[Funland] F-35 không hề vô hình, những lần F-35 bị tóm sống

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Máy bay F-35 bị trang web dò tìm đường bay phát hiện dễ dàng ở Trung Đông

F-35 là phi cơ tiêm kích đắt tiền nhất trong lịch sử nước Mỹ và được Tổng thống Donald Trump khẳng định là “gần như có thể tàng hình thực sự”, thế nhưng một trang web đã bất ngờ xác định được đường bay của một phi cơ F-35 của Israel.

Theo hãng tin Sputnik, một phi cơ F-35 đã bị trang web Flightradar24.com phát hiện bay dọc bờ biển Israel sau khi cất cánh từ căn cứ không quân Nevatim của Israel. Đây là một trang web mà bất cứ ai kết nối mạng có thể truy cập dễ dàng.


Đường bay của máy bay F-35 được hệ thống của trang web Flightradar24.com xác định.
Điều này một lần nữa khiến người ta nghi ngờ về khả năng của phi cơ hiện đại này. Trong một bài phát biểu tại Puerto Rico (Mỹ) vào tháng 10/2017, ông Trump cho biết: “Thật đáng kinh ngạc khi chúng ta đang chi hàng trăm triệu USD để mua về các loại máy bay mới cho Không quân Hoa Kỳ, trong đó đặc biệt có cả F-35. Anh không thể thấy nó, không thể phát hiện được nó. Rất khó để chống lại một máy bay mà anh không thể nhìn thấy”.

Dựa trên một số thông tin thu được, máy bay F-35 thực tế không hề tàng hình trước mắt thường. Sở dĩ nó được coi là một máy bay “tàng hình” là bởi nó khó có khả năng bị quan sát. Điều này có nghĩa là tiết diện radar của máy bay này nhỏ hơn so với các phi cơ đi trước, giúp nó khó bị phát hiện bởi các hệ thống radar hiện có.




“Thiết kế của F-35 giúp tiết diện radar của nó thấp hơn so với các loại máy bay trước đây, song nó không loại bỏ hoàn toàn tín hiệu từ radar đập vào máy bay. Tín hiệu này sau đó được truyền về máy thu, và trên màn hình radar F-35 trông giống như một con chim hơn một máy bay, song nó không phải là phi cơ tàng hình thực sự. Tùy thuộc vào mức độ tần số khác nhau, F-35 không thực sự “tàng hình” và nó sẽ bị phát hiện và bắn rơi bằng các loại vũ khí bình thường”, một bài viết được đăng trên tạp chí Scientific American cho biết.

Chương trình máy bay F-35 là chương trình phát triển khí tài quân sự đắt tiền nhất trong lịch sử nước Mỹ. Theo một số nguồn tin, hãng sản xuất máy bay là Lockheed Martin đang cần thuê thêm 400 kỹ thuật viên, thợ cơ khí và công nhân nhà máy để hỗ trợ sản xuất thêm F-35 trong tương lai.

http://netnews.vn/May-bay-F-35-bi-trang-web-do-tim-duong-bay-phat-hien-de-dang-o-Trung-Dong-quan-su-150-837-1659007.html


F-35 Nhật Bản tàng hình sao vẫn hiện trên màn radar?

(Bình luận quân sự) - Trong vụ việc tiêm kích tàng hình F-35A Lightning II của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản gặp nạn đã xuất hiện một chi tiết rất đáng quan tâm.


Tờ báo Asahi Shimbun dẫn nguồn tin quân sự địa phương cho biết, phi đội 4 tiêm kích tàng hình F-35A đã cất cánh từ căn cứ không quân Misawa để thực hành huấn luyện bay chiến đấu đêm theo kế hoạch. Đến 7h30' tối, một chiếc F-35A đã biến mất khỏi màn hình radar, đài chỉ huy bay không liên lạc được với phi công điều khiển.

Được biết khi đó trên máy bay có một phi công điều khiển, hiện tại Lực lượng Phòng vệ trên không đã lập tức triển khai chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ, Cảnh sát biển Nhật Bản cũng điều động 2 tàu tuần tra tham gia công tác ứng cứu thảm họa.

Như vậy là sau vụ tai nạn xảy ra với tiêm kích tàng hình F-35B của Thủy quân Lục chiến Mỹ hồi tháng 9/2018 thì lần này đến lượt F-35A của Nhật Bản, hiện tại toàn bộ phi đội Lightning II của họ đã nhận lệnh "nằm đất" để chờ điều tra.




Tiêm kích tàng hình F-35A Lightning II của Không quân Nhật Bản
Trong thông báo nêu trên của Bộ Quốc phòng Nhật Bản có một chi tiết gây chú ý, đó là "máy bay đã biến mất khỏi màn hình radar". Sở dĩ điều này bị đánh giá bất thường bởi F-35 được quảng cáo có khả năng tàng hình cực cao, radar không thể phát hiện ra nó khi đang hoạt động.

Được biết đến như tiêm kích thế hệ 5 tối tân hàng đầu thế giới hiện nay, F-35 Lightning II có diện tích phản xạ radar cực nhỏ, giúp nó có thể qua mặt những hệ thống phòng không được trang bị tổ hợp radar cảnh giới tối tân.

