Chủ đề hạn chế phương tiện giao thông cá nhân tại HN đã được họp bàn rất nhiều lần nhưng vấn đề mấu chốt là giao thông công cộng không đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Các cụ lãnh đạo chưa đưa ra giải pháp gì để phát triển giao thông công cộng thì đã doạ cấm phương tiện cá nhân.. Có mỗi cái đường sắt trên cao làm đến 5-6 năm chưa xong, bus BRT làm mấy cái nhà chờ rồi đắp chiếu, tàu điện ngầm thì chưa tìm được giải pháp chống ngập.. Chưa kể nếu cấm được xe máy thì cũng sẽ cấm được ô tô cá nhân bằng cách áp dụng các loại phí vận hành cắt cổ kiểu như Singapore.. Haizzz
Hà Nội có thể cấm xe máy từ 2025
"Từng bước hạn chế phương tiện cá nhân, định hướng đến năm 2025 dừng hoạt động các phương tiện xe máy cá nhân" là một phần dự thảo chương trình 06 của thành ủy Hà Nội.
Tại hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành đảng bộ Hà Nội sáng 27/6, lần đầu tiên nội dung hạn chế phương tiện cá nhân có lộ trình cụ thể, hướng tới mục tiêu phát triển đồng bộ, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đô thị. Theo đó, Hà Nội định hướng đến 2025 sẽ dừng hoạt động xe máy cá nhân trong nội đô.
Xe máy cá nhân sẽ bị hạn chế theo lô trình để giảm ùn tắc. Ảnh minh họa: Ngọc Thành.
Góp ý vào lộ trình cấm phương tiện cá nhân, Bí thư quận Thanh Xuân Vũ Cao Minh cho rằng, bên cạnh xe máy cá nhân, người dân đang chuyển sang dùng xe đạp điện và xe máy điện. Ông Minh đề nghị bổ sung chỉ tiêu giảm 50% phương tiện thô sơ cá nhân, trong đó có xe máy, xe đạp điện, xe máy điện…
Trong các loại hình giao thông, ông Minh gợi ý nên tân dụng cả giao thông đường thủy. Sông Tô Lịch có nhiều ý nghĩa văn hóa lịch sử với thủ đô, nếu cải tạo tốt vừa có thể bảo vệ môi trường vừa có khả năng giao thông đường thủy ở mức hạn chế.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty vận tải Hà Nội, ông Nguyễn Phi Thường cho biết, trong quy hoạch vận chuyển hành khách công cộng vẫn là xe buýt. Phải nhanh chóng xây dựng đề án phát triển xe buýt, trong đó tăng số đầu xe, đầu tuyến lên 1,5 lần so với hiện nay. Ông dẫn chứng, nhiều năm qua số lượng đầu xe buýt của Hà Nội vẫn là 1.000 chiếc trong khi nhu cầu sử dụng xe buýt của nhân dân và mong muốn của thành phố là rất cao.
Việc hạn chế phương tiện cá nhân để giảm ùn tắc giao thông được Hà Nội đặt ra nhiều năm qua. HĐND thành phố đã 2 lần thông qua nghị quyết chương trình mục tiêu giảm ùn tắc giao thông, trong đó có hạn chế phương tiện cá nhân.
Tuy nhiên trên thực tế thành phố chưa đưa ra giải pháp cụ thể nào, số lượng ôtô xe máy vẫn tăng mạnh. Số liệu Phòng cảnh sát giao thông, Công an Hà Nội công bố cuối năm 2015, tám tháng đầu năm 2015, Hà Nội có 183.000 phương tiện đăng ký mới (hơn 39.000 ôtô, 143.000 môtô), nâng tổng số xe tại thủ đô lên 5,5 triệu (gần 535.000 ôtô và hơn 4,9 triệu môtô), chưa kể nhiều xe mang biển ngoại tỉnh vẫn hoạt động.
Infographic: Phương tiện giao thông ở Hà Nội phát triển như thế nào?
Tại cuộc họp trực tuyến của Chính phủ cuối năm 2015, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đề xuất Chính phủ cho phép thành phố Hà Nội xây dựng lộ trình hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.
Theo người đứng đầu chính quyền thành phố, nếu không có giải pháp kịp thời, tình hình giao thông của Hà Nội khoảng 4 đến 5 năm tới sẽ rất phức tạp. Ông Chung cũng đưa ra dự báo, đến năm 2020, Hà Nội sẽ có khoảng một triệu ôtô, 7 triệu xe máy.
