- Biển số
- OF-37981
- Ngày cấp bằng
- 11/6/09
- Số km
- 345
- Động cơ
- 474,437 Mã lực
Quan trọng nhất là cụ phải biết tiếng Bồ heheEm làm quản lý buồng phòng bên khách sạn a V,cụ xem nghề đó qua bên đó ai cần ko,em có dư 1 ít.cụ nào giúp em được ko ạ.
Quan trọng nhất là cụ phải biết tiếng Bồ heheEm làm quản lý buồng phòng bên khách sạn a V,cụ xem nghề đó qua bên đó ai cần ko,em có dư 1 ít.cụ nào giúp em được ko ạ.
Em ko biết tiếng bồ,tiếng trum biết chút ít.có cách nào ko cụ.Quan trọng nhất là cụ phải biết tiếng Bồ hehe
Cụ làm dịch vụ buồng ks bên Bồ thì tiếng bồ và tiếng anh phải tốt cụ ạ. Ko có cơ hội nếu những ngôn ngữ đó ko tốt cụ ơi.Em ko biết tiếng bồ,tiếng trum biết chút ít.có cách nào ko cụ.
thấy bảo vẫn được, xin vísa lao động rồi chuyển để ơ lại. chi phí 30-40kEUR thì phải.Ba Lan giờ còn làm được giấy cư trú không các cụ nhỉ?
gia đình em giống bác, học sống ở nước ngoài , về vn , bây giờ quyết định quay lại Châu Âu vì tương lai bọn trẻ conGhi chú: Bài hơi dài và mang tính chia sẻ cá nhân, cụ nào ngại xin đừng đọc!
Em cũng định bước qua thớt này và không comment gì như bao thớt khác. Tuy nhiên em thấy như vậy hơi ích kỷ nên dù vốn liếng chữ nghĩa ít cũng muốn chia sẻ với các cụ vài ví dụ của cái sự “di cư” mà em mắt thấy tai nghe ngõ hầu cung cấp thêm tới các cụ cái nhìn đa chiều về chủ đề này trước khi các cụ bán sạch màn lẻ hay tất tay cho bên chẵn (em phét tí chứ chưa bao giờ oách xóc đĩa)
Ví dụ 1 là chính em: Sau khi tốt nghiêp đại học trong nước, em đi học Master ở châu Âu rồi ở lại làm cu li luôn. Trong thời gian này em kịp làm hai việc lớn là cưới vợ và xây nhà ở Việt Nam. Vợ em cũng dân du học như em, kém em hai tuổi. Em làm cu li đến 30 thì hai vợ chồng dắt nhau về để bây giờ khi đã loanh quanh 40 em lại đang có mong muốn tột bậc là được ra đi. Đi đâu, đi như thế nào có lẽ không phải là vấn đề quá khó, ví dụ như xin một khóa học PhD 3 năm, trong 3 năm đó thì cố gắng xin việc để chuyển từ study visa sang work visa. Nhưng với em, câu chuyện nằm ở chỗ chả ở chỗ nào làm em thấy hoàn toàn hạnh phúc. Ở Tây thì em nhớ không khí “dưa cà”, hội hè offline (kiểu diendanthethaovanhoa.vn ý) kiểu Việt Nam. Ở ta em lại nhớ cái thanh bình, dịu mát, sạch sẽ của Tây. Các cụ sẽ bảo là “thế thì chiều thế éo nào được”, em cũng đồng ý với các cụ như vậy.
Ví dụ 2 là rất nhiều các bạn của em: Các cụ cứ copy phần của chính em trên kia nhưng thay vì trở lại Việt Nam, các bạn em cố gắng, nỗ lực thậm chí giãy giụa tột bậc chỉ vì một mục tiêu duy nhất là ở lại trời Tây và các bạn đã thành công. Có bạn may mắn (và tất nhiên là giỏi) có được thành công sớm, khi mới ra trường đã tìm được việc ngay, cho đến nay đã đóng bảo hiểm được quãng 15 năm. Có bạn thì vừa mới nhận job gần đây thôi, khi đã chạm ngưỡng 40. “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió” quả đúng với những bạn này. Các cụ cứ tưởng tượng xem là trình độ các bạn ở mức trung bình, ngoại ngữ cũng vâỵ nên học mãi không qua, học đi rồi học lại. Tây có trò là cho mày đăng kí thoải mái, các trường đại học lại quá nhiều nên các bạn cứ vô tư đang kí học đại học rồi tối làm thêm Mc Donald, KFC để ở lại. Các cụ lưu ý giúp là trong hơn 10 năm tươi đẹp nhất cuộc đời, các bạn lăn từ trường này sang trường khác (để làm giấy cư trú) và đẩy những thùng rác cao ngang ngực vào 1 giờ sáng rồi bắt chuyến bus đêm về nhà. Ơn giời là bây giờ các bạn đều ổn cả.
Ví dụ 3, 4 là dành cho các cụ muốn cho con du học từ sớm, cấp 2 hoặc cấp 3. Trong thời gian ở Tây, em thi thoảng cũng tham gia trao đổi tiền hai chiều để đỡ mất phí. Lần đó, ngoài việc trao đổi tiền, đầu Việt Nam, một bà mẹ giọng còn khá trẻ còn nhờ em hỏi han trực tiếp con chị ấy về tình hình học tập, sức khỏe vì nghe đâu con bé không hay chát chít thường xuyên về nhà nữa. Các cụ tưởng tượng giúp em là một con bé đâu đó 15, 16 tuổi (nhà nó chắc không nghèo) nhưng chắc chỉ hơn 30 kg một chút trong bộ pijama ở nhà nằm trên giường trong ký túc xá chiều chủ nhật. Tóc nó dài xơ xác, sau cặp kính dày là đôi mắt hóp sâu, hoàn toàn vô hồn, trống rỗng và không sức sống. Em đến đưa tiền cho nó và hình ảnh em bé ấy ám ảnh em đến tận bây giờ, sau gần 20 năm. Nó bị trầm cảm, vì áp lực học hành, vì thay đổi môi trường sống đột ngột, vì bị bạn bè cô lập. Từ đó tới nay em không gặp lại cô bé đó nữa, mong là cô bé đó sẽ ổn.
Ví dụ 4 là về một thằng cu đầu xanh đầu đỏ. Bố mẹ nó cho nó đi nước ngoài vì sợ nó hư hỏng nghiện ngập. Ngày nó đi Tây khi mới 17 tuổi, cả họ nhà nó ăn mừng. Nhưng nó vốn sinh ra không phải để học. Nó nhanh nhẹn nhưng hợp với cái mánh mung chợ búa chợ giời nhiều hơn là học. Tất nhiên nó thất bại sau khi tiêu tốn của bố mẹ nó đâu đó quãng 100K EUR trước khi quay lại cái máng lợn cũ là dream chiến, phố phường, nẹt bô v.v…
Ví dụ 5 là dành cho các cụ định hi sinh đời bố, củng cố đời con (trong đó có luôn cả em). Em biết một đôi vợ chồng Việt Kiều cực tốt bụng, nhưng thằng con họ ngoài 20 chằng làm gì, sau khi tốt nghiệp cấp 3 nằm ườn ở nhà. Bà mẹ cho nó mỗi tuần 100 EUR tiêu vặt. Gặp bọn em, bác cứ thở dài vì bác so sánh bọn em với con bác. Gia đình bác là điền hình cho mâu thuẫn văn hóa đông –tây khi mà hai bác ra đi khi đã quá ngấm máu Việt còn thằng con lớn lên ở Tây từ nhỏ, đến trường giao du với đủ loại Tàu, Tây, Rệp, Phi, quần áo xanh đỏ, xích đeo đầy người, quần ỉa đùn đũng đến tận bắp chân….Bố mẹ và con cái hầu như không có thời gian nói chuyện trong gia đình nữa vì sự khác biệt về văn hóa quá lớn.
Em còn nhiều ví dụ nữa nhưng không muốn tốn đất diễn đàn. Em chỉ chốt lại là cái gì cũng có giá của nó và nếu như mọi sự không như kế hoạch thì phương án B của các cụ là gì.
Bác nào làm Bồ Đào Nha lưu ý là 5 năm sau tiêu chuẩn lấy PR có thể thay đổi , không dễ như bây giờ nữa nhéEm làm bên mảng pháp lý định cư này cũng một thời gian, nên cũng nhân tiện chia sẻ một số thông tin cho các bác đang quan tâm.
Tùy vào sở thích, điều kiện mà các bác cân nhắc thôi:
1/Kết hôn giả: Cái này rẻ, tuy nhiên còn hên xui tùy vào tình hình mỗi nước (như Mỹ chẳng hạn, bác Trump đang xiết vụ này nên hơi căng) và có nhiều điều khó nói. Ai có gia đình và tài chính ổn thì không nên quan tâm, nhiều rắc rối ; )
2/Skilled Worker: tình hình là... rất tình hình, từ Úc, Mỹ, Canada cho đến châu Âu đều không phải dành cho người thường : ))
Bác nào tiếng Anh đỉnh thì có thể tự lên trang web chính phủ để tìm thông tin & tự làm hồ sơ để tiết kiệm chi phí agent.
Bên Canada hiện có chương trình Atlantic chạy từ 2017-2020, cho phép apply PR cho du học sinh tốt nghiệp cử nhân tại vùng Atlantic/người nước ngoài có chuyên môn & xin được việc làm từ một công ty Canada.
Nhân đó, hiện tại mấy bác agent cũng đang nhao nhao mấy vụ có sẵn Job offer tại Canada, khách chỉ cần tốt nghiệp phổ thông, có tiếng anh tối thiểu và nộp phí tầm 60-70k đô Ca là có PR. Về pháp lý thì cũng có thể, nhưng bác nào muốn đi kiểu này thì cần lưu ý là có thật sự được làm việc thật hay không hay chỉ là đối phó về giấy tờ. Nếu qua đó mà không được làm việc tại công ty như cam kết, giấy tờ thu nhập thuế cá nhân không có... thì sau này sẽ bị record vào blacklist của chính phủ, và sẽ gặp rắc rối khi gia hạn thẻ hay xin quốc tịch.
3/Đầu tư: cái này thì dài dòng lắm, mỗi nước lại có những chương trình riêng dành cho các đối tượng riêng.
Nhưng theo kinh nghiệm của em thì túm lại thế này:
_Bác nào có kinh nghiệm quản lý công ty riêng, tiếng anh tốt thì nên apply đi Canada. Đất nước này chả có gì phải chê, ngoại trừ cái hơi lạnh. Chi phí lại tiết kiệm (tầm 150-250k đô Ca) và thời gian chờ hồ sơ nhanh (tầm 2 năm)
_Bác nào chả có gì ngoài tiền thì có thể đi Mỹ, eb5 mà tiến thôi. Chương trình này thì phải cho dự án của Mỹ vay 500k đô Mỹ tầm 5-7 năm. Điều kiện hồ sơ dễ, chỉ có điều chờ hơi lâu do (hồ sơ nhiều quá). Bác nào có con cái lớn thì phải cẩn thận qua tuổi (tối đa 21 tuổi cho con chưa lập gia đình)
_Nếu bác nào thấy Mỹ lâu quá sợ con quá tuổi, sợ súng đạn, hay sợ nó đang giãy chết ...bla bla gì đấy, thì qua Úc, New Zealand hoặc châu Âu, hồ sơ siêu nhanh:
+Bác nào có điều kiện thì xin ngay PR Úc (mua trái phiếu chính phủ hoặc bđs tầm 1.5 triệu đô Úc), hoặc New Zealand (2 triệu đô NZ), chờ hồ sơ 6 tháng
+Nếu thích vi vu khối EU thì chọn Ireland là quá ổn rồi, nước duy nhất dùng tiếng anh trong EU, giáo dục đỉnh, GDP đầu người 70k$/năm (cao hơn Mỹ). Nếu có hộ chiếu Ireland thì qua lại sống, học hành & làm việc tại Anh như người một nhà. Mỗi tội mức đầu tư cũng không nhỏ (cho dự án bên đó vay 1 triệu Euro trong 3-4 năm không lãi/có lãi kèm rủi ro Hoặc là hiến tặng chính phủ 400,000 Euro)
+Nếu thấy con số tiền hàng triệu cao quá, hồ sơ lại không mạnh (thiếu kinh nghiệm quản lý & tiếng anh), lại muốn hồ sơ nhanh cấp tốc kịp tuổi cho con cái học hành, lại muốn vivu châu Âu thoải mái: chọn Malta nhé các bác, bỏ ra 200k Euro, chờ hồ sơ 6 tháng, giáo dục chuẩn kiểu Anh miễn phí bậc trung học (Malta thuộc khối thịnh vượng chung của Anh), đảo quốc nhỏ xinh đẹp trong lành. Sống bên đó tầm 5 năm thì các bác xin PR của khối EU, sau đó có thể chuyển sang sinh sống làm việc tại bất kỳ đâu ở EU (Thụy Sĩ, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch, Ireland... hay Đức, Pháp, Ý bla bla)
+Nếu các bác nào lại cảm thấy rằng tiền bỏ ra mà không sinh lãi suất thì không cam lòng, mà lại muốn có PR EU vì thế hệ sau (hoặc vì gì đấy...) thì có thể mua bđs Hy Lạp (250k Eu) hay bđs Bồ Đào Nha (350k Eu), chờ 6-12 tháng là có thể landing châu Âu. Diện đầu tư này thì phải giữ bđs trong 5 năm để xin PR khối EU hoặc nhập tịch rồi mới bán nha các bác, bán trước là coi như mất giấy phép cư trú luôn.
+Còn thêm diện nữa, : )), quốc tịch Síp, hehe, chắc bác nào trong ngành cũng hiểu, trọn gói luôn!
Thân & Chào quyết thắng!
Em đồng ý với cụ nhưng em thấy người nhập cư để được hưởng các ưu đãi và chính sách an sinh xã hội như người bản xứ thì cần thời gian rất rất dài ợ.E chưa ở lâu nên chưa dám nói là đồng ý với cụ. Nhưng rõ ràng 1 điều là tổ chức XH, hạ tầng giao thông, dịch vụ, giáo dục và y tế, thức ăn, môi trường các nước châu Âu sẽ hơn hẳn VN.
E cũng hóng mấy nước nàyBác thử tìm hiểu định cư Bắc Mỹ - Mỹ/ Canada hoặc Châu Úc - Úc/ New Zealand xem sao. E thấy mấy nơi này tốt hơn châu Âu nhiều khía cạnh dù hơi xa xôi với phần còn lại của thế giới so với châu Âu
Ba lan bg cũng khó rồi cụ.thấy bảo vẫn được, xin vísa lao động rồi chuyển để ơ lại. chi phí 30-40kEUR thì phải.
Hiện tại, kể cả có thẻ 3 năm sang gia hạn thẻ mới cũng “tạch” phần lớn rồi cụ ạ! Còn xin mới từ đầu thì hết lâu rồi cụ ạ!Ba Lan giờ còn làm được giấy cư trú không các cụ nhỉ?
Cụ dũng cảm và giỏi quá. Chúc mừng cụ. Chẳng hay là cụ đang ở đâu và đường quay lại có gian nan không ạgia đình em giống bác, học sống ở nước ngoài , về vn , bây giờ quyết định quay lại Châu Âu vì tương lai bọn trẻ con
Quốc tịch rồi sao cụKết hôn giả Thụy Sĩ (Swiss chứ không phải Thụy Điển ở phía bắc Âu).
Làm giấy tờ kết hôn 3 tháng. Định cư trong vòng 6 tháng.
Sau 5 năm đám cưới thì được giấy thường trú. Sau 12 năm thì được quốc tịch TS.
Người thân có thể được bảo lảnh qua thăm du lịch hoặc học.
Các cụ thấy kèo này có ổn không ạ?
Qua đó rồi thì phải học cái chữ, học cái nghề như mọi người di dân khác thôi!Quốc tịch rồi sao cụ
Không nghề ngỗng thì vứt hết!
Thế nên gần 4 xịch mà qua thì cũng vất đóa cụQua đó rồi thì phải học cái chữ, học cái nghề như mọi người di dân khác thôi!
Mua giấy kết hôn giả thì còn được chứ mua bằng giả bên nớ để kiếm việc làm thì coi bộ hầu như bất khả thi và vô dụng. ¿verdad amigo?