- Biển số
- OF-33957
- Ngày cấp bằng
- 25/4/09
- Số km
- 39
- Động cơ
- 476,292 Mã lực
Câu chuyện thứ nhất diễn ra ở “xứ người”: Một phụ nữ đi bộ sang đường sai luật và bị xe ô tô đâm. Người phụ nữ bị thương rất nặng. Người chủ xe đã không bồi thường mà còn kiện người phụ nữ vì làm xe anh ta bị móp và anh ta bị chấn động về tinh thần.
Câu chuyện thứ hai là ở “xứ ta”. Một ông đi xe đạp đột ngột sang đường không vẫy tay xin đường làm một chị đi xe máy đâm phải. Không ai bị sao nhưng xe đạp và xe máy đều hỏng. Người đi đường xúm lại râm ran: “Ông xe đạp kia sai rõ. May mà không chết nhé. Thôi bà đi xe máy đưa ông ấy mấy đồng rồi đi đi…”. Chị đi xe máy rút một ít tiền ra đưa ông đi xe đạp rồi lẳng lặng dắt xe máy của mình đi tìm chỗ sửa.
Rõ ràng là có sự rất khác nhau về cách ứng xử của anh đi xe ô tô trong câu chuyện thứ nhất, và chị đi xe máy trong câu chuyện thứ hai, mặc dù trong câu chuyện, cả hai người đều là những người đi đúng luật giao thông. Đi tìm nguyên nhân sâu sa, người ta thấy nổi lên một điều là ý thức về pháp luật giao thông giữa “xứ ta” và “xứ người” còn có một khoảng cách.
Ở Việt Nam Luật giao thông đường bộ đã có từ lâu nhưng trên thực tế dường như vẫn tồn tại một thứ “luật” bất thành văn là: khi xảy ra tai nạn thì người đi ôtô thì phải đền người đi xe máy; người đi xe máy đền người đi xe đạp; và người đi xe đạp thì đền người đi bộ. Sự đúng sai theo Luật Giao thông do Nhà nước ban hành chỉ là “tình tiết” tăng nặng hay giảm nhẹ mức đền bù mà thôi.
Việc thiếu ý thức tôn trọng pháp luật giao thông như vậy đã dẫn đến nhiều ứng xử giao thông rất “made in Vietnam”: người đi bộ thì tuỳ tiện qua đường bất cứ chỗ nào, bất cứ lúc nào mình cần; xe đạp thì cứ vèo một cái lao từ ngõ ra phố; xe máy thích là “lượn lờ” trước mũi ô tô chẳng hề ngại vì “ông va vào tôi là ông đền đấy”… Cũng từ chỗ chẳng sợ luật, người ta sẵn sàng phóng nhanh, vượt ẩu, đi sai phần đường, vượt đèn đỏ… mà chẳng chút “áy náy” nào.
Khi đã không coi trọng pháp luật giao thông thì người ta cũng chẳng để ý đến cái gọi là “văn hoá giao thông”. Không cần biết đến những người khác cùng tham gia giao thông với mình, nhiều người cứ triệt để nguyên tắc “mạnh ai nấy đi”. Ngoài đường quốc lộ, xe ô tô này xin vượt, xe khác không cho chỉ vì… không thích cho, ai làm gì được nhau (?!). Trong đô thị, đường ùn tắc ư, ta cứ len lên đã, vướng người đi ngược chiều à, kệ ta cứ phải len. Ông kia xin đường để rẽ ư, tôi đang vội để tôi vượt qua ông đã rồi ông hẵng rẽ. Đang đi đường gặp bạn à, phanh “két”, đứng chống chân trò chuyện luôn. Người đi qua nhìn ư, nhìn cái gì, chúng tôi lâu mới gặp nhau, ông bà đi phải tránh chứ…
Có một ranh giới không rõ nét lắm giữa hành vi bị xem là không có “văn hoá giao thông” với hành vi vi phạm pháp luật giao thông. Đôi khi, người ta quên mất rằng việc “giành” đường, chèn ép nhau khi đi trên đường là vi phạm pháp luật giao thông chứ không chỉ là thiếu tôn trọng người cùng tham gia giao thông với mình. Ngược lại, người ta cũng ít khi để ý rằng thực hiện một hành vi được coi là có “văn hoá giao thông” (chẳng hạn đi xe đúng làn, dừng xe đúng vạch, ưu tiên nhường đường cho cho xe cứu hoả, xe cứu thương…) cũng chính là sự chấp hành nghiêm túc luật giao thông.
Rõ ràng giữa pháp luật giao thông và “văn hoá giao thông” có mối quan hệ khá khăng khít. Những hành vi, ứng xử “đẹp”, có văn hoá khi tham gia giao thông chỉ có được khi người ta hiểu và tôn trọng luật giao thông. Mặt khác, ý thức về lối sống văn hoá, tôn trọng người cùng tham gia giao thông sẽ là động cơ tốt thúc đẩy mọi người tìm hiểu và chấp hành luật giao thông. Nên chăng, cả hai ý thức này đều cần được song song nhấn mạnh trong những nỗ lực nhằm thay đổi ý thức của người tham gia giao thông – nguyên nhân chính của trên 85% vụ tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay.
p3 (Theo Vietnamnet).