Vậy sự thực của vấn đề trên là gì, phải chăng tính năng tàng hình của F-35 không như quảng cáo, hay chiếc chiến đấu cơ thế hệ 5 này có một cách nào đó để giữ kênh liên lạc với đài kiểm soát không lưu dưới mặt đất?


Tiêm kích tàng hình F-35 đeo thiết bị làm tăng diện tích phản xạ radar trên lưng
Thắc mắc này được giải thích ngay sau đó và điều này cũng chẳng có gì bất thường, đó là hiện tại khi hoạt động trong các chuyến bay tập thì mọi máy bay chiến đấu tàng hình đều mang theo khí tài có tên gọi Luneburg Lens.


"Luneburg lens" cấu tạo bởi một ống đối xứng hình cầu có thể phản xạ hoặc hội tụ sóng tùy theo hướng phát, có chức năng năng giả lập diện tích phản xạ radar để đánh lừa radar đối phương và giúp đài kiểm soát không lưu nhận ra chúng nhằm tránh xảy ra những vụ va chạm đáng tiếc với máy bay thương mại.



Nói cách khác, khi đeo "Luneburg lens" tức là máy bay tàng hình đã thực hiện thao tác "chấp điểm lợi thế" vì khi đó tín hiệu phản xạ radar của nó đã tăng vọt. Việc làm trên không nhằm mục đích nào khác ngoài che giấu tham số mật để bảo toàn lợi thế cho mình và gây bất ngờ cho kẻ địch khi lâm trận.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/f-35-nhat-ban-tang-hinh-sao-van-hien-tren-man-radar-3377917/



Radar Đức khiến F-35 hiện nguyên hình từ khoảng cách 150km

(Vũ khí) - Đức vừa có tuyên bố khiến mọi nỗ lực quảng bá về khả năng tàng hình của Mỹ đối với chương trình tiêm kích F-35 thành vô nghĩa.


Trang C4ISRNET dẫn tuyên bố của hãng sản xuất thiết bị quốc phòng Đức Hensoldt cho biết, những hệ thống radar do họ phát triển đã phát hiện và theo sát được 2 chiếc F-35 cách xa 150km khi những chiếc máy bay này hoạt động trong sự kiện quân sự tại Berlin hồi cuối tháng 4/2018.

Loại radar đã phát hiện được F-35 là radar thụ động được định danh là TwInvis được thiết kế với các cảm biến và bộ vi xử lý cực mạnh, đến mức chúng hứa hẹn có thể phát hiện những thứ trước đây chưa phát hiện được, trong một khoảng không gian nhất định.

Tiêm kích F-35.


"Mục tiêu tàng hình không còn tồn tại khi hệ thống TwInvis làm nhiệm vụ bởi đài radar này có thể phát hiện máy bay tàng hình Mỹ ở khoảng cách tới 150km. Nếu trong điều kiện chiến đấu, bên phòng thủ hoàn toàn có đủ thời gian để triển khai biện pháp đánh trả", đại diện của Hensoldt tuyên bố.

Điểm làm nên sự đặc biệt của TwInvis chính là việc nó gần như vô hình với các thiết bị chống radar thông thường có thể phát hiện bức xạ điện từ của các hệ thống radar để trinh sát mục tiêu, theo dõi mục tiêu và điều khiển hỏa lực.

Nguyên tắc cơ bản của radar TwInvis như một hệ thống hoạt động trên nguyên tắc bức xạ năng lượng điện từ và tiếp nhận phản xạ của nó từ các đối tượng trong không khí, trên đất liền hay trên biển. Các tín hiệu phản xạ (echo) tiếp nhận được tiếp tục xử lý và phân tích, cho phép xác định tốc độ, vị trí và các thông số khác của mục tiêu.

Sau khi tiết lộ thông tin F-35 bị tóm gọn tại Đức, trang C4ISRNET cho rằng, không rõ việc TwInvis phát hiện được F-35 với quyết định ngừng mua dòng chiến đấu cơ này của nước này có liên quan gì đến nhau hay không.

Cụ thể, hồi cuối tháng 9/2019, Bộ Quốc phòng Đức ra thông báo, Không quân nước này không cần F-35 và sẽ không mua dòng tiêm kích do Mỹ sản xuất.

"Những công nghệ và khả năng của tiêm kích thế hệ 5 F-35 không có gì đặc biệt, vì vậy Đức sẽ không mua dòng chiến đấu cơ này. Số tiền trước đây Đức dự kiến dùng để mua F-35 sẽ được dành cho việc mua thêm chiến đấu cơ Typhoon của Anh hoặc cùng đầu tư vào chương trình máy bay thế hệ mới do châu Âu sản xuất", Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp- Karrenbauer nói hôm 25/9.

Lý do Đức ngừng mua F-35 đã khá rõ ràng nhưng theo chuyên gia quân sự Đức Christian Theils, cùng với lý do được bà Annegret Kramp- Karrenbauer đưa ra, một nguyên nhân cực kỳ quan trọng đó là liên quan đến chi phí vận hành và bảo dưỡng quá đắt đỏ của F-35 trong vòng đời của nó.


