Em ngu nên hỏi các bác về Mô men xoắn của ô tô...

Ho Cong

Xe buýt
Biển số
OF-1601
Ngày cấp bằng
30/8/06
Số km
709
Động cơ
579,530 Mã lực
Em đi xem xe thường để ý về "chấm" (vd: 1.5L; 2.0L...), chấm càng to thì xe càng mạnh và đồng nghĩa với hao xăng hơn.
Thằng bạn em thì lại ko như thế! Vô triển lãm xem xe thì nó lại để ý cái "mô men xoắn". Nó lý giải là cái xoắn nó càng cao, xe càng vọt lẹ, bốc, chạy thế mới sướng.
Tuy nhiên em để ý trong catalogue về cái "chấm" thì các hãng xe đều thống nhất như nhau, nhưng cái "xoắn" (Max.torque) thì số liệu mỗi xe mỗi khác. Vd: Kia Rio =14.0 kg.m/4200 Rpm; Yaris= 14.4kg.m/4200 Rpm; Mazda2= 138kg.m/4000 Rpm... (ngoài ra còn thông số Nm/V/Rpm nữa).
Vậy có phải khi chọn thì lấy tỷ lệ giữa Kg.m và Rpm càng cao càng tốt phải ko? Tại sao các hãng xe ko thống nhất số vòng quay (Rpm) cùng 1 thông số cho dễ xem? Thằng bạn em nó có đúng ko?
Còn các bác khi chọn xe có xem yếu tố này là quan trọng ko???
 

Motor Buoc

Xe buýt
Biển số
OF-154765
Ngày cấp bằng
30/8/12
Số km
646
Động cơ
358,140 Mã lực
Trong thiết kế động cơ, công suất thể hiện cho khả năng đạt tốc độ nhanh hay chậm, còn Mô-men xoắn đặc trưng cho khả năng chịu tải tức thời của động cơ. Mô-men xoắn càng cao, xe càng "bốc" và kéo khỏe nhưng không đạt được vận tốc cao, đa số các xe địa hình, xe kéo sẽ được thiết kế để có mômen xoắn lớn.Giống như việc bạn đi ở số thấp (tỷ số truyền lớn), mô-men xoắn cao nên xe “bốc” nhưng không thể đi nhanh còn khi đi ở số cao, mô-men xoắn nhỏ, xe đi với tốc độ cao nhưng yếu.
 

Caterpillar

Xe điện
Biển số
OF-90632
Ngày cấp bằng
2/4/11
Số km
2,094
Động cơ
424,273 Mã lực
Em lấy công suất chia cho trọng lượng, càng lớn em càng thích, đấy là lý do tại sao Vios bốc :D
 

xengon

Xe tải
Biển số
OF-86917
Ngày cấp bằng
28/2/11
Số km
264
Động cơ
411,042 Mã lực
Tuổi
49
Nơi ở
Cửa ngõ Thủ Đô
Momen xoắn càng cao thì các chi tiết máy liên quan đến hệ truyền động càng phải tốt hở các cụ?
 

buituan

Xe tải
Biển số
OF-7983
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
312
Động cơ
539,355 Mã lực
Mỗi một động cơ hãng chế tạo đạt đc momen xoắn và công suất tối đa ở số vòng quay khác nhau cụ ạ, đó là bí quyết công nghệ và cở sở để đánh giá động cơ nào ưu việt hơn. Việc đó giải thích cho viêc tại sao động cơ này đạt max torque tại 4000rpm mà cái khác 4200 hoặc 4400.
Thân!
 

anhtuanhk2003

Xe hơi
Biển số
OF-129644
Ngày cấp bằng
6/2/12
Số km
136
Động cơ
375,633 Mã lực
Mỗi một động cơ hãng chế tạo đạt đc momen xoắn và công suất tối đa ở số vòng quay khác nhau cụ ạ, đó là bí quyết công nghệ và cở sở để đánh giá động cơ nào ưu việt hơn. Việc đó giải thích cho viêc tại sao động cơ này đạt max torque tại 4000rpm mà cái khác 4200 hoặc 4400.
Thân!
em đồng ý với ý kiến của cụ. cái này là do đường đặc tính của mỗi loại động cơ khác nhau
 

ducnghianhik11

Đi bộ
Biển số
OF-320146
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1
Động cơ
290,910 Mã lực
bạn bác xem như vậy cũng có cái lý của bác ấy đấy, xe du lịch cùng phân khúc sẽ cho công suất không chênh lệch nhau nhiều.
Có công suất cực đại lớn => đạt được tốc độ cao
Có mô-men xoắn cực đại lớn => cho khả năng tải nặng, lực kéo mạnh, tăng tốc nhanh, xe bốc hơn
Như vậy thì mô men xoắn cao làm cho xe của bác cảm giác khoẻ hơn những xe khác.
Bác có để ý những người đi xem xe họ thường nhận xét là: xe này đi chắc =>yếu tố khung gầm, thứ 2 họ nói xe bốc hơn hay không bản chất họ để ý tới mô men chứ không phải công suất nhưng họ lại nghĩ là công suất.
yếu tố công suất thì chỉ đi ra đường trường mới nhận xét được. còn 2 yếu tố kia đi xem xe tại showroom các bác biết được ngay.
đến đây chắc bác có kệt luận yếu tố nào quan trọng hơn rồi chứ.
 