:77::77::77::77::77::77::77: giao thông việt nam
Câu chuyện thứ hai là ở “xứ ta”. Một ông đi xe đạp đột ngột sang đường không vẫy tay xin đường làm một chị đi xe máy đâm phải. Không ai bị sao nhưng xe đạp và xe máy đều hỏng. Người đi đường xúm lại râm ran: “Ông xe đạp kia sai rõ. May mà không chết nhé. Thôi bà đi xe máy đưa ông ấy mấy đồng rồi đi đi…”. Chị đi xe máy rút một ít tiền ra đưa ông đi xe đạp rồi lẳng lặng dắt xe máy của mình đi tìm chỗ sửa.
Rõ ràng là có sự rất khác nhau về cách ứng xử của anh đi xe ô tô trong câu chuyện thứ nhất, và chị đi xe máy trong câu chuyện thứ hai, mặc dù trong câu chuyện, cả hai người đều là những người đi đúng luật giao thông. Đi tìm nguyên nhân sâu sa, người ta thấy nổi lên một điều là ý thức về pháp luật giao thông giữa “xứ ta” và “xứ người” còn có một khoảng cách.
Ở Việt Nam Luật giao thông đường bộ đã có từ lâu nhưng trên thực tế dường như vẫn tồn tại một thứ “luật” bất thành văn là: khi xảy ra tai nạn thì người đi ôtô thì phải đền người đi xe máy; người đi xe máy đền người đi xe đạp; và người đi xe đạp thì đền người đi bộ. Sự đúng sai theo Luật Giao thông do Nhà nước ban hành chỉ là “tình tiết” tăng nặng hay giảm nhẹ mức đền bù mà thôi.
Việc thiếu ý thức tôn trọng pháp luật giao thông như vậy đã dẫn đến nhiều ứng xử giao thông rất “made in Vietnam”: người đi bộ thì tuỳ tiện qua đường bất cứ chỗ nào, bất cứ lúc nào mình cần; xe đạp thì cứ vèo một cái lao từ ngõ ra phố; xe máy thích là “lượn lờ” trước mũi ô tô chẳng hề ngại vì “ông va vào tôi là ông đền đấy”… Cũng từ chỗ chẳng sợ luật, người ta sẵn sàng phóng nhanh, vượt ẩu, đi sai phần đường, vượt đèn đỏ… mà chẳng chút “áy náy” nào.
Khi đã không coi trọng pháp luật giao thông thì người ta cũng chẳng để ý đến cái gọi là “văn hoá giao thông”. Không cần biết đến những người khác cùng tham gia giao thông với mình, nhiều người cứ triệt để nguyên tắc “mạnh ai nấy đi”. Ngoài đường quốc lộ, xe ô tô này xin vượt, xe khác không cho chỉ vì… không thích cho, ai làm gì được nhau (?!). Trong đô thị, đường ùn tắc ư, ta cứ len lên đã, vướng người đi ngược chiều à, kệ ta cứ phải len. Ông kia xin đường để rẽ ư, tôi đang vội để tôi vượt qua ông đã rồi ông hẵng rẽ. Đang đi đường gặp bạn à, phanh “két”, đứng chống chân trò chuyện luôn. Người đi qua nhìn ư, nhìn cái gì, chúng tôi lâu mới gặp nhau, ông bà đi phải tránh chứ…
Có một ranh giới không rõ nét lắm giữa hành vi bị xem là không có “văn hoá giao thông” với hành vi vi phạm pháp luật giao thông. Đôi khi, người ta quên mất rằng việc “giành” đường, chèn ép nhau khi đi trên đường là vi phạm pháp luật giao thông chứ không chỉ là thiếu tôn trọng người cùng tham gia giao thông với mình. Ngược lại, người ta cũng ít khi để ý rằng thực hiện một hành vi được coi là có “văn hoá giao thông” (chẳng hạn đi xe đúng làn, dừng xe đúng vạch, ưu tiên nhường đường cho cho xe cứu hoả, xe cứu thương…) cũng chính là sự chấp hành nghiêm túc luật giao thông.
Rõ ràng giữa pháp luật giao thông và “văn hoá giao thông” có mối quan hệ khá khăng khít. Những hành vi, ứng xử “đẹp”, có văn hoá khi tham gia giao thông chỉ có được khi người ta hiểu và tôn trọng luật giao thông. Mặt khác, ý thức về lối sống văn hoá, tôn trọng người cùng tham gia giao thông sẽ là động cơ tốt thúc đẩy mọi người tìm hiểu và chấp hành luật giao thông. Nên chăng, cả hai ý thức này đều cần được song song nhấn mạnh trong những nỗ lực nhằm thay đổi ý thức của người tham gia giao thông – nguyên nhân chính của trên 85% vụ tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay.
p3 (Theo Vietnamnet).
:77::77::77::77::77::77::77: giao thông việt nam