F-35 phải cần tới 1 tỷ USD tiền bảo dưỡng trong vòng đời hoạt động, đó là chưa tính đến vấn đề khan hiếm về thiết bị của loại máy bay này. Đức không thể không cân nhắc trong chi tiêu quốc phòng, khi mà việc chi quá nhiều ngân sách cho vấn đề này sẽ đồng nghĩa với việc cắt giảm bớt các ngân sách xã hội khác.



Với những tuyên bố của các nhà lãnh đạo quốc phòng Đức cho thấy, nếu Mỹ muốn móc tiền từ túi Đức bằng thương vụ F-35 thì đây không phải là điều dễ dàng.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/radar-duc-khien-f-35-hien-nguyen-hinh-tu-khoang-cach-150km-3388627/



F-35 bị tóm sống, hiện rõ trên màn hình radar S-400

(Vũ khí) - Lực lượng phòng thủ Nga tại Hmeymim tuyên bố, hệ thống S-400 tại căn cứ này vừa phát hiện toàn bộ hành trình bay của chiếc F-35 Anh.


Nguồn tin cho biết, chiếc tiêm kích tàng hình F-35 cất cánh tại căn cứ trên đảo Síp và bay lượn vài vòng ngoài khơi hòn đảo này. Sau đó, chiếc F-35 được xác định là thuộc Không quân Anh đã bay hướng về phía bờ biển Syria.

Khi bay về phía bờ biển Syria, chiếc F-35 đã tắt toàn bộ thiết bị thu phát sóng nhằm gây khó cho hệ thống phòng thủ đối phương theo dõi. Tuy nhiên, toàn bộ đường bay của chiếc chiến đấu cơ này đã hiện rõ trên màn hình radar S-400 tại Hmeymim.

Hệ thống S-400 và tiêm kích F-35.


Tại thời điểm nhận dạng cuối cùng trước khi quay đầu về căn cứ, tiêm kích F-35 bay cách căn cứ không quân Nga khoảng 285km - đây là khoảng cách nằm trọn trong vùng tác chiến của hệ thống phòng không Nga tại Syria.

Trong khu vực này, bất kỳ một mục tiêu đường không nào gây nguy hiểm cho căn cứ Nga đều có thể đứng trước nguy cơ bị bắn hạ. Rất may bay là trong tình huống này, chiếc F-35 của Anh đã kịp đổi hướng mà không có động thái gây hấn nào.

Hiện phòng không Nga không tiết lộ thời điểm diễn ra chuyến bay cũng như Anh chưa có bất cứ tuyên bố nào trước thông tin nói trên.

Nói về khả năng phát hiện mục tiêu tàng hình của S-400, chuyên gia Michael Kofman trên tờ báo The National Interest cho rằng, các tổ hợp phòng không của Nga sản xuất như S-300, S-400 có thể phát hiện và theo dõi tiêm kích F-22 và F-35 của Mỹ.

Phòng không Nga có thể phát hiện và theo dõi các mục tiêu, hoạt động ở dải UHF và VHF (từ 30 MHz đến 3000 MHz) cũng như ở tần số cao hơn nhưng việc tiêu diệt được chúng không hề đơn giản.

"Nga dường như đã phát hiện ra loại dải sóng vô tuyến cho phép phát hiện và theo dõi các loại máy bay tàng hình nhưng liệu họ có thể tiêu diệt được chúng hay không đó mới là điều quan trọng", ông Kofman nói.

Ông giải thích rằng, các thiết bị tàng hình được tối hưu hóa trước các hệ thống radar tần số cao, như trong phạm vi dải băng tần C, X và Ku (từ 4 GHz đến 18 GHz). Ở tần số này sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng radar điều khiển hỏa lực.


Đại diện Không quân và Hải quân Mỹ đã cho biết rằng, khi tần số và bước sóng vượt qua mức giới hạn nhất định thì chúng tạo ra một hiệu ứng cộng hưởng, và thường xảy ra ở tần số trên băng tần S (trên 4 GHz). Hiệu ứng này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng khả năng tiêu diệt mục tiêu của các trạm radar.

Cũng theo chuyên gia này, hệ thống radar với bước sóng dài cỡ mét có khả năng phát hiện máy bay tàng hình tốt hơn nhiều so với radar thường (sử dụng bước sóng cỡ cm). Tuy nhiên vấn đề hiện nay là giải quyết vấn đề phát hiện và tiêu diệt mục tiêu hiệu quả.



Đến thời điểm hiện tại, Nga vẫn chưa giải quyết hết vấn đề nhưng theo thời gian Moscow sẽ tìm ra câu trả lời về vấn đề diệt mục tiêu tàng hình. Nhưng đến khi đó, có thể những công nghệ hơn cả tàng hình đã xuất hiện, chuyên gia Michael Kofman nhận định.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/f-35-bi-tom-song-hien-ro-tren-man-hinh-radar-s-400-3381499/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
S-400 Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu bắt sống F-35 Mỹ cách 500km

(Bình luận quân sự) - Theo báo cáo, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ năm F-35 Lightning II của Mỹ đã bị tổ hợp phòng không S-400 Triumf của Thổ Nhĩ Kỳ "bắt sống".

