"giấc mơ" của lực lượng công chức, viên chức sắp đạt được...
Đừng hành hạ giáo viên và công chức bằng các loại giấy phép con nữa
Giấy phép con không phải chỉ tồn tại trong môi trường kinh doanh, hành hạ doanh nghiệp. Giấy phép con còn hành hạ giáo viên, công chức. Đã đến lúc phải dẹp bỏ dứt khoát các loại quy định bất hợp lý này.
Hai tuần nay, dư luận, đặc biệt là giáo giới phản ánh những bức xúc liên quan tới chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, giáo viên phải có loại chứng chỉ này mới có thể thăng lương, giữ hạng hay nâng ngạch.
Cả một đời đi dạy, đến bây giờ nhiều thầy cô giáo phải cắp cặp đi học để được cái chứng chỉ cực kỳ hình thức. Đây là một loại giấy phép con, được cho là hành hạ con người và làm mất uy tín ngành giáo dục trong mắt cộng đồng.
Giáo viên đã bị các loại giấy phép con là chứng chỉ tin học, ngoại ngữ làm khó làm dễ bao nhiêu năm. Có nhiều người không biết cầm những chứng chỉ đó để làm gì, nhưng vì quy định đưa ra, phải "chạy" cho có để đáp ứng yêu cầu. Khổ thân, mất thời gian và mất cả tiền.
Quy định các loại chứng chỉ là hình thức, tạo ra nhiều cách đối phó không trung thực. Trong môi trường giáo dục nhưng lại tồn tại sự dối trá, đó là phản giáo dục.
Giáo viên phải "chạy" các loại chứng chỉ bằng cách mua bán thì làm sao dạy học trò về sự thực học về sự trung thực.
Về vụ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, ông Nguyễn Tiến Dĩnh - Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng: "Nếu quy định bắt buộc thì giáo viên lại phải qua một khâu đi học bồi dưỡng để có chứng chỉ theo yêu cầu, gây nhiều tốn kém và không cần thiết".
Và theo ông Dĩnh, nên xem xét sửa đổi lại quy định về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đối với không chỉ giáo viên mà còn cả công chức, viên chức các ngành, lĩnh vực.
Rất ủng hộ quan điểm này của ông Nguyễn Tiến Dĩnh, đây là giấc mơ của lực lượng công chức.
Và giấc mơ đó có hy vọng trở thành hiện thực, vì Bộ Nội vụ đang dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn nghiệp vụ, chuyên môn và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư, với quan điểm là bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ.
Bỏ là phải và bỏ cho nó nhanh. Quy định này chỉ nuôi béo các trung tâm tin học, ngoại ngữ chuyên bán thứ này. Bán như bán giấy lộn. Kể cả bằng tiếng Anh đại học, cũng có nơi sản xuất và bán đắt như tôm tươi, Trường Đại học Đông Đô là một trong những xưởng sản xuất bằng ngoại ngữ.
Chọn người thì trọng thực tài thực học, không cần gì những thứ hình thức. Vào cơ quan, giao việc có làm được hay không mới là thực, còn các loại chứng chỉ là tham khảo, chưa kể chứng chỉ giả phải loại bỏ ngay.
Dẹp các loại giấy phép con cho viên chức, công chức là dẹp bớt sự dối trá trong xã hội.
Đừng hành hạ giáo viên và công chức bằng các loại giấy phép con nữa
Giấy phép con không phải chỉ tồn tại trong môi trường kinh doanh, hành hạ doanh nghiệp. Giấy phép con còn hành hạ giáo viên, công chức. Đã đến lúc phải dẹp bỏ dứt khoát các loại quy định bất hợp lý này.
Hai tuần nay, dư luận, đặc biệt là giáo giới phản ánh những bức xúc liên quan tới chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, giáo viên phải có loại chứng chỉ này mới có thể thăng lương, giữ hạng hay nâng ngạch.
Cả một đời đi dạy, đến bây giờ nhiều thầy cô giáo phải cắp cặp đi học để được cái chứng chỉ cực kỳ hình thức. Đây là một loại giấy phép con, được cho là hành hạ con người và làm mất uy tín ngành giáo dục trong mắt cộng đồng.
Giáo viên đã bị các loại giấy phép con là chứng chỉ tin học, ngoại ngữ làm khó làm dễ bao nhiêu năm. Có nhiều người không biết cầm những chứng chỉ đó để làm gì, nhưng vì quy định đưa ra, phải "chạy" cho có để đáp ứng yêu cầu. Khổ thân, mất thời gian và mất cả tiền.
Quy định các loại chứng chỉ là hình thức, tạo ra nhiều cách đối phó không trung thực. Trong môi trường giáo dục nhưng lại tồn tại sự dối trá, đó là phản giáo dục.
Giáo viên phải "chạy" các loại chứng chỉ bằng cách mua bán thì làm sao dạy học trò về sự thực học về sự trung thực.
Về vụ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, ông Nguyễn Tiến Dĩnh - Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng: "Nếu quy định bắt buộc thì giáo viên lại phải qua một khâu đi học bồi dưỡng để có chứng chỉ theo yêu cầu, gây nhiều tốn kém và không cần thiết".
Và theo ông Dĩnh, nên xem xét sửa đổi lại quy định về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đối với không chỉ giáo viên mà còn cả công chức, viên chức các ngành, lĩnh vực.
Rất ủng hộ quan điểm này của ông Nguyễn Tiến Dĩnh, đây là giấc mơ của lực lượng công chức.
Và giấc mơ đó có hy vọng trở thành hiện thực, vì Bộ Nội vụ đang dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn nghiệp vụ, chuyên môn và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư, với quan điểm là bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ.
Bỏ là phải và bỏ cho nó nhanh. Quy định này chỉ nuôi béo các trung tâm tin học, ngoại ngữ chuyên bán thứ này. Bán như bán giấy lộn. Kể cả bằng tiếng Anh đại học, cũng có nơi sản xuất và bán đắt như tôm tươi, Trường Đại học Đông Đô là một trong những xưởng sản xuất bằng ngoại ngữ.
Chọn người thì trọng thực tài thực học, không cần gì những thứ hình thức. Vào cơ quan, giao việc có làm được hay không mới là thực, còn các loại chứng chỉ là tham khảo, chưa kể chứng chỉ giả phải loại bỏ ngay.
Dẹp các loại giấy phép con cho viên chức, công chức là dẹp bớt sự dối trá trong xã hội.
Đừng hành hạ giáo viên và công chức bằng các loại giấy phép con nữa
Giấy phép con không phải chỉ tồn tại trong môi trường kinh doanh, hành hạ doanh nghiệp. Giấy phép con còn hành hạ giáo viên, công chức. Đã đến lúc...
laodong.vn