Em có sưu tập định làm cái Lonely Planet cho riêng mình, chia sẻ về Hong Kong với bác
Sau khi mua tour xong thì nên tự lập chương trình ở nhà sẵn, sang đó chỉ việc đi theo lịch trình thôi. Tớ lười typing lại quá. Thôi giới thiệu một vài link cho bác CVN:
_http://www.12hk.com/
_http://www.hong-kong-travel.org/ (một trang khác, lưu ý các địa danh có đánh dấu cửa ra của Ga MTR)
_http://www.hongkongairport.com/eng/tbu/checkin_tele.htm (sơ đồ sân bay và các vị trí quan trọng)
_http://www.batgung.com/moreonbuyingelectronics1 (kinh nghiệm mua đồ điện tử)
_http://www.hong-kong-travel.org/TourThreeDays.asp (tour bụi của tây khuyên nên đi, nhìn lộ trình đi VKL, mỏi chân bỏ mẹ)
_http://wikitravel.org/en/Hong_Kong
_http://www.mtr.com.hk/eng/whatsnew/index.html (MTR hongkong, hình như ở sing là MRT nhỉ)
_http://www.sex141.com/en/main.php (một trong vô vàn gái HK, khuyến cáo nếu không đầu gấu hay có người dẫn đường thì nên dùng loại Hotel Reservation, he he)
Nói sơ về MTR hongkong, đây có lẽ là một trong những hệ thống MRT hoàn chỉnh nhất trên thế giới. Lang thang ở HK 1 tuần tớ toàn dùng MTR đi cho tiện. Hình như tớ đọc ở bài báo nào nói duy nhất chỉ có tàu điện ngầm ở HK là hoạt động có lãi, v/c mỗi ngày trên 5 triệu lượt (dân HK là 7 triệu). Tuy nhiên đi một mình hoặc 2 người thì nên đi MTR, còn đi nhiều thì đắt chẳng kém gì taxi. Chỉ hơn chỗ taxi giờ cao điểm tắc đường.
Disney Land chỉ phù hợp với trẻ con từ 4 đến 12t, chơi từ chiều đến tối bắn pháo hoa về là vừa. Mua sắm thì như bác gì ở trên nói, cũng nên chỉ đi quanh khu Mong Kok - Yau Ma Tei - Jordan - Tsim Sha Tsui - Sham Shui Po (tất cả đều nằm tập trung bên bán đảo Cửu Long - Kowloon), tất cả những khu này đều có ga MTR và đều nằm hai bên trục đường Nathan. Khuyến cáo tuyệt đối ko nên mua đồ điện tử trên trục đường này (tức là các cửa hàng điện tử ở trên Nathan Road), đặc biệt đoạn cắt từ Saigon Street (đầu khu Jordan) đến về phía dẫn sang HK island phía khách sạn Sheraton HK, chẳng nhớ đây là cuối hay đầu đường. Mua đồ ở đây giá đ' nào chúng nó cũng bán, bảo hành 5 mét, mua về lỡ bị làm sao 1 tiếng sau quay ra nó bảo nó đ' biết mày là ai, kể cả gọi Police. Đoạn trên kia thì hàng nữ trang nhiều hơn, ko mua nên cũng chẳng biết.
Đồ máy ảnh mua ở khu Sham shui po giá khá tốt, hàng xịn. Nếu không biết giá thì tham khảo ở hệ thống siêu thị đồ điện tử Broadway, Fortress, CitiCall trước, các cửa hàng này có khá nhiều. Hồi tháng 3 đi có mua hộ 1 lens Canon 24-70 2.8L IS USM brandnew giá 1095 USD trên đường Fukwing gần Golden Computer Centre.
Mua sắm ở HK ngoài các Center tập trung còn có những khu phố mua sắm theo từng mặt hàng, đi bộ rã cẳng. Các cửa hàng ở HK mở khá muộn, thường vào đầu giờ chiều. Nhiều thằng nó chỉ mở từ 5h chiều. Đông nhất là tầm 6h chiều trở đi ở những khu như Sam shui po, Tsim Sha Tsui, Mongkok.
