Em hỏi tý về chuyển số của AT

HVB

Xe tăng
Biển số
OF-13417
Ngày cấp bằng
23/2/08
Số km
1,618
Động cơ
534,410 Mã lực
Nơi ở
Nghĩa Đô, Cầu Giấy
Em hỏi các bác về cơ chế của hộp số AT xem nó chuyển số như thế nào trong những option sau:

1. Dựa trên số vòng tua/phút + tốc độ + tải trọng
2. Vòng tua/phút + tốc độ
3. Chỉ dựa trên số vòng tua.

+ Nếu chỉ dựa trên vòng tua/phút, nếu em lên dốc, xe chở nặng -> ga cao thì mặc dù xe chưa bò lên được mà nó lại ngu, tự chuyển sang số 2 à các bác?

+ Nếu dựa trên cả vòng tua/phút + tốc độ, để đảm bảo xe chưa chạy nhanh thì nó ko tự chuyển số (khắc phục cho ví dụ trên) thì lỡ xe em chở nặng, chạy ép ga -> nó vẫn đi số cao -> máy mau hỏng

+ Nếu kết hợp cả số vòng tua/phút + tốc độ + tải trọng thì có vẻ nó thông minh quá các bác nhỉ?

Thêm nữa, nếu em hay về quê, mà đường quê đi hơi xóc 1 chút, ko chạy nhanh được, chỉ 15-25km/h thôi. Nếu MT thì em có thể đi số 2-3 cũng đc cho êm máy. Thế còn AT nó cứ lừ lừ số 1 thế à bác, ko có cách ép số lên là (mặc dù em thấy 1 số xe có lẫy chuyển số trên vô lăng, nhưng em nghĩ khó ép số với tốc độ ấy). Lúc đó có gằn máy, khó đi ko các bác nhỉ?
 

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
AT dựa trên 2 nguồn tín hiệu chính : Tốc độ ô tô, và chân ga.

Nếu bác muốn xe chạy ở một số nào đó thì bấm lóck hoặc sang số +-.
 

honda69

Xe tải
Biển số
OF-13538
Ngày cấp bằng
27/2/08
Số km
297
Động cơ
521,060 Mã lực
Có bác nào am hiểu giải thích giúp bác ấy và giải thích giúp em luôn. có rượu mời các bác
 

HoangCivic

Xe hơi
Biển số
OF-14522
Ngày cấp bằng
4/4/08
Số km
174
Động cơ
516,210 Mã lực
Chắc nó dựa trên tốc độ + vòng quay bác ợ.

Số AT thì đi đường thành phố nhàn, nhưng dù sao cũng ko linh hoạt như số MT, ví dụ bác ko từ số 2 lên thẳng số 5, từ số 5 về luôn số 1 được.
 

HVB

Xe tăng
Biển số
OF-13417
Ngày cấp bằng
23/2/08
Số km
1,618
Động cơ
534,410 Mã lực
Nơi ở
Nghĩa Đô, Cầu Giấy
AT dựa trên 2 nguồn tín hiệu chính : Tốc độ ô tô, và chân ga.

Nếu bác muốn xe chạy ở một số nào đó thì bấm lóck hoặc sang số +-.
Chân ga chính là số vòng tua phải ko bác?

Chế độ lock hoặc số +- một số xe đâu có có bác, ví dụ như Civic 1.8AT. Còn nếu có, trường hợp nếu em đang đi tương ứng với số 2, mà biết trước là trước mặt đường sẽ khó đi, phải đi chậm, nhưng ko muốn nó bò số 1, em dùng cái "lock" của bác thì khi qua đoạn đó, giảm ga xuống, tốc độ down xuống, xe nó sẽ ko về số 1 đúng ko bác?

E chưa đi At bao giờ nhưng với MT khi tắc đường (trong Tp chẳng hạn) mà phải bò từng mét một, với số sàn, em bỏ chân ga ra, chỉ cần cứ nhả côn là nó tiến lên chậm chậm, nhấn công vào thì nó dừng. Kể cũng hơi mỏi chân. Với AT thì thay côn = ga -> có phải At nhàn hơn vì ga nó nhẹ hơn ko các bác? Nếu thế em đưa MT của em đi làm cho côn nó nhẹ hơn thì có ổn ko?

