- Biển số
- OF-145206
- Ngày cấp bằng
- 9/6/12
- Số km
- 17,101
- Động cơ
- 505,521 Mã lực
Hôm nay em đọc đc bài hay về câu chuyện giải cứu thịt lợn. Lâu lắm mới thấy một ông GS nói chuẩn
Còn nhà em tự giải cứu giúp khách
400k lợn, 100k trả công mổ, 200k quay tại lò vịt gần nhà .
Cả tầng em ăn chết bỏ, hihi.
------------------------
Câu chuyện thịt lợn chỉ là một phần nổi của những hiện tượng có thể và rất có thể tiếp tục xảy ra trong tương lai.
Liên quan tới câu chuyện giải cứu thịt lợn, GS.TS Vũ Mạnh Hải – Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã gửi tới Đất Việt bài viết đề cập tới vấn đề này.
Những câu chuyện về khủng hoảng thừa các mặt hàng nông sản như dưa hấu, chuối, cao su…và gần đây nhất là thịt lợn khi cánh cửa nhập khẩu của Trung Quốc khép lại.
Dù chỉ trong một khoảng thời gian nhất định, nhiều vụ việc đã từng xảy ra với Việt Nam, và xảy ra không chỉ một đôi lần. Cùng với đó, những tác động tiêu cực Việt Nam phải hứng chịu là không hề nhỏ. Sau mỗi vụ việc như vậy, trước hết và trên hết người bị ảnh hưởng lớn nhất chính là nông dân và các doanh nghiệp liên quan.
Bỏ qua một số sự kiện gần như là “tiểu xảo” có thể phần nào mang sắc thái không thuần túy kinh tế như việc thu mua lá vải, rễ ngô, đỉa… mà bản thân tôi cũng từng đề cập khi trao đổi với báo chí, truyền hình thì công bằng mà thừa nhận, thị trường nông sản Trung Quốc xưa nay vốn có những lợi thế rất cơ bản cho việc xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang.
Những lợi thế đó là sự gần gũi về khoảng cách địa lý, sự tương thích về tập quán sử dụng. Là sự dễ dàng vượt qua các hàng rào kỹ thuật và hàng rào thủ tục, là sự đa dạng và thuận tiện của phương tiện giao thông, phương thức giao nhận…. Đặc biệt là sự vượt trội về khối lượng hàng hóa nhập khẩu so với nhiều thị trường khác.
Một trong những minh chứng rất sinh động là việc xuất khẩu rau quả (chủ yếu là quả) trong hai năm trở lại đây. Bước nhảy vọt ngoạn mục về kim ngạch xuất khẩu (tăng 7-8 lần so với giai đoạn trước) có nguyên nhân rất quan trọng từ việc mở rộng hợp tác xuất nhập khẩu nông sản và đẩy mạnh xúc tiến thương mại với Trung Quốc.
Quay trở lại với câu chuyện thịt lợn đã và đang xảy ra và đang để lại nhiều hệ lụy trên hầu khắp các địa phương trong nước. Việc một số cơ quan nhà nước (Bộ A, B…, Tổng cục C,D…) có đưa ra lời giải thích nguyên nhân và (thường) quy trách nhiệm về các chủ thể khác nghe cũng không phải không có lý (thậm chí khá logic). Thậm chí những lời “buộc tội” còn được viện dẫn dựa trên các văn bản pháp quy rất cụ thể. Nhưng theo tôi , chúng chưa thật biện chứng và còn thiếu đi sự trọn vẹn nghĩa tình.
Nhất là khi đổ tất cả lỗi lầm lên đầu người nông dân vốn có vị trí đầu tiên, rất quan trọng và không thể thay thế được trong chuỗi sản xuất nhưng lại ở điểm sau cùng với vai trò khá mờ nhạt trong chuỗi giá trị.
Đành rằng với tính chất của một nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng, khi đi theo hướng thị trường, người nông dân có quyền tối thượng về sự lựa chọn và tự quyết định chủng loại cây trồng/vật nuôi/hàng hóa…để sản xuất và kinh doanh. Nhưng nếu vì thế mà cho rằng mọi nguyên nhân tạo ra sự cố khủng hoảng thừ thịt lợn vừa qua đều thuộc về nông dân (cố nhiên là bao gồm cả doanh nghiệp chăn nuôi tư nhân) thì rất không thỏa đáng xen lẫn đôi chút vô ơn.
Nhất là khi ai cũng hiểu, các cơ quan, công chức, viên chức nhà nước tồn tại được là dựa trên những đồng thuế của nhân dân. Trong đó, người lao động nông nghiệp chiếm một tỷ lệ không hề nhỏ nếu không muốn nói là đa số.
Tôi xin được không đi sâu và cũng không đủ thông tin để phân tích nguyên nhân của sự cố thịt lợn. Dựa trên những ví dụ, minh chứng cụ thể, tôi xin nêu lên hai giải pháp như một cách tiếp cận trong tư duy nhằm giải quyết căn cơ hơn, thấu đáo hơn đầu ra cho nông sản nói chung. Trong đó, câu chuyện thịt lợn chỉ là một phần nổi của những hiện tượng có thể và rất có thể tiếp tục xảy ra trong tương lai.
Thứ nhất: Tăng cường hoạt động của các hiệp hội, trước hết là các hiệp hội chuyên môn, cụ thể. Chính thức hóa và pháp quy hóa chức năng điều tiết thị trường cho các tổ chức này (gần như kiểu VASEP).
Tôi lấy ví dụ như Hiệp hội rượu vang nho của Pháp. Hiệp hội này nắm bắt, giao dịch các thông tin thị trường, ký hợp đồng chung và quyết định quy mô (từ khối lượng sản phẩm mà quy ra diện tích) cho từng doanh nghiệp/công ty/hãng… thậm chí cả cơ cấu giống.
Các nước châu Âu đều theo mô hình này và lẽ đương nhiên khi thực hiện chức năng này, các hiệp hội phải đủ mạnh, đủ quyền và điều kiện làm việc.
Giải cứu thịt lợn: Những vấn đề căn cơ hơn
Thứ hai: Trong điều kiện các hiệp hội chúng ta chưa đủ mạnh (hoặc do lý do nào đó không thể đảm nhiệm vai trò điều tiết thị trường), cơ quan nhà nước (có thể kết hợp với các hiệp hôi hoặc các tổ chức khác) phải thực hiện chức năng này, dưới sự chỉ đạo của một (và chỉ nên một) bộ cụ thể.
Ví dụ như: Viện nghiên cứu chính sách và chiến lược phát triển nông thôn (cùng với bộ phận xúc tiến thương mại của Vụ Kế hoạch) của Bộ NN và PTNT. Trong đó, vai trò của Bộ Công thương (một Vụ nào đó) phải chịu trách nhiệm giao dịch và kế hoạch hóa các loại nông sản xuất khẩu …
GS.TS Vũ Mạnh Hải – Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam
http://nhaquanly.vn/chien-luoc-giai-cuu-thit-lon-dung-tai-nong-dan-d21064.html
Còn nhà em tự giải cứu giúp khách
400k lợn, 100k trả công mổ, 200k quay tại lò vịt gần nhà .
Cả tầng em ăn chết bỏ, hihi.
------------------------
Câu chuyện thịt lợn chỉ là một phần nổi của những hiện tượng có thể và rất có thể tiếp tục xảy ra trong tương lai.
Liên quan tới câu chuyện giải cứu thịt lợn, GS.TS Vũ Mạnh Hải – Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã gửi tới Đất Việt bài viết đề cập tới vấn đề này.
Những câu chuyện về khủng hoảng thừa các mặt hàng nông sản như dưa hấu, chuối, cao su…và gần đây nhất là thịt lợn khi cánh cửa nhập khẩu của Trung Quốc khép lại.
Dù chỉ trong một khoảng thời gian nhất định, nhiều vụ việc đã từng xảy ra với Việt Nam, và xảy ra không chỉ một đôi lần. Cùng với đó, những tác động tiêu cực Việt Nam phải hứng chịu là không hề nhỏ. Sau mỗi vụ việc như vậy, trước hết và trên hết người bị ảnh hưởng lớn nhất chính là nông dân và các doanh nghiệp liên quan.
Bỏ qua một số sự kiện gần như là “tiểu xảo” có thể phần nào mang sắc thái không thuần túy kinh tế như việc thu mua lá vải, rễ ngô, đỉa… mà bản thân tôi cũng từng đề cập khi trao đổi với báo chí, truyền hình thì công bằng mà thừa nhận, thị trường nông sản Trung Quốc xưa nay vốn có những lợi thế rất cơ bản cho việc xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang.
Những lợi thế đó là sự gần gũi về khoảng cách địa lý, sự tương thích về tập quán sử dụng. Là sự dễ dàng vượt qua các hàng rào kỹ thuật và hàng rào thủ tục, là sự đa dạng và thuận tiện của phương tiện giao thông, phương thức giao nhận…. Đặc biệt là sự vượt trội về khối lượng hàng hóa nhập khẩu so với nhiều thị trường khác.
Một trong những minh chứng rất sinh động là việc xuất khẩu rau quả (chủ yếu là quả) trong hai năm trở lại đây. Bước nhảy vọt ngoạn mục về kim ngạch xuất khẩu (tăng 7-8 lần so với giai đoạn trước) có nguyên nhân rất quan trọng từ việc mở rộng hợp tác xuất nhập khẩu nông sản và đẩy mạnh xúc tiến thương mại với Trung Quốc.
Quay trở lại với câu chuyện thịt lợn đã và đang xảy ra và đang để lại nhiều hệ lụy trên hầu khắp các địa phương trong nước. Việc một số cơ quan nhà nước (Bộ A, B…, Tổng cục C,D…) có đưa ra lời giải thích nguyên nhân và (thường) quy trách nhiệm về các chủ thể khác nghe cũng không phải không có lý (thậm chí khá logic). Thậm chí những lời “buộc tội” còn được viện dẫn dựa trên các văn bản pháp quy rất cụ thể. Nhưng theo tôi , chúng chưa thật biện chứng và còn thiếu đi sự trọn vẹn nghĩa tình.
Nhất là khi đổ tất cả lỗi lầm lên đầu người nông dân vốn có vị trí đầu tiên, rất quan trọng và không thể thay thế được trong chuỗi sản xuất nhưng lại ở điểm sau cùng với vai trò khá mờ nhạt trong chuỗi giá trị.
Đành rằng với tính chất của một nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng, khi đi theo hướng thị trường, người nông dân có quyền tối thượng về sự lựa chọn và tự quyết định chủng loại cây trồng/vật nuôi/hàng hóa…để sản xuất và kinh doanh. Nhưng nếu vì thế mà cho rằng mọi nguyên nhân tạo ra sự cố khủng hoảng thừ thịt lợn vừa qua đều thuộc về nông dân (cố nhiên là bao gồm cả doanh nghiệp chăn nuôi tư nhân) thì rất không thỏa đáng xen lẫn đôi chút vô ơn.
Nhất là khi ai cũng hiểu, các cơ quan, công chức, viên chức nhà nước tồn tại được là dựa trên những đồng thuế của nhân dân. Trong đó, người lao động nông nghiệp chiếm một tỷ lệ không hề nhỏ nếu không muốn nói là đa số.
Tôi xin được không đi sâu và cũng không đủ thông tin để phân tích nguyên nhân của sự cố thịt lợn. Dựa trên những ví dụ, minh chứng cụ thể, tôi xin nêu lên hai giải pháp như một cách tiếp cận trong tư duy nhằm giải quyết căn cơ hơn, thấu đáo hơn đầu ra cho nông sản nói chung. Trong đó, câu chuyện thịt lợn chỉ là một phần nổi của những hiện tượng có thể và rất có thể tiếp tục xảy ra trong tương lai.
Thứ nhất: Tăng cường hoạt động của các hiệp hội, trước hết là các hiệp hội chuyên môn, cụ thể. Chính thức hóa và pháp quy hóa chức năng điều tiết thị trường cho các tổ chức này (gần như kiểu VASEP).
Tôi lấy ví dụ như Hiệp hội rượu vang nho của Pháp. Hiệp hội này nắm bắt, giao dịch các thông tin thị trường, ký hợp đồng chung và quyết định quy mô (từ khối lượng sản phẩm mà quy ra diện tích) cho từng doanh nghiệp/công ty/hãng… thậm chí cả cơ cấu giống.
Các nước châu Âu đều theo mô hình này và lẽ đương nhiên khi thực hiện chức năng này, các hiệp hội phải đủ mạnh, đủ quyền và điều kiện làm việc.
Giải cứu thịt lợn: Những vấn đề căn cơ hơn
Thứ hai: Trong điều kiện các hiệp hội chúng ta chưa đủ mạnh (hoặc do lý do nào đó không thể đảm nhiệm vai trò điều tiết thị trường), cơ quan nhà nước (có thể kết hợp với các hiệp hôi hoặc các tổ chức khác) phải thực hiện chức năng này, dưới sự chỉ đạo của một (và chỉ nên một) bộ cụ thể.
Ví dụ như: Viện nghiên cứu chính sách và chiến lược phát triển nông thôn (cùng với bộ phận xúc tiến thương mại của Vụ Kế hoạch) của Bộ NN và PTNT. Trong đó, vai trò của Bộ Công thương (một Vụ nào đó) phải chịu trách nhiệm giao dịch và kế hoạch hóa các loại nông sản xuất khẩu …
GS.TS Vũ Mạnh Hải – Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam
http://nhaquanly.vn/chien-luoc-giai-cuu-thit-lon-dung-tai-nong-dan-d21064.html
Chỉnh sửa cuối: