Khả năng Ban tổ chức (VFF) sẽ bị phạt vì để lọt pháo sáng vào sân trong trận đấu bán kết tối qua giữa đội tuyển Việt Nam và Indonesia.
Việc đốt pháo sáng trên khán đài có hàng ngàn cổ động viên là điều cực kỳ nguy hiểm.
Mong rằng việc này sẽ không tái diễn trong trận Chung kết sắp tới để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người!
----------
Pháo sáng nguy hiểm thế nào
Pháo sáng chứa hóa chất độc gây hại cho hệ hô hấp khi hít, bỏng, nhiễm độc, để lại di chứng lâu dài cho nạn nhân.
Tiến sĩ Khuất Quang Sơn, giảng viên Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, cho biết thành phần hóa học của pháo sáng gồm 3 hợp phần là chất oxy hóa mạnh (kali nitrat, kali clorat, kali peclorat...), chất cháy (bột than mịn, lưu huỳnh, parafin nhựa đường...) và chất tạo màu. Ngoài ra còn có phụ gia như canxi carbonat, vaselin, bột shellac màu. Nhiệt độ của pháo sáng từ 1.200 đến 3.000 độ C, dễ gây cháy và bắt cháy, khối lượng tập trung từ 50 gam là có thể gây nổ.
Tại Việt Nam, loại pháo sáng được các cổ động viên sử dụng thường là pháo sáng chuẩn, nhiệt độ cao nhất đạt khoảng 1.600 độ C, có thể cháy kéo dài trong 60 giây. Bởi vậy, khi đốt pháo sáng ở đám đông chen chúc, người ở gần dễ gặp các tổn thương nặng ở mặt, mắt, ngực, tay, cổ...
"Ngoài vấn đề ảnh hưởng sức khỏe, đốt pháo sáng gây nhiều hệ lụy như cháy nổ, hỏa hoạn thậm chí tử vong cho chính người đốt pháo cũng như những người xung quanh", tiến sĩ nhấn mạnh.
Loại pháo này có thể làm cháy quần áo chỉ trong chớp mắt và gây bỏng cho con người. Vết bỏng nặng rất dễ bị nhiễm độc (do pháo sáng có chứa lưu huỳnh) và để lại nhiều di chứng thẩm mỹ như sẹo xấu, sẹo co kéo, nặng hơn là ảnh hưởng tới cơ, xương...
Theo tiến sĩ Sơn, pháo sáng đốt tại sân vận động không dễ dập tắt vì nó được thiết kế kích ứng với nước. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của đội cứu hỏa, pháo rất khó để dập tắt, nguy cơ bị bỏng rất cao. Ngay cả khi đã ngừng cháy, pháo vẫn quá nóng để chúng ta có thể chạm vào.
Ngoài ra, ghế nhựa trên khán đài cũng có nguy cơ bắt cháy khi dính pháo sáng và phát sinh các chất độc hại như carbon monoxide, sunfurơ, bụi thủy ngân, các chất oxy hóa mạnh và bụi kim loại. Mật độ khói làm giảm 20-50% tầm nhìn.
Thời gian phơi nhiễm khói hóa chất dưới 3 phút sẽ ảnh hưởng nhẹ đến cơ thể. Trên 3 phút, hệ hô hấp bắt đầu bị ảnh hưởng, đặc biệt với người có tiền sử bệnh hô hấp, hen suyễn. Các chất độc có thể gây phù các mao mạch làm tắt đường thở.
Bụi khói của pháo sáng ảnh hưởng trực tiếp đến mắt, làm chảy nước mắt hoặc loét giác mạc. Khí sunfurơ gây sốc và mẫn cảm mạnh đường hô hấp, tác động tức thì. Khí carbonmono oxit làm giảm các phản ứng thần kinh thực vật và hôn mê.
Việc đốt pháo sáng trên khán đài có hàng ngàn cổ động viên là điều cực kỳ nguy hiểm.
Mong rằng việc này sẽ không tái diễn trong trận Chung kết sắp tới để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người!
----------
Pháo sáng nguy hiểm thế nào
Pháo sáng chứa hóa chất độc gây hại cho hệ hô hấp khi hít, bỏng, nhiễm độc, để lại di chứng lâu dài cho nạn nhân.
Tiến sĩ Khuất Quang Sơn, giảng viên Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, cho biết thành phần hóa học của pháo sáng gồm 3 hợp phần là chất oxy hóa mạnh (kali nitrat, kali clorat, kali peclorat...), chất cháy (bột than mịn, lưu huỳnh, parafin nhựa đường...) và chất tạo màu. Ngoài ra còn có phụ gia như canxi carbonat, vaselin, bột shellac màu. Nhiệt độ của pháo sáng từ 1.200 đến 3.000 độ C, dễ gây cháy và bắt cháy, khối lượng tập trung từ 50 gam là có thể gây nổ.
Tại Việt Nam, loại pháo sáng được các cổ động viên sử dụng thường là pháo sáng chuẩn, nhiệt độ cao nhất đạt khoảng 1.600 độ C, có thể cháy kéo dài trong 60 giây. Bởi vậy, khi đốt pháo sáng ở đám đông chen chúc, người ở gần dễ gặp các tổn thương nặng ở mặt, mắt, ngực, tay, cổ...
"Ngoài vấn đề ảnh hưởng sức khỏe, đốt pháo sáng gây nhiều hệ lụy như cháy nổ, hỏa hoạn thậm chí tử vong cho chính người đốt pháo cũng như những người xung quanh", tiến sĩ nhấn mạnh.
Loại pháo này có thể làm cháy quần áo chỉ trong chớp mắt và gây bỏng cho con người. Vết bỏng nặng rất dễ bị nhiễm độc (do pháo sáng có chứa lưu huỳnh) và để lại nhiều di chứng thẩm mỹ như sẹo xấu, sẹo co kéo, nặng hơn là ảnh hưởng tới cơ, xương...
Theo tiến sĩ Sơn, pháo sáng đốt tại sân vận động không dễ dập tắt vì nó được thiết kế kích ứng với nước. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của đội cứu hỏa, pháo rất khó để dập tắt, nguy cơ bị bỏng rất cao. Ngay cả khi đã ngừng cháy, pháo vẫn quá nóng để chúng ta có thể chạm vào.
Ngoài ra, ghế nhựa trên khán đài cũng có nguy cơ bắt cháy khi dính pháo sáng và phát sinh các chất độc hại như carbon monoxide, sunfurơ, bụi thủy ngân, các chất oxy hóa mạnh và bụi kim loại. Mật độ khói làm giảm 20-50% tầm nhìn.
Thời gian phơi nhiễm khói hóa chất dưới 3 phút sẽ ảnh hưởng nhẹ đến cơ thể. Trên 3 phút, hệ hô hấp bắt đầu bị ảnh hưởng, đặc biệt với người có tiền sử bệnh hô hấp, hen suyễn. Các chất độc có thể gây phù các mao mạch làm tắt đường thở.
Bụi khói của pháo sáng ảnh hưởng trực tiếp đến mắt, làm chảy nước mắt hoặc loét giác mạc. Khí sunfurơ gây sốc và mẫn cảm mạnh đường hô hấp, tác động tức thì. Khí carbonmono oxit làm giảm các phản ứng thần kinh thực vật và hôn mê.