào. Xót thương thu vàng, về nơi chốn cũ…”, những ca từ trong ca khúc này vẫn đủ sức đánh thức ký ức của nhiều người.
9. NHỮNG NGỌN NẾN TRONG ĐÊM.
Bộ phim kể về cuộc đời của Trúc (Mai Thu Huyền thủ vai) sống cùng mẹ và dượng. Trong một lần tình cờ, Trúc được thế chân người chị quen biết để trình diễn thời trang. Từ đó, niềm đam mê thiết kế thời trang trỗi dậy và cô quyết tâm theo đuổi đam mê của mình.
Tuy nhiên, cuộc đời cô cũng gặp rất nhiều sóng gió. Người mà cô yêu thương, lấy làm chồng lại bị ma túy lôi kéo. Những trận đòn roi không lý do khiến Trúc trở nên cam chịu. Cuộc sống hậu trường của những chân dài cũng phần nào được tiết lộ qua bộ phim.
“Những Ngọn Nến Trong Đêm” để lại được nhiều thiện cảm trong lòng khán giả, đến mức nhiều nhân vật chính trong phim được nhắc tới vẫn gắn liền với những cái tên, vai diễn năm nào. Đây là bộ phim tâm lý, tình cảm của đạo diễn Vũ Hồng Sơn, ra mắt khán giả năm 2002.
10. ĐỘI ĐẶC NHIỆM NHÀ C21.
Tuổi thơ mỗi bạn trẻ 8x, 9x đời đầu hẳn không thể nào vắng bóng bộ phim truyền hình “Đội đặc nhiệm nhà C21” trong ký ức. Cái thời mà phim Hàn chưa đổ bộ, Internet chưa phổ biến, “Đội đặc nhiệm nhà C21” gần như trở thành bộ phim tiêu biểu dành cho khán giả nhí những năm cuối thập niên 90.
Lên sóng vào năm 1998, “Đội đặc nhiệm nhà C21” dài 9 tập, kể về một nhóm thám tử nhí trong khu nhà C21 gồm: Sơn “sọ”, Quang “sọt”, Minh “tổ cú”, Tùng quắt, Sáng béo. Cả 5 cậu nhóc học chung một lớp, lại có chung đam mê điều tra phá án, nên cùng nhau lập ra một nhóm mang tên “Đội đặc nhiệm nhà C21”. Sau đó nhóm còn kết nạp thêm 2 cô bạn cùng trường là Tuyết “mèo con” và Hạnh “tăm tre”.
11. XIN HÃY TIN EM.
"Xin Hãy Tin Em" là một bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của Nguyễn Thị Thu Huệ.
Đây là bộ phim đầu tay của đạo diễn Đỗ Thanh Hải với dàn diễn viên trẻ của thời điểm đó như Bùi Lệ Hằng, Lê Vũ Long, Hoa Thúy… Bộ phim được phát sóng trong chương trình văn nghệ chủ nhật vào năm 1997. Bộ phim tập trung miêu tả Hoài “thát-chơ” một cô sinh viên năm cuối trường Tổng hợp với tính cách mạnh mẽ, phá phách, ngang tàng gặp chàng sinh viên Nhạc viện tên Phong đã làm cô thay đổi.
