- Biển số
- OF-27290
- Ngày cấp bằng
- 12/1/09
- Số km
- 282
- Động cơ
- 489,020 Mã lực
Nhà cháu mới viết bài review STB AVG bên tinhte.vn, tiện thể post qua đây hầu các cụ:
Đánh giá set top box AVG HHT-8888
Hồi mới xây, nhà mình chỉ định lắp 1 cái TV ở phòng ăn tại tầng 1, 1 cái nữa ở phòng khách tầng 2 nên không chạy cáp TV đi khắp nhà. Đợt rồi thằng ku nhà mình và bà nó thi nhau chiếm 2 cái TV nên "cực chẳng đã" mình đành đi tìm mua một cái đầu thu set top box về lắp trong phòng, để 2 vợ chồng giải trí với nhau.
Tham khảo chán chê, hỏi han cả thằng bạn đã xài rồi, mình mới đăng ký lắp box của AVG, vì thấy số lượng kênh vừa phải (108 kênh), có nhiều kênh phim HD mà mình thích xem và có Fashion TV HD mà vợ khoái coi. Quan trọng là không cần phải đấu dây, chạy cáp lằng nhằng và phí thuê bao khá mềm, chỉ 50.000 đồng mỗi tháng.
Quyết định vậy, mình đã gọi điện theo đường dây nóng của AVG đăng ký dịch vụ. Tới trưa thì tổng đài gọi lại xác nhận địa chỉ và buổi chiều thì kỹ thuật viên chạy tới lắp đặt. Hợp đồng dịch vụ ký tại chỗ với KTV, tổng mức phí ban đầu 1,5 tr để đổi lại 1 bộ box + antena và 12 tháng xem truyền hình miễn phí.
AVG cho phép trừ 150k từ số tiền ban đầu này nếu khách tự lắp đặt. Do thấy cũng chẳng có gì phức tạp lắm nên mình đề nghị tự lắp. Cậu kỹ thuật viên chỉ mở cái box để lấy thẻ AVG ra kích hoạt, hỏi mình có cần giúp đỡ thêm gì về cách sử dụng STB ko, rồi ra về. Nói tóm lại, quá trình đăng ký, lắp đặt nhanh gọn.
Nhân vật chính đây, lúc vẫn còn nguyên seal niêm phong.
* Phần cứng
Hộp chứa có cái box, 1 cái điều khiển, 1 cục đổi nguồn, 1 đoạn cáp HDMI, 1 cáp RCA để kết nối box với TV đời ơ kìa, thẻ bảo hành, 2 cục pin cho điều khiển, sách hướng dẫn sử dụng.
Box rất vuông vức, chắc chắn, không hề ọp ẹp khi cầm lên và bóp thử Trang web nói rằng box này do một công ty Tây Ban Nha thiết kế và cung cấp.
Tuy nhiên cái box mình nhận được lại nói rằng do công ty Woojeon & Handan (chắc của Hàn Quốc) thiết kế, made in Chị na. Về cơ bản thì thấy box cứng cáp, không "hàng mã" như cái box SCTV đang xài dưới nhà.
Mặt trước khá đơn giản. Từ phải qua có nút nguồn, phím Ok, Menu để điều chỉnh Box và các nút chỉnh kênh, âm lượng. Mặt trước có đèn LED đỏ, khi cắm điện mới sáng lên. Góc phải có ghi rõ đầu thu sử dụng công nghệ DVB-T2 (Digital Video Broadcasting – Second Generation Terrestrial - Truyền hình số mặt đất thế hệ 2), Model HHT-8888
Cạnh phải box là chỗ cắm thẻ giải mã AVG
Đằng sau có khá đầy đủ các cổng ăn chơi, gồm HDMI cho TV LCD hoặc Ampli/Receiver; cổng USB; jack RCA cho tín hiệu audio trái phải và video cho TV đời cũ; cổng quang phát tín hiệu audio số cho thiết bị giải mã như Receiver; jack cắm ăng-ten vào, jack chuyển tín hiệu ăng-ten xuống TV; cổng cắm đổi nguồn 12v .
Cổng USB không chỉ dùng để upgrade firmware mà còn phục vụ một tính năng quan trọng của STB là ghi lại chương trình truyền hình. Tính năng này rất ok nếu các bác muốn thu lại một trận đấu bóng đá hoặc một bộ phim hay để cả nhà cùng xem lại chẳng hạn. Cụ thể về tính năng này mình sẽ nói thêm ở các phần sau.
