- Biển số
- OF-871102
- Ngày cấp bằng
- 8/11/24
- Số km
- 357
- Động cơ
- 1,342 Mã lực
- Tuổi
- 54
Theo quy định tại khoản 4 điều 11 Luật TTATGTĐB thì Tín hiệu đèn giao thông có 03 màu, gồm: màu xanh, màu vàng, màu đỏ; có hiển thị thời gian hoặc không hiển thị thời gian. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành như sau:
- Tín hiệu đèn màu xanh là được đi; trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;
- Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác;
- Tín hiệu đèn màu đỏ là cấm đi.
Như vậy, khi gặp đèn xanh thì người điều khiển xe máy, ô tô có quyền lựa chọn đi hoặc không đi, chứ không bắt buộc là phải đi. Trong trường hợp đèn xanh nhưng không đi thì người điều khiển xe máy, ô tô cũng sẽ không bị xử phạt về hành vi "không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông". Tuy nhiên, nếu đèn xanh nhưng người điều khiển xe không đi mà gây cản trở các phương tiện lưu thông phía sau thì người điều khiển xe máy, ô tô có thể bị xử phạt như sau:
Đối với ô tô:
Tên gọi hành vi vi phạm hành chính: Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông ( điểm k khoản 5 điều 6 NĐ168). Hành vi này có cấu thành vật chất; đó là gây ùn tắc giao thông
Mức phạt bằng tiền: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Trừ điểm: 2 điểm ( điểm a khoản 16 điều 6 NĐ168).
Đối với xe máy:
Tên gọi hành vi vi phạm hành chính: Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường gây cản trở giao thông ( điểm d khoản 2 điều 7 NĐ168). Hành vi này có cấu thành vật chất; đó là gây cản trở giao thông
Mức phạt bằng tiền: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Cả hai hành vi này đều xâm phạm quy định tại Điểm b khoản 3 điều 18 Luật TTATGTĐB: Không làm ảnh hưởng đến người đi bộ và các phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
- Tín hiệu đèn màu xanh là được đi; trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;
- Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác;
- Tín hiệu đèn màu đỏ là cấm đi.
Như vậy, khi gặp đèn xanh thì người điều khiển xe máy, ô tô có quyền lựa chọn đi hoặc không đi, chứ không bắt buộc là phải đi. Trong trường hợp đèn xanh nhưng không đi thì người điều khiển xe máy, ô tô cũng sẽ không bị xử phạt về hành vi "không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông". Tuy nhiên, nếu đèn xanh nhưng người điều khiển xe không đi mà gây cản trở các phương tiện lưu thông phía sau thì người điều khiển xe máy, ô tô có thể bị xử phạt như sau:
Đối với ô tô:
Tên gọi hành vi vi phạm hành chính: Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông ( điểm k khoản 5 điều 6 NĐ168). Hành vi này có cấu thành vật chất; đó là gây ùn tắc giao thông
Mức phạt bằng tiền: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Trừ điểm: 2 điểm ( điểm a khoản 16 điều 6 NĐ168).
Đối với xe máy:
Tên gọi hành vi vi phạm hành chính: Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường gây cản trở giao thông ( điểm d khoản 2 điều 7 NĐ168). Hành vi này có cấu thành vật chất; đó là gây cản trở giao thông
Mức phạt bằng tiền: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Cả hai hành vi này đều xâm phạm quy định tại Điểm b khoản 3 điều 18 Luật TTATGTĐB: Không làm ảnh hưởng đến người đi bộ và các phương tiện tham gia giao thông đường bộ.