nguyenlinhct

Xe tăng
Biển số
OF-315225
Ngày cấp bằng
9/4/14
Số km
1,415
Động cơ
306,890 Mã lực
Nơi ở
Family is best
bạn bác xem như vậy cũng có cái lý của bác ấy đấy, xe du lịch cùng phân khúc sẽ cho công suất không chênh lệch nhau nhiều.
Có công suất cực đại lớn => đạt được tốc độ cao
Có mô-men xoắn cực đại lớn => cho khả năng tải nặng, lực kéo mạnh, tăng tốc nhanh, xe bốc hơn
Như vậy thì mô men xoắn cao làm cho xe của bác cảm giác khoẻ hơn những xe khác.
Bác có để ý những người đi xem xe họ thường nhận xét là: xe này đi chắc =>yếu tố khung gầm, thứ 2 họ nói xe bốc hơn hay không bản chất họ để ý tới mô men chứ không phải công suất nhưng họ lại nghĩ là công suất.
yếu tố công suất thì chỉ đi ra đường trường mới nhận xét được. còn 2 yếu tố kia đi xem xe tại showroom các bác biết được ngay.
đến đây chắc bác có kệt luận yếu tố nào quan trọng hơn rồi chứ.
cụ đào mộ ghê quá, nhưng rất hoan nghênh ý kiến của cụ
 

X-driverxin

Xe hơi
Biển số
OF-182030
Ngày cấp bằng
25/2/13
Số km
100
Động cơ
336,650 Mã lực
Thông tin bổ ích quá, cảm ơn các cụ...em hóng chuyện tiếp...
 

binht2

Xe đạp
Biển số
OF-94148
Ngày cấp bằng
5/5/11
Số km
31
Động cơ
402,140 Mã lực
Gửi bác tham khảo....
http://www.otofun.net/threads/625907-tim-hieu-them-ve-moment-xoan-cuc-dai-va-cong-suat-lon-nhat-cua-dong-co?p=16534389#post16534389

Tìm hiểu thêm về Moment xoắn cực đại và công suất lớn nhất của động cơ

Chắc có nhiều cụ thắc mắc tại sao moment xoắn lại liên quan đến độ bốc của xe, còn tại sao công suất lại thể hiện tốc độ nhanh nhất của xe? Em có chút hiểu biết nên share cùng các cụ, có chỗ nào chưa chuẩn các cụ cứ góp ý=D>
(Nội dung này em cũng đã viết một lần nhưng chưa đầy đủ lắm nên hôm nay bổ sung thêm)

Công suất động cơ P đơn vị: KW or HPs, Moment xoắn T(Nm), 2 đại lượng này nó có quan hệ với nhau theo công thức sau: T ≒ 9549 x P / N( T: moment xoắn, P công suất động cơ, N: vòng quay động cơ)
1.Cách tính moment xoắn. Dv của moment là N.m, 1N=1kg.m/s2. 1 moment xoắn được tính trên trục khuỷu của động cơ. Để tính nó thì người ta lắp ở đầu ra( sau hộp số) một moment kế, chú ý là cả momen xoắn cực đại và công suất lớn nhất người ta chỉ tính với riêng động cơ khi được lắp trên bench(chứ không phải lắp trên oto đâu ah)
Người ta định nghĩa cách tính moment xoắn như sau:
Là lực cần thiết để 1 vật có khối lượng 1kg đặt cách tâm quay 1m chuyển động với gia tốc 1m/s2(các bác cứ tưởng tượng cái gầu múc nước giếng ngày xưa cho nó dễ hiểu, cái gàu có KL 1kg, tang quay có bán kính 1m, gàu chuyển động có gia tốc 1m/s2)
Công thức học ở hồi phổ thông tính moment như sau: T=F*r(r là cánh tay đòn)
Lực F=m*a(m: Khối lượng của vật, a: gia tốc)
Do vậy: T=m*a*r
Các bác đã thấy moment liên quan đến ja tốc chưa ah? Moment xoắn càng lớn thì xe tăng tốc sẽ cành nhanh ah. Trong catalogue thì người ta sẽ nói Moment xoắn cực đại tại vòng quay bao nhiêu

2.Giờ tiếp về công suất.
Dv tính là:KW= 1000W, 1W=1J/s, 1J=1N.m
Lại là công thức học phổ thông
P(Kw)=F*S /1000(công suất là công sinh ra trên 1 quãng đường trong 1 đơn vị thời gian)
P = F*S/1000 =T*2*pi*N/60/1000 or T=9549 x P / N
Các bác nhìn vào công thức ở trên sẽ thấy P và S(quãng đường or số vòng quay) có liên quan đến nhau phải không ah? Khi P lớn thì S cũng phải lớn điều đó có nghĩa là trong cùng một dv thời gian P lớn thì xe đi được quãng đường dài hơn, đó chính là thể hiện vận tốc của xe nhanh hay chậm.
Tuy nhiên, sẽ có bác thắc mắc nếu T tăng thì P cũng tăng chứ?? điều đó là đúng trong giai đoạn đầu, số vòng quay tăng đến một đoạn nhất định thì do các yếu tố gây tổn hao(như ma sát, thất thoát nhiệt, công suất do động cơ sinh ra không fai tất cả sẽ được truyền đến hộp số mà nó còn phải chia ra cho các công đoạn như cung cấp cho bơm nhiên liệu, bơm dầu, bơm nước làm
mát...mà số vòng quay càng lớn thì tiêu hao cho những thứ đó cũng tăng nhanh) thông thường 100% công suất động cơ sinh ra thì đến hộp số chỉ còn cỡ 40%. Hiện nay dự án của bọn mình đang làm thì phấn đấu đến 46%( trường hợp có sử dụng twin turbo, với HP cho giai đoạn cần tăng tốc nhanh, dùng LP khi cần tốc độ lớn)
Tùy vào engine dùng xăng hay diesel mà sẽ được lợi về gia tốc hay tốc độ
Xăng thì cho tốc độ cao, còn diesel cho gia tốc lớn. Cái đồ thị bên phải ở dưới là dc xăng, bên trái là diesel. Đường màu xanh là T, đỏ là P. Động cơ diesel sẽ cho T ở vòng tua thấp nên sẽ cho gia tốc lớn hơn (T cũng lớn hơn,Tmax 420Nm)


Có một số bác thắc mắc tại sao dung tích xylanh jong nhau nhưng công suất của các hãng xe hoàn toàn khác nhau là do liên quan đến một số vấn đề kĩ thuật sau:
1. tỉ số nén(là tỉ lệ buồng đốt/dung tích xilanh)
2. khả năng giảm ma sát của các chi tiết quay trong động cơ
3. tỷ lệ thất thoát do công sinh ra của động cơ còn phải cung cấp cho các bộ phận khác nhu bơm nhiên liệu, bơm dầu, bơm của hệ thống làm mát...
4. hệ thống phun nhiên liệu, phun nhiên liệu có đúng thời điểm không, chả hạn với dc diesel sẽ phun vào 3 thời điểm khác nhau, trong đó có 2 lần phụ và một lần chính, thời điểm và số lương phun là rất quan trọng, vừa phải đảm bảo cho công sinh ra là lớn nhưng phải tiết kiệm nhiên liệu tố đa
5. lượng nhiệt thất thoát thành xylanh và water jacket, thất thoát trong khí thải ra..
6. intake&exhaust system(hệ thống hút,thải khí) có mượt mà hay không, khả năng hòa trộn nhiên liệu và không khí như thế nào, van xả và nạp có hoạt động đúng thời điểm hay không( valve hút mở sớm đóng muộn, valve xả cũng mở sớm đóng muộn)
7. Hệ thống điều khiển có làm việc tốt và chuẩn hay không
ngoài ra còn có một số chi tiết hỗ trợ nữa như OCV, EGR(dc diesel),Throttle, turbo...và nhiều thứ khác nữa
Tuy nhiên không phải cứ P và T lớn đã là tốt, ở đây còn phải xét tới yếu tố có tiết kiệm nhiên liệu hay không. Đã có bác nào đọc được ở đâu engine như sau chưa:
- dung tích xylanh: 1.6L, động cơ diesel 4xylanh thẳng hàng
- Tmax:360Nm(2000v/ph), Pmax: 130Kw(3600v/ph)
- tăng tốc 0~100Km trong 4.9s
- tiêu thụ nhiên liệu 81Kw/L, 225Nm/L
- Twin turbo(HP&LP)
- Hiệu suất nhiệt có ích 46%
Nếu bác nào biết chỉ em với nhé:)~o)

Last edited by binht2; 18-01-2014 at 00:43.​
 

Ho Cong

Xe buýt
Biển số
OF-1601
Ngày cấp bằng
30/8/06
Số km
709
Động cơ
579,530 Mã lực
Em bái phục cụ này thật sự rồi !!! Cụ phân tích có số liệu đàng hoàng, tâm phục khẩu phục.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top