"Xin Hãy Tin Em" xoay quanh cô sinh viên Hoài “thát-chơ” người tỉnh lẻ nổi tiếng khắp khu ký túc xá trường Tổng Hợp Hà Nội vì thói ăn chơi, ngang ngạnh, phá phách thường xuyên trốn học, đi đòi nợ, uống rượu với đám con trai… nhưng ẩn sâu trong tính cách lại là một cô gái tốt vì thường dạy học cho Minh – thằng bé đánh giày từng được Hoài giúp trốn khỏi công an. Trong một lần tình cờ đi ra bưu điện để nhận tiền của bố mẹ gửi, Hoài đã gặp Phong – chàng sinh viên chơi Violin đang học tại Nhạc viện Hà Nội, hai người bị cuốn hút ngay từ cái nhìn đầu tiên và bắt đầu hẹn hò. Biết được mối quan hệ này của Hoài, đám bạn cùng phòng cũng gồm những cô sinh viên tỉnh lẻ đã nỗ lực khuyên nhủ, giúp đỡ mà đặc biệt là Thắm và Hường, Hoài trở thành cô sinh viên dịu dàng, nữ tính. Mối quan hệ của Hoài với Phong ngày càng sâu sắc, Phong đã mời Hoài về nhà dự sinh nhật của chị mình. Tại tiệc sinh nhật, Phương – bạn gái cũ của Phong cũng có mặt, dùng lời lẽ để tỏ ra khinh miệt Hoài, cố dùng rượu làm Hoài say. Cuối cùng, Hoài không chịu nổi Phương, tự mình uống say và vô tình lộ ra Hoài không phải là con người như Phong tưởng, cô nhảy nhót với đám con trai làm gia đình Phong hết sức ngạc nhiên và thất vọng. Với sức ép của gia đình, Phong đưa Hoài về nhà trọ và chấm dứt mọi quan hệ mặc cho Hoài van xin Phong hãy tin rằng Hoài đã thay đổi. Vì tuyệt vọng, Hoài bỏ về tận quê thằng bé đánh giày Minh ở mãi Thanh Hóa định bỏ học và thi. Đám bạn của Hoài vô cùng lo lắng, họ tìm mọi cách để tìm ra nơi Hoài đi đến. Cuối phim là cảnh đoàn tụ của những người bạn.
12. SÓNG Ở ĐÁY SÔNG.
"Sóng Ở Đáy Sông" là một bộ phim dựa trên một câu chuyện có thật về cuộc đời của một con người trong xã hội của đạo diễn Lê Đức Tiến, ra mắt lần đầu năm 2000.
Bộ phim nói về một nhân vật tên Núi và cuộc đời của cậu. Núi vốn là con của một người vợ lẽ và bản thân mẹ cậu nguyên là một người ở trong một gia đình tư sản thời cũ. Từ nhỏ Núi và hai em (Sông và Biển) không được bố cậu chấp nhận là con, bốn mẹ con chỉ được ăn cơm thừa canh cặn, bố Núi luôn tìm cách để tống khứ bốn người ra khỏi nhà, khi chiến tranh nổ ra, lợi dụng việc di tản của thành phố, ông ta đã gửi ba anh em về bên ngoại. Cậu học ở quê ngoại và được đi thi học sinh giỏi. Ở quê ngoại, cậu có một mối tình đầu với một cô gái có họ rất xa và cô ấy có thai, sau khi gia đình phát hiện sự việc, người yêu Núi đã bỏ đi nơi khác. Sau khi mẹ mất, bố bỏ rơi, mấy anh em hết kế sinh nhai, Núi trở thành kẻ cắp và phải đi tù nhiều lần, phải sống trong kiếp giang hồ. Sau cùng, khi gặp lại mối tình thời xưa thì Núi đã được cảm hóa và trở lại chính mình.
13. 12A VÀ 4H.
"12A và 4H" xoay quanh nhóm bạn Hạ-Hân-Hoa-Hằng (4H) của lớp 12A trường Chu Văn An với những niềm vui, nỗi buồn của tuổi mới lớn.
