1. Tên filter
2. Tính năng tác dụng
3. Các nhãn hiệu thông dụng
4. Giá cả tham khảo
Kính các cụ chỉ bảo giúp.
Filter có quá nhiều nên việc phân loại theo đặc điểm cũng khác nhau. Kiến thức em cũng lơ mơ nên chỉ góp với bác vài cái em đọc được trên mạng.
Lý do dùng filter:
- Khi đi du lịch lên những điểm có độ cao lớn, thì lượng tia cực tím cũng lớn hơn và có thể gây ảnh hưởng đến sensor. Các tia cực tím cũng gây ra tình trạng có lớp mờ mờ màu xanh trong ảnh và mất chi tiết ở các vật thể ở khoảng cách xa như núi mây... Nhất là khi chụp từ máy bay.
- Khi chụp một số ảnh có độ tương phản cao, như ngược sáng .v.v.
- Khi chụp các vật thể hoặc môi trường phản xạ ..vd như chụp từ trong ôtô hay bị bóng người chụp, hay bóng tại các lớp kính nhà cao tầng, bóng in xuống nước v.v.v.
- và muôn ngàn lý do khác khi chụp ảnh. Filter ra đời nhằm đáp ứng các nhu cầu đó.
Tạm thời em phân loại theo tác dụng của Filter.
1-- UV, Protective filter, Neutral color..: lọc tia cực tím, bảo vệ cho sensor và chống trầy cho thấu kính trước của ống kính. Loại filter này có ảnh hưởng đến chất lượng ảnh .Để triệt tiêu tốt hơn hiện tượng sương mờ (haze) mà 1 filter UV thường không thể khử hoàn toàn, 1 số nhãn hiệu như Tiffen đã tung ra các filter chống hiện tượng haze với 2 cấp độ: filter Haze 1 giảm phần haze ám xanh gây ra cho các tia tử ngoại bằng cách hấp thụ 71% lượng tịa này (cho phép 29% tia Uv truyền qua lớp kính lọc). Loại filter Haze 2 hấp thụ hoàn toàn các tia tử ngoại. Các dạng filter này rất phù hợp khi chụp ở nơi có cao độ lớn hoặc những vùng gần biển như đã nhắc ở phần trên. Tuy nhiên dạngn filter này lại không có tác dụng với trường hợp sương, khói hay không khí có ẩm độ cao.
Filter skylight thường là 1 filter UV có màu hồng nhạt, dùng để them chút sắc “ấm áp” cho ảnh nhưng không quá dư màu xanh. Với việc bổ sung lớp tráng màu này, filter skylight không chỉ tăng khả năng hấp thụ tia tử ngoại so với filter UV trong bình thường, mà nó còn tác dụng them chút sắc ấm dễ chịu cho ảnh. Skylight thường được ghi ký hiệu là 1A hoặc 1B. filter 1B cho màu ấm hơn so với 1A. (em có cái 1A nhưng xước tùm lum:mad
ảnh chụp với Skylight filter
Nếu so về mức độ hấp thụ các tia tử ngoại có bước song nhỏ hơn 400nm (theo thứ tự tăng dần) thì đầu tiên là filter UV chuẩn, kế đến là Skylight (hấp thụ khoảng 50%), rồi Haze 1 (hấp thụ khoảng 70%) và cuối cùng là Haze 2 (hấp thụ 99.7%).
2--Polarize filter: kính lọc phân cực, để khử tình trạng phản xạ ánh sáng. Thường ứng dụng khi chụp mặt nước, bề mặt kim loại, kính. Có thêm tác dụng là giúp bầu trời xanh hơn. Tác dụng phụ nữa là làm mất 1 Ev của máy. Nên lưu ý khi đo sáng với PL filter. PL có 2 loại: linear và cicurlar. Loại linear chỉ hợp với các ống kính đời cũ, có thấu kính trước xoay khi lấy nét; còn loại circular thì thông dụng hơn, hợp với các ống kính đời mới.
3--ND (neutral density) Filters: là loại kính lọc giúp làm giảm cường độ sáng lọt vào film/sensor máy ảnh. Tùy theo tính chất kính mà ND được phân ra làm nhiều cấp. Có cái giảm 1 EV, có cái giảm 3EV,... Tùy theo nhu cầu mà mua loại phù hợp. Đây là dạng filter dành cho dân pro đã có kinh nghiệm, hiểu rõ về việc cộng trừ, bù sáng. Dùng cho các trương họp có chênh sáng cao..hay ngược sáng
4. Các loại filter khác như
Macro Filters
Rainbow filter
Flair Star Filter
cái này chụp đồ trang sức thì chắc phải có (l)
v.v.v.
Lưu ý ngoài một số filter tác động trựp tiếp lên ảnh gốc như ND, Polar, UV thì phần lớn các filter còn lại đều có thể thay thế bằng Kem đánh răng PS