Giữa tháng 6/2016, UBND TP thành phố Hà Nội đã có văn bản giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Công an thành phố, Sở Tư pháp và các đơn vị liên quan tiếp tục kiểm tra, rà soát các giải pháp, bổ sung việc quản lý xe taxi, xích lô, xe ba bánh, ôtô điện, lộ trình để giảm phương tiện cá nhân... đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu, báo cáo thành phố để thông qua trong tháng 6/2016.
Hà Nội có thể cấm xe máy từ 2025
"Từng bước hạn chế phương tiện cá nhân, định hướng đến năm 2025 dừng hoạt động các phương tiện xe máy cá nhân" là một phần dự thảo chương trình 06 của thành ủy Hà Nội.
Tại hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành đảng bộ Hà Nội sáng 27/6, lần đầu tiên nội dung hạn chế phương tiện cá nhân có lộ trình cụ thể, hướng tới mục tiêu phát triển đồng bộ, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đô thị. Theo đó, Hà Nội định hướng đến 2025 sẽ dừng hoạt động xe máy cá nhân trong nội đô.
Xe máy cá nhân sẽ bị hạn chế theo lô trình để giảm ùn tắc. Ảnh minh họa: Ngọc Thành.
Góp ý vào lộ trình cấm phương tiện cá nhân, Bí thư quận Thanh Xuân Vũ Cao Minh cho rằng, bên cạnh xe máy cá nhân, người dân đang chuyển sang dùng xe đạp điện và xe máy điện. Ông Minh đề nghị bổ sung chỉ tiêu giảm 50% phương tiện thô sơ cá nhân, trong đó có xe máy, xe đạp điện, xe máy điện…
Trong các loại hình giao thông, ông Minh gợi ý nên tân dụng cả giao thông đường thủy. Sông Tô Lịch có nhiều ý nghĩa văn hóa lịch sử với thủ đô, nếu cải tạo tốt vừa có thể bảo vệ môi trường vừa có khả năng giao thông đường thủy ở mức hạn chế.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty vận tải Hà Nội, ông Nguyễn Phi Thường cho biết, trong quy hoạch vận chuyển hành khách công cộng vẫn là xe buýt. Phải nhanh chóng xây dựng đề án phát triển xe buýt, trong đó tăng số đầu xe, đầu tuyến lên 1,5 lần so với hiện nay. Ông dẫn chứng, nhiều năm qua số lượng đầu xe buýt của Hà Nội vẫn là 1.000 chiếc trong khi nhu cầu sử dụng xe buýt của nhân dân và mong muốn của thành phố là rất cao.
Việc hạn chế phương tiện cá nhân để giảm ùn tắc giao thông được Hà Nội đặt ra nhiều năm qua. HĐND thành phố đã 2 lần thông qua nghị quyết chương trình mục tiêu giảm ùn tắc giao thông, trong đó có hạn chế phương tiện cá nhân.
Tuy nhiên trên thực tế thành phố chưa đưa ra giải pháp cụ thể nào, số lượng ôtô xe máy vẫn tăng mạnh. Số liệu Phòng cảnh sát giao thông, Công an Hà Nội công bố cuối năm 2015, tám tháng đầu năm 2015, Hà Nội có 183.000 phương tiện đăng ký mới (hơn 39.000 ôtô, 143.000 môtô), nâng tổng số xe tại thủ đô lên 5,5 triệu (gần 535.000 ôtô và hơn 4,9 triệu môtô), chưa kể nhiều xe mang biển ngoại tỉnh vẫn hoạt động.
Infographic: Phương tiện giao thông ở Hà Nội phát triển như thế nào?
Tại cuộc họp trực tuyến của Chính phủ cuối năm 2015, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đề xuất Chính phủ cho phép thành phố Hà Nội xây dựng lộ trình hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.
Theo người đứng đầu chính quyền thành phố, nếu không có giải pháp kịp thời, tình hình giao thông của Hà Nội khoảng 4 đến 5 năm tới sẽ rất phức tạp. Ông Chung cũng đưa ra dự báo, đến năm 2020, Hà Nội sẽ có khoảng một triệu ôtô, 7 triệu xe máy.
Giữa tháng 6/2016, UBND TP thành phố Hà Nội đã có văn bản giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Công an thành phố, Sở Tư pháp và các đơn vị liên quan tiếp tục kiểm tra, rà soát các giải pháp, bổ sung việc quản lý xe taxi, xích lô, xe ba bánh, ôtô điện, lộ trình để giảm phương tiện cá nhân... đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu, báo cáo thành phố để thông qua trong tháng 6/2016.