Tuy có gia cảnh khác nhau nhưng bốn cô chơi rất thân và đều là học sinh giỏi của lớp 12A. Năm học mới bắt đầu, Hằng tiếp tục được bầu làm lớp trưởng lớp 12A, bạn thân của cô là Hạ cũng được cử giữ chức bí thư lớp. Lên lớp 12, lớp của nhóm 4H có giáo viên dạy Văn kiêm chủ nhiệm mới, đó là thầy Minh, một thầy giáo trẻ kiêm nhà thơ tài hoa. Ở lớp 12A, thầy Minh phải đối mặt với những rắc rối của lứa tuổi học trò mới lớn, lớp thầy chủ nhiệm có rất nhiều cá tính khác nhau, có những em hiền lành ngoan ngoãn như nhóm 4H, nhưng cũng có em mang trong mình tính cách nổi loạn như Ngôn. Năm cuối cùng của đời học sinh cũng chứng kiến những rung động đầu đời của nhóm 4H, Hạ nảy sinh tình cảm với một bạn trai cùng lớp có gia cảnh khó khăn và phải đi đạp xích lô sau giờ học để kiếm sống, Hằng còn gặp rắc rối hơn khi cô gái dường như đã có tình cảm với cả thầy Minh chủ nhiệm. Bộ phim sau khi phát sóng đã được khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ đón nhận, cho đến nay đây vẫn được coi là một trong những bộ phim truyền hình hay của Việt Nam dành cho lứa tuổi này.
Kính mời các cụ, mợ
Nay em mở topic này để cùng cccm chia sẻ và bàn luận về những bộ phim Việt đã gắn bó, đã từng hấp dẫn, tạo sự mong mỏi, ngóng trông mỗi buổi tối của các cụ, mợ Ofer ngày ấy.
1. CHUYỆN NHÀ MỘC
Thấy đời sống của mình quá khổ cực, ông Mộc bằng mọi giá muốn cho con mình -Mai- thi vào đại học, với hi vọng con gái mình nhờ vào mảnh bằng đó mà sau này khá hơn. Đồng thời, ông không thích Cường (Xuân Bắc) ve vãn con gái mình. Trong khi đó mẹ Mai thì nghĩ con gái không cần học thêm nữa mà chỉ muốn Mai sớm lấy chồng.
Oái ăm là lúc Mai thi đỗ đại học, và chẳng bấy lâu … gửi tấm thiệp cưới về nhà cho bố mẹ. Từ đó bao nhiêu chuyện dở khóc dở cười xảy ra.
Được xếp vào hàng kinh điển của điện ảnh Việt Nam. Phim còn có sự góp mặt của cố nghệ sỹ Trịnh Thịnh. Đây là một bộ phim đáng xem, dành vào những dịp quây quần cùng gia đình.
Nếu để nói về một phim Việt Nam nào có những cảnh cảm động và sâu sắc nhất về tình cha con thì có lẽ không thể bỏ qua "Mẹ Con Đậu Đũa". Bộ phim là câu chuyện về cuộc sống của hai cha con Đậu Đũa tuy khó khăn, vất vả nhưng tràn ngập tình yêu thương.
Mẹ của Đậu Đũa mất từ khi em vẫn còn nhỏ, cha em một tay nuôi lớn em trong cảnh thiếu thốn.
Phim "Của Để Dành" đã sản xuất được hơn một thập kỷ. Tuy nhiên, vấn đề mà nó đề cập đến thì chưa bao giờ cũ. Những đứa con tất bật với cuộc sống riêng, không có thời gian chăm sóc cha mẹ. Giao phó tất cả “chữ hiếu” cho người giúp việc là câu chuyện vẫn luôn hiện hữu ở thì hiện tại.
Của Để Dành xoay quanh cuộc sống trong ngôi nhà cổ ở Hà Nội, nơi bà Vi và ba người con đã trưởng thành đang sống.
Bộ phim dựa theo tác phẩm cùng tên của nhà văn Tô Nhuận Vỹ.
Phim nói về cuộc nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, được các nhà làm phim tái hiện một cách sinh động. Bối cảnh phim chủ yếu là cảnh ven đô và ngoại thành Huế, xoay quanh nhân vật trung tâm là các chiến sĩ biệt động thành như Cúc, Phi Hùng, Hồng, Hạnh (mẹ của Cúc)…
Tuy là một bộ phim về đề tài thời chiến, nhưng nó không bị khô khan, không sa vào mô tả quá về chiến trường, mà trái lại rất tình cảm và nhân văn. Người xem sẽ bị cuốn hút vào những câu chuyện tình cảm đẹp và đầy chất thơ.
Biên kịch của "Chiến Dịch Trái Tim Bên Phải" là nhà văn Hoàng Anh Tú – một cây bút gắn bó với các tạp chí dành cho thanh thiếu niên. Chính vì thế mà những câu chuyện trong phim rất thật, rất teen, khác hẳn với những tác phẩm làm về tuổi học trò đầy gượng ép. Không chỉ dành được sự yêu mến của những cô cậu học trò tuổi mới lớn mà các thầy cô giáo cũng đều rất mê bộ phim này.
Đây là một bộ phim rất đáng xem, mọi tình tiết đều nhẹ nhàng. Phim là một tổng thể những tình huống hài hước, quái quái của tuổi học trò, được chuyển vào phim sống động, chân thực khiến bộ phim như một miếng bánh kem ngọt ngào cho các bạn teen.
Đây là bộ phim tâm lý xã hội của đạo diễn Đỗ Thanh Hải. Bộ phim đã nhận được nhiều sự đồng cảm ngày từ khi khởi chiếu. Những thước phim quay chậm về thời sinh viên nhiều khó khăn nhưng cũng lắm hoài bão của những cô cậu tỉnh lẻ lên Thủ đô học tập, sinh sống.
Những hình ảnh của một xóm trọ nhỏ luôn đầy ắp tiếng cười với những trò tắm mưa, xin nước, xin đồ ăn… đến bây giờ vẫn còn khắc sâu trong mỗi người. Sự hồn nhiên, trong trắng của thời sinh viên rộn vang không âu lo được khắc họa một cách thành công qua từng vai diễn. Rồi những câu chuyện tình yêu thời sinh viên vui có, buồn có; những mâu thuẫn nảy sinh trong chính cuộc sống hằng ngày với nhiều mối quan hệ phức tạp trong xã hội cũng được nói tới. Những bộ hồ sơ xin việc cùng thời gian đợi chờ ở những nơi môi giới đã lấy đi của nhiều cô cậu sinh viên nét vô tư ngày đầu.
Bộ phim còn khéo léo lồng ghép những “cảnh báo” cho thế hệ sinh viên: chuyện sống thử, bon chen… và đã rất thành công. Mỗi nhân vật trong phim lại khiến khán giả nhớ tới với những hình ảnh thực trong cuộc sống.
Bộ phim “Hoa Cỏ May” của đạo diễn Lưu Trọng Ninh được ra mắt công chúng vào năm 2001. Phim kể lại câu chuyện của một nhóm bạn trẻ lớn lên trong thời bao cấp.
“Hoa Cỏ May” gồm 2 phần: “Thời niên thiếu” gồm 4 tập và “Những ngày bình yên” gồm 8 tập. Phim không chỉ để lại cho người xem ấn tượng về nội dung đậm tính nhân văn mà còn đem đến cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc. Là sự hắt hủi của cô bé con lai của những người xung quanh; là nét hồn nhiên, dung dị của những cô cậu thân thiết với nhau từ thuở bé…
Ngoài những gương mặt diễn viên thân thuộc thời đó. Bộ phim còn có sự góp mặt của nữ hoàng giải trí Hồ Ngọc Hà.
“Gió heo may, tìm theo những bông cỏ may. Mùa thu đã qua cùng gió. Tìm trong ký ức ngọt ngào. Xót thương thu vàng, về nơi chốn cũ…”, những ca từ trong ca khúc này vẫn đủ sức đánh thức ký ức của nhiều người.
Bộ phim kể về cuộc đời của Trúc (Mai Thu Huyền thủ vai) sống cùng mẹ và dượng. Trong một lần tình cờ, Trúc được thế chân người chị quen biết để trình diễn thời trang. Từ đó, niềm đam mê thiết kế thời trang trỗi dậy và cô quyết tâm theo đuổi đam mê của mình.
Tuy nhiên, cuộc đời cô cũng gặp rất nhiều sóng gió. Người mà cô yêu thương, lấy làm chồng lại bị ma túy lôi kéo. Những trận đòn roi không lý do khiến Trúc trở nên cam chịu. Cuộc sống hậu trường của những chân dài cũng phần nào được tiết lộ qua bộ phim.
“Những Ngọn Nến Trong Đêm” để lại được nhiều thiện cảm trong lòng khán giả, đến mức nhiều nhân vật chính trong phim được nhắc tới vẫn gắn liền với những cái tên, vai diễn năm nào. Đây là bộ phim tâm lý, tình cảm của đạo diễn Vũ Hồng Sơn, ra mắt khán giả năm 2002.
Tuổi thơ mỗi bạn trẻ 8x, 9x đời đầu hẳn không thể nào vắng bóng bộ phim truyền hình “Đội đặc nhiệm nhà C21” trong ký ức. Cái thời mà phim Hàn chưa đổ bộ, Internet chưa phổ biến, “Đội đặc nhiệm nhà C21” gần như trở thành bộ phim tiêu biểu dành cho khán giả nhí những năm cuối thập niên 90.
Lên sóng vào năm 1998, “Đội đặc nhiệm nhà C21” dài 9 tập, kể về một nhóm thám tử nhí trong khu nhà C21 gồm: Sơn “sọ”, Quang “sọt”, Minh “tổ cú”, Tùng quắt, Sáng béo. Cả 5 cậu nhóc học chung một lớp, lại có chung đam mê điều tra phá án, nên cùng nhau lập ra một nhóm mang tên “Đội đặc nhiệm nhà C21”. Sau đó nhóm còn kết nạp thêm 2 cô bạn cùng trường là Tuyết “mèo con” và Hạnh “tăm tre”.
"Xin Hãy Tin Em" là một bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của Nguyễn Thị Thu Huệ.
Đây là bộ phim đầu tay của đạo diễn Đỗ Thanh Hải với dàn diễn viên trẻ của thời điểm đó như Bùi Lệ Hằng, Lê Vũ Long, Hoa Thúy… Bộ phim được phát sóng trong chương trình văn nghệ chủ nhật vào năm 1997. Bộ phim tập trung miêu tả Hoài “thát-chơ” một cô sinh viên năm cuối trường Tổng hợp với tính cách mạnh mẽ, phá phách, ngang tàng gặp chàng sinh viên Nhạc viện tên Phong đã làm cô thay đổi.
"Xin Hãy Tin Em" xoay quanh cô sinh viên Hoài “thát-chơ” người tỉnh lẻ nổi tiếng khắp khu ký túc xá trường Tổng Hợp Hà Nội vì thói ăn chơi, ngang ngạnh, phá phách thường xuyên trốn học, đi đòi nợ, uống rượu với đám con trai… nhưng ẩn sâu trong tính cách lại là một cô gái tốt vì thường dạy học cho Minh – thằng bé đánh giày từng được Hoài giúp trốn khỏi công an. Trong một lần tình cờ đi ra bưu điện để nhận tiền của bố mẹ gửi, Hoài đã gặp Phong – chàng sinh viên chơi Violin đang học tại Nhạc viện Hà Nội, hai người bị cuốn hút ngay từ cái nhìn đầu tiên và bắt đầu hẹn hò. Biết được mối quan hệ này của Hoài, đám bạn cùng phòng cũng gồm những cô sinh viên tỉnh lẻ đã nỗ lực khuyên nhủ, giúp đỡ mà đặc biệt là Thắm và Hường, Hoài trở thành cô sinh viên dịu dàng, nữ tính. Mối quan hệ của Hoài với Phong ngày càng sâu sắc, Phong đã mời Hoài về nhà dự sinh nhật của chị mình. Tại tiệc sinh nhật, Phương – bạn gái cũ của Phong cũng có mặt, dùng lời lẽ để tỏ ra khinh miệt Hoài, cố dùng rượu làm Hoài say. Cuối cùng, Hoài không chịu nổi Phương, tự mình uống say và vô tình lộ ra Hoài không phải là con người như Phong tưởng, cô nhảy nhót với đám con trai làm gia đình Phong hết sức ngạc nhiên và thất vọng. Với sức ép của gia đình, Phong đưa Hoài về nhà trọ và chấm dứt mọi quan hệ mặc cho Hoài van xin Phong hãy tin rằng Hoài đã thay đổi. Vì tuyệt vọng, Hoài bỏ về tận quê thằng bé đánh giày Minh ở mãi Thanh Hóa định bỏ học và thi. Đám bạn của Hoài vô cùng lo lắng, họ tìm mọi cách để tìm ra nơi Hoài đi đến. Cuối phim là cảnh đoàn tụ của những người bạn.