Ăng-ten đi kèm box đơn giản nhưng "nhỏ mà có võ", bắt sóng rất tốt. Mình lắp box ở tầng 3, các bên là tường nhà hàng xóm bao quanh. Phía trước nhà là nhà hàng xóm cũng đã lên tầng. Giữa 2 nhà chỉ còn 1 khoảng hở be bé. Nhưng chừng đó là đủ để ăng-ten bắt được sóng, với cường độ tín hiệu dao động từ 3-4 vạch sóng (4 vạch là mức cao nhất).
Điều khiển (remote) đơn giản nhưng đầy đủ chức năng, chữ in ở trên đều là tiếng Việt.
Dây tín hiệu HDMI là loại bình thường, không có gì đặc sắc. Tuy nhiên cũng chỉ cần thế là đủ, bởi nó chỉ làm nhiệm vụ phát tín hiệu hình ảnh, âm thanh số từ box tới TV/Receiver.
Đổi nguồn do Asian Power Devices chế tạo. Ai đã từng xài hàng máy tính hẳn có biết mấy cục PSU do bọn này chế tạo, hơi bị khỏe và bền. Bọn này cũng sản xuất đổi nguồn cho thằng Buffalo chuyên làm cục phát wifi. Coi như yên tâm phần điện đóm.
Với mình thì đổi nguồn tốt rất quan trọng vì cũng giống với PC, nó đảm bảo thiết bị sẽ hoạt động ổn định. Như con box SCTV của mình, đổi nguồn nóng phỏng tay, box cũng nóng, nếu để chạy qua đêm sang ngày hôm sau rất dễ bị treo, phải khởi động lại.
Em box AVG e ấp bên chàng "to cao đen hôi" của SCTV mà mình đang xài ở nhà. So sánh kích cỡ thì box của AVG nhỏ gọn, thanh thoát hơn.
SCTV dạo này đẩy mạnh địa bàn ở miền Bắc, chất lượng cũng được, nhưng lại phải dùng cáp mà phòng mình không thể chạy cáp vào. Dù sao mức phí đang khuyến mãi cho đầu HD là 80k, vẫn đắt hơn so với cái giá 50k của AVG. Lại nói về phí, hôm rồi nhận cái hóa đơn của SCTV hơn 300k cho mấy tháng dùng đầu SD nên càng ghét
Nhìn từ đằng sau, các đường input, output khá giống nhau, nhưng thiết kế panel phía sau của box AVG trông có vẻ gọn gàng và đẹp hơn, theo cảm quan của mình.
* Phần mềm
Hệ thống phần mềm của box khá đơn giản, không hoa lá màu mè. Nhấn vào nút Danh mục trên remote, màn hình sẽ chuyển vào Menu Quản lý kênh, với các menu phụ ở bên tay phải.
Submenu Lịch phát sóng là một trong những điểm gây bất ngờ với mình. Lịch có đủ danh sách các kênh, kèm theo số kênh để tiện chuyển theo số.
Mỗi kênh nằm bên tay trái có nội dung kênh trong ngày đầy đủ bên tay phải, bao gồm tên chương trình, phát trong thời gian nào. Phía dưới phần nội dung kênh là giới thiệu tóm tắt về nội dung từng chương trình.
Trong lúc xem các thông tin trên, ta vẫn có thể xem TV, được phát qua một khung cửa sổ nhỏ như trên hình.
Nhấn nút màu xanh lá trên remote có thể xem lịch phát sóng ngày hôm sau. Tương tự, nút đỏ cho biết lịch phát của ngày hôm trước.
Nhấn nút "i" trên remote, thông tin giới thiệu chi tiết về nội dung chương trình đang phát sẽ hiện ra. Tính năng này SCTV không có, chẳng rõ các đài khác có ko. Với nhiều người, có thể tính năng này không quan trọng, nhưng với mình, nó cho thấy sự cẩn thận và chi tiết khi làm nội dung của nhà đài.
Menu Tiện ích liên quan tới hoạt động ghi nội dung chương trình truyền hình vào USB. Menu này chỉ sáng lên sau khi ta đã thu xong ít nhất 1 đoạn chương trình.
Sub menu Danh sách chương trình liệt kê tất cả các đoạn video mà ta đã ghi lại khi xem chương trình. Khi ta lựa chọn một video nào đó để xem thì nhiều thông tin chi tiết về nó sẽ hiện ra, gồm dung lượng video, kênh gì, thu ngày nào, kích thước file.
Thiết lập chương trình là nơi lựa chọn thời gian ghi 1 đoạn video. Mặc định là 1 tiếng, tối đa 6 tiếng, tối thiểu 30 phút. Với một bộ phim hay cũng thường chỉ dài từ 1h30 tới 2h thì thời gian ghi 6 tiếng tối đa là quá thừa thãi.
Menu Thông tin, gồm các Submenu Thông tin khóa mã và Thông tin hệ thống
Phần thông tin mã khóa có đầy đủ các thông tin cần thiết để các bác tra cứu, đặc biệt là thông tin trạng thái thuê bao để tiện theo dõi. Submenu Khuyến cáo độ tuổi để tiện quản lý nếu nhà có trẻ nhỏ. Submenu hộp thư, nơi nhận message do AVG gửi tới
Menu Thiết lập người dùng có một số tính năng quan trọng, nằm tập trung ở Submenu Thiết lập đầu ra A/V (Audio - Video)
Submenu này kiểm soát việc chỉnh tỷ lệ khuôn hình, gồm chế độ Toàn màn hình, 16:9 cho màn hình LCD bình thường, 4:3 cho màn hình CRT hoặc các loại LCD màn hình vuông (mình sẽ đề cập tới sau), letter box để phát chế độ hình ảnh 16:9 cho màn hình 4:3. Chế độ tương phản để chỉnh độ tương phản của hình ảnh. Chế độ âm thanh gồm Stereo và 5.1. Định dạng gồm 720p (HD), 1080i (Full HD dạng upscale) và 1080p (Full HD xịn). Cuối cùng là Đóng băng, để tạm dừng (Pause) cảnh nào đó mà các bác thấy hay trong khi xem video.
Thiết lập ngôn ngữ có tiếng Anh và tiếng Việt. Tùy vào ngôn ngữ được lựa chọn mà giao diện box sẽ dùng tiếng Anh hoặc Việt.
Lựa chọn luồng tiếng chính và thứ 2 dùng để thay đổi âm thanh cho các kênh truyền hình, đặc biệt là 2 kênh phim StarMovie và HBO. Trước mình đọc trên mạng thấy có bác không thích việc AVG cho người thuyết minh 2 kênh HBO HD và StarMovie HD. Cá nhân mình thì rất khoái việc thuyết minh, vì đọc phụ đề nhiều khi lại không thoải mái thưởng thức phim. Bác nào không khoái thuyết minh thì chỉ cần chỉnh luồng tiếng chính sang tiếng Anh là xong, 2 kênh này sẽ chỉ còn lại tiếng Anh và phụ đề.
Lựa chọn phụ đề mặc định là tắt. Nhưng khi bật lên thì cũng ko có gì thay đổi với các phụ đề.
Menu cuối là Thiết lập hệ thống, tại đây các bác sẽ dò kênh, chỉnh ăngten, cài đặt firmware cho box. Firmware là cụm từ vẫn còn khiến mình "tim đập chân run". Ngày xưa có cái modem ZoomX3 chạy đang ngon, up firmware cái tèo luôn. Nên là ở menu này, mình cũng chỉ quan tâm tới 2 chức năng dò kênh.
Dò tự động là nhanh và đơn giản nhất. Khi dò tự động, box sẽ hỏi có xóa danh sách kênh không, trước khi nó dò kênh. Tốc độ dò rất nhanh và về cơ bản, đây là điểm ưu việt chung của các set top box so với TV dò sóng analog bình thường.
Tuy nhiên bác nào thích dò bằng tay cũng ko vấn đề gì. Mục dò bằng tay có hiển thị cường độ và chất lượng sóng để tiện theo dõi và điều chỉnh ăng-ten\
* Trải nghiệm sử dụng
Tới nay mình đã sử dụng đầu thu AVG được một thời gian tương đối dài và thấy khá hài lòng với chất lượng của box. Cái box nhà mình mỗi ngày thường chạy khoảng 4 tiếng, từ 8 giờ tối tới khoảng 12 giờ đêm (thời gian mình rảnh nhất và có thể xem phim).
Có hôm box bật liên tục cả ngày và mình chỉ tắt TV khi không sử dụng. Tuy nhiên sờ bên ngoài box cũng chỉ hơi âm ấm, không hề bị treo, chẳng giống mấy cái đầu SCTV dưới nhà, thi thoảng lại treo cứng.
Các nhóm kênh được AVG sắp xếp khá khoa học. Các nhóm kênh tin tức ở cạnh nhau, tương tự là nhóm kênh thể thao, phim ảnh, âm nhạc, giải trí tổng hợp, VTV, HTV ... Cách sắp xếp này cũng giống với SCTV. Các kênh phim nằm ở nhóm số bé, khiến những người mê phim và lười bấm như mình thấy rất tiện.
AVG có nhóm kênh ca nhạc, có lẽ sinh ra để đáp ứng nhu cầu có-mọi-thứ-trong-một-thiết bị. Các bài hát phát trên những kênh này có cả lời đi kèm từng ca khúc để các bác hát theo
Riêng kênh đọc sách, nhà mình hay cắm đường tiếng của box vào loa, vặn bé vào đêm nghe dễ ngủ vô cùng các bác ợ.
Về cơ bản nhà mình rất hay xem các kênh phim như HBO, Star Movie, Cinemax. Qua thời gian sử dụng, có thể thấy box xử lý khá tốt, hình ảnh trong phim rất nét, màu sắc tách bạch, xanh ra xanh, đỏ ra đỏ, không bết màu hay nhòe nhoẹt.
So sánh với SCTV thì thấy màu có vẻ tươi hơn và độ nổi của màu nhỉnh hơn (so với cùng kênh HBO HD và Star Movie HD).
Có một điểm mạnh của AVG là 2 kênh phim chính này đều có thuyết minh tiếng Việt. Mình cho đây là điểm cộng lớn vì bình thường toàn phải đóng vai người thuyết minh, nhiều khi đọc không kịp phụ đề lại bị càu nhàu.
Lồng tiếng khiến việc thưởng thức phim đã hơn. Nhưng trong thời gian sử dụng, thi thoảng mình thấy có 1 vài phim lồng tiếng có vẻ chưa khớp với cảnh hành động, như gần đây là Hunger Games: Catching Fire.
Thuyết minh của các kênh phim gồm 1 giọng nam và thêm 1 giọng nữ trong các cảnh hội thoại. Bác nào thấy nhàm quá hoặc không thích sự xuất hiện của thuyết minh làm hỏng trải nghiệm xem phim thì tắt thuyết minh ở phần Luồng tiếng chính trong Sub menu Thiết lập ngôn ngữ. Chuyển sang tiếng Anh xong, các phim sẽ trở về âm thanh gốc. Âm thanh gốc hiển nhiên có chất lượng cao hơn so với thuyết minh, nhất là khi nghe với giàn âm thanh. Thi thoảng mình chuyển sang âm thanh gốc này khi mang box xuống gắn với bộ giàn dưới nhà, xem phim cũng đã lắm.
Thể thao không phải thế mạnh nổi trội của AVG, nhưng cũng không thiếu các kênh thể thao như Fox HD, TrueTV, Bóng đá TV, VTC thể thao.
Khi bắt đầu dùng mới thấy hệ thống thông tin của box rất hay ho. Trong lúc xem, muốn biết phim dài bao lâu, sẽ chiếu từ khi nào tới khi nào, có đáng xem không, các bác chỉ việc bấm nút "i" (Information - Thông tin) trên phím điều khiển.
Nút này sẽ hiện ra dòng giới thiệu về phim đang chiếu, việc nó sẽ kéo dài tới bao lâu và sau đó là phim gì. Cùng với lựa chọn thuyết minh tiếng Việt thì tính năng thông tin chương trình này là 2 điều khiến mình khoái nhất về box AVG.
Tính năng thu hình của box khá thú vị, dễ sử dụng. Nhấn nút ghi (biểu tượng hình tròn màu đỏ trên remote), chương trình sẽ lập tức được ghi lại, với tên file là tên phim/chương trình đang phát trên kênh. Khi box đang ghi, trên TV sẽ hiển thị một chữ R (Recording) màu trắng nằm trong một hình tròn màu đỏ. Với các chương trình không có tên trong lịch phát, box sẽ lấy tên kênh làm tên file.
Cuối cùng, điểm khiến mình quyết định mua box AVG chính là khả năng di động của nó rất mạnh. Cái box tháo ăng-ten, đổi nguồn, dây HDMI và cuộn gọn lại xong (khoảng 1-2 phút) là có thể mang đi bất kỳ đâu. Tới nơi lại lắp vào, xem TV phà phà.
Mình đã thử lắp trên sân thượng để vừa hít thở khí trời trong lành vừa xem TV và kết quả là như trên. Với truyền hình cáp thì có lẽ chuyện này chỉ có trong mơ.
Có thể nói với chi phí ban đầu chỉ 1,5 tr và miễn phí thuê bao trong vòng 1 năm đầu, box của AVG là sản phẩm rất đáng "đồng tiền bát gạo", với hình ảnh nét, đẹp, kênh phim thuyết minh tiếng Việt và khả năng di động thực sự "vô đối", theo cảm nhận cá nhân mình.
Đánh giá set top box AVG HHT-8888
Hồi mới xây, nhà mình chỉ định lắp 1 cái TV ở phòng ăn tại tầng 1, 1 cái nữa ở phòng khách tầng 2 nên không chạy cáp TV đi khắp nhà. Đợt rồi thằng ku nhà mình và bà nó thi nhau chiếm 2 cái TV nên "cực chẳng đã" mình đành đi tìm mua một cái đầu thu set top box về lắp trong phòng, để 2 vợ chồng giải trí với nhau.
Tham khảo chán chê, hỏi han cả thằng bạn đã xài rồi, mình mới đăng ký lắp box của AVG, vì thấy số lượng kênh vừa phải (108 kênh), có nhiều kênh phim HD mà mình thích xem và có Fashion TV HD mà vợ khoái coi. Quan trọng là không cần phải đấu dây, chạy cáp lằng nhằng và phí thuê bao khá mềm, chỉ 50.000 đồng mỗi tháng.
Quyết định vậy, mình đã gọi điện theo đường dây nóng của AVG đăng ký dịch vụ. Tới trưa thì tổng đài gọi lại xác nhận địa chỉ và buổi chiều thì kỹ thuật viên chạy tới lắp đặt. Hợp đồng dịch vụ ký tại chỗ với KTV, tổng mức phí ban đầu 1,5 tr để đổi lại 1 bộ box + antena và 12 tháng xem truyền hình miễn phí.
AVG cho phép trừ 150k từ số tiền ban đầu này nếu khách tự lắp đặt. Do thấy cũng chẳng có gì phức tạp lắm nên mình đề nghị tự lắp. Cậu kỹ thuật viên chỉ mở cái box để lấy thẻ AVG ra kích hoạt, hỏi mình có cần giúp đỡ thêm gì về cách sử dụng STB ko, rồi ra về. Nói tóm lại, quá trình đăng ký, lắp đặt nhanh gọn.
Nhân vật chính đây, lúc vẫn còn nguyên seal niêm phong.
* Phần cứng
Hộp chứa có cái box, 1 cái điều khiển, 1 cục đổi nguồn, 1 đoạn cáp HDMI, 1 cáp RCA để kết nối box với TV đời ơ kìa, thẻ bảo hành, 2 cục pin cho điều khiển, sách hướng dẫn sử dụng.
Box rất vuông vức, chắc chắn, không hề ọp ẹp khi cầm lên và bóp thử Trang web nói rằng box này do một công ty Tây Ban Nha thiết kế và cung cấp.
Tuy nhiên cái box mình nhận được lại nói rằng do công ty Woojeon & Handan (chắc của Hàn Quốc) thiết kế, made in Chị na. Về cơ bản thì thấy box cứng cáp, không "hàng mã" như cái box SCTV đang xài dưới nhà.
Mặt trước khá đơn giản. Từ phải qua có nút nguồn, phím Ok, Menu để điều chỉnh Box và các nút chỉnh kênh, âm lượng. Mặt trước có đèn LED đỏ, khi cắm điện mới sáng lên. Góc phải có ghi rõ đầu thu sử dụng công nghệ DVB-T2 (Digital Video Broadcasting – Second Generation Terrestrial - Truyền hình số mặt đất thế hệ 2), Model HHT-8888
Cạnh phải box là chỗ cắm thẻ giải mã AVG
Đằng sau có khá đầy đủ các cổng ăn chơi, gồm HDMI cho TV LCD hoặc Ampli/Receiver; cổng USB; jack RCA cho tín hiệu audio trái phải và video cho TV đời cũ; cổng quang phát tín hiệu audio số cho thiết bị giải mã như Receiver; jack cắm ăng-ten vào, jack chuyển tín hiệu ăng-ten xuống TV; cổng cắm đổi nguồn 12v .
Cổng USB không chỉ dùng để upgrade firmware mà còn phục vụ một tính năng quan trọng của STB là ghi lại chương trình truyền hình. Tính năng này rất ok nếu các bác muốn thu lại một trận đấu bóng đá hoặc một bộ phim hay để cả nhà cùng xem lại chẳng hạn. Cụ thể về tính năng này mình sẽ nói thêm ở các phần sau.
Ăng-ten đi kèm box đơn giản nhưng "nhỏ mà có võ", bắt sóng rất tốt. Mình lắp box ở tầng 3, các bên là tường nhà hàng xóm bao quanh. Phía trước nhà là nhà hàng xóm cũng đã lên tầng. Giữa 2 nhà chỉ còn 1 khoảng hở be bé. Nhưng chừng đó là đủ để ăng-ten bắt được sóng, với cường độ tín hiệu dao động từ 3-4 vạch sóng (4 vạch là mức cao nhất).
Điều khiển (remote) đơn giản nhưng đầy đủ chức năng, chữ in ở trên đều là tiếng Việt.
Dây tín hiệu HDMI là loại bình thường, không có gì đặc sắc. Tuy nhiên cũng chỉ cần thế là đủ, bởi nó chỉ làm nhiệm vụ phát tín hiệu hình ảnh, âm thanh số từ box tới TV/Receiver.
Đổi nguồn do Asian Power Devices chế tạo. Ai đã từng xài hàng máy tính hẳn có biết mấy cục PSU do bọn này chế tạo, hơi bị khỏe và bền. Bọn này cũng sản xuất đổi nguồn cho thằng Buffalo chuyên làm cục phát wifi. Coi như yên tâm phần điện đóm.
Với mình thì đổi nguồn tốt rất quan trọng vì cũng giống với PC, nó đảm bảo thiết bị sẽ hoạt động ổn định. Như con box SCTV của mình, đổi nguồn nóng phỏng tay, box cũng nóng, nếu để chạy qua đêm sang ngày hôm sau rất dễ bị treo, phải khởi động lại.
Em box AVG e ấp bên chàng "to cao đen hôi" của SCTV mà mình đang xài ở nhà. So sánh kích cỡ thì box của AVG nhỏ gọn, thanh thoát hơn.
SCTV dạo này đẩy mạnh địa bàn ở miền Bắc, chất lượng cũng được, nhưng lại phải dùng cáp mà phòng mình không thể chạy cáp vào. Dù sao mức phí đang khuyến mãi cho đầu HD là 80k, vẫn đắt hơn so với cái giá 50k của AVG. Lại nói về phí, hôm rồi nhận cái hóa đơn của SCTV hơn 300k cho mấy tháng dùng đầu SD nên càng ghét
Nhìn từ đằng sau, các đường input, output khá giống nhau, nhưng thiết kế panel phía sau của box AVG trông có vẻ gọn gàng và đẹp hơn, theo cảm quan của mình.
* Phần mềm
Hệ thống phần mềm của box khá đơn giản, không hoa lá màu mè. Nhấn vào nút Danh mục trên remote, màn hình sẽ chuyển vào Menu Quản lý kênh, với các menu phụ ở bên tay phải.
Submenu Lịch phát sóng là một trong những điểm gây bất ngờ với mình. Lịch có đủ danh sách các kênh, kèm theo số kênh để tiện chuyển theo số.
Mỗi kênh nằm bên tay trái có nội dung kênh trong ngày đầy đủ bên tay phải, bao gồm tên chương trình, phát trong thời gian nào. Phía dưới phần nội dung kênh là giới thiệu tóm tắt về nội dung từng chương trình.
Trong lúc xem các thông tin trên, ta vẫn có thể xem TV, được phát qua một khung cửa sổ nhỏ như trên hình.
Nhấn nút màu xanh lá trên remote có thể xem lịch phát sóng ngày hôm sau. Tương tự, nút đỏ cho biết lịch phát của ngày hôm trước.
Nhấn nút "i" trên remote, thông tin giới thiệu chi tiết về nội dung chương trình đang phát sẽ hiện ra. Tính năng này SCTV không có, chẳng rõ các đài khác có ko. Với nhiều người, có thể tính năng này không quan trọng, nhưng với mình, nó cho thấy sự cẩn thận và chi tiết khi làm nội dung của nhà đài.
Menu Tiện ích liên quan tới hoạt động ghi nội dung chương trình truyền hình vào USB. Menu này chỉ sáng lên sau khi ta đã thu xong ít nhất 1 đoạn chương trình.
Sub menu Danh sách chương trình liệt kê tất cả các đoạn video mà ta đã ghi lại khi xem chương trình. Khi ta lựa chọn một video nào đó để xem thì nhiều thông tin chi tiết về nó sẽ hiện ra, gồm dung lượng video, kênh gì, thu ngày nào, kích thước file.
Thiết lập chương trình là nơi lựa chọn thời gian ghi 1 đoạn video. Mặc định là 1 tiếng, tối đa 6 tiếng, tối thiểu 30 phút. Với một bộ phim hay cũng thường chỉ dài từ 1h30 tới 2h thì thời gian ghi 6 tiếng tối đa là quá thừa thãi.
Menu Thông tin, gồm các Submenu Thông tin khóa mã và Thông tin hệ thống
Phần thông tin mã khóa có đầy đủ các thông tin cần thiết để các bác tra cứu, đặc biệt là thông tin trạng thái thuê bao để tiện theo dõi. Submenu Khuyến cáo độ tuổi để tiện quản lý nếu nhà có trẻ nhỏ. Submenu hộp thư, nơi nhận message do AVG gửi tới
Menu Thiết lập người dùng có một số tính năng quan trọng, nằm tập trung ở Submenu Thiết lập đầu ra A/V (Audio - Video)
Submenu này kiểm soát việc chỉnh tỷ lệ khuôn hình, gồm chế độ Toàn màn hình, 16:9 cho màn hình LCD bình thường, 4:3 cho màn hình CRT hoặc các loại LCD màn hình vuông (mình sẽ đề cập tới sau), letter box để phát chế độ hình ảnh 16:9 cho màn hình 4:3. Chế độ tương phản để chỉnh độ tương phản của hình ảnh. Chế độ âm thanh gồm Stereo và 5.1. Định dạng gồm 720p (HD), 1080i (Full HD dạng upscale) và 1080p (Full HD xịn). Cuối cùng là Đóng băng, để tạm dừng (Pause) cảnh nào đó mà các bác thấy hay trong khi xem video.
Thiết lập ngôn ngữ có tiếng Anh và tiếng Việt. Tùy vào ngôn ngữ được lựa chọn mà giao diện box sẽ dùng tiếng Anh hoặc Việt.
Lựa chọn luồng tiếng chính và thứ 2 dùng để thay đổi âm thanh cho các kênh truyền hình, đặc biệt là 2 kênh phim StarMovie và HBO. Trước mình đọc trên mạng thấy có bác không thích việc AVG cho người thuyết minh 2 kênh HBO HD và StarMovie HD. Cá nhân mình thì rất khoái việc thuyết minh, vì đọc phụ đề nhiều khi lại không thoải mái thưởng thức phim. Bác nào không khoái thuyết minh thì chỉ cần chỉnh luồng tiếng chính sang tiếng Anh là xong, 2 kênh này sẽ chỉ còn lại tiếng Anh và phụ đề.
Lựa chọn phụ đề mặc định là tắt. Nhưng khi bật lên thì cũng ko có gì thay đổi với các phụ đề.
Menu cuối là Thiết lập hệ thống, tại đây các bác sẽ dò kênh, chỉnh ăngten, cài đặt firmware cho box. Firmware là cụm từ vẫn còn khiến mình "tim đập chân run". Ngày xưa có cái modem ZoomX3 chạy đang ngon, up firmware cái tèo luôn. Nên là ở menu này, mình cũng chỉ quan tâm tới 2 chức năng dò kênh.
Dò tự động là nhanh và đơn giản nhất. Khi dò tự động, box sẽ hỏi có xóa danh sách kênh không, trước khi nó dò kênh. Tốc độ dò rất nhanh và về cơ bản, đây là điểm ưu việt chung của các set top box so với TV dò sóng analog bình thường.
Tuy nhiên bác nào thích dò bằng tay cũng ko vấn đề gì. Mục dò bằng tay có hiển thị cường độ và chất lượng sóng để tiện theo dõi và điều chỉnh ăng-ten\
* Trải nghiệm sử dụng
Tới nay mình đã sử dụng đầu thu AVG được một thời gian tương đối dài và thấy khá hài lòng với chất lượng của box. Cái box nhà mình mỗi ngày thường chạy khoảng 4 tiếng, từ 8 giờ tối tới khoảng 12 giờ đêm (thời gian mình rảnh nhất và có thể xem phim).
Có hôm box bật liên tục cả ngày và mình chỉ tắt TV khi không sử dụng. Tuy nhiên sờ bên ngoài box cũng chỉ hơi âm ấm, không hề bị treo, chẳng giống mấy cái đầu SCTV dưới nhà, thi thoảng lại treo cứng.
Các nhóm kênh được AVG sắp xếp khá khoa học. Các nhóm kênh tin tức ở cạnh nhau, tương tự là nhóm kênh thể thao, phim ảnh, âm nhạc, giải trí tổng hợp, VTV, HTV ... Cách sắp xếp này cũng giống với SCTV. Các kênh phim nằm ở nhóm số bé, khiến những người mê phim và lười bấm như mình thấy rất tiện.
AVG có nhóm kênh ca nhạc, có lẽ sinh ra để đáp ứng nhu cầu có-mọi-thứ-trong-một-thiết bị. Các bài hát phát trên những kênh này có cả lời đi kèm từng ca khúc để các bác hát theo
Riêng kênh đọc sách, nhà mình hay cắm đường tiếng của box vào loa, vặn bé vào đêm nghe dễ ngủ vô cùng các bác ợ.
Về cơ bản nhà mình rất hay xem các kênh phim như HBO, Star Movie, Cinemax. Qua thời gian sử dụng, có thể thấy box xử lý khá tốt, hình ảnh trong phim rất nét, màu sắc tách bạch, xanh ra xanh, đỏ ra đỏ, không bết màu hay nhòe nhoẹt.
So sánh với SCTV thì thấy màu có vẻ tươi hơn và độ nổi của màu nhỉnh hơn (so với cùng kênh HBO HD và Star Movie HD).
Có một điểm mạnh của AVG là 2 kênh phim chính này đều có thuyết minh tiếng Việt. Mình cho đây là điểm cộng lớn vì bình thường toàn phải đóng vai người thuyết minh, nhiều khi đọc không kịp phụ đề lại bị càu nhàu.
Lồng tiếng khiến việc thưởng thức phim đã hơn. Nhưng trong thời gian sử dụng, thi thoảng mình thấy có 1 vài phim lồng tiếng có vẻ chưa khớp với cảnh hành động, như gần đây là Hunger Games: Catching Fire.
Thuyết minh của các kênh phim gồm 1 giọng nam và thêm 1 giọng nữ trong các cảnh hội thoại. Bác nào thấy nhàm quá hoặc không thích sự xuất hiện của thuyết minh làm hỏng trải nghiệm xem phim thì tắt thuyết minh ở phần Luồng tiếng chính trong Sub menu Thiết lập ngôn ngữ. Chuyển sang tiếng Anh xong, các phim sẽ trở về âm thanh gốc. Âm thanh gốc hiển nhiên có chất lượng cao hơn so với thuyết minh, nhất là khi nghe với giàn âm thanh. Thi thoảng mình chuyển sang âm thanh gốc này khi mang box xuống gắn với bộ giàn dưới nhà, xem phim cũng đã lắm.
Thể thao không phải thế mạnh nổi trội của AVG, nhưng cũng không thiếu các kênh thể thao như Fox HD, TrueTV, Bóng đá TV, VTC thể thao.
Khi bắt đầu dùng mới thấy hệ thống thông tin của box rất hay ho. Trong lúc xem, muốn biết phim dài bao lâu, sẽ chiếu từ khi nào tới khi nào, có đáng xem không, các bác chỉ việc bấm nút "i" (Information - Thông tin) trên phím điều khiển.
Nút này sẽ hiện ra dòng giới thiệu về phim đang chiếu, việc nó sẽ kéo dài tới bao lâu và sau đó là phim gì. Cùng với lựa chọn thuyết minh tiếng Việt thì tính năng thông tin chương trình này là 2 điều khiến mình khoái nhất về box AVG.
Tính năng thu hình của box khá thú vị, dễ sử dụng. Nhấn nút ghi (biểu tượng hình tròn màu đỏ trên remote), chương trình sẽ lập tức được ghi lại, với tên file là tên phim/chương trình đang phát trên kênh. Khi box đang ghi, trên TV sẽ hiển thị một chữ R (Recording) màu trắng nằm trong một hình tròn màu đỏ. Với các chương trình không có tên trong lịch phát, box sẽ lấy tên kênh làm tên file.
Cuối cùng, điểm khiến mình quyết định mua box AVG chính là khả năng di động của nó rất mạnh. Cái box tháo ăng-ten, đổi nguồn, dây HDMI và cuộn gọn lại xong (khoảng 1-2 phút) là có thể mang đi bất kỳ đâu. Tới nơi lại lắp vào, xem TV phà phà.
Mình đã thử lắp trên sân thượng để vừa hít thở khí trời trong lành vừa xem TV và kết quả là như trên. Với truyền hình cáp thì có lẽ chuyện này chỉ có trong mơ.
Có thể nói với chi phí ban đầu chỉ 1,5 tr và miễn phí thuê bao trong vòng 1 năm đầu, box của AVG là sản phẩm rất đáng "đồng tiền bát gạo", với hình ảnh nét, đẹp, kênh phim thuyết minh tiếng Việt và khả năng di động thực sự "vô đối", theo cảm nhận cá nhân mình.