- Biển số
- OF-602272
- Ngày cấp bằng
- 6/12/18
- Số km
- 2,332
- Động cơ
- 148,001 Mã lực
- Tuổi
- 48
Em chỉ hỏi các Cụ - Mợ đã ai đọc truyện và xem phim chưa ?
[REVIEW - THỜI NIÊN THIẾU TƯƠI ĐẸP ẤY]
..........
Tác phẩm: Thời niên thiếu tươi đẹp ấy
Tên khác: Thời niên thiếu của anh và em
Tác giả: Cửu Nguyệt Hi
Hệ liệt: Thập tự
Thể loại: ngôn tình, đô thị, học đường
Nhân vật chính: Bắc Dã, Trần Niệm
***
Tôi không phải là một người dễ xúc động. Kể từ khi biết đọc đến nay, tôi đã đọc không biết bao nhiêu là sách truyện, đông tây kim cổ gì cũng đọc cả, nhưng chưa bao giờ khóc vì một câu chuyện nào hết. Cho đến khi đọc Thời niên thiếu của tươi đẹp ấy. Cũng không phải bù lu bù loa gì, chỉ nhỏ vài giọt nước mắt thôi, nhưng đối với tôi, đó vẫn là một kỷ niệm cực kỳ sâu sắc ghi dấu trong cuộc đời đọc sách của tôi.
Thời niên thiếu tươi đẹp ấy là một câu chuyện giống như một sợi dây buộc lấy trái tim người đọc vậy. Ban đầu sợi dây này chỉ hờ hững buộc lỏng thôi, nhưng người ta vẫn lờ mờ cảm nhận được nó khiến con tim phải thấp thỏm mà run lên nhè nhẹ. Càng đọc về sau, qua mỗi chương, nút buộc lại càng thắt sâu thêm, để rồi cuối cùng thít chặt vào tim khiến người ta nghẹt thở, đau lòng khôn nguôi. Tôi không hay đọc truyện thể loại thanh xuân vườn trường. Đa số những truyện thể loại này đều có chung một cảm giác là nuối tiếc tuổi xuân tươi đẹp đã qua, nhưng với Thời niên thiếu tươi đẹp ấy thì khác, nó đem lại cho người đọc một cái thở phào như được giải thoát: cuối cùng thì cái quãng thời gian tệ hại này cũng qua rồi.
Bởi vậy mà tôi tìm thấy sự đồng cảm khi đọc truyện này.
Đừng vội thương hại tôi, tôi không giống Trần Niệm, chưa bao giờ bị bắt nạt ở trường cả. Nhưng ngay từ năm đầu tiên học cấp ba, tôi đã nhận ra môi trường trường học chính là một xã hội thu nhỏ, tốt đẹp có, nhưng xấu bẩn cũng đầy rẫy, đủ loại mặt người. Tôi đã tận mắt chứng kiến hai cô bạn của mình bị cả lớp tẩy chay, đùa cợt, bịa đặt nói xấu, chứng kiến lớp trưởng bày mưu tính kế vu khống cho một trong hai cô bạn đó tội ăn cắp, chứng kiến một cô bạn khác bị học sinh ngoài trường dọa đánh chỉ vì có quan hệ nhắn tin qua lại thân thiết với một cậu hot boy trường bên, rồi sau đó chuyện vỡ lở ra cậu bạn ảo lòi và vụ dọa đánh đó là một kế hoạch cợt nhả dìm hàng của một (nhóm) con gái cùng lớp có “thâm thù đại hận” với bạn tôi. Lại được cả giáo viên chủ nhiệm vô tâm tắc trách, thiên vị cán bộ lớp và đám học sinh nổi bật nữa. Tôi đã chứng kiến tất cả những điều ấy (nếu không phải có chút bản lĩnh riêng chắc bản thân tôi cũng bị tẩy chay ra trò), vậy nên tôi căm ghét trường học kinh khủng, đến mức mà cuối cấp, buổi chụp kỷ yếu tôi cũng không thèm đến (và vì thế mà sau đó nhận được một đống lời châm chỉa sau lưng).
Cửu Nguyệt Hi đã khắc họa rất chi tiết xã hội thu nhỏ ấy, về lũ bắt nạt – những kẻ săn mồi và những đứa trẻ yếu đuối, khiếm khuyết – con mồi yêu thích của chúng, về sự thờ ơ, hiếu kỳ của đám đông hèn hạ, về sự cứng nhắc vô cảm của pháp luật đối với trẻ vị thành niên. Tất cả đã tạo nên cho câu chuyện một bầu không khí u ám, khó thở, vừa lạnh lùng lại vừa châm chọc, càng về sau lại càng đậm, giống như một môi trường bị rút cạn dần ôxy vậy. Đó là cuộc sống của Trần Niệm, cũng như là cuộc sống của rất nhiều những đứa trẻ nạn nhân của bạo lực học đường.
Trong không gian tăm tối giam giữ Trần Niệm ấy, Bắc Dã đã xuất hiện, một bàn tay thô ráp mà dịu dàng, thắp lên ngọn lửa soi sáng tâm hồn đang run rẩy của cô bé.
“Là ai dịu dàng, cẩn thận, lặng lẽ thắp lên ngọn đèn trong lòng ai như thế.”
Trần Niệm và Bắc Dã dường như là hai con người đến từ hai thế giới đối lập nhau: Trần Niệm – con gái nhà lành, học sinh giỏi, xinh xắn, ngoan hiền, tương lai xán lạn; Bắc Dã – mẹ là gái điếm, bố là tội phạm cưỡng hiếp, thành phần cá biệt trong trường nghề, đầu gấu, bất hảo, tương lai mờ mịt. Những tưởng giữa hai đứa trẻ chẳng có sự tương đồng nào, nhưng không, cuộc sống của hai cô cậu đã giao nhau ở cùng một điểm: cô đơn. Họ đều là những đứa trẻ cô đơn.
Mối quan hệ cộng sinh khăng khít giữa Bắc Dã và Trần Niệm bắt đầu từ một giây phút “lo chuyện bao đồng” của Trần Niệm. Cô gái nhỏ tưởng chừng như yếu đuối và nhút nhát ấy khi nhìn thấy cậu nam sinh bị đánh hội đồng đã không hề bàng quan làm ngơ mà lén lút định báo cảnh sát, để rồi bị liên lụy, bị bọn đầu gấu cướp sạch tiền, lại bị ép hôn cậu. Hành động đó của cô đã khiến Bắc Dã ghi nhớ. Ai nói cứ thành phần cá biệt là nhân cách thối tha? Cùng là đầu gấu học đường nhưng Bắc Dã không hề chế giễu tật nói lắp của Trần Niệm. Cậu trả tiền cho cô, đi theo bảo vệ cô, giúp đỡ cô không bị bắt nạt, kiên nhẫn chữa tật nói lắp cho cô, ở bên cạnh chậm rãi cổ vũ, vỗ về cô. Bản thân cậu cũng trầy trật vết thương nhưng cậu vẫn che chở cho cô. Khi trong cơn khủng hoảng nặng nề nhất của tuổi niên thiếu, khi mất lòng tin vào cảnh sát, vào pháp luật, vào “chính nghĩa”, khi chính mẹ ruột cũng vì bận rộn mà chẳng đoái hoài gì đến, Trần Niệm đã lựa chọn Bắc Dã, nương tựa vào cậu, tin tưởng cậu.
Tôi thích Trần Niệm, cũng thích Bắc Dã, thích cách họ vượt qua chông gai bảo toàn lòng hướng thiện, thích mối tình chân thành thuần lương của họ. Bắc Dã đã khơi dậy trong lòng Trần Niệm một sự kiên định, quật cường. Kẻ bất hảo bị xã hội coi thường lại chính là người cứu rỗi cô gái tốt đẹp mà xã hội không buồn màng đến. Trong cái thành phố lạnh lẽo ấy, chỉ họ mới hiểu được nhau, một mối tình vừa yên ả lặng lẽ vừa bền chặt sâu đậm. Không khoa trương, không nhiều lời, nắm chặt tay nhau đi qua bão tố. Một mối tình khiến người khác phải rung động, vừa đau lòng lại vừa thấy ngọt ngào.
Bắc Dã không phải một nam chính tiêu chuẩn: khi cô gặp nạn cậu đã không đến kịp. Nhưng không vì điều đó mà Trần Niệm mất lòng tin vào cậu. Phải tin tưởng nhiều đến thế nào mới có thể khiến một cô bé khi vướng vào án mạng đã chọn gọi cho một cậu thiếu niên chứ không phải là cảnh sát? Phải yêu nhiều đến thế nào mới có thể khiến một cậu thiếu niên cắn chặt răng vơ hết tội nghiệt vào mình để kéo dài thời gian cho cô thiếu nữ được thi tốt nghiệp? Cao trào cuối truyện thật sự đã bóp nghẹt tim phổi người đọc, ám ảnh lấy trí óc người ta. Sự che chở của Bắc Dã dành cho Trần Niệm, sự tin tưởng của Trần Niệm dành cho Bắc Dã, sự thấu hiểu lẫn nhau của cả hai người khiến người ta phải cảm động, và càng cảm động hơn khi đó mới chỉ là hai cô cậu thiếu niên mười bảy tuổi! Những đứa trẻ thiếu thốn khiếm khuyết, bởi vì có nhau mà vẹn tròn. Thời niên thiếu đau thương của hai người, bởi vì có nhau mà trở nên tươi đẹp. Để đến cuối cùng, chúng ta đều sẽ không nhịn được mà cảm thán: “Thật may là họ có nhau!”.
Bên cạnh hai nhân vật chính, nhân vật nam phụ Trịnh Dịch. Giữa xã hội thật giả lẫn lộn, đầy rẫy bất công ấy, anh là đại diện hiếm hoi của chính nghĩa thực thụ, một đốm lửa nhỏ nhoi mà mạnh mẽ giữ cho ánh sáng chân lý không bị dập tắt. Nhờ có anh không ngừng nỗ lực mà sự thật mới được phơi bày. Đó vốn nên là hình tượng của pháp luật, của cảnh sát.
Qua đi hết cả những cao trào đau đớn ấy, điều thực sự khiến tôi phải rơi nước mắt lại là ở ngoại truyện, ở lá thư mà Trần Niệm gửi cảnh sát Trịnh. Sau này Cửu Nguyệt Hi đã bỏ ngoại truyện đó đi với lý do không phù hợp với tính cách nhân vật, tôi cũng không hiểu tại sao chị lại cảm thấy như vậy. Tôi thì cho rằng ngoại truyện này là một cú chốt đẹp và rất đi vào lòng người của truyện. Bởi sau tất cả, nó đã khẳng định vẻ đẹp thiện lương, giàu lòng vị tha của các nhân vật, tính nhân văn của cả câu chuyện, khiến người ta nhớ mãi không quên.
[ Trần Niệm à, anh thường nghĩ, anh rất muốn biết hiện giờ em còn tin tưởng hay không? Tin tưởng chân, thiện, mỹ; tin tưởng vào việc “tin tưởng” bản thân.
Nếu vẫn vậy, anh cảm kích vô cùng.
Trịnh Dịch
——
Trong một lá thư anh hỏi em còn tin tưởng hay không? Tin tưởng chân, thiện, mỹ; tin tưởng vào việc “tin tưởng” bản thân.
Cảnh sát Trịnh, chỉ vì có Bắc Dã, em vẫn tin tưởng.
Trần Niệm ]
<3 Bắc vọng kim tâm, Trần niên bất di
<3
[REVIEW - THỜI NIÊN THIẾU TƯƠI ĐẸP ẤY]
..........
Tác phẩm: Thời niên thiếu tươi đẹp ấy
Tên khác: Thời niên thiếu của anh và em
Tác giả: Cửu Nguyệt Hi
Hệ liệt: Thập tự
Thể loại: ngôn tình, đô thị, học đường
Nhân vật chính: Bắc Dã, Trần Niệm
***
Tôi không phải là một người dễ xúc động. Kể từ khi biết đọc đến nay, tôi đã đọc không biết bao nhiêu là sách truyện, đông tây kim cổ gì cũng đọc cả, nhưng chưa bao giờ khóc vì một câu chuyện nào hết. Cho đến khi đọc Thời niên thiếu của tươi đẹp ấy. Cũng không phải bù lu bù loa gì, chỉ nhỏ vài giọt nước mắt thôi, nhưng đối với tôi, đó vẫn là một kỷ niệm cực kỳ sâu sắc ghi dấu trong cuộc đời đọc sách của tôi.
Thời niên thiếu tươi đẹp ấy là một câu chuyện giống như một sợi dây buộc lấy trái tim người đọc vậy. Ban đầu sợi dây này chỉ hờ hững buộc lỏng thôi, nhưng người ta vẫn lờ mờ cảm nhận được nó khiến con tim phải thấp thỏm mà run lên nhè nhẹ. Càng đọc về sau, qua mỗi chương, nút buộc lại càng thắt sâu thêm, để rồi cuối cùng thít chặt vào tim khiến người ta nghẹt thở, đau lòng khôn nguôi. Tôi không hay đọc truyện thể loại thanh xuân vườn trường. Đa số những truyện thể loại này đều có chung một cảm giác là nuối tiếc tuổi xuân tươi đẹp đã qua, nhưng với Thời niên thiếu tươi đẹp ấy thì khác, nó đem lại cho người đọc một cái thở phào như được giải thoát: cuối cùng thì cái quãng thời gian tệ hại này cũng qua rồi.
Bởi vậy mà tôi tìm thấy sự đồng cảm khi đọc truyện này.
Đừng vội thương hại tôi, tôi không giống Trần Niệm, chưa bao giờ bị bắt nạt ở trường cả. Nhưng ngay từ năm đầu tiên học cấp ba, tôi đã nhận ra môi trường trường học chính là một xã hội thu nhỏ, tốt đẹp có, nhưng xấu bẩn cũng đầy rẫy, đủ loại mặt người. Tôi đã tận mắt chứng kiến hai cô bạn của mình bị cả lớp tẩy chay, đùa cợt, bịa đặt nói xấu, chứng kiến lớp trưởng bày mưu tính kế vu khống cho một trong hai cô bạn đó tội ăn cắp, chứng kiến một cô bạn khác bị học sinh ngoài trường dọa đánh chỉ vì có quan hệ nhắn tin qua lại thân thiết với một cậu hot boy trường bên, rồi sau đó chuyện vỡ lở ra cậu bạn ảo lòi và vụ dọa đánh đó là một kế hoạch cợt nhả dìm hàng của một (nhóm) con gái cùng lớp có “thâm thù đại hận” với bạn tôi. Lại được cả giáo viên chủ nhiệm vô tâm tắc trách, thiên vị cán bộ lớp và đám học sinh nổi bật nữa. Tôi đã chứng kiến tất cả những điều ấy (nếu không phải có chút bản lĩnh riêng chắc bản thân tôi cũng bị tẩy chay ra trò), vậy nên tôi căm ghét trường học kinh khủng, đến mức mà cuối cấp, buổi chụp kỷ yếu tôi cũng không thèm đến (và vì thế mà sau đó nhận được một đống lời châm chỉa sau lưng).
Cửu Nguyệt Hi đã khắc họa rất chi tiết xã hội thu nhỏ ấy, về lũ bắt nạt – những kẻ săn mồi và những đứa trẻ yếu đuối, khiếm khuyết – con mồi yêu thích của chúng, về sự thờ ơ, hiếu kỳ của đám đông hèn hạ, về sự cứng nhắc vô cảm của pháp luật đối với trẻ vị thành niên. Tất cả đã tạo nên cho câu chuyện một bầu không khí u ám, khó thở, vừa lạnh lùng lại vừa châm chọc, càng về sau lại càng đậm, giống như một môi trường bị rút cạn dần ôxy vậy. Đó là cuộc sống của Trần Niệm, cũng như là cuộc sống của rất nhiều những đứa trẻ nạn nhân của bạo lực học đường.
Trong không gian tăm tối giam giữ Trần Niệm ấy, Bắc Dã đã xuất hiện, một bàn tay thô ráp mà dịu dàng, thắp lên ngọn lửa soi sáng tâm hồn đang run rẩy của cô bé.
“Là ai dịu dàng, cẩn thận, lặng lẽ thắp lên ngọn đèn trong lòng ai như thế.”
Trần Niệm và Bắc Dã dường như là hai con người đến từ hai thế giới đối lập nhau: Trần Niệm – con gái nhà lành, học sinh giỏi, xinh xắn, ngoan hiền, tương lai xán lạn; Bắc Dã – mẹ là gái điếm, bố là tội phạm cưỡng hiếp, thành phần cá biệt trong trường nghề, đầu gấu, bất hảo, tương lai mờ mịt. Những tưởng giữa hai đứa trẻ chẳng có sự tương đồng nào, nhưng không, cuộc sống của hai cô cậu đã giao nhau ở cùng một điểm: cô đơn. Họ đều là những đứa trẻ cô đơn.
Mối quan hệ cộng sinh khăng khít giữa Bắc Dã và Trần Niệm bắt đầu từ một giây phút “lo chuyện bao đồng” của Trần Niệm. Cô gái nhỏ tưởng chừng như yếu đuối và nhút nhát ấy khi nhìn thấy cậu nam sinh bị đánh hội đồng đã không hề bàng quan làm ngơ mà lén lút định báo cảnh sát, để rồi bị liên lụy, bị bọn đầu gấu cướp sạch tiền, lại bị ép hôn cậu. Hành động đó của cô đã khiến Bắc Dã ghi nhớ. Ai nói cứ thành phần cá biệt là nhân cách thối tha? Cùng là đầu gấu học đường nhưng Bắc Dã không hề chế giễu tật nói lắp của Trần Niệm. Cậu trả tiền cho cô, đi theo bảo vệ cô, giúp đỡ cô không bị bắt nạt, kiên nhẫn chữa tật nói lắp cho cô, ở bên cạnh chậm rãi cổ vũ, vỗ về cô. Bản thân cậu cũng trầy trật vết thương nhưng cậu vẫn che chở cho cô. Khi trong cơn khủng hoảng nặng nề nhất của tuổi niên thiếu, khi mất lòng tin vào cảnh sát, vào pháp luật, vào “chính nghĩa”, khi chính mẹ ruột cũng vì bận rộn mà chẳng đoái hoài gì đến, Trần Niệm đã lựa chọn Bắc Dã, nương tựa vào cậu, tin tưởng cậu.
Tôi thích Trần Niệm, cũng thích Bắc Dã, thích cách họ vượt qua chông gai bảo toàn lòng hướng thiện, thích mối tình chân thành thuần lương của họ. Bắc Dã đã khơi dậy trong lòng Trần Niệm một sự kiên định, quật cường. Kẻ bất hảo bị xã hội coi thường lại chính là người cứu rỗi cô gái tốt đẹp mà xã hội không buồn màng đến. Trong cái thành phố lạnh lẽo ấy, chỉ họ mới hiểu được nhau, một mối tình vừa yên ả lặng lẽ vừa bền chặt sâu đậm. Không khoa trương, không nhiều lời, nắm chặt tay nhau đi qua bão tố. Một mối tình khiến người khác phải rung động, vừa đau lòng lại vừa thấy ngọt ngào.
Bắc Dã không phải một nam chính tiêu chuẩn: khi cô gặp nạn cậu đã không đến kịp. Nhưng không vì điều đó mà Trần Niệm mất lòng tin vào cậu. Phải tin tưởng nhiều đến thế nào mới có thể khiến một cô bé khi vướng vào án mạng đã chọn gọi cho một cậu thiếu niên chứ không phải là cảnh sát? Phải yêu nhiều đến thế nào mới có thể khiến một cậu thiếu niên cắn chặt răng vơ hết tội nghiệt vào mình để kéo dài thời gian cho cô thiếu nữ được thi tốt nghiệp? Cao trào cuối truyện thật sự đã bóp nghẹt tim phổi người đọc, ám ảnh lấy trí óc người ta. Sự che chở của Bắc Dã dành cho Trần Niệm, sự tin tưởng của Trần Niệm dành cho Bắc Dã, sự thấu hiểu lẫn nhau của cả hai người khiến người ta phải cảm động, và càng cảm động hơn khi đó mới chỉ là hai cô cậu thiếu niên mười bảy tuổi! Những đứa trẻ thiếu thốn khiếm khuyết, bởi vì có nhau mà vẹn tròn. Thời niên thiếu đau thương của hai người, bởi vì có nhau mà trở nên tươi đẹp. Để đến cuối cùng, chúng ta đều sẽ không nhịn được mà cảm thán: “Thật may là họ có nhau!”.
Bên cạnh hai nhân vật chính, nhân vật nam phụ Trịnh Dịch. Giữa xã hội thật giả lẫn lộn, đầy rẫy bất công ấy, anh là đại diện hiếm hoi của chính nghĩa thực thụ, một đốm lửa nhỏ nhoi mà mạnh mẽ giữ cho ánh sáng chân lý không bị dập tắt. Nhờ có anh không ngừng nỗ lực mà sự thật mới được phơi bày. Đó vốn nên là hình tượng của pháp luật, của cảnh sát.
Qua đi hết cả những cao trào đau đớn ấy, điều thực sự khiến tôi phải rơi nước mắt lại là ở ngoại truyện, ở lá thư mà Trần Niệm gửi cảnh sát Trịnh. Sau này Cửu Nguyệt Hi đã bỏ ngoại truyện đó đi với lý do không phù hợp với tính cách nhân vật, tôi cũng không hiểu tại sao chị lại cảm thấy như vậy. Tôi thì cho rằng ngoại truyện này là một cú chốt đẹp và rất đi vào lòng người của truyện. Bởi sau tất cả, nó đã khẳng định vẻ đẹp thiện lương, giàu lòng vị tha của các nhân vật, tính nhân văn của cả câu chuyện, khiến người ta nhớ mãi không quên.
[ Trần Niệm à, anh thường nghĩ, anh rất muốn biết hiện giờ em còn tin tưởng hay không? Tin tưởng chân, thiện, mỹ; tin tưởng vào việc “tin tưởng” bản thân.
Nếu vẫn vậy, anh cảm kích vô cùng.
Trịnh Dịch
——
Trong một lá thư anh hỏi em còn tin tưởng hay không? Tin tưởng chân, thiện, mỹ; tin tưởng vào việc “tin tưởng” bản thân.
Cảnh sát Trịnh, chỉ vì có Bắc Dã, em vẫn tin tưởng.
Trần Niệm ]