Nằm trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, các hệ thống phòng không S-400 Triumf đã có thể bắt được tín hiệu máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ bay trên biên giới Syria-Iraq vào ngày 17 tháng 12 năm 2019.

Đây chính là chuyến bay đầu tiên được biết đến của F-35 trong phạm vi radar cảnh giới của tổ hợp S-400 Triumf, sau khi công việc triển khai hệ thống phòng không này ở Thổ Nhĩ Kỳ hoàn tất.

Theo một số nguồn tin, tiêm kích F-35 của Mỹ đã bay ở khoảng cách 450 - 550 km từ vị trí triển khai hệ thống phòng không S-400 ở Thổ Nhĩ Kỳ và đây là nỗ lực đầu tiên được phía Ankara công bố về việc radar của S-400 nhận biết được chiến đấu cơ thế hệ năm.




Radar cảnh giới của S-400 Thổ Nhĩ Kỳ đã theo dõi được tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ
Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ chưa bình luận về thông tin này, tuy nhiên vài ngày trước đó đã có thông báo tiêm kích F-16 bị radar S-400 nhìn thấy từ khoảng cách 600 km, tức là ở phạm vi tối đa của hệ thống phòng không này.

Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 có khả năng theo dõi tiêm kích tàng hình F-35 trong mọi dải độ cao cũng như cự ly và nó tỏ ra vượt trội so với Patriot cũng như THAAD do Mỹ sản xuất.

Các chuyên gia cũng chú ý đến thực tế là trong những tuần tới Thổ Nhĩ Kỳ có thể triển khai S-400 để theo dõi F-35 của Israel, khi các căn cứ không quân của Israel với tiêm kích F-35I Adir thường xuyên có hoạt động tại khu vực này.

Thông tin radar S-400 Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện ra tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ thực chất không gây ngạc nhiên khi Nga từng làm được điều tương tự với F-35 của Anh bằng radar của tổ hợp Triumf triển khai tại căn cứ Hmeimim.


Tiêm kích F-35 luôn "giấu bài" trong các chuyến bay trinh sát và luyện tập
Tuy nhiên các chuyên gia quân sự cũng lưu ý đến thực tế rằng trong các chuyến bay trinh sát hoặc luyện tập, tiêm kích tàng hình F-35 luôn bay ở độ cao lớn và đeo thiết bị làm tăng diện tích phản xạ radar Luneburg Lens, khiến nó chẳng khác gì tiêm kích thế hệ 4.


Trong tác chiến thực tế, F-35 sẽ tháo bỏ thiết bị Luneburg, thực hiện đường bay thấp bám địa hình và mang theo thiết bị tác chiến điện tử, khi đó việc phát hiện ra nó là điều khó khăn hơn rất nhiều.



Trong nhiều vụ oanh kích tại Syria, lực lượng phòng không chỉ nhận biết mình đã trở thành đối tượng tấn công của tiêm kích tàng hình F-35I Adir khi mảnh bom đường kính nhỏ GBU-39 SDB được tìm thấy trong đống đổ nát, còn trên màn hình radar hoàn toàn không có tín hiệu của F-35.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/s-400-tho-nhi-ky-lan-dau-bat-song-f-35-my-3393767/
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,924
Động cơ
655,335 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Máy bay F-35 bị trang web dò tìm đường bay phát hiện dễ dàng ở Trung Đông

F-35 là phi cơ tiêm kích đắt tiền nhất trong lịch sử nước Mỹ và được Tổng thống Donald Trump khẳng định là “gần như có thể tàng hình thực sự”, thế nhưng một trang web đã bất ngờ xác định được đường bay của một phi cơ F-35 của Israel.

Theo hãng tin Sputnik, một phi cơ F-35 đã bị trang web Flightradar24.com phát hiện bay dọc bờ biển Israel sau khi cất cánh từ căn cứ không quân Nevatim của Israel. Đây là một trang web mà bất cứ ai kết nối mạng có thể truy cập dễ dàng.


Đường bay của máy bay F-35 được hệ thống của trang web Flightradar24.com xác định.
Điều này một lần nữa khiến người ta nghi ngờ về khả năng của phi cơ hiện đại này. Trong một bài phát biểu tại Puerto Rico (Mỹ) vào tháng 10/2017, ông Trump cho biết: “Thật đáng kinh ngạc khi chúng ta đang chi hàng trăm triệu USD để mua về các loại máy bay mới cho Không quân Hoa Kỳ, trong đó đặc biệt có cả F-35. Anh không thể thấy nó, không thể phát hiện được nó. Rất khó để chống lại một máy bay mà anh không thể nhìn thấy”.

Dựa trên một số thông tin thu được, máy bay F-35 thực tế không hề tàng hình trước mắt thường. Sở dĩ nó được coi là một máy bay “tàng hình” là bởi nó khó có khả năng bị quan sát. Điều này có nghĩa là tiết diện radar của máy bay này nhỏ hơn so với các phi cơ đi trước, giúp nó khó bị phát hiện bởi các hệ thống radar hiện có.




“Thiết kế của F-35 giúp tiết diện radar của nó thấp hơn so với các loại máy bay trước đây, song nó không loại bỏ hoàn toàn tín hiệu từ radar đập vào máy bay. Tín hiệu này sau đó được truyền về máy thu, và trên màn hình radar F-35 trông giống như một con chim hơn một máy bay, song nó không phải là phi cơ tàng hình thực sự. Tùy thuộc vào mức độ tần số khác nhau, F-35 không thực sự “tàng hình” và nó sẽ bị phát hiện và bắn rơi bằng các loại vũ khí bình thường”, một bài viết được đăng trên tạp chí Scientific American cho biết.

Chương trình máy bay F-35 là chương trình phát triển khí tài quân sự đắt tiền nhất trong lịch sử nước Mỹ. Theo một số nguồn tin, hãng sản xuất máy bay là Lockheed Martin đang cần thuê thêm 400 kỹ thuật viên, thợ cơ khí và công nhân nhà máy để hỗ trợ sản xuất thêm F-35 trong tương lai.

http://netnews.vn/May-bay-F-35-bi-trang-web-do-tim-duong-bay-phat-hien-de-dang-o-Trung-Dong-quan-su-150-837-1659007.html


F-35 Nhật Bản tàng hình sao vẫn hiện trên màn radar?

(Bình luận quân sự) - Trong vụ việc tiêm kích tàng hình F-35A Lightning II của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản gặp nạn đã xuất hiện một chi tiết rất đáng quan tâm.


Tờ báo Asahi Shimbun dẫn nguồn tin quân sự địa phương cho biết, phi đội 4 tiêm kích tàng hình F-35A đã cất cánh từ căn cứ không quân Misawa để thực hành huấn luyện bay chiến đấu đêm theo kế hoạch. Đến 7h30' tối, một chiếc F-35A đã biến mất khỏi màn hình radar, đài chỉ huy bay không liên lạc được với phi công điều khiển.

Được biết khi đó trên máy bay có một phi công điều khiển, hiện tại Lực lượng Phòng vệ trên không đã lập tức triển khai chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ, Cảnh sát biển Nhật Bản cũng điều động 2 tàu tuần tra tham gia công tác ứng cứu thảm họa.

Như vậy là sau vụ tai nạn xảy ra với tiêm kích tàng hình F-35B của Thủy quân Lục chiến Mỹ hồi tháng 9/2018 thì lần này đến lượt F-35A của Nhật Bản, hiện tại toàn bộ phi đội Lightning II của họ đã nhận lệnh "nằm đất" để chờ điều tra.




Tiêm kích tàng hình F-35A Lightning II của Không quân Nhật Bản
Trong thông báo nêu trên của Bộ Quốc phòng Nhật Bản có một chi tiết gây chú ý, đó là "máy bay đã biến mất khỏi màn hình radar". Sở dĩ điều này bị đánh giá bất thường bởi F-35 được quảng cáo có khả năng tàng hình cực cao, radar không thể phát hiện ra nó khi đang hoạt động.

Được biết đến như tiêm kích thế hệ 5 tối tân hàng đầu thế giới hiện nay, F-35 Lightning II có diện tích phản xạ radar cực nhỏ, giúp nó có thể qua mặt những hệ thống phòng không được trang bị tổ hợp radar cảnh giới tối tân.

Vậy sự thực của vấn đề trên là gì, phải chăng tính năng tàng hình của F-35 không như quảng cáo, hay chiếc chiến đấu cơ thế hệ 5 này có một cách nào đó để giữ kênh liên lạc với đài kiểm soát không lưu dưới mặt đất?


Tiêm kích tàng hình F-35 đeo thiết bị làm tăng diện tích phản xạ radar trên lưng
Thắc mắc này được giải thích ngay sau đó và điều này cũng chẳng có gì bất thường, đó là hiện tại khi hoạt động trong các chuyến bay tập thì mọi máy bay chiến đấu tàng hình đều mang theo khí tài có tên gọi Luneburg Lens.


"Luneburg lens" cấu tạo bởi một ống đối xứng hình cầu có thể phản xạ hoặc hội tụ sóng tùy theo hướng phát, có chức năng năng giả lập diện tích phản xạ radar để đánh lừa radar đối phương và giúp đài kiểm soát không lưu nhận ra chúng nhằm tránh xảy ra những vụ va chạm đáng tiếc với máy bay thương mại.



Nói cách khác, khi đeo "Luneburg lens" tức là máy bay tàng hình đã thực hiện thao tác "chấp điểm lợi thế" vì khi đó tín hiệu phản xạ radar của nó đã tăng vọt. Việc làm trên không nhằm mục đích nào khác ngoài che giấu tham số mật để bảo toàn lợi thế cho mình và gây bất ngờ cho kẻ địch khi lâm trận.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/f-35-nhat-ban-tang-hinh-sao-van-hien-tren-man-radar-3377917/



Radar Đức khiến F-35 hiện nguyên hình từ khoảng cách 150km

(Vũ khí) - Đức vừa có tuyên bố khiến mọi nỗ lực quảng bá về khả năng tàng hình của Mỹ đối với chương trình tiêm kích F-35 thành vô nghĩa.


