Thảo luận em mơi vô nghề cần các cụ giúp

tientungsla

Xe đạp
Biển số
OF-421231
Ngày cấp bằng
8/5/16
Số km
10
Động cơ
218,900 Mã lực
Tuổi
32
hiện giờ e k hiểu mấy cái vụ đùi, líp lắm. nhu cầu của e là đi xa và toàn là đường đèo núi. thấy nhiều cụ bảo e thay líp 36 răng để đi cho đỡ vất vả. sắp tới e có chuyến đi xa tb 150km/ngày, nên e mong các cụ giúp e hoàn thiện con xe của mình. vậy các cụ tư vấn giúp e líp 36 răng khắc biệt j hơn so với líp khác, nếu e đi xa thì nên xài loại nào cho hệu quả nhất toàn leo dốc 10% > 14 % dài 10 15 km @@. hiện giờ e đang chạy mtb đi rất mỏi tay. @@
 

Meteor01

Xe hơi
Biển số
OF-308595
Ngày cấp bằng
20/2/14
Số km
110
Động cơ
300,800 Mã lực
Tuổi
50
Tài liệu sưu tầm mời các bác.
Chia sẻ kinh nghiệm leo đèo bằng xe đạp thể thao

- Đăng ngày 15/12/2014 bởi Xe đạp thế giới

Xe đạp thể thao đang là một trào lưu mới được rất nhiều người yêu thích từ trẻ nhỏ cho tới người lớn tuổi. Những chuyên gia leo đèo nổi tiếng trên thế giới thường nhẹ hơn chiều cao (m)x36, 1kg, thí dụ nếu bạn cao 1.7m thì trọng lượng cơ thể phải là (1.7×36)-1=60.2kg. Đạt được trong lượng này là điều khó khăn cho tất cả anh em lớn tuổi chơi xe đạp thể thao, dưới đây là tí mẹo vặt khi leo đèo:

1. Sử dụng đúng líp


Việc quan trọng khi leo đèo là làm thế nào cảm nhận được bạn chọn đúng líp xe đạp thể thao chính hãng để phù hợp với độ dốc phải leo mà bạn không bị rơi vào tình trạng xữ dụng hết năng lượng, lực tàn, sức kiệt trước khi lên đến đỉnh đèo. Không có sách vở nào xác nhận là đi líp số mấy cho đúng với độ dốc vì điều này tùy thuộc vào sức lực của mỗi người.

Dĩ nhiên, khi leo đèo thì bạn phải dùng líp lớn hơn bình thường và tùy thuộc vào kinh nghiệm bản thân, bạn mới biết đi độ dốc ra sao thì nên xài líp thế nào cho phù hợp.

Không nên dùng một líp để đi hết con dốc và khi đổi líp bạn nên đổi trước khi cần để khỏi bị rơi vào trường hợp cố sức (vì líp nhỏ) rồi mất đà hết trớn làm bạn phải hao tổn năng lượng, mệt nhọc bò cho hết con dốc. Bạn nên dùng ổ líp có 25 hay 27 là líp lớn nhất để đi đèo thay vì cái 21 hay 23 thường ngày.

2. Phân phối đều sức



Những cua-rơ ít kinh nghiệm thường hấp tấp đạp ào ào khi vào dốc để rồi đuối sức trước khi tới đỉnh. Leo đèo kiểu này chỉ làm cho nhịp tim đập nhanh hơn, làm tăng huyết áp, cơ bắp của bạn sẽ căng cứng, tiêu hao năng lượng nhiều hơn là khi bạn đạp chậm rãi nhưng đều chân khi mới vào chân đèo.

Nếu bạn cảm thấy mệt và đuối cơ bắp trong khi leo đèo thì bạn nên lên 1 líp và tiếp tục đạp nhưng chậm rãi hơn. Trong trường hợp mà bạn đả dùng hết líp rồi thì chỉ còn nước cố gắng cắn răng, gồng mình đạp lên đỉnh dốc. Lời khuyên hay nhất là bạn nên dạp vừa với sức mình, đi dĩa nhỏ, líp lớn và đạp đều chân (hơn là đạp tốc độ), nhưng lên 1 líp khi cảm thấy guồng chân của bạn chậm bớt. Khi đả lấy lại được đà và có thêm trớn bạn nên xuống líp nhỏ trở lại.

3. Ngồi trên yên xe càng lâu, càng nhiều, càng tốt.



Mặc dù bạn tạo được nhiều năng lực trong động tác đứng lên đạp (khi dùng lợi thế trong lượng của cơ thể dồn hết sức xuống bàn đạp), bạn sẽ sử dụng 10-12% nhiều năng lượng hơn vì xương chậu của bạn không tiếp xúc với yên xe, có nghĩa là bạn phải làm việc nặng hơn vì điểm trung tâm của cột sương sống luôn thay đổi khi bạn kéo bàn đạp lên và đạp bàn đạp xuống. Kết quả thực thụ là sử dụng nhiều năng lượng (nhưng ít hiệu lực) khi đứng đạp so với ngồi đạp.

Khi leo những con dốc ngắn, cỡ chiều dài của sân vận động hay ngắn hơn, thì hơi khác nhưng đối với những con dốc dài hơn, cứ ngồi dính trên yên và quay đều khoảng 60-75 vòng/phút. Khi đạp đứng bạn dồn hết trọng lượng cơ thể vào cơ bắp của chân trong khi ngồi đạp sẽ làm giảm bớt lực đè nặng vào cặp giò. Ngồi dính trên yên xe sẽ:

– Tiêu thụ ít năng lượng, nhịp tim độ chừng 8% thấp hơn dù bất cứ ở tốc độ nào
– Sử dụng cơ mông và hông theo lợi thế của bạn

Nếu bạn muốn dợt leo lên dốc trong khi ngồi dính trên yên xe thì bạn nên làm điều này:
– Đạp thật mạnh và nhanh leo 1 con dốc ngắn trong tư thế ngồi.
– Tìm 1 con dốc có dộ dốc vừa phải cần khoảng 30 giây đạp lên tới đỉnh. Đạp thật mạnh tại chân dốc dùng số lớn (dĩa lớn, líp nhỏ). Đừng để guồng chân chậm lại gần đỉnh mà xữ dụng số làm sao lúc nào cũng quay 90 vòng 1 phút từ dưới chân dốc lên tới đỉnh. Bắt đầu tập 2-3 lần và tăng lên nhiều lần khi sức mạnh của bạn tiến bộ hơn.

Dù nói thế nhưng với những con dốc dài và cao thì cũng nên thỉnh thoảng thay đổi tư thế giữa ngồi và đứng để sử dụng những cơ bắp khác nhau cho đở mõi. Trước khi đứng lên đạp nên xuống 1 hoặc 2 lip nhỏ hơn và trả lip lại khi ngồi xuống. Thay đổi số như vầy sẽ hổ trợ bạn duy trì tốc độ đều đặn khi thay đổi guồng chân. Và khi bạn đứng đạp hãy để xe đạp đu đua từ trái qua phải chừng 150mm từ tâm điểm và không nên chồm về phía trước nhiều quá, giữ khoảng cách để trong lượng cơ thể hướng về tâm của cặp giò dĩa.

4. Tư thế của thân người

Khòm lưng nắm phía dưới ghi-đông chỉ có hiệu quả trên đường phẳng, nhưng đi dốc thì khác hẳn vì ít độ cản khí động, trên thực tế, bạn sẽ tạo năng lực nhiều nhất khi ngồi thẳng lên.

Khi ngồi đạp, nhiều người khoái nắm phần trên của ghi-đông, khoảng 50-75mm từ tâm điểm của pon-tant, chừa nhiều khoảng cách thì bắp tay sẽ không ép ngực làm khó thở và nhớ để cùi chõ hơi cong cho thư giản thân người.

Khi đứng lên đạp hay lúc tấn công (tăng tốc và công kích trong tư thế ngồi) nên nắm phần trên của tay lắc. Và khi đổ đèo, phần đông, sẽ nắm phần dưới của ghi-đong (giữ cổ tay thật thẳng) để được lợi thế khí động mặc dù có nhiều cua-rơ thích nắm phía trên tay lắc để có cảm giác điều khiển dễ hơn. Nhưng chớ bao giờ nắm ở trên ghi-đông vì bạn sẽ ở vị trí quá xa tay thắng.

Bạn cố giữ thân người yên lặng mặc dù xe đạp lắc, nên kéo ghi-đông khi chân đạp xuống. Nếu bạn để thân mình di chuyễn nhiều quá thì sẽ hao chân khí, tổn năng lượng. Đôi vai của bạn phải ưỡn về sau, giang rộng lồng ngực, nếu không, bạn sẽ hạn chế sự hô hấp điều hòa.

Khi ngồi hơi thụt lại phía sau của yên xe, bạn sẽ tạo được lợi thế đòn bẫy với bàn đạp và chỉ chồm lên mũi yên xe khi bạn rút lên con dốc ngắn.

5. Khi bạn phải đứng đạp



Nếu bạn phải đứng lên hãy nhớ vì không tiếp xúc với yên xe nên không có gì giữ xương hông của bạn lại làm cho động tác kéo bàn đạp khó khăn hơn. Bạn nên dùng trọng lượng cơ thể để đạp xuống và để xe đạp lắc tự nhiên đừng dùng bạo lực với nó. Bạn nên quay nhanh lấy trớn, vô đúng líp rồi nhẹ nhàng đứng lên lấy đà đạp luôn, đừng chúi quá nhiều về phía trước, phải đạp đều và quan trọng là đừng để tuột guồng chân (vì khi guồng chân bị tuột sẽ hết đà, mất trớn, hao năng lượng không đi được bao nhiêu chỉ mệt thêm). Khi trở lại tư thế ngồi, cứ tiếp tục đạp đều chân, đẩy thân người về phía sau, nhấn bàn đạp về phía trước để tránh trường hợp xe mất đà tuột dốc.

6. Hô hấp

Nếu bạn cảm thấy hơi thở nặng nề, dồn dập nên hít thật sâu khoảng vài guồng chân rồi thở mạnh và cố gắng cho hơi thở đều đặn và nhịp nhàng với guồng chân, như thế này thì lượng ô-xy sẽ vào cơ thể bạn nhiều hơn là thở hổn hển, nặng nề.

Nói thì rất dễ những làm được mới là khó và dĩ nhiên mỗi người có lực đạp, luồng hô hấp và cách đứng ngồi khác nhau nhưng nếu các bác cảm thấy thoải mái là tốt và mong các bác sẽ cố tập luyện để leo đeo thành công hơn.

Hy vọng rằng với ít kinh nghiệm trên sẽ giúp các bạn có những chuyến đi dài cũng chiếc xe đạp thể thao của mình được tốt hơn. Nếu bạn còn thắc mắc hay băn khoản điều gì bạn có thể nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi. Xe đạp thể giới rất vui và sẵn sàng giải đáp hay tư vấn cho bạn những kinh nghiệm quý báu.


Kỹ thuật đổ đèo
Đổ con dốc cao đầy đe dọa là nguồn tiềm năng của sự nguy hiểm với mọi cua-rơ không chỉ vdv phong trào nhưng cả vdv chuyên nghiệp. Với sự sợ hãi không ngờ trước, nhất là những con đèo cong quẹo như con rắn, dẫn tới những mạo hiểm hứng thú lạc quan, trong khi nhiều người khác lại cảm giác lo sợ. Khả năng đổ đèo, giống như những kỹ năng khác, muốn khá thì cần phải tập dợt nhiều. Chuẩn bị trên xe trước khi vào cua Cua-rơ đổ đèo vũ bão sẽ là người chuẩn bị kỹ càng thắng giảm tốc độ trước khi ôm cua. Bạn sẽ đến điểm cong nhất của cua (phần chậm nhất của cua quẹo khi xe đạp sát lề trong), và cuối cùng bạn rời cua quẹo sát lề ngoài. Chủ yếu là bạn phải vào đúng vị trí sớm và suôn sẻ ôm cua theo hướng đĩnh sẵn, không lèo lái bất thình lình, thắng gấp hay quẹo mạnh. Thắng xe Khi đổ dốc, tốt nhất là bạn bấm hờ ngón tay vào tay thắng. Đúng ra chỉ xử dụng thắng trước khi vào cua, nhưng tránh thắng khi đang ôm cua. Khi thắng bạn nên bóp cả 2 thắng nhẹ và đều chứ đừng thắng cà giựt! Nếu bạn phải thắng sau khi vào cua, bạn nên điều khiển tay lái thẳng lại trước khi thắng. Đa số tin rằng bạn chớ bao giờ dùng thắng trước thôi. Tuy nhiên khi đạp chung với nhóm đông trên con đường tốt, chỉ dùng thắng trước nhẹ nhàng thì sẽ điều khiển xe chính xác hơn. Bóp thắng trước nhiều quá có thể nguy hại cũng như chỉ bóp thắng sau không (Đây chỉ nói về điều khiển tay lái hơn là phải thắng gấp trong tình trạng khẩn cấp). Khi đổ con dốc dài, tốt hơn hết là bơm đều hai thắng từng hồi hơn là rà thắng liên tục để tránh trường hợp làm niềng bánh xe nóng lên và xì ruột xe hay tệ hại hơn là vỏ xe bị banh ta-lon dẫn đến nguy hại. Bạn có thể giảm tốc độ khi đổ đèo bằng cách ngồi thẳng lưng lên thoát khỏi kiểu ngồi hãm khí động (ngồi khòm tránh gió). Nghiêng mình ôm cua Bạn nên nghiêng theo độ cong của cua quẹo và cố giữ thẳng lưng, điều này sẽ dể dàng thay đổi tư thế khi ra khỏi cua. Nên giở đầu gối trong lên để bàn đạp không cạ xuống đất khi ôm cua và dùng đầu gối chịu trọng lượng cơ thể để lèo lái xe. Qua mặt đồng đội Muốn qua mặt đồng đội đổ dốc chậm chạp là một kỹ năng khó khăn và phải làm bằng một cách thận trọng. Đây là một động tác rất nguy hiểm vì bạn có thể cần phải lấn sang phía bên kia đường khi xe cộ đâm xuông ngược chiều. Ngược lại, nếu bạn cảm thấy mình đổ dốc chậm hơn người đi sau thì nên nhường cho họ xuống trước một cách thật an toàn. Bình tỉnh trên yên xe Bạn rất dể bị quá hứng thú và đổ đốc quá nhanh rồi thắng gấp mất thăng bằng sẽ sãy ra tai nạn. Bạn nên thư giãn, suôn sẽ, tập trung, chú tâm ra kế hoạch căn cứ trên kinh nghiệm bản thân hay từ tài liệu tham khảo và tự chủ, bình tỉnh là yếu tố chủ yếu khi đổ đèo. Gan lì tăng tốc độ đổ dốc tới độ hoảng sợ sẽ giúp sự phát triển kỹ năng đổ đèo. Bạn luôn cần chú tâm chuẩn bị những chướng ngại vật xuất hiện bất thình lình trên hướng đi định sẵn như: xe cộ, đường trơn, ổ gà và ngay cả đồng đội bên cạnh! cho dù bạn có là chuyên gia đổ đèo kình nghiệm.
 

Chjp

Xe tải
Biển số
OF-184056
Ngày cấp bằng
7/3/13
Số km
325
Động cơ
337,850 Mã lực
hiện giờ e k hiểu mấy cái vụ đùi, líp lắm. nhu cầu của e là đi xa và toàn là đường đèo núi. thấy nhiều cụ bảo e thay líp 36 răng để đi cho đỡ vất vả. sắp tới e có chuyến đi xa tb 150km/ngày, nên e mong các cụ giúp e hoàn thiện con xe của mình. vậy các cụ tư vấn giúp e líp 36 răng khắc biệt j hơn so với líp khác, nếu e đi xa thì nên xài loại nào cho hệu quả nhất toàn leo dốc 10% > 14 % dài 10 15 km @@. hiện giờ e đang chạy mtb đi rất mỏi tay. @@
Nguyên lý khi leo đèo là đĩa nhỏ + líp to ( lợi về lực thì thiệt về đường đi). Thay líp 36 răng là để tăng kích thước líp, giúp lợi về lực
 

trungtk2016

Xe đạp
Biển số
OF-399252
Ngày cấp bằng
1/1/16
Số km
38
Động cơ
231,980 Mã lực
Tuổi
48
Cụ Túng Tiền ở chỗ nào Sơn La vậy, nghe mấy con dốc 14% thấy quen quen vì bọn em vẫn chạy thường xuyên, nói chung chả cần quan tâm số răng líp làm gì cho mệt, cụ cứ chiến em MTB với Group Alivio, Deore trở lên là 14% chiến được tuốt, nhưng nếu cụ mới tập mà chiến 150km ngày đường sơn la thì đáng nể lắm lắm...
 

canopy

Xe tải
Biển số
OF-381369
Ngày cấp bằng
6/9/15
Số km
220
Động cơ
245,500 Mã lực
Tuổi
60
Nơi ở
quan hoa
Cụ chủ chơi Cent 'bóng bàn' chan chát thế này thì còn 'mới' j nữa ah.
Vụ líp to, em thấy đỡ phá sức khi leo gắt. Những đoạn dốc đó ở VN em thấy cx ko dài (xen nhiều đoạn dốc vừa-vẫn đủ hồi), nên có đk thì cụ cứ chơi cho phẻ, còn như em vẫn happy em 32 thôi.
 

trungtk2016

Xe đạp
Biển số
OF-399252
Ngày cấp bằng
1/1/16
Số km
38
Động cơ
231,980 Mã lực
Tuổi
48
hiện giờ e k hiểu mấy cái vụ đùi, líp lắm. nhu cầu của e là đi xa và toàn là đường đèo núi. thấy nhiều cụ bảo e thay líp 36 răng để đi cho đỡ vất vả. sắp tới e có chuyến đi xa tb 150km/ngày, nên e mong các cụ giúp e hoàn thiện con xe của mình. vậy các cụ tư vấn giúp e líp 36 răng khắc biệt j hơn so với líp khác, nếu e đi xa thì nên xài loại nào cho hệu quả nhất toàn leo dốc 10% > 14 % dài 10 15 km @@. hiện giờ e đang chạy mtb đi rất mỏi tay. @@
Cụ cứ hỏi các cụ Xuân Hoàng với Trần Duyệt, Chung Béo ý ...
 

Fiat_ELX

Xe điện
Biển số
OF-468
Ngày cấp bằng
23/6/06
Số km
4,666
Động cơ
625,830 Mã lực
Tuổi
56
Cụ Túng Tiền ở chỗ nào Sơn La vậy, nghe mấy con dốc 14% thấy quen quen vì bọn em vẫn chạy thường xuyên, nói chung chả cần quan tâm số răng líp làm gì cho mệt, cụ cứ chiến em MTB với Group Alivio, Deore trở lên là 14% chiến được tuốt, nhưng nếu cụ mới tập mà chiến 150km ngày đường sơn la thì đáng nể lắm lắm...
Vừa có cao thủ đạp xe Hà Nội - Điện Biên chưa tới 1 ngày đó cụ, chính xác là 19h38p
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top