Một số tip:
- Đi lang thang không cùng đoàn nhớ mang theo passport phòng trường hợp Police kiểm tra. Đây là điều bình thường không có gì ngại, dân HK cũng bị kiểm tra ID card suốt ngày. Thông thường chúng nó đi 2 thằng, 1 cớm chìm 1 nổi. Lưu ý là cớm chìm nếu đòi kiểm tra một mình thì mình phải đòi kiểm tra ngược lại đấy nhé.
- Mang USD từ VN đi, đổi HKD ở Hà trung cũng đc nhưng chỉ tiêu vặt lúc về KS và tránh tờ 1000$HK. Tỷ giá HKD/USD theo chính sách của chính quyền HK fix cố định 7.8 không biến đổi nhiều. Đổi tiền ở ngoài bị chặt nhiều hơn, nếu đổi nhiều (vài k$) thì vào ngân hàng trong giờ làm việc mà đổi, khoảng 7.74-7.78 nhưng sẽ bị phí đổi 100 HKD/lần, đổi ở ngoài chỉ đc 7.5-7.6. Có thể tiêu USD ở những tiệm bán hàng lớn, và giá chúng nó cũng lấy khá cao (7.7-7.75). Do HK không có Ngân hàng trung ương nên tiền nó có đến 3 ngân hàng được phát hành, phổ biến là đồng bạc của HSBC, nhiều cửa hàng nhỏ nó không chấp nhận tờ 1000, ngay cả những nơi nhận tiền đó cũng ghi lại series mất thời gian cực kỳ.
- Mặc cả mặc cả, đặc biệt là đồ đàn bà và hàng chợ ở những khu như Ladies Street, hay chợ đồ điện tử cũ v.v.. Đi vào những khu đông người như thế này hoặc lên MTR lúc đông người để ý móc túi. Nhanh lắm đới.
- Nếu có khả năng thì làm 1 con PPC có chức năng GPS, load Mapking 2007 với map hongkong mới nhất. Và cài thêm ctr bản đồ tàu điện ngầm của HK nữa, cái này cần vì để xác định cửa ra của ga MTR đến, lên lệch cửa nó cách mẹ địa chỉ nơi đến 2km đi bộ thì nhục lắm. Thế là đủ đi bụi.
Bản đồ MTR HK thì tải phần mềm Tube 2 Hong Kong MTR Route Map, bản c rack đầy rẫy trên net, hướng dẫn chi tiết, chỉ cần chọn ga đi và ga đến, nó sẽ chỉ ra lộ trình đi cho bạn, cho phép chọn điểm trung gian. Do Line MTR ở HK khá nhiều, nếu không chọn line chuẩn dễ đi nhầm lắm. Ví dụ từ bên Waichai muốn đi sang Sam shui Po cần phải chuyển qua 3 line. Tuy vậy, hướng dẫn chỉ đường ở MTR HK rất rõ ràng và dễ nhìn, dễ hơn cả MRT Singapore mặc dù nhiều line hơn hẳn. Có một số ga chấp nhận tiền giấy từ 100$HK trở xuống, nhưng có một số ga chỉ chơi tiền xu.
Như trên tớ nói, nếu đi 3 người thì taxi là tương đương MTR, 4 người trở lên thì thành rẻ hơn. Ít người thì mới đi MTR. Taxi HK cũng thỉnh thoảng bố láo như Taxi Việt nam đấy nhé, lượn đường vòng để đòi thêm tiền, mắng nó thì nó bảo là tắc đường tao đi đường này cho nhanh.
- Nên làm cái sim đt để liên lạc, nhớ chọn loại GSM 2G cho rẻ, nó dí cho loại 3G cước vừa đắt, đã thế có truy cập đc net đ' đâu, nó bảo là sim trả trước không mở. Mua sim nên vào trong Thành phố mua, ở sân bay toàn sim 3G không à.