Trang C4ISRNET dẫn tuyên bố của hãng sản xuất thiết bị quốc phòng Đức Hensoldt cho biết, những hệ thống radar do họ phát triển đã phát hiện và theo sát được 2 chiếc F-35 cách xa 150km khi những chiếc máy bay này hoạt động trong sự kiện quân sự tại Berlin hồi cuối tháng 4/2018.

Loại radar đã phát hiện được F-35 là radar thụ động được định danh là TwInvis được thiết kế với các cảm biến và bộ vi xử lý cực mạnh, đến mức chúng hứa hẹn có thể phát hiện những thứ trước đây chưa phát hiện được, trong một khoảng không gian nhất định.

Tiêm kích F-35.


"Mục tiêu tàng hình không còn tồn tại khi hệ thống TwInvis làm nhiệm vụ bởi đài radar này có thể phát hiện máy bay tàng hình Mỹ ở khoảng cách tới 150km. Nếu trong điều kiện chiến đấu, bên phòng thủ hoàn toàn có đủ thời gian để triển khai biện pháp đánh trả", đại diện của Hensoldt tuyên bố.

Điểm làm nên sự đặc biệt của TwInvis chính là việc nó gần như vô hình với các thiết bị chống radar thông thường có thể phát hiện bức xạ điện từ của các hệ thống radar để trinh sát mục tiêu, theo dõi mục tiêu và điều khiển hỏa lực.

Nguyên tắc cơ bản của radar TwInvis như một hệ thống hoạt động trên nguyên tắc bức xạ năng lượng điện từ và tiếp nhận phản xạ của nó từ các đối tượng trong không khí, trên đất liền hay trên biển. Các tín hiệu phản xạ (echo) tiếp nhận được tiếp tục xử lý và phân tích, cho phép xác định tốc độ, vị trí và các thông số khác của mục tiêu.

Sau khi tiết lộ thông tin F-35 bị tóm gọn tại Đức, trang C4ISRNET cho rằng, không rõ việc TwInvis phát hiện được F-35 với quyết định ngừng mua dòng chiến đấu cơ này của nước này có liên quan gì đến nhau hay không.

Cụ thể, hồi cuối tháng 9/2019, Bộ Quốc phòng Đức ra thông báo, Không quân nước này không cần F-35 và sẽ không mua dòng tiêm kích do Mỹ sản xuất.

"Những công nghệ và khả năng của tiêm kích thế hệ 5 F-35 không có gì đặc biệt, vì vậy Đức sẽ không mua dòng chiến đấu cơ này. Số tiền trước đây Đức dự kiến dùng để mua F-35 sẽ được dành cho việc mua thêm chiến đấu cơ Typhoon của Anh hoặc cùng đầu tư vào chương trình máy bay thế hệ mới do châu Âu sản xuất", ********* Quốc phòng Đức Annegret Kramp- Karrenbauer nói hôm 25/9.

Lý do Đức ngừng mua F-35 đã khá rõ ràng nhưng theo chuyên gia quân sự Đức Christian Theils, cùng với lý do được bà Annegret Kramp- Karrenbauer đưa ra, một nguyên nhân cực kỳ quan trọng đó là liên quan đến chi phí vận hành và bảo dưỡng quá đắt đỏ của F-35 trong vòng đời của nó.


F-35 phải cần tới 1 tỷ USD tiền bảo dưỡng trong vòng đời hoạt động, đó là chưa tính đến vấn đề khan hiếm về thiết bị của loại máy bay này. Đức không thể không cân nhắc trong chi tiêu quốc phòng, khi mà việc chi quá nhiều ngân sách cho vấn đề này sẽ đồng nghĩa với việc cắt giảm bớt các ngân sách xã hội khác.



Với những tuyên bố của các nhà lãnh đạo quốc phòng Đức cho thấy, nếu Mỹ muốn móc tiền từ túi Đức bằng thương vụ F-35 thì đây không phải là điều dễ dàng.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/radar-duc-khien-f-35-hien-nguyen-hinh-tu-khoang-cach-150km-3388627/



F-35 bị tóm sống, hiện rõ trên màn hình radar S-400

(Vũ khí) - Lực lượng phòng thủ Nga tại Hmeymim tuyên bố, hệ thống S-400 tại căn cứ này vừa phát hiện toàn bộ hành trình bay của chiếc F-35 Anh.


Nguồn tin cho biết, chiếc tiêm kích tàng hình F-35 cất cánh tại căn cứ trên đảo Síp và bay lượn vài vòng ngoài khơi hòn đảo này. Sau đó, chiếc F-35 được xác định là thuộc Không quân Anh đã bay hướng về phía bờ biển Syria.

Khi bay về phía bờ biển Syria, chiếc F-35 đã tắt toàn bộ thiết bị thu phát sóng nhằm gây khó cho hệ thống phòng thủ đối phương theo dõi. Tuy nhiên, toàn bộ đường bay của chiếc chiến đấu cơ này đã hiện rõ trên màn hình radar S-400 tại Hmeymim.

Hệ thống S-400 và tiêm kích F-35.


Tại thời điểm nhận dạng cuối cùng trước khi quay đầu về căn cứ, tiêm kích F-35 bay cách căn cứ không quân Nga khoảng 285km - đây là khoảng cách nằm trọn trong vùng tác chiến của hệ thống phòng không Nga tại Syria.