"Sóng Ở Đáy Sông" là một bộ phim dựa trên một câu chuyện có thật về cuộc đời của một con người trong xã hội của đạo diễn Lê Đức Tiến, ra mắt lần đầu năm 2000.
Bộ phim nói về một nhân vật tên Núi và cuộc đời của cậu. Núi vốn là con của một người vợ lẽ và bản thân mẹ cậu nguyên là một người ở trong một gia đình tư sản thời cũ. Từ nhỏ Núi và hai em (Sông và Biển) không được bố cậu chấp nhận là con, bốn mẹ con chỉ được ăn cơm thừa canh cặn, bố Núi luôn tìm cách để tống khứ bốn người ra khỏi nhà, khi chiến tranh nổ ra, lợi dụng việc di tản của thành phố, ông ta đã gửi ba anh em về bên ngoại. Cậu học ở quê ngoại và được đi thi học sinh giỏi. Ở quê ngoại, cậu có một mối tình đầu với một cô gái có họ rất xa và cô ấy có thai, sau khi gia đình phát hiện sự việc, người yêu Núi đã bỏ đi nơi khác. Sau khi mẹ mất, bố bỏ rơi, mấy anh em hết kế sinh nhai, Núi trở thành kẻ cắp và phải đi tù nhiều lần, phải sống trong kiếp giang hồ. Sau cùng, khi gặp lại mối tình thời xưa thì Núi đã được cảm hóa và trở lại chính mình.
"12A và 4H" xoay quanh nhóm bạn Hạ-Hân-Hoa-Hằng (4H) của lớp 12A trường Chu Văn An với những niềm vui, nỗi buồn của tuổi mới lớn.
Tuy có gia cảnh khác nhau nhưng bốn cô chơi rất thân và đều là học sinh giỏi của lớp 12A. Năm học mới bắt đầu, Hằng tiếp tục được bầu làm lớp trưởng lớp 12A, bạn thân của cô là Hạ cũng được cử giữ chức bí thư lớp. Lên lớp 12, lớp của nhóm 4H có giáo viên dạy Văn kiêm chủ nhiệm mới, đó là thầy Minh, một thầy giáo trẻ kiêm nhà thơ tài hoa. Ở lớp 12A, thầy Minh phải đối mặt với những rắc rối của lứa tuổi học trò mới lớn, lớp thầy chủ nhiệm có rất nhiều cá tính khác nhau, có những em hiền lành ngoan ngoãn như nhóm 4H, nhưng cũng có em mang trong mình tính cách nổi loạn như Ngôn. Năm cuối cùng của đời học sinh cũng chứng kiến những rung động đầu đời của nhóm 4H, Hạ nảy sinh tình cảm với một bạn trai cùng lớp có gia cảnh khó khăn và phải đi đạp xích lô sau giờ học để kiếm sống, Hằng còn gặp rắc rối hơn khi cô gái dường như đã có tình cảm với cả thầy Minh chủ nhiệm. Bộ phim sau khi phát sóng đã được khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ đón nhận, cho đến nay đây vẫn được coi là một trong những bộ phim truyền hình hay của Việt Nam dành cho lứa tuổi này.
Chỉnh sửa bởi quản trị viên: