- Biển số
- OF-305522
- Ngày cấp bằng
- 18/1/14
- Số km
- 467
- Động cơ
- 303,892 Mã lực
Kính gửi các cụ, những ai vẫn đang mê mẩn & tin tưởng vào GTHL, MBC thì đọc xong nên xem lại nhé. Cám ơn người bạn cho trích dẫn.....
Nhân dịp có một tình huống thực tế là Người bạn mình chạy chiếc motor Pkl bị CSGT một huyện nọ chốt chặn và bắt vì lỗi tốc độ và không đúng phần đường. Khi xe được đưa về trụ sở thì CSGT lập Biên bản vi phạm hành chính, đồng thời ghi nhận tạm giữ xe, bằng lái và Giấy đăng ký xe. Hẹn 7 ngày sau quay lại giải quyết.
Trong 7 ngày này có nhiều việc lắm đây các bạn:
- CSGT tiến hành việc giám định SK-SM của xe;
- Phát văn bản xác minh tại Công an cấp Giấy đăng ký xe;
- Ngay sau khi có thông tin chiếc xe vi phạm này sử dụng Giấy đăng ký xe và Biển số giả, SK-SM bị đục thì CSGT chuyển toàn bộ hồ sơ qua Công an điều tra.
Tiếp tục công việc của cơ quan điều tra:
- Liên hệ người vi phạm hành chính để ghi lời khai;
- Ra quyết định khởi tố Hình sự theo Điều Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015
Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.”
Căn cứ khởi tố bởi Cơ quan điều tra họ nhận định rằng:
- Việc sử dụng giấy tờ, tài liệu giả trong trường hợp này là để nhằm mục đích lừa dối, cơ quan, tổ chức và sử dụng nó thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Người vi phạm với lỗi cố ý, nghĩa là bản thân họ biết và nhận thức được hành vi của mình là sai trái, nhưng cố ý thực hiện.
- Sử dụng giấy chứng nhận đăng ký xe giả mạo là xâm phạm trực tiếp đến việc quản lý trật tự quản lý kinh tế – xã hội của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là người đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, từ là từ đủ 16 tuổi trở lên.
Tình hình hiện nay: Do vụ án mới chỉ khởi tố vụ án, khởi tố bị can nên chưa xác định được mức hình phạt như thế nào.
Qua tình huống này các bạn rút ra được gì cho bản thân?
Trước giờ nghe anh em hay có câu, "Có chơi có chịu" - tức là chơi xe MBC/GTHL mà bắt mất xe thì chịu, nhưng thực tế thì không những mất xe mà còn dính đến án hình sự thì mình thấy hậu quả nặng nề quá, chúng ta nên cân nhắc cuộc chơi, kẻo một ngày xấu trời thì mình sẽ là trường hợp tiếp theo thì quá là oan nghiệt.
Nhân dịp có một tình huống thực tế là Người bạn mình chạy chiếc motor Pkl bị CSGT một huyện nọ chốt chặn và bắt vì lỗi tốc độ và không đúng phần đường. Khi xe được đưa về trụ sở thì CSGT lập Biên bản vi phạm hành chính, đồng thời ghi nhận tạm giữ xe, bằng lái và Giấy đăng ký xe. Hẹn 7 ngày sau quay lại giải quyết.
Trong 7 ngày này có nhiều việc lắm đây các bạn:
- CSGT tiến hành việc giám định SK-SM của xe;
- Phát văn bản xác minh tại Công an cấp Giấy đăng ký xe;
- Ngay sau khi có thông tin chiếc xe vi phạm này sử dụng Giấy đăng ký xe và Biển số giả, SK-SM bị đục thì CSGT chuyển toàn bộ hồ sơ qua Công an điều tra.
Tiếp tục công việc của cơ quan điều tra:
- Liên hệ người vi phạm hành chính để ghi lời khai;
- Ra quyết định khởi tố Hình sự theo Điều Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015
Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.”
Căn cứ khởi tố bởi Cơ quan điều tra họ nhận định rằng:
- Việc sử dụng giấy tờ, tài liệu giả trong trường hợp này là để nhằm mục đích lừa dối, cơ quan, tổ chức và sử dụng nó thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Người vi phạm với lỗi cố ý, nghĩa là bản thân họ biết và nhận thức được hành vi của mình là sai trái, nhưng cố ý thực hiện.
- Sử dụng giấy chứng nhận đăng ký xe giả mạo là xâm phạm trực tiếp đến việc quản lý trật tự quản lý kinh tế – xã hội của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là người đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, từ là từ đủ 16 tuổi trở lên.
Tình hình hiện nay: Do vụ án mới chỉ khởi tố vụ án, khởi tố bị can nên chưa xác định được mức hình phạt như thế nào.
Qua tình huống này các bạn rút ra được gì cho bản thân?
Trước giờ nghe anh em hay có câu, "Có chơi có chịu" - tức là chơi xe MBC/GTHL mà bắt mất xe thì chịu, nhưng thực tế thì không những mất xe mà còn dính đến án hình sự thì mình thấy hậu quả nặng nề quá, chúng ta nên cân nhắc cuộc chơi, kẻo một ngày xấu trời thì mình sẽ là trường hợp tiếp theo thì quá là oan nghiệt.