Trong khu vực này, bất kỳ một mục tiêu đường không nào gây nguy hiểm cho căn cứ Nga đều có thể đứng trước nguy cơ bị bắn hạ. Rất may bay là trong tình huống này, chiếc F-35 của Anh đã kịp đổi hướng mà không có động thái gây hấn nào.

Hiện phòng không Nga không tiết lộ thời điểm diễn ra chuyến bay cũng như Anh chưa có bất cứ tuyên bố nào trước thông tin nói trên.

Nói về khả năng phát hiện mục tiêu tàng hình của S-400, chuyên gia Michael Kofman trên tờ báo The National Interest cho rằng, các tổ hợp phòng không của Nga sản xuất như S-300, S-400 có thể phát hiện và theo dõi tiêm kích F-22 và F-35 của Mỹ.

Phòng không Nga có thể phát hiện và theo dõi các mục tiêu, hoạt động ở dải UHF và VHF (từ 30 MHz đến 3000 MHz) cũng như ở tần số cao hơn nhưng việc tiêu diệt được chúng không hề đơn giản.

"Nga dường như đã phát hiện ra loại dải sóng vô tuyến cho phép phát hiện và theo dõi các loại máy bay tàng hình nhưng liệu họ có thể tiêu diệt được chúng hay không đó mới là điều quan trọng", ông Kofman nói.

Ông giải thích rằng, các thiết bị tàng hình được tối hưu hóa trước các hệ thống radar tần số cao, như trong phạm vi dải băng tần C, X và Ku (từ 4 GHz đến 18 GHz). Ở tần số này sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng radar điều khiển hỏa lực.


Đại diện Không quân và Hải quân Mỹ đã cho biết rằng, khi tần số và bước sóng vượt qua mức giới hạn nhất định thì chúng tạo ra một hiệu ứng cộng hưởng, và thường xảy ra ở tần số trên băng tần S (trên 4 GHz). Hiệu ứng này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng khả năng tiêu diệt mục tiêu của các trạm radar.

Cũng theo chuyên gia này, hệ thống radar với bước sóng dài cỡ mét có khả năng phát hiện máy bay tàng hình tốt hơn nhiều so với radar thường (sử dụng bước sóng cỡ cm). Tuy nhiên vấn đề hiện nay là giải quyết vấn đề phát hiện và tiêu diệt mục tiêu hiệu quả.



Đến thời điểm hiện tại, Nga vẫn chưa giải quyết hết vấn đề nhưng theo thời gian Moscow sẽ tìm ra câu trả lời về vấn đề diệt mục tiêu tàng hình. Nhưng đến khi đó, có thể những công nghệ hơn cả tàng hình đã xuất hiện, chuyên gia Michael Kofman nhận định.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/f-35-bi-tom-song-hien-ro-tren-man-hinh-radar-s-400-3381499/
Giữa ‘nhìn thấy’ và làm gì được nó, còn xa lắm cụ ơi
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,924
Động cơ
655,335 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Ra đa mà bám bắt được thì sẽ dẫn đường cho tên lửa đến mục tiêu được
Cụ xem thêm nguyên lý dẫn bắn của tên lửa phòng không nhé
Cụ đang nhầm giữa ra đa cảnh giới và ra đa dẫn bắn của TLPK đấy
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Báo Mỹ: F-35 bị radar Iran do Nga sản xuất phát hiện

Iran Used Russian Radar System to Successfully Track American F-35 Stealth Fighters - Reports

1598607927304.png


 

yeu_vo_2

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-444679
Ngày cấp bằng
12/8/16
Số km
1,659
Động cơ
227,872 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
hanoi
Website
yeuvo2.com
Thế mà mình muốn mua cũng chả mua được
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ phát hiện nguyên nhân khiến F-35A tai nạn vào tháng Năm

[IMG]

Theo báo cáo mới nhất của Ban điều tra tai nạn Không quân Hoa Kỳ ( U.S.A.F. Aircraft Accident Investigation Board ) cho biết họ đã tìm được nguyên nhân chiếc F-35A số đăng ký 12-005053 tai nạn ngày 19.5.2020 trực thuộc Trung đoàn tiêm kích 58 đóng tại căn cứ Không quân Eglin , Florida

View attachment 5543652

Theo đó phi công khi cố gắng hạ cánh chiếc F-35A thì phát hiện mũ hiển thị bay ( Helmet Mounted Display - HMD ) của mình đang đeo bị lệch khiến anh ta phân tâm cũng như không kiểm tra được tốc độ hạ cánh và góc tấn ( AOA - Angle of Attack ) để xem các thông số có phù hợp để hạ cánh hay không . Do vậy chiếc F-35A đã lao xuống đất với vận tốc hơn 50 hải lý / giờ ( tầm 25m/s ) và góc tấn lệch khoảng 8 độ so với yêu cầu kỹ thuật , do đó chiếc F-35 đã bật khỏi đường băng và phi công ( vốn từng lái F-15E ) theo thói quen kéo cần điều khiển xuống để đẩy mũi máy bay chúc xuống , tuy nhiên chiếc phản lực đắt giá này rung lắc dữ dội dẫn đến hệ thống máy tính trung tâm đưa ra lệnh sai khi cân bằng lại máy bay bằng cách hạ mũi máy bay xuống lại tiếp tục thay vì lên trên , phi công phải kéo HOTAS lên cao và dùng after-burner để F-35 vượt lên tuy nhiên thất bại , nó trượt dài trên đường băng và phi công đành giật ghế phóng ra ngoài

Ngoài hệ thống cung cấp oxy của F-35 khác với loại tiền nhiệm anh ta lái , cảm giác liên tục mệt mỏi nên đưa ra hướng xử trí sai
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Fact: F-35 thực sự vượt trội hơn F-22

Có thể thấy, 1 giai thoại phổ biến F-22 luôn vượt trội hơn F-35, bởi ko xuất khẩu, nhiều người cho rằng vì nó siêu việt hơn F-35
Thực tế qua nhiều năm đã chứng minh F-22 chỉ hơn F-35 ở 2 điểm đó là cơ động hơn, xét trên tiêu chí máy bay Gen 5, còn so với Gen 4/4+ thì cả 2 ko có cửa so về độ cơ động với F-16/15, F/A-18 chỉ riêng trong quân sự Mỹ
Điểm tiếp theo là tốc độ F-22 cao hơn F-35 1 ít (Mach 1.7 so với Mach 1.6) thực sự cũng ko đáng kể
Trong khi F-35 sở hữu nhiều tiến bộ công nghệ hơn
RCS F-35 thấp hơn hẳn F-22, đã được những người chuyên về không quân, qp NATO xác nhận
F-35 có radar mới hơn, trong khi radar F-22 là công nghệ cũ thập niên đầu 90, do đó khả năng chống nhiễu được trang bị, trong khi radar F-22 ko có, khả năng LPI của radar F-35 cũng đã được chứng minh, khả năng nhảy tần số lớn tránh được bị ESM, RWR máy bay địch phát hiện, radar F-35 còn có khả năng vẽ bản đồ SAR, giúp trinh sát tốt hơn, trong khi radar F-22 thì chưa, dễ hiểu có thể nhìn thiết kế phía trước khi F-35 dùng thiết kế DSI liền nối đầu máy bay với cửa hút khí 1 mạch, trong khi F-22 vẫn có nhiều góc cạnh phản xạ radar, chưa kể F-22 còn ko được sơn RAM, chỉ giảm RCS bằng vật liệu cơ bản và thiết kế góc cạnh cũ như F-117, còn F-35 được phủ RAM mới nhất
F-35 còn có khả năng kết nối liên kết với nhiều máy bay Gen 4/4+, trong khi F-22 ko có, F-35 có trang bị datalink Link 16 còn F-22 thì ko
F-35 có khả năng đa nhiệm, vừa dùng radar để gây nhiễu, vừa đánh đất, đánh tàu, phóng tên lửa hành trình, không chiến tầm gần, tầm xa, trong khi F-22 chỉ có 1 chức năng duy nhất là không chiến, khả năng ném bom chỉ giới hạn bằng JDAM ko điều khiển và ném trực tiếp tầm gần
F-35 được trang bị nhiều vũ khí đa nhiệm, các loại vũ khí chuyên trị không chiến cũng được trang bị mới nhất gồm AIM-9X, AIM-120D (trong khi F-22 hiện tại vẫn dùng AIM-9M, AIM-120C7 tầm bắn và đầu dò kém hơn 1 thế hệ), trong khi F-22 ko tích hợp được do phần mềm phải nâng cấp và cũng chưa rõ khi nào sử dụng được, F-35 còn sử dụng khoang lái mới, hạn chế HUD, dùng mũ bay tích hợp HMDS trong khi F-22 hoàn toàn phụ thuộc kiểu kiểm soát bay chiến đấu xưa cũ dùng HUD
F-35 còn được trang bị hệ thống EOTS, phát hiện hồng ngoại tiên tiến, giúp thay vì dùng radar thì dùng IR để phát hiện mục tiêu ở tầm xa, giúp trinh sát mặt đất tốt hơn hẳn F-22 vốn ko có, kèm với đó là hệ thống DAS cải tiến của RWR, nhưng bao quanh máy bay 360 độ, giúp phi công nhanh chóng phát hiện mối đe dọa, trong khi F22 hoàn toàn ko có hệ thống này
F-35 sắp tới còn được nâng cấp ECM jammer pod, giúp nó hoàn toàn tự hành mà ko cần tới EA6B/18G đi theo bảo vệ gây nhiễu điện tử như F-22/15 cần
Còn rất rất nhiều hệ thống chi tiết khác chưa thể liệt kê hết, trong khi F-22 khá đơn giản nó chỉ chuyên về tốc độ và sự bền bỉ không chiến mà thôi, nếu ở tầm xa rất khó để F-22 đánh bại được F-35, thậm chí trong tầm gần, dù F-22 cơ động hơn, nhưng F-35 trang bị mũ bay HMDS + AIM-9X vẫn thừa khả năng xử lý đẹp F-22

1620697919639.png
1620697925040.png

1620697902202.png
1620697906124.png
1620697909992.png
1620697913715.png
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top