Em mới đi xe, cũng chưa biết có bị đạp nhầm phanh với ga ko nữa (hi vọng là ko) nhưng với số sàn thì đồng thời với nhấn phanh em thường nhấn côn nên nếu nhấn nhầm sang ga, máy chỉ hú lên chứ xe ko vọt đi vì côn bị nhấn rồi. Vì vậy em hỏi thêm xem nếu với AT mà em đạp nhầm ga “bụp” 1 cái rất nhanh như phanh thì nó có tự hiểu để sì tốp ga của em ko ạ, chứ nếu ko thì em bay luôn.

Em thì lấy MT rồi, nhưng cậu em em đang muốn lấy lấy xe, và em đang thích nó lấy AT nhưng chưa có đủ lý thuyết lẫn thực tế để giải thích hộ nó mấy điểm này.
 

themoto

Xe tải
Biển số
OF-13115
Ngày cấp bằng
13/2/08
Số km
482
Động cơ
524,442 Mã lực
Tôi thì cứ để chế độ D mà lướt vì xe sẽ tự động chuyển số theo tốc độ mình đi, trường hợp chở nặng mà lên dốc dài thì gạt sang - , lúc xuống dốc cao thì cũng để - , còn trường hợp đường tắc phải nhích ít một thì cứ đè phanh thôi, nhả chân phanh ra thì xe nó tự bò. Lúc chờ đèn đỏ nếu khoảng 10 giây trở xuống thì cứ dí phanh, trên 10 giây thì để về N hoặc P tuỳ địa hình cho máy khỏi bị ghì. Có bác nào có cách đi hay hơn xin chỉ giáo cho anh em.
 

2trung

Xe hơi
Biển số
OF-3151
Ngày cấp bằng
18/1/07
Số km
154
Động cơ
560,090 Mã lực
Tôi thì cứ để chế độ D mà lướt vì xe sẽ tự động chuyển số theo tốc độ mình đi, trường hợp chở nặng mà lên dốc dài thì gạt sang - , lúc xuống dốc cao thì cũng để - , còn trường hợp đường tắc phải nhích ít một thì cứ đè phanh thôi, nhả chân phanh ra thì xe nó tự bò. Lúc chờ đèn đỏ nếu khoảng 10 giây trở xuống thì cứ dí phanh, trên 10 giây thì để về N hoặc P tuỳ địa hình cho máy khỏi bị ghì. Có bác nào có cách đi hay hơn xin chỉ giáo cho anh em.
Bác lái vậy là chuẩn như user manual rồi.
Nhắc lại thêm một chút, số AT mặc dù mình gạt sang chế độ manual nhưng không phải nó manual hoàn toàn đâu. Ví dụ như bác để cần số ở số "3" thì không phải hộp số nó cố định ở số "3" mà nó sẽ tự động chuyển đổi từ số 1 => 3 tùy theo điều kiện hoạt động của xe, và nó chỉ chuyển đến số 3 là cùng dù bác có đạp kịch ga đi chăng nữa. Cái này cần thiết nhất là khi đổ dốc cần phải phanh bằng động cơ.
 

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chân ga chính là số vòng tua phải ko bác?

Chế độ lock hoặc số +- một số xe đâu có có bác, ví dụ như Civic 1.8AT. Còn nếu có, trường hợp nếu em đang đi tương ứng với số 2, mà biết trước là trước mặt đường sẽ khó đi, phải đi chậm, nhưng ko muốn nó bò số 1, em dùng cái "lock" của bác thì khi qua đoạn đó, giảm ga xuống, tốc độ down xuống, xe nó sẽ ko về số 1 đúng ko bác?

.

Bác cứ hỏi nhiều mà kô chịu vote :'(

Chân ga không phải là vòng tua.

