- Biển số
- OF-110489
- Ngày cấp bằng
- 26/8/11
- Số km
- 676
- Động cơ
- 395,941 Mã lực
https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bo-truong-nong-nghiep-viet-nam-co-the-xuat-khau-tom-cho-ca-the-gioi-3663768.html
Bộ trưởng Nông nghiệp: 'Việt Nam có thể xuất khẩu tôm cho cả thế giới'
Theo ông Nguyễn Xuân Cường, mỗi người trên thế giới ăn một cân tôm thì Việt Nam có thể xuất khẩu được 7 triệu tấn.
Ông Nguyễn Thiện Nhân: Xuất khẩu hoa, rau quả giá trị lớn hơn dầu thô
Hôm nay 1/11, Quốc hội bước vào ngày làm việc thứ hai về tình hình phát triển kinh tế - xã hội; dự toán chi ngân sách 2018 và tài chính 3 năm 2018 - 2020.
Được phép phát biểu 10 phút, nhưng với phong cách hùng hồn, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã dùng tới 18 phút đề cập đến nhiều vấn đề thuộc ngành mình quản lý.
Theo ông, sức sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện không chỉ thoả mãn nhu cầu trong nước mà còn xuất đi 180 nước, với 30 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2016; dự kiến năm 2017 là 35 tỷ USD.
Bộ trưởng Nông nghiệp cho rằng, biến đối khí hậu mang đến nhiều thách thức, tuy nhiên trong khó khăn cũng có thể xoay chuyển bằng cách hướng vào những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh. Ông đơn cử, đồng bằng sông Cửu Long trước đây tập trung sản xuất theo thứ tự là lúa gạo - thuỷ sản - trái cây, thì nay chuyển đổi sang thuỷ sản - trái cây - lúa gạo.
"Trên thị trường thế giới, nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản tăng 5-7% mỗi năm. Chúng ta lựa chọn hai con điển hình là tôm và cá tra. Riêng tôm, thế giới có 7 tỷ người, mỗi người ăn một cân tôm là 7 triệu tấn. Trong khi hiện nay Việt Nam mới cung có 5 triệu tấn", ông Cường nói và cả hội trường cười trước nhận định lạc quan này.
Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Q.H
Lãnh đạo ngành nông nghiệp cho rằng, các tỉnh cần lựa chọn đặc sản để đầu tư sản xuất, như xoài Cao Lãnh; rau, hoa Đà Lạt; nhãn lồng Hưng Yên; cam Cao Phong... Riêng tỉnh Bắc Giang có rất nhiều sản phẩm chủ lực như vải thiều, gà đồi Yên Thế, na Lục Nam...
"Nông dân Việt Nam rất sáng tạo, chưa có nước nào vải thiều, na ra quả trên thân cây như ta. Vì vậy nước ngoài ngạc nhiên là đất nước diện tích nhỏ, thiên tai liên tục như vậy mà vẫn sản xuất, xuất khẩu nông nghiệp giá trị lớn", ông Cường cho hay.
Bộ trưởng Nông nghiệp: 'Việt Nam có thể xuất khẩu tôm cho cả thế giới'
Theo ông Nguyễn Xuân Cường, mỗi người trên thế giới ăn một cân tôm thì Việt Nam có thể xuất khẩu được 7 triệu tấn.
Ông Nguyễn Thiện Nhân: Xuất khẩu hoa, rau quả giá trị lớn hơn dầu thô
Hôm nay 1/11, Quốc hội bước vào ngày làm việc thứ hai về tình hình phát triển kinh tế - xã hội; dự toán chi ngân sách 2018 và tài chính 3 năm 2018 - 2020.
Được phép phát biểu 10 phút, nhưng với phong cách hùng hồn, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã dùng tới 18 phút đề cập đến nhiều vấn đề thuộc ngành mình quản lý.
Theo ông, sức sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện không chỉ thoả mãn nhu cầu trong nước mà còn xuất đi 180 nước, với 30 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2016; dự kiến năm 2017 là 35 tỷ USD.
Bộ trưởng Nông nghiệp cho rằng, biến đối khí hậu mang đến nhiều thách thức, tuy nhiên trong khó khăn cũng có thể xoay chuyển bằng cách hướng vào những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh. Ông đơn cử, đồng bằng sông Cửu Long trước đây tập trung sản xuất theo thứ tự là lúa gạo - thuỷ sản - trái cây, thì nay chuyển đổi sang thuỷ sản - trái cây - lúa gạo.
"Trên thị trường thế giới, nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản tăng 5-7% mỗi năm. Chúng ta lựa chọn hai con điển hình là tôm và cá tra. Riêng tôm, thế giới có 7 tỷ người, mỗi người ăn một cân tôm là 7 triệu tấn. Trong khi hiện nay Việt Nam mới cung có 5 triệu tấn", ông Cường nói và cả hội trường cười trước nhận định lạc quan này.
Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Q.H
Lãnh đạo ngành nông nghiệp cho rằng, các tỉnh cần lựa chọn đặc sản để đầu tư sản xuất, như xoài Cao Lãnh; rau, hoa Đà Lạt; nhãn lồng Hưng Yên; cam Cao Phong... Riêng tỉnh Bắc Giang có rất nhiều sản phẩm chủ lực như vải thiều, gà đồi Yên Thế, na Lục Nam...
"Nông dân Việt Nam rất sáng tạo, chưa có nước nào vải thiều, na ra quả trên thân cây như ta. Vì vậy nước ngoài ngạc nhiên là đất nước diện tích nhỏ, thiên tai liên tục như vậy mà vẫn sản xuất, xuất khẩu nông nghiệp giá trị lớn", ông Cường cho hay.