Em cũng đã từng gặp vụ nhặt tiền rôi rồi đi thẳng
Bác xe ôm đang chở em, thấy phanh hự phát, nhảy vội xuống nhặt 2 tờ 100k rồi té, xung quanh cũng gàn 10 người cũng xúm lại nhặt nhưng em không biết có trả lại không. Lên xe đi tiếp em hỏi sao bác không trả cho người ta,
bác bẩu cả ngày chạy xe của tôi đấy chú ạ. Hic
Câu nói của lái xe ôm kia cũng là 1 ví dụ để thấy rằng, lí giải cho hiện tượng hôi tiền, hôi của này thì phần lớn là do giá trị vật chất chiếm tỷ trọng tương đối và không hề nhỏ so với kỳ vọng cuộc sống của những người tham gia hôi của. Giá trị vật chất càng tăng thì sẽ thu hút thêm những đối tượng mới nữa tham gia hôi của, mặc dù những đối tượng này nếu giá trị vật chất nhỏ hơn thì sẽ không tham gia đâu.
Để em diễn giải cụ thể ra nhé:
Giả sử nếu có người đi đường bị rơi tung tóe hàng trăm viên kim cương, mỗi viên ước giá trị cũng khoảng 100 triệu, thì nhiều người trong chúng ta có sẵn sàng bỏ qua sự tự trọng nhất thời để "túm lấy cơ hội ngàn vàng" này không? số tiền có thể tác động lớn cuộc sống của ta, nhất là hành vi này chỉ diễn ra chớp nhoáng, không sợ bị công an túm bắt và phải vào tù, và sau đó ta cũng đi khỏi chỗ đó chả ai còn nhớ mặt. Khoản tiền 100 triệu sẽ giúp ta được quá nhiều việc, và nó đủ sức đánh bại phạm trù tự vấn đạo đức chăng ?
Trước 1 số tiền lớn mà người hôi của không bị chịu rủi ro pháp lý, thì khía cạnh đạo đức sẽ tạm thời bị gác sang 1 bên thôi. Có một số rất ít người tự vấn đạo đức được mà không hề đoái hoài, vì họ có thể không có nhu cầu vật chất (sư xịn, bậc tu hành xịn, ...) hoặc vô cùng ít những người siêu giàu , 100 triệu đối với họ cũng chỉ đáng vài chai rượu xúc miệng khi chiêu đãi bạn bè.
Các cụ cứ hình dung từ mức độ thấp tới cao của các đồ vật/ tiền bạc bị rơi thì sẽ cảm nhận được sự gia tăng của số lượng người / số loại người tham gia hôi của.
Hành vi buôn bán trái phép chất ma túy cũng là công việc siêu lợi nhuận, nhưng do có đối trọng là tính trừng phạt cực cao của pháp luật (tử hình) nên không phải ai cũng dám làm việc này. Nhưng hành động hôi của diễn ra chớp nhoáng, và thường thì ít bị rủi ro pháp luật điều chỉnh, nên người ta tạm thời vứt phạm trù đạo đức sang 1 bên để thực hiện hành vi đó. Đặc biệt nếu giá trị của món đồ hôi của lên đến 1 tỷ chẳng hạn, thì bao nhiêu % các thành viên Otofun chấp nhận vô đạo đức tạm thời để có thể kiếm 1 món lợi từ trên trời rơi xuống? Phạm trù nhân quả lúc đó không đủ sức răn đe họ đâu, em nghĩ vậy.