Trường hợp xe của bác có cấu tạo kô cho chuyển về cố định trong 1 dải số nhỏ thì em chịu , chỉ có cách đổi hộp số khác thui.

Bác chịu khó đọc cái này :

Cách dùng xe ô tô có số tự động


..........
Điều khiển một chiếc xe có số tự động ( AT- Automatic transmission) ta sẽ bỏ bớt gần hết thao tác sang số của tay phải, bỏ hẳn thao tác đạp côn của chân trái . Số tự động không có nghĩa là không có số nào, loại trừ hộp số AT vô cấp, thì hộp số AT thông thường vẫn có nhiều cấp số, hay gặp nhất là có từ 3 đến 5 số tiến .

Hộp số AT sẽ thay ta tự động chọn các số phù hợp dựa vào tốc độ ô tô, tình trạng mặt đường, mức tải của động cơ (chân ga). Số AT có rất nhiều lợi điểm : Khó bị chết máy, khởi động giữa dốc dễ dàng , vận chuyển êm ái, xe chạy ít bị giật. Vì các tiện ích như vậy nên hiện nay ở Bắc Mỹ lượng xe con xuất xưởng có số AT chiếm đến 80% , và số AT cũng đã được lắp trên rất nhiều dòng xe tải hiện đại . Ở thị trường Việt Nam chúng ta cũng thấy ngày càng nhiều xe có số AT xuất hiện, tuy rằng giá mua xe có đắt hơn chút ít nhưng bù lại người lái được thoải mái dễ dàng hơn khi điều khiển xe.

8 thao tác cơ bản khi lái một chiếc xe AT:

1, Khi lần đầu bạn lên một chiếc xe AT, lưu ý rằng chỉ có 2 bàn đạp ga và phanh dùng cho chân phải , chân trái luôn được để dưới sàn , một số người có thói quen đạp phanh bằng chân trái, đạp ga bằng chân phải là một thói quen dễ dẫn đến tai nạn khi chuyển sang lái trên nhưng xe có số cơ .

2, Các ký hiệu cần phải nhớ : Ở bên phải của bạn là cần số, tại đó có các vị trí được ghi rất rõ P R N D 2 1 ... Được giải thích như sau:

P : Park , số đỗ, Vị trí cần số khi xe đã dừng hẳn. Chỉ ở vị trí này xe mới khởi động hay rút được chìa khóa. Nếu cần số không ở vị trí này, mở cửa xe chuông sẽ cảnh báo khi bạn mở cửa.

R: Reverse, số lùi. Số này cũng chỉ hoạt động khi xe dừng hay chạy không tải để chuẩn bị lùi xe.

N: Neutral , số “mo” Tại vị trí này động cơ vẫn chạy không tải, nên dùng trong trường hợp kéo, đẩy xe khi bảo dưỡng. Không dùng số N khi đỗ xe và khi chuyển N sang vị trí D và ngược lại thì không cần bấm nút khóa trên cần số.

D: Drive, số tiến, vị trí thường xuyên nhất khi vận hành xe, tùy theo tốc độ mà số tiến sẽ tự động lựa chọn số cao hay thấp sao cho phù hợp nhất.

M: Manual ( + - ) vị trí phía bên phải số D, vận hành như số thường, cho phép xe chuyển sang số 1, 2, 3, 4, thường để tạo đà tăng tốc vượt xe khác hoặc khi xuống dốc, đổ đèo.

OD –Overdrive, số vượt tốc dùng như số D
L: Low, số thấp , dùng cho các trường hợp tải nặng, lên dốc , xuống dốc
S: Sport , số thể thao

3, Kiểm tra tay số đã để ở vị trí P chưa, chân phải ấn vào pedal phanh, rồi bật chìa khóa điện , quan sát nhanh bảng đồng hồ xem có bất thường không, bật công tắc khởi động máy.

4, Chuyển tay số về D, OD hoặc R , nhả phanh tay

5, Nhấc nhẹ chân lên khỏi pedal phanh, chiếc xe sẽ từ từ lăn bánh , điều này sẽ làm những người quen chạy xe số cơ ngạc nhiên tí chút.

6, Nếu xe không chuyển động có thể do địa hình dốc hoặc không bằng phẳng, chuyển chân sang pedal ga , nhấn nhẹ để xe tăng tốc .

Nếu bạn đã quen chạy xe số cơ thì thỉnh thoảng thói quen dùng chân trái để đạp côn vẫn làm bạn đôi chút lúng túng, hãy cố gắng giữ chân trái ở trên sàn xe trong suốt hành trình, mọi thao tác phanh và ga chỉ để một mình chân phải đảm nhiệm.

7, Khi cần giảm tốc : Đạp nhẹ chân phanh ( dĩ nhiên bằng chân phải )
Không cần thiết chuyển cần số ra khỏi vị trí D hay R khi dừng xe trong một vài phút .

8, Nhớ giữ chân phải trên pedal phanh mỗi khi dừng xe . Khi đỗ xe, chuyển số về P, nếu cần thiết, kéo thêm phanh tay khi nền đường dốc, lúc đó bạn mới tắt máy và rời chân phải khỏi pedal phanh.

Nguồn Volang
 

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vote rồi thì... paste tiếp :)) :

Hệ thống điều khiển hộp số tự động

Hệ thống điều khiển hộp số tự động nhằm mục đích chuyển hoá tín hiệu mức tải động cơ và tốc độ ôtô thành tín hiệu thuỷ lực trên cơ sở đó hệ thống điều khiển thuỷ lực sẽ thực hiện việc đóng mở các ly hợp và phanh của bộ truyền hành tinh để tự động thay đổi tỉ số truyền của hộp số phù hợp với các chế độ hoạt động của ôtô.

Hệ thống điều khiển hộp số tự động bao gồm hệ thống điều khiển thuỷ lực trong đó gồm có cácte dầu, bơm dầu để tạo ra áp suất thuỷ lực, các loại van có chức năng khác nhau, các khoang và ống dẫn dầu để đưa dầu đến các ly hợp và phanh trong bộ truyền hành tinh. Hầu hết các van trong hệ thống điều khiển thuỷ lực được bố trí chung trong bộ thân van nằm bên dưới bộ truyền hành tinh (Hydraulic Control Unit). Đây được coi là bộ phận chấp hành của hệ thống điều khiển. Để điều khiển bộ phận chấp hành hoạt động hệ điều khiển hộp số tự động cần có hai tín hiệu được coi là tín hiệu gốc, đó là:

- Tín hiệu mức tải động cơ: theo độ mở của bướm ga tín hiệu mức tải của động cơ tạo ra áp suất thuỷ lực (còn gọi là áp suất bướm ga) đưa đến bộ điều khiển thuỷ lực;

- Tín hiệu tốc độ của ôtô: tín hiệu này được lấy từ van ly tâm được dẫn động từ trục thứ cấp của hộp số. Tuỳ theo tốc độ của ôtô van ly tâm tạo ra áp suất thuỷ lực (còn gọi là áp suất ly tâm) cũng được đưa đến bộ điều khiển thuỷ lực.

áp suất ly tâm và áp suất bướm ga làm cho các van chuyển số trong bộ điều khiển thuỷ lực hoạt động. Độ lớn của các áp suất này điều khiển độ dịch chuyển của các van và từ đó chúng điều khiển được áp suất thuỷ lực dẫn tới các ly hợp và phanh trong bộ truyền hành tinh để thực hiện chuyển số trong hộp số.

Với hai tín hiệu gốc trên hộp số tự động có thể hoàn toàn tự động chọn tỉ số truyền của hộp số cho phù hợp với điều kiện sử dụng một cách tối ưu. Tuy nhiên nếu sức cản của mặt đường liên tục thay đổi đột ngột trong một phạm vi hẹp khi đó hệ điều khiển sẽ làm việc liên tục để thay đổi tỉ số truyền của hộp số điều đó không cần thiết và không có lợi. Vì vậy, sự hoạt động của các van trong hệ điều khiển thuỷ lực còn phụ thuộc vào sự liên kết điều khiển bằng tay. Liên kết này bao gồm cần và cáp chọn số. Mục đích của liên kết điều khiển bằng tay là để hộp số tự động thay đổi tỉ số truyền trong một dải hẹp phụ thuộc vào mức đặt của cần chuyển số.
 

HVB

Xe tăng
Biển số
OF-13417
Ngày cấp bằng
23/2/08
Số km
1,618
Động cơ
534,410 Mã lực
Nơi ở
Nghĩa Đô, Cầu Giấy
Vote rồi thì... paste tiếp :)) :

Hệ thống điều khiển hộp số tự động

Hệ thống điều khiển hộp số tự động nhằm mục đích chuyển hoá tín hiệu mức tải động cơ và tốc độ ôtô thành tín hiệu thuỷ lực trên cơ sở đó hệ thống điều khiển thuỷ lực sẽ thực hiện việc đóng mở các ly hợp và phanh của bộ truyền hành tinh để tự động thay đổi tỉ số truyền của hộp số phù hợp với các chế độ hoạt động của ôtô.

Hệ thống điều khiển hộp số tự động bao gồm hệ thống điều khiển thuỷ lực trong đó gồm có cácte dầu, bơm dầu để tạo ra áp suất thuỷ lực, các loại van có chức năng khác nhau, các khoang và ống dẫn dầu để đưa dầu đến các ly hợp và phanh trong bộ truyền hành tinh. Hầu hết các van trong hệ thống điều khiển thuỷ lực được bố trí chung trong bộ thân van nằm bên dưới bộ truyền hành tinh (Hydraulic Control Unit). Đây được coi là bộ phận chấp hành của hệ thống điều khiển. Để điều khiển bộ phận chấp hành hoạt động hệ điều khiển hộp số tự động cần có hai tín hiệu được coi là tín hiệu gốc, đó là:

- Tín hiệu mức tải động cơ: theo độ mở của bướm ga tín hiệu mức tải của động cơ tạo ra áp suất thuỷ lực (còn gọi là áp suất bướm ga) đưa đến bộ điều khiển thuỷ lực;

- Tín hiệu tốc độ của ôtô: tín hiệu này được lấy từ van ly tâm được dẫn động từ trục thứ cấp của hộp số. Tuỳ theo tốc độ của ôtô van ly tâm tạo ra áp suất thuỷ lực (còn gọi là áp suất ly tâm) cũng được đưa đến bộ điều khiển thuỷ lực.

áp suất ly tâm và áp suất bướm ga làm cho các van chuyển số trong bộ điều khiển thuỷ lực hoạt động. Độ lớn của các áp suất này điều khiển độ dịch chuyển của các van và từ đó chúng điều khiển được áp suất thuỷ lực dẫn tới các ly hợp và phanh trong bộ truyền hành tinh để thực hiện chuyển số trong hộp số.

Với hai tín hiệu gốc trên hộp số tự động có thể hoàn toàn tự động chọn tỉ số truyền của hộp số cho phù hợp với điều kiện sử dụng một cách tối ưu. Tuy nhiên nếu sức cản của mặt đường liên tục thay đổi đột ngột trong một phạm vi hẹp khi đó hệ điều khiển sẽ làm việc liên tục để thay đổi tỉ số truyền của hộp số điều đó không cần thiết và không có lợi. Vì vậy, sự hoạt động của các van trong hệ điều khiển thuỷ lực còn phụ thuộc vào sự liên kết điều khiển bằng tay. Liên kết này bao gồm cần và cáp chọn số. Mục đích của liên kết điều khiển bằng tay là để hộp số tự động thay đổi tỉ số truyền trong một dải hẹp phụ thuộc vào mức đặt của cần chuyển số.
Bài của bác rất hay. Cảm ơn bác. Để em buôn vốt ka với 10 người nữa rồi quay lại chúc rượu bác nhé (y)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top