Cuối cùng, có điều kiện thì lang thang sang khu chợ gần Thâm quyến hoặc Hunghom mà tìm đồ nếu có kinh nghiệm, đồ điện tử và quần áo khá rẻ. Đây là những nơi tập kết hàng trước khi buôn lậu sang TQ.
Bản đồ HK xem trên Google Maps là quá ổn. Còn không thì xuống sân bay mà lấy, có bao nhiêu loại lấy hết vì chẳng có loại nào đủ chi tiết đâu.
Vì đợt tớ đi không có trẻ con mặc dù trong tour có đi Disney Land nên những chỗ vui chơi như thế cancel luôn để đi một mình nên ở đây chỉ nói chủ yếu về kinh nghiệm bụi người lớn thôi
Nhìn trên bản đồ cho thấy các trung tâm vui chơi giải trí ở HK chủ yếu nằm ven bờ biển tập trung chủ yếu ở mũi Kowloon và phía bên kia HK Island.
Đoạn trên chủ yếu nói về các khu mua sắm ở bên Kowloon, còn bên HK Island nơi thường được xem là trung tâm tài chính của HK với hàng ngàn dn hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tập trung chủ yếu ở Khu Central với biểu tượng là tòa nhà The Bank of China Tower, tòa nhà cao ngất ngưởng ngay bên cạnh nó là Cheung Kong Centre của Tỷ phú giầu nhất Châu Á Li Ka-shing (Lý Gia Thành). Bên này có rất nhiều trung tâm mua sắm đắt và siêu đắt . Lớn nhất có lẽ ở Times Square nhưng độ hoành tráng trông có vẻ vẫn kém Takasimaya ở Sing, hình như ga MTR ở đây (ga Causeway bay) cũng to nhất với gần 20 cửa ra. Dắt gái vào các trung tâm mua sắm ở đảo HK như Times Square, Queenways Plaza, Pacific Place, IFC Mall v.v.. xót tiền lắm. Bên này có một số địa điểm đáng để đưa con trẻ đi chơi như Hongkong Park, HK Zoological and Botanical Garden. Bố nó thì tối lang thang trên Lockhart Rd ngắm gái nhé, trước khi đi lùa mẹ nó ra IFC Mall xem phim hoặc Avenue of Stars cạnh New World Centre chơi cho lành.
Khu này nằm bên cảng Victoria cuối bán đảo Cửu long, nó là một nhóm quần thể các viện bảo tàng các view ngoài trời rất đẹp. Nó có Bảo tàng Nghệ thuật Hồng Kông, Bảo tàng Không gian Hồng Kông, Trung tâm Văn hóa Hồng Kông và Tháp đồng hồ Clock Tower.
Nếu đi mua đồ máy ảnh, điện thoại (là những mặt hàng giá có lẽ giá tốt nhất ở Châu Á - trừ Nhận, hàn do không đi nên không biết) nên tập trung quần thảo chủ yếu ở Sham Shui Po (các đường Apliu Street, Fuk wing St, Fuk we st, cheung sha wan st và các phố phụ cận) hoặc Mongkok ( Argyle St, Sai yeung choi St south - phố đồ điện tử, tung choi st - hay còn gọi là women st, Fa yuen St - đồ thể thao và các phố phụ cận). Hoặc sục sạo vào một số cửa hàng bên Wanchai cạnh wanchai computer center giá cũng rất tốt. Hồi đầu tháng 3 tớ đi nhớ là có hỏi giá 1 con D80 + kit 18-125 brandnew giá có 900 usd nhưng không mua, lúc đó giá ở VN vẫn khoảng 1k. Các cửa tiệm này bán hàng khá đàng hoàng, hàng lướt, hàng lướt đóng mới, hàng brandnew, bảo hành HK hay toàn cầu đều có giá cụ thể, không như ngoài các khu chợ, phải xem hàng dựa trên kinh nghiệm của mình. Nhưng các bạn HK mặc dù bị tụi Anh hấp diêm 100 năm vẫn ko bỏ được cái tính bẩn bựa với khách hàng, khi mặc cả ***** đúng ý hoặc khách còn chần chừ chưa quyết là các bạn ấy làm luôn cho câu Thế DCM mày muốn mua cái này với giá bao nhiêu để tao biết nào?, khi trả giá ko ưng ý là phẩy tay kèm theo câu Biến mẹ đi cho tao nhờ. Các tiệm bán đồ điện tử này nếu mình mua vài món liền thì giá nó bớt cho rất nhiều. Chi ghét mỗi một điều là các cửa tiệm này nó nằm rải rác quá, đi mỏi cả chân.
