- Biển số
- OF-779038
- Ngày cấp bằng
- 2/6/21
- Số km
- 1,249
- Động cơ
- -5,760 Mã lực
- Nơi ở
- Hà Nội
- Website
- otofun.net
Dạo này đạo báo nhiều trường hợp tự tử quá các cụ ợ. Cãi nhau người yêu, nhảy cầu. Vợ chồng giận nhau, nhảy cầu. 15-16 tuổi giận bố mẹ, thất tình cũng nhảy cầu, thậm chí rủ nhau vài người nhảy cho... vui. Nghèo quá nhảy cầu, nhà giầu cũng nhảy cầu. Trầm cảm không nhảy cầu thì nhảy lầu cho gần. Tuyệt đại đa số các trường hợp không đến mức bế tắc không lối thoát, mà chỉ là phút nóng giận mất khôn hoặc trầm cảm lâu ngày không được điều trị đúng cách.
Trước khi nói tiếp về VN, ta bàn qua Hàn Quốc là quốc gia top đầu thế giới về tự tử. Tự tử nhiều đến mức người ta phải cho an ninh đi canh chừng trên các cây cầu trung tâm Seoul. Thành cầu phải căng lưới uốn ngược vào trong để không leo lên được. Trên cầu là số điện thoại tổng đài tư vấn dành cho những người muốn tự tử và những câu nói mang đến cảm giác yêu đời, yêu cuộc sống, nhớ về cha mẹ người thân. Một vài chỗ là những bức ảnh gia đình, những bức ảnh thể hiện tình cảm yêu thương, tình bạn trong sáng, cuộc sống tươi đẹp... Những sáng kiến này thực hiện năm 2012 ở Hàn Quốc và sau 1 năm tỷ lệ tự tử giảm 85%.
Tại Pháp, năm nay lần đầu tiên có tổng đài tự tử sau 1 năm tỷ lệ tự tử tăng mạnh, có thể liên quan đến dịch bệnh: trầm cảm vì ở nhà nhiều, mất việc, mất thu nhập, mâu thuẫn gia đình do suốt ngày nhìn thấy nhau... Mỗi năm toàn cầu có 700.000 người tự tử, tức là cứ 100 người chết thì có 1 người là tự tử. Mặc dù con số này vẫn duy trì ổn định nhiều năm qua nhưng nhóm người trẻ lại đang tăng mạnh với tốc độ 2 con số. Ở những quốc gia mạnh về y tế, đặc biệt là điều trị tâm lý, và có đường dây nóng về tự tử như Mỹ, Hàn Quốc thì tỷ lệ tự tử có dấu hiệu giảm. Ngược lại, những quốc gia đang phát triển lại leo cao dần trong danh sách quốc gia có tỷ lệ tự tử cao. Việt Nam nằm ở giữa danh sách, tỷ lệ tự tử tăng dần trong nhiều năm và đạt đỉnh năm 2016. Kể từ đó đến nay tỷ lệ này ổn định, nhưng cơ cấu thì đang có xáo trộn mạnh trong 10 năm qua. Tỷ lệ tự tử của nam tăng rồi giảm nhẹ, của nữ tăng liên tục lên gấp đôi báo hiệu tình trạng trầm cảm và sốc trong gia đình nhiều hơn trong công việc. Tình trạng trẻ hoá ở những người tự tử ngày càng mạnh mẽ, mà nguyên nhân đa phần không nghiêm trọng, chỉ là do các cháu chưa được trang bị kỹ năng đương đầu với những cú sốc tâm lý.
Đường dây nóng để những người trầm cảm hay có cú sốc về tâm lý gọi đến là một cách hữu ích. Chúng ta nên học Hàn Quốc, hãy để lại số điện thoại đường dây nóng trên cầu, trong các toà chung cư để người dân gặp vấn đề có thể gọi đến. Phần lớn các quốc gia phát triển vốn đã rất mạnh về hệ thống tư vấn tâm lý mà vẫn dành riêng 1 đường dây nóng về tự tử. Chúng ta còn quá yếu về tư vấn tâm lý, người dân chưa có thói quen đến bác sĩ tâm lý khi trầm cảm, khi gặp những cú sốc. Trong khi đó VN đang bước vào giai đoạn tăng trưởng nóng, nhiều vấn đề về kinh tế xã hội sẽ phát sinh nhanh hơn khả năng thích nghi của người dân. Nếu không sớm hành động, chúng ta sẽ leo rất cao chứ không còn đứng ở giữa bảng xếp hạng về tự tử toàn cầu nữa.
Trước khi nói tiếp về VN, ta bàn qua Hàn Quốc là quốc gia top đầu thế giới về tự tử. Tự tử nhiều đến mức người ta phải cho an ninh đi canh chừng trên các cây cầu trung tâm Seoul. Thành cầu phải căng lưới uốn ngược vào trong để không leo lên được. Trên cầu là số điện thoại tổng đài tư vấn dành cho những người muốn tự tử và những câu nói mang đến cảm giác yêu đời, yêu cuộc sống, nhớ về cha mẹ người thân. Một vài chỗ là những bức ảnh gia đình, những bức ảnh thể hiện tình cảm yêu thương, tình bạn trong sáng, cuộc sống tươi đẹp... Những sáng kiến này thực hiện năm 2012 ở Hàn Quốc và sau 1 năm tỷ lệ tự tử giảm 85%.
Tại Pháp, năm nay lần đầu tiên có tổng đài tự tử sau 1 năm tỷ lệ tự tử tăng mạnh, có thể liên quan đến dịch bệnh: trầm cảm vì ở nhà nhiều, mất việc, mất thu nhập, mâu thuẫn gia đình do suốt ngày nhìn thấy nhau... Mỗi năm toàn cầu có 700.000 người tự tử, tức là cứ 100 người chết thì có 1 người là tự tử. Mặc dù con số này vẫn duy trì ổn định nhiều năm qua nhưng nhóm người trẻ lại đang tăng mạnh với tốc độ 2 con số. Ở những quốc gia mạnh về y tế, đặc biệt là điều trị tâm lý, và có đường dây nóng về tự tử như Mỹ, Hàn Quốc thì tỷ lệ tự tử có dấu hiệu giảm. Ngược lại, những quốc gia đang phát triển lại leo cao dần trong danh sách quốc gia có tỷ lệ tự tử cao. Việt Nam nằm ở giữa danh sách, tỷ lệ tự tử tăng dần trong nhiều năm và đạt đỉnh năm 2016. Kể từ đó đến nay tỷ lệ này ổn định, nhưng cơ cấu thì đang có xáo trộn mạnh trong 10 năm qua. Tỷ lệ tự tử của nam tăng rồi giảm nhẹ, của nữ tăng liên tục lên gấp đôi báo hiệu tình trạng trầm cảm và sốc trong gia đình nhiều hơn trong công việc. Tình trạng trẻ hoá ở những người tự tử ngày càng mạnh mẽ, mà nguyên nhân đa phần không nghiêm trọng, chỉ là do các cháu chưa được trang bị kỹ năng đương đầu với những cú sốc tâm lý.
Đường dây nóng để những người trầm cảm hay có cú sốc về tâm lý gọi đến là một cách hữu ích. Chúng ta nên học Hàn Quốc, hãy để lại số điện thoại đường dây nóng trên cầu, trong các toà chung cư để người dân gặp vấn đề có thể gọi đến. Phần lớn các quốc gia phát triển vốn đã rất mạnh về hệ thống tư vấn tâm lý mà vẫn dành riêng 1 đường dây nóng về tự tử. Chúng ta còn quá yếu về tư vấn tâm lý, người dân chưa có thói quen đến bác sĩ tâm lý khi trầm cảm, khi gặp những cú sốc. Trong khi đó VN đang bước vào giai đoạn tăng trưởng nóng, nhiều vấn đề về kinh tế xã hội sẽ phát sinh nhanh hơn khả năng thích nghi của người dân. Nếu không sớm hành động, chúng ta sẽ leo rất cao chứ không còn đứng ở giữa bảng xếp hạng về tự tử toàn cầu nữa.