La Vang- Quảng Trị ở đó có 1 nhà thờ mang tên La Vang được rất nhiều người Công Giáo biết đến từ trong nước đến ngoài nước, mọi người ở khắp nơi trên thế giới hàng năm cứ vào ngày 15/8 là mọi người đều đến đây để xin ơn. Có rất nhiều người đến đây xin ơn và Đức Mẹ đã nhận lời họ đến tạ ơn cũng rất nhiều
Sau đây Tôi xin tường thuật lại truyền thuyết Đức Mẹ hiện ra:
Theo Tư liệu Tòa Tổng Giám Mục Huế – 1998, dưới triều đại vua Cảnh Thịnh (lên ngôi năm 1792), với chiếu chỉ cấm đạo ngày 17 tháng 8 năm 1798, một số các tín hữu ở gần đồi Dinh Cát (nay là thị xã Quảng Trị) phải tìm nơi trốn ẩn. Họ đã đến lánh nạn tại núi rừng La Vang. Nơi rừng thiêng nước độc, hoàn cảnh ngặt nghèo, thiếu ăn, bệnh tật, sợ hãi quan quân, sợ thú dữ, các tín hữu chỉ biết một lòng tin cậy phó thác vào Thiên Chúa và Đức Mẹ. Họ thường tụ tập nhau dưới gốc cây đa cổ thụ, cùng nhau cầu nguyện, an ủi và giúp đỡ nhau.
Một hôm đang khi cùng nhau lần hạt kính Đức Mẹ, bỗng họ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặc áo choàng rộng, tay bồng Chúa Hài Đồng Giêsu, có hai thiên thần cầm đèn chầu hai bên. Họ nhận ra ngay là Đức Trinh Nữ Maria. Mẹ bày tỏ lòng nhân từ, âu yếm, và an ủi giáo dân vui lòng chịu khó. Mẹ dạy hái một loại lá cây có sẵn chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh. Mẹ lại ban lời hứa: “Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện”.
Sự kiện xảy ra trên thảm cỏ gần gốc cây đa cổ thụ nơi giáo dân đang cầu nguyện. Sau đó, Mẹ còn hiện ra nhiều lần như vậy để nâng đỡ và an ủi con cái Mẹ trong cơn hoạn nạn.
Từ đó đến nay sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại núi rừng La Vang, qua các thế hệ được loan truyền khắp nơi, và nhiều người chân thành tin tưởng, đến cầu khấn Đức Mẹ. Đức Mẹ La Vang thường được biểu tượng bằng một phụ nữ mặc áo dài Việt Nam bế con cũng mặc trang phục truyền thống Việt Nam.
Lịch sử Đức Mẹ hiện ra và lập nhà thờ không rõ ràng vì đã quá lâu và không được biên chép từ thời đó, hầu hết chỉ có lời truyền khẩu và nhiều giả thuyết khác nhau. Có giả thuyết là nhà thờ La Vang vốn được xây trên nền của một mái chùa Phật giáo hoặc là một miếu thờ Bà (có thể là Phật Bà Quan Âm hoặc bà chúa Liễu Hạnh) cho người đi rừng , nguyên là một mái nhà tranh dưới gốc cây đa và rào sơ bốn mặt, sau biến cố Mẹ Maria hiện ra năm 1789 được nhường cho giáo dân để xây một nơi tôn kính Mẹ Maria. Ý kiến khác cho rằng La Vang trước đó chỉ là một vùng hoang vắng, vùng rừng núi hẻo lánh.
Năm 802, Vua Gia Long thống nhất Sơn Hà. Việc Ðạo tạm yên. Sự tích Ðức Mẹ hiện ra tại La Vang được truyền miệng khắp các xứ Ðạo vùng Dinh Cát (Quảng Trị). Cũng theo khẩu truyền thì trước năm 1885, La Vang đã có một nhà thờ tranh kính Ðức Mẹ, nhưng vào ngày 4 tháng 8 năm 1885, cha con ông Mẹo dựa thế Văn Thân phóng hỏa đốt cháy.
Từ đó, La Vang một danh xưng bắt đầu quen thuộc và trìu mến của Giáo phận Huế, rồi nhanh chóng vang danh khắp Việt Nam. Năm 1886 Ðức Cha Gaspar (Lộc) cho xây đền thờ và sau 15 năm mới hoàn tất. Ðại Hội đầu tiên được diễn ra vào ngày 8 tháng 8 năm 1901. Bổn mạng của Thánh Ðường La Vang là: “Ðức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu”. Ðức Giám Mục qui định cứ 3 năm mở Ðại Hội một lần, ba ngày trong tuần lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Tục lệ này vẫn được tôn trọng và thi hành cho đến ngày hôm nay. Ðại Hội lần thứ 24 đã diễn ra tháng 8 năm 1996 và hiện nay Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đang chuẩn bị kỷ niệm 200 năm Ðức Mẹ hiện ra tại La Vang (1798-1998).
Hình ảnh Đức Mẹ la Vang năm xưa
Thánh lễ La Vang
Đức Mẹ la Vang hiện ra tại đây
Hình Đức mẹ bồng Chúa Giesu hài đồng
Sau đây Tôi xin tường thuật lại truyền thuyết Đức Mẹ hiện ra:
Theo Tư liệu Tòa Tổng Giám Mục Huế – 1998, dưới triều đại vua Cảnh Thịnh (lên ngôi năm 1792), với chiếu chỉ cấm đạo ngày 17 tháng 8 năm 1798, một số các tín hữu ở gần đồi Dinh Cát (nay là thị xã Quảng Trị) phải tìm nơi trốn ẩn. Họ đã đến lánh nạn tại núi rừng La Vang. Nơi rừng thiêng nước độc, hoàn cảnh ngặt nghèo, thiếu ăn, bệnh tật, sợ hãi quan quân, sợ thú dữ, các tín hữu chỉ biết một lòng tin cậy phó thác vào Thiên Chúa và Đức Mẹ. Họ thường tụ tập nhau dưới gốc cây đa cổ thụ, cùng nhau cầu nguyện, an ủi và giúp đỡ nhau.
Một hôm đang khi cùng nhau lần hạt kính Đức Mẹ, bỗng họ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặc áo choàng rộng, tay bồng Chúa Hài Đồng Giêsu, có hai thiên thần cầm đèn chầu hai bên. Họ nhận ra ngay là Đức Trinh Nữ Maria. Mẹ bày tỏ lòng nhân từ, âu yếm, và an ủi giáo dân vui lòng chịu khó. Mẹ dạy hái một loại lá cây có sẵn chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh. Mẹ lại ban lời hứa: “Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện”.
Sự kiện xảy ra trên thảm cỏ gần gốc cây đa cổ thụ nơi giáo dân đang cầu nguyện. Sau đó, Mẹ còn hiện ra nhiều lần như vậy để nâng đỡ và an ủi con cái Mẹ trong cơn hoạn nạn.
Từ đó đến nay sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại núi rừng La Vang, qua các thế hệ được loan truyền khắp nơi, và nhiều người chân thành tin tưởng, đến cầu khấn Đức Mẹ. Đức Mẹ La Vang thường được biểu tượng bằng một phụ nữ mặc áo dài Việt Nam bế con cũng mặc trang phục truyền thống Việt Nam.
Lịch sử Đức Mẹ hiện ra và lập nhà thờ không rõ ràng vì đã quá lâu và không được biên chép từ thời đó, hầu hết chỉ có lời truyền khẩu và nhiều giả thuyết khác nhau. Có giả thuyết là nhà thờ La Vang vốn được xây trên nền của một mái chùa Phật giáo hoặc là một miếu thờ Bà (có thể là Phật Bà Quan Âm hoặc bà chúa Liễu Hạnh) cho người đi rừng , nguyên là một mái nhà tranh dưới gốc cây đa và rào sơ bốn mặt, sau biến cố Mẹ Maria hiện ra năm 1789 được nhường cho giáo dân để xây một nơi tôn kính Mẹ Maria. Ý kiến khác cho rằng La Vang trước đó chỉ là một vùng hoang vắng, vùng rừng núi hẻo lánh.
Năm 802, Vua Gia Long thống nhất Sơn Hà. Việc Ðạo tạm yên. Sự tích Ðức Mẹ hiện ra tại La Vang được truyền miệng khắp các xứ Ðạo vùng Dinh Cát (Quảng Trị). Cũng theo khẩu truyền thì trước năm 1885, La Vang đã có một nhà thờ tranh kính Ðức Mẹ, nhưng vào ngày 4 tháng 8 năm 1885, cha con ông Mẹo dựa thế Văn Thân phóng hỏa đốt cháy.
Từ đó, La Vang một danh xưng bắt đầu quen thuộc và trìu mến của Giáo phận Huế, rồi nhanh chóng vang danh khắp Việt Nam. Năm 1886 Ðức Cha Gaspar (Lộc) cho xây đền thờ và sau 15 năm mới hoàn tất. Ðại Hội đầu tiên được diễn ra vào ngày 8 tháng 8 năm 1901. Bổn mạng của Thánh Ðường La Vang là: “Ðức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu”. Ðức Giám Mục qui định cứ 3 năm mở Ðại Hội một lần, ba ngày trong tuần lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Tục lệ này vẫn được tôn trọng và thi hành cho đến ngày hôm nay. Ðại Hội lần thứ 24 đã diễn ra tháng 8 năm 1996 và hiện nay Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đang chuẩn bị kỷ niệm 200 năm Ðức Mẹ hiện ra tại La Vang (1798-1998).
Hình ảnh Đức Mẹ la Vang năm xưa
Thánh lễ La Vang
Đức Mẹ la Vang hiện ra tại đây
Hình Đức mẹ bồng Chúa Giesu hài đồng