Tham khảo một link giá có cả giá chính hãng lẫn giá bên ngoài, chưa hẳn là tốt nhất:
_http://www.ygdragon.net/index.php?page=photo/cameraprice.htm
Giá đồ điện tử hàng chính hãng giá chủ yếu để tham khảo hoặc dành cho người mua không có kinh nghiệm, thương hiệu Fortress là một chuỗi cửa hàng chuyên kinh doanh đồ điện tử ở HK.
_http://www.fortress.com.hk/
Đến HK các mẹ đi xe điện MTR là tiện nhất, bản đồ của MTR có ghi rõ các địa điểm xung quanh trạm, cứ thế mà đi.
Nếu mua sắm đồ rẻ có thể đi Jusco ở Taikoo, Lady market, khu Tsim Sha Tsui. Mua điện thoại và máy tính thì đi MongKok. Mua đồ mỹ phẩm thì vào các cửa hàng Sasa.
Đi chơi thì Ocean Park rất hay ạh. Bảo tàng không gian gì đấy ở Tsim Sha Tsui có chiếu phim trên mái nhà hay lắm ạh, nên xem. Disneyland rất nhỏ nhưng phần hay ho là các show diễn, nhất là show 3D của mickey mouse. show của Stitch cũng hay ạh, nó nói chuyện được với người xem và chụp hình nữa.
Hongkong _ ăn chơi _ Mua sắm
Như em đã mói ở trên Hongkong hình thành bởi mấy hòn đảo và căn bản hơn cả là hai đảo lớn : Cửu long ( Kowloon thì phải ) và Hong Kong
Bên Đảo Hong kong chủ yếu là khu văn phòng , Khách sạn và các khu ăn chơi về đêm. Trung tâm của khu vực này là khu Wanchai với trục đường huyết mạch là Henessy Road. Ban ngày gần như đây là khu trung tâm về các hoạt động thương mại của các Hãng, các Văn phòng với đầy đường là các mầu sắc kiểu cách của dân công sở xong tối đến thì nó lại thay một bộ mặt mới với một loạt các quán Bar đêm. Không sôi động ồn ào với đầy đường là khách du lịch như Patpoong ( Bangkok) hay Walking Street ( Pattayar ) cuả Thái lan nhưng như nhiều người nói nó mới là khu ăn chơi lớn nhất của Châu Á . Các cô gái phục vụ ở đây đến từ nhiều nước trong đó có đến từ Việt nam đang làm việc tại đây , các cô hoạt động kín đáo hơn và không có kiểu mát mẻ nhún nhẩy ầm ĩ ngoài cửa _ trên hè phố như ở Thái lan. Ngồi trong một quán uống rượu coi các em ấy nhún nhẩy và giật mình vì thấy các cô ấy í ới gọi nhau '' Nhỏ Hoa đâu... rồi nhỏ Vân... vv bắt chuyện qua mới biết khu vực này rất đông các em đến từ VN và nhiều em hết DAT ở For ở HN dạt qua đấy làm ăn với giá cả cũng chỉ ngang ngửa với trong nước mà thôi.
Qua một đêm sôi động với nhạc, với rượu , và gái nhẩy và tiếng những xe thể thao đắt giá như Fer , Lambo hay Massserati rít lên trên đường phố , đến 9h sáng hôm sau lại trở lại nhịp sống hàng ngày của khu Wanchai với đầy hè phố là dân Công sở cắp cặp đi làm như khu này chưa từng có đêm qua.
Người dân ở đây nói '' Dân Hongkong đến 90 % mê Phong thuỷ và Cờ bạc '' nhưng luật pháp của Hongkong lại cấm không cho mở Sòng bài nên em cũng không tìm thấy một cái Casino nào ( Cái này có thể em cũng không rành ). Muốn thử chút Đen đỏ mời các bác đi Tầu biển sang Macao cách Hong kong 1 tiếng tầu biển hoặc 15p Trực thăng taxi nhé.
Quên chút : Phần mua sắm bên Đảo Hongkong không được nhiều như bên Cửu Long , bên này theo như em biết chỉ có Pacific Place là một khu tập hợp các của hiệu cao cấp nằm ngay trên đường Henessy Road.
Đảo Cửu long : Khác với bên Hongkong phần nào yên tĩnh và thoáng đãng hơn , Cửu long lại tập trung Đông đặc các tiệm ăn , các khu phố mua sắm , đi bộ nên lượng người lưu thông trên hè phố cứ kín đặc cả ngày. Mọi nhu cầu về ăn uống mua sắm các loại như đều tập trung về bên này có cả những tiệm Phở và đồ ăn Việt , Thái , Hàn , Ấn và của người Âu. Những bảng biển như tiệm ăn Việt nam được treo lớn trang trọng ở giữa đường hay có những con phố bên Đảo Cửu long được đặt tên là Đường Hà nội , hay Đường Hải Phòng làm bạn giật mình. Dù có đủ kiểu đi chăng nữa nhưng với một người Việt sang đây thường là rất khó ăn với đồ ăn đậm chất Hoa với cái vị ngọt ngọt nhàn nhạt và rất nhiều dầu ăn ( Toàn đồ xào ) . Một thằng nông dân đồng bằng Băc bộ như em sang đó vào bữa ăn không có nước mắm , không có ớt và đầu bữa nó thúc cho bát canh nhỏ để đến cuối bữa không có gì chan để nuốt đành chan nước lọc thì sau vài bữa đã học được cách để dành lại chút canh lúc đầu cho cuối bữa hoặc đã quen thuộc với việc móc ví thêm 10 $ mỗi bữa để xin được chút xíu ớt gọi là hơi có vị cay. Thế mà cay thật
Để mua sắm các chủng loại từ thượng vàng đến hạ cám, bạn cứ lang thang ở cái khu Mongkook hay Tsim Sao Choi là đủ mọi thứ , ngoài ra nếu bạn là người ham đồ rẻ hoặc dũng cảm trả giá thì cứ vào khu chợ Đàn bà ( Mongkook) Trừ các Siêu thị lớn còn như em đã thử cứ Dũng cảm mà trả giá nhé , sẽ nhiều điều bất ngờ đấy ( An toàn thôi , he he )
Về đổi tiền : Bạn đừng dại mà đổi tiền ở Sân bay hay mấy cái tiệm đổi tiền gần khách sạn bên Hong kong vì trung tâm của khu mua sắm Mongkook có khá nhiều tiệm và tỷ giá ở đây rất khác biệt bên kia , Cứ 100 USD đổi ở sân bay được khoảng 630 HK$ thì bên Hongkong ( Wanchai ) được khoảng 670 HK$ và em khá giật mình khi đổi ở Mongkook được 730 HK$ . Một điều khá đặc biệt và lạ lùng ở đây là HK$ có 6 loại tiền khác nhau do 6 ngân hàng khác nhau cùng phát hành .... nên các bác không sợ là tiền giả được in ở VN mang sang mấy cái tiệm đổi tiền đó đâu. Thẻ tín dụng như Visa hay Master bên này quẹt thoải mái và là phương tiện nên sử dụng.
Nhiều thứ nhu yếu phẩm cần thiết hàng ngày nên mua ở hệ thống các tiệm 7/ 11 là nơi có giá tốt nhất và khá tiện lợi ở rải rác khắp nơi.
Các Khách sạn ở đây sẽ có loại phòng được hút thuốc hoặc không nên các bác nhớ chọn sẵn từ đầu nhé. Trong các KS bên này không có đồ như kem đánh răng, bàn chải , hay mấy thứ linh tinh khác đâu nên nếu ko mang từ nhà sang thì hay chạy xuống 7/11 dưới đường. Internet dùng tại KS giá rất cao 35 HK $ 1 giờ hoặc 100 HK $ một ngày nếu bác chỉ ngồi ở phòng mà chát chít thôi đi ăn hay chơi.
Ngoài việc xem phố và mua sắm , về các thứ giải trí khác mà em được biết sẽ gồm có :
1 Disneyland Hongkong : Có thể không to bằng ở Tokyo hay ở Paris nhưng dù sao nếu vào đây vào 1 ngày cuối tuần thì chắc để xếp hàng và chơi đủ các thứ thì sẽ tiêu mất của bạn gần 1 ngày. Trong đó sẽ gồm khu phố Mỹ với các cửa hiệu theo kiểu Western là nới bán các dồ lưu niệm , các khu trò chơi mạo hiểm , các khu trò chơi truyền thống , các khu thám hiểm , xem trình diễn của các nhân vật truyền thống của Disneyland , rồi xem phim 3D. Ngoài ra cứ mỗi một tiếng sẽ có 1 đoàn diễu hành của các Diễn viên múa hát , trình diễn cùng các nhân vật nổi tiếng của Dissneyland như mấy con chuột mickey, Mimi...Các nàng tiên cá, Lọ lem , Cinderella , Bạch tuyết..vv rất đẹp và hấp dẫn, các bạn có thể di chuyển đến các khu vực trong công viên miễn phí bằng tầu hỏa riêng của DissneyLand . Đây là nơi mà các bác sẽ bắt gặp được vô vàn ánh mắt trong sáng , thơ ngây và háo hức của lũ trẻ và của cả không ít người lớn. Đồ lưu niệm bán trong này giá cao hơn rất nhiều những đồ như vậy bán bên ngoài của DisneyLand
Công viên Đại dương ( OceanPark ) nơi đây mới thực sự là nhiều các trò chơi mạo hiểm và hấp dẫn cho người lớn , không nên mang trẻ con đến đây vì chúng không chơi được và việc di chyển giữa các khu vực trong này với địa hình dốc sẽ rất mệt cho chúng.
Bãi tắm : Hongkong như em biết có 1 vịnh nước cạn là nơi có 1 bãi tắm khá đẹp dù hơi nhỏ. Nước biển ở đây không được trong và không có sóng nên cũng khá dễ để bơi và chơi đùa cho trẻ nhỏ.
NHà hàng nổi Jumbo. Từ bờ sẽ có tầu nhỏ đưa các bạn ra nhà hàng nổi khổng lồ này ngoài vịnh để thử các loại hải sản khác nhau , trên đường ra đến nhà hàng bạn sẽ được ngắm hàng loạt các Du thuyền sang trọng bậc nhât thế giới của các Tỷ phú HK neo đậu tai đây , Dù không được nhiều như bãi du thuyền tại Monter Carlo nơi các tỷ phú của Châu Âu neo đậu du thuyền nhưng tại HK bạn cũng sẽ giật mình bởi số lượng các tỷ phú qua số du thuyền sang trọng của họ neo đậu tại đây . Hình như là tỷ phú của HK cũng rất khổ khi dù có thể bận làm ăn không có thời gian để thư giãn xong vì là tỷ phú tại đây nên vẫn phải mua 1 cái du thuyền và vứt vào đây cho theo thông lệ ( J/K )
Hy vọng